Cẩm nang

🌸🌸 BÁNH và TRÀ SAKURA NHẬT BẢN 🌸🌸

Xin chào các bạn. Các bạn chắc hẳn đều biết sakura (hoa anh đào) là loài hoa biểu tượng của đất nước Nhật Bản phải không? Ở Nhật, hàng năm trước khi mùa hoa anh đào nở bắt đầu đều có những bản tin dự báo ngày hoa anh đào nở cho từng vùng, và tôi luôn háo hức mong chờ đến ngày đó. Ở phía Nam Nhật Bản, hoa anh đào thường nở vào trung tuần tháng 3, và ở Hokkaido – phía Bắc Nhật Bản, hoa lại thường nở vào cuối tháng tư cho đến khoảng đầu tháng 5. Có rất nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc vào mùa xuân, và hoa anh đào là một trong những loài hoa đặc biệt đó. Ở Nhật Bản có các loại bánh kẹo truyền thống gọi chung là Wagashi. Wagashi có liên quan rất nhiều đến các mùa như: sử dụng nguyên liệu theo mùa, tạo hình bánh kẹo giống các loài hoa và trái cây theo mùa. Vào mùa xuân, các loại bánh kẹo Wagashi hầu hết đều mang hình ảnh hoa anh đào, đại diện là bánh Sakura mochi. Bánh Sakura mochi bắt đầu từ thời kì Edo thế kỷ thứ 18, là loại bánh có nhân đậu đen được bọc bởi một lớp vỏ bột mì nướng như bánh crepe và gói trong lá cây anh đào. Ở vùng Kansai không sử dụng bột mì mà sử dụng bột nếp (mochi) để bọc quanh nhân đậu đen. Lá anh đào được ướp muối và sau đó ngâm nước cho hết muối rồi sử dụng. Khi ngâm lá anh đào với muối, chất coumarin được sản sinh ra, tạo ra hương thơm và mùi vị độc đáo. Đây chính là “vị Sakura” đặc trưng, khác với vị của quả anh đào (quả cherry). Trong hoa anh đào cũng có chứa chất coumarin. Người ta ướp hoa anh đào với muối, sau đó loại bỏ muối rồi đổ nước sôi vào để làm thành Trà anh đào (Trà Sakura). Cánh hoa anh đào nở ra trong ấm trà nóng tượng trưng cho một tương lai tốt đẹp đang rộng mở. Vì thế trà Sakura đặc biệt hay được sử dụng trong lễ đính hôn của người Nhật. Hiện nay, nhiều loại bánh kẹo phương Tây mang “hương vị hoa anh đào” như Sakura Latte, Sakura Parfait, bánh quy Sakura, Sakura Tart…đang được sản xuất và rất được ưa chuộng. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) của chúng tôi có trồng những cây hoa anh đào của Nhật Bản đấy các bạn ! Các bạn có muốn vừa được học kiến thức chuyên môn y tế, vừa trải nghiệm văn hóa Nhật Bản tại THUV không?  Chúng tôi luôn chào đón các bạn! TS.Susuki Atsuko 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

CÁI NÓNG và PHONG CÁCH Ninja TẠI VIỆT NAM

Tháng 6 tại Việt Nam thời tiết rất nóng. Với tôi thì tôi thích nắng hơn là mưa. Tuy nhiên, tôi cũng thích những cơn gió mạnh giống như bão có thể thổi bay cả những thùng rác ven đường. So với ở Nhật Bản thì tia tử ngoại ở Việt Nam mạnh hơn rất nhiều. Đó là do trái đất nằm nghiêng, khoảng cách từ đường xích đạo tới Nhật Bản xa hơn so với Việt Nam, và theo đó lượng tia tử ngoại tại Nhật Bản cũng trở lên yếu hơn. Với đất nước được mệnh danh là “Vương quốc xe máy” như Việt Nam, thông thường mọi người sử dụng biện pháp chống nắng với trang phục phòng bị tuyệt đối mà tôi tạm gọi là “Phong cách Ninja”. “Phong cách Ninja” là sử dụng áo chống nắng chuyên dụng, đeo kính đen, đeo khẩu trang kín mít để tránh nắng từ đầu đến chân. Chính là đây! Ngoại hình bị quấn bởi một lớp quần áo che đi hết cả khuôn mặt và hình dáng, thật đúng như là “Ninja” thực thụ. Những Ninja này trong những người sử dụng xe máy thì chủ yếu lại là nữ giới nên cũng có thể nói đây là “Kuno ichi” – “Ninja nữ” thời hiện đại. Thật là kỳ lạ phải không các bạn? Liệu có phải nhiệt độ môi trường được sinh ra do mặt trời chiếu trực tiếp? Trong khi đó chúng ta biết rằng càng lên cao cách xa mặt đất thì nhiệt độ càng thấp đi. Liệu cháy nắng có phải là do tia tử ngoại? Nếu bước sóng cao một chút là tia bức xạ, nếu bước sóng thấp một chút là ánh sáng có thể nhìn thấy, trong khi đó với những sóng như thế này thì con người không cảm nhận được nhiệt độ. Một trong những kiến thức về tia bức xạ mà các bạn được học tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) đó chính là bước sóng của ánh sáng. Vậy bạn có biết bước sóng của tia bức xạ là bao nhiêu nm (nanômét) không? Nếu trở thành sinh viên khoa Kỹ thuật Hình ảnh y học của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, bạn sẽ được học những bài giảng theo phong cách Nhật, bạn sẽ có thể biết được rất nhiều các hiện tượng khác nhau diễn ra trong cuộc sống. Bạn có háo hức muốn tìm hiểu về tia bức xạ không nhìn thấy bằng mắt thường không? Hãy đến với Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam của chúng tôi nhé! TS. Kuriyama Takumi 🌞🌞🌞🌞🌞☀️☀️☀️☀️☀️☀️🌞🌞🌞🌞🌞☀️☀️☀️☀️☀️☀️🌞🌞🌞🌞🌞☀️☀️☀️☀️☀️☀️ https://tokyo-human.edu.vn/?page_id=4832

SỰ ĐỘC ĐÁO TRONG NGÔN NGỮ và VĂN HÓA NHẬT BẢN 🇯🇵 🇯🇵

Những người đã từng đặt chân đến Nhật Bản hay tìm hiểu văn hóa của quốc gia này có lẽ đã quá quen thuộc với câu nói “Itadakimasu”. Itadakimasu thường được người Nhật nói trước bữa ăn, kèm theo hành động chắp tay kính cẩn. Đây được xem là phép lịch sự, cách người nói cảm ơn vì bữa ăn. Tuy nhiên, Itadakimasu không chỉ đơn thuần là lời cảm ơn. Vậy ý nghĩa của Itadakimasu là gì? Và tại sao người Nhật lại nói Itadakimasu trước khi dùng bữa? Itadakimasu này được rút gọn từ câu: “あなたの命を、わたくしの命にさせていただきます”, trong đó: あなたのnghĩa là của bạn 命nghĩa là sự sống, sinh mệnh わたくしlà cách nói khiêm nhường của わたし, nghĩa là tôi させていただきます là là thể khiêm nhường của させてもらうnghĩa là xin phép đối phương được làm gì đó, hoặc thể hiện sự biết ơn Câu nói trên có thể dịch là “Xin cảm ơn vì sự sống của bạn đã nuôi sống tôi.” Bên cạnh ý nghĩa cảm ơn, trong nhiều trường hợp, Itadakimasu còn được hiểu theo nghĩa là “Mời ăn”, “Cảm ơn vì bữa ăn” hay “Chúc ăn ngon miệng”. Để thể hiện lòng cảm ơn chân thành, khi nói Itadakimasu, người Nhật thường kèm theo hành động chắp tay. Cách thực hiện như sau: Ngồi ngay ngắn trước bàn và chắp hai tay lại, cúi đầu nói “Itadakimasu” Tuy nhiên, Itadakimasu không chỉ gói gọn lời cảm ơn mà còn thể hiện quan niệm nhân sinh và triết lý sâu sắc. Ý nghĩa sâu xa của Itadakimasu là lời biết ơn với những vị Thần, cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng thực phẩm, cảm ơn những người nông dân đã vất vả trên cánh đồng và cảm ơn những người chế biến và cả những người phục vụ món ăn. Người Nhật có quan niệm “Trên mỗi hạt gạo có 7 vị thần”. Với họ, vạn vật hữu linh. Từ cỏ cây, trăng sao, chim muông, hoa lá sau khi chết đều sẽ trở thành “thần”. Họ cho rằng những sinh mệnh đã cống hiến thân mình để trở thành thức ăn cho con người đều là những vị thần đáng tôn kính. Vì thế, việc trân quý đồ ăn cũng chính là trân quý sự chăm sóc và bảo hộ của Thần dành cho con người.  Bên cạnh đó, người Nhật cũng có quan niệm rằng ăn không phải là việc hưởng thụ mà là việc cho đi. Dù bạn ăn mặn hay ăn chay, trước khi đặt lên đĩa, nó đã từng là một sinh mệnh sống động. Để duy trì sự sống cho con người, một sinh mệnh khác buộc phải hy sinh, và vòng tuần hoàn đó cũng tương tự như chuỗi thức ăn trong lý luận phương Tây, từ đó tạo nên vận động không ngừng của thế giới. Itadakimasu là sự biết ơn những sinh vật đã hy sinh để tạo ra bữa ăn cho con người. Đó có thể là thịt cá, cũng có thể là hạt gạo trong bát cơm, hạt đậu nành trong nước tương, thậm chí chỉ là một hạt muối mè. Khi đã xuất hiện trên trái đất này, vạn vật đều có sự sống và cần được tôn trọng, biết ơn khi sử dụng. Đồng thời, khi nói Itadakimasu, người Nhật cũng tự nhắc nhở mình phải ăn thật ngon và ăn cho hết. Lãng phí thức ăn, vì thế, được xem là sự xúc phạm với những sinh mệnh tự nhiên kia. Vì thế, đôi khi Itadakimasu cũng được dịch nôm na là “Tôi sẽ ăn thật ngon ạ!”. Để thịt cá và rau củ trở thành món ăn ngon, không thể không có yếu tố con người. Cách nói “Itadakimasu” trước bữa ăn cũng nhắc nhở đến những đóng góp vô hình ấy. Để có được một món ăn phải là thành quả lao động của hàng trăm con người mà người ăn có thể không biết tên. Và nếu không có họ thì sẽ chẳng thể có nổi một bữa ăn ngon. Cuối cùng, Itadakimasu còn là cách bày tỏ sự biết ơn những điều tốt đẹp ngay trước mặt. Khi được mời đến nhà và được thiết đãi, điều đầu tiên khách phải nói trước bữa ăn chính là itadakimasu, với ý nghĩa rất đơn giản và thực tế: “Cảm ơn đã cho tôi thức ăn, tôi sẽ kính trọng và ăn thật ngon”. Ngày nay, “Itadakimasu” trở thành phong tục không thể thiếu trước bữa ăn và là một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức của con người trong quan niệm của người Nhật. Khi đứng trước bữa ăn, người Nhật sẽ nhớ đến ý nghĩa triết học sâu sắc của cho và nhận. Từ đó, hướng sự kính cẩn tới vạn vật, từ tự nhiên cho đến con người. Chỉ với một câu từ “Itadakimasu”, nhưng đã thể hiện ra cả một sự tinh tế trong văn hóa ứng xử của người Nhật. Văn hóa sinh ngôn ngữ, ngôn ngữ lại là cách để thể hiện văn hóa. Trong ngôn ngữ Nhật Bản, từng nét màu văn hóa đều được tô đậm và biểu đạt rõ nét. Không chỉ vậy, ngôn ngữ còn thể hiện được cả những đức tính khiêm nhường, kiên nhẫn đáng quý trọng của con người Nhật Bản. Khi học tiếng Nhật, không đơn thuần là chúng ta học thêm một ngoại ngữ mới, mà đồng thời, chúng ta còn khám phá thêm một nền văn hóa đặc sắc và đáng ngưỡng mộ Tham khảo: Internet By: Dương Thị Thu Hương 🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

LÝ DO TÔI THÍCH ĐI DU LỊCH

 Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của các bạn đã diễn ra như thế nào? Tôi đã ở Việt Nam được một năm rưỡi rồi nhưng đây là lần đầu tiên tôi đi du lịch tại đất nước của các bạn. Nơi tôi đến thăm gần với biên giới Trung Quốc, đó là thị trấn Sapa thuộc tỉnh Lào Cai. Tôi đã băn khoăn lựa chọn các địa điểm du lịch và cuối cùng quyết định chọn Sapa vì tôi thích núi hơn biển và địa điểm này cũng gần với Hà Nội.  Tôi chắc rằng có nhiều người thích đi du lịch, nhưng điều gì khiến bạn bị cuốn hút khi đi du lịch? Bạn có thể là một người thích chụp lại những bức hình thật đẹp tại một địa điểm đẹp để đăng lên các trang mạng xã hội. Bạn có thể là một người thích nếm thử các món ăn của từng vùng miền. Bạn có thể là một người thích thưởng ngoạn những công trình kiến trúc mang tính lịch sử. Tôi nghĩ rằng cá nhân chúng ta có một mục đích khác nhau. Còn đối với tôi, lý do tôi thích đi du lịch là “được gặp gỡ mọi người”. Khi đi du lịch, tôi thường sử dụng những nhà nghỉ theo kiểu ký túc xá có giường tầng, không phân biệt già trẻ gái trai, mọi người có thể thuê chung trong một phòng, và ở đó, tôi và những người mới quen biết có thể trao đổi thông tin với nhau. Lần du lịch này, một người bạn quốc tịch Anh mà tôi quen tại nhà nghỉ đã nói với tôi rằng “hướng dẫn viên địa phương rất tốt bụng và thông thạo tiếng Anh, vì vậy tôi quyết định đi quanh làng bản với hướng dẫn viên người bản địa. Sapa nổi tiếng với hình ảnh đẹp tuyệt vời của ruộng bậc thang và bạn biết không, ruộng bậc thang ở Nhật Bản cũng giống y như ở đây và nó làm cho tôi cảm thấy ngay tại địa danh này mình cũng có thể tìm được điểm chung giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hướng dẫn viên của tôi tên là Mai, là người H’mông đen. Cô ấy chạc tuổi tôi và kể cho tôi rất nhiều điều trong chuyến đi kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Tôi thấy rằng ngôn ngữ địa phương mà cô ấy nói khác với thứ tiếng Việt mà tôi biết, vì vậy tôi đã hỏi. Cô ấy bảo rằng mình chỉ có thể nói một chút tiếng Việt phổ thông thôi, và mỗi một dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc đó. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe điều này vì tôi đã nghĩ Việt Nam chỉ sử dụng một ngôn ngữ như ở Nhật Bản. Ngoài ra, thế hệ của Mai ít người được đi học nên hầu hết không biết đọc, biết viết, chỉ học tiếng Anh thông qua nghe và giao tiếp với du khách. Một lần nữa, tôi cảm thấy rằng khi ngôn ngữ lan rộng, tôi có thể quen biết với nhiều người hơn và kiến thức của tôi cũng được trau dồi thêm.  Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, sau khi nhập học, từ năm đầu tiên, sinh viên sẽ được học tiếng Nhật bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất. Mục đích không chỉ đơn thuần ở việc tiếp thu ngôn ngữ tiếng Nhật mà sinh viên của chúng tôi còn có thể sử dụng tiếng Nhật để tiếp thu kiến thức chuyên môn về y tế. Sử dụng thành thạo một  ngôn ngữ đã là một vũ khí, nhưng nếu có thêm cả kiến thức chuyên môn đi kèm, tôi nghĩ đó sẽ là một lợi thế lớn khi xin việc. Nhiều công ty Nhật Bản đang mở rộng sang Việt Nam và ngay tại Nhật, các chính sách quốc gia đang được thực hiện để người nước ngoài cũng có thể làm việc và đóng góp một cách tích cực tại Nhật Bản. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi luôn đón chào các bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện những mục tiêu này nhé! SUGAWARA JUNKO 🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 Giới thiệu tác giả Cô Sugawara Junko hiện đang công tác tại Văn phòng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô đã trải qua nhiều công việc khác nhau ở 5 quốc gia bao gồm cả Nhật Bản, và chủ yếu là làm việc tại các quốc gia ở Châu Phi. Một trong những sở thích của cô là đi du lịch một mình với ba lô trên lưng, và Việt Nam là quốc gia thứ 24 mà cô đến thăm. Cô Sugawara thực sự cảm thấy rằng “Giáo dục xây dựng nên đất nước” và hiện tại cô phụ trách công việc văn phòng, đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt nam. Cô đang nỗ lực mỗi ngày để hỗ trợ các bạn sinh viên của nhà trường – những người có thể sẽ đóng góp để mở ra tương lai của thế giới. 🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/