VIRUT CÓ PHẢI LÀ SINH VẬT SỐNG HAY KHÔNG? (Are viruses living thing or non-living one?)

Bạn có nghĩ vi rút SARS CoV 2 (covid 19) đang làm cả thế giới lao đao hay virus cúm có mặt mỗi năm là sinh vật sống hay không.

Lược đồ vi rút

Nếu đặt câu hỏi này cho học sinh trung học phổ thông thì 70% đều trả lời nó là “vi rút  là sinh vật sống”, khoảng 25% còn lại trả lời nó “vi rút không phải là sinh vật sống” và 5% còn lại thì phân vân giữa “Sinh vật sống – Không phải là sinh vật sống” (1)

Câu trả lời chính xác thì vi rút không phải là sinh vật sống. Nhiều người cho rằng vi rút là sinh vật sống vì nó truyền nhiễm như vi khuẩn và được xếp vào nhóm sinh vật truyền nhiễm. Tuy nhiên, về mặt học thuật, vi rút không có trong định nghĩa về sinh vật sống nên nó không được gọi là sinh vật sống.

Định nghĩa về sinh vật sống được quy định như sau:

(1) Cơ thể được bao phủ bởi một lớp màng.

(2) Thực hiện trao đổi chất.

(3) Tự gia tăng số lượng.

Nếu đối chiếu những điều này thì vi rút được bao bọc bởi một lớp màng (capsid protein). Lớp màng này được tạo ra từ sự khuếch tán di truyền (DNA hay RNA). Và một phần của vi rút được bao bọc bởi lớp màng (envelope) được tạo ra từ chất béo (lipids), điều này thỏa mãn điều (1) vì nó được cách biệt rõ rệt với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, bản thân vi rút không thực hiện sự trao đổi chất nên không thỏa mãn điều (2). Hơn nữa, vi rút ký sinh vào tế bào của các sinh vật sống để gia tăng số lượng chứ không phải tự thân nó gia tăng được số lượng nên không thỏa mãn điều kiện (3). Vì không thỏa mãn 2 trong 3 điều kiện nêu trên nên không thể nói vi rút là sinh vật sống được. Chính vì vậy, trước đây, các nhà khoa học đã khẳng định rằng “Vi rút không phải là sinh vật sống” (Cannot be declared a living thing). Tuy nhiên, những năm gần đây ngày càng có nhiều nhà khoa học cho rằng “Không chắc chắn vi rút là sinh vật sống” hay phân vân giữa “Vi rút là sinh vật sống và vi rút không phải là sinh vật sống” (Between the living thing and non-living one).

Nhân cơ hội Covid 19 đang làm tất cả chúng ta lo lắng, hãy thử xem xét khởi nguồn và tính chất của vi rút, tưởng tượng xem sự phân loại về vi rút trong tương lai có thay đổi hay không.

Tùy từng loại vi rút mà độ bền lớp màng của chúng là khác nhau. Những loại vi rút có lớp màng được cấu với thành phần là lipid thì cồn có tác dụng trong việc tiêu diệt loại vi rút này.

Vi rút có lớp màng dễ bị tiêu diệt nên dễ khử trùng

(Hình 2). Với lớp màng chứa nhiều protein, khi tiếp xúc với cồn có nồng độ cao (Nồng độ gần 100%) nó sẽ không bị phá vỡ và RNA bên trong đã cứng lại sẽ không bị ảnh hưởng. Điều này có liên quan đến nồng độ cồn sát khuẩn là 70%.

Tài liệu tham khảo

1)https://schit.net/kasukabe/jhomashi/blogs/blog_entries/view/12/32079de98b615c05d2007618fd41eecf?frame_id=10

TS. Shukoh Yamadate – Trưởng khoa xét nghiệm y học

✴️✴️✴️✴️✴️✳️✳️✳️✳️✳️✴️✴️✴️✴️✴️✳️✳️✳️✳️✳️✴️✴️✴️✴️✴️✳️✳️✳️✳️✳️✴️✴️✴️✴️✴️✳️✳️✳️✳️✳️

Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.