Cuộc sống sinh viên

スイーツ巡り TOUR du lịch đồ ngọt

Nếu kể về đồ ăn của Nhật Bản, bạn sẽ nghĩ đến món ăn nào? Sushi, bánh xèo Okonomiyaki hay món nào? Vương quốc của đồ ngọt có thể khiến mọi người liên tưởng đến nước Pháp, nhưng các bạn biết không, bánh ngọt của Nhật cũng rất ngon đấy!   Tôi rất thích tour du lịch đồ ngọt. Tôi đã thử rất nhiều loại đồ ngọt qua các lần du lịch như : bánh kếp (pancake), bánh sandwich trái cây, parfait (món tráng miệng kết hợp giữa kem, sô cô la, trái cây…)… Thời gian này, Nhật Bản cũng giống như Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 mà mọi người không được tự do ra ngoài. Những lúc như thế này, việc dành thời gian xem những bức tranh chụp phong cảnh đẹp hay ăn những món ăn ngon để giải tỏa tinh thần là rất quan trọng ?. Trong bài viết này tôi xin gửi tới các bạn rất nhiều những bức ảnh bánh ngọt đầy hấp dẫn của Nhật Bản mà tôi đã ăn.                         Bạn có muốn tự mình đến Nhật Bản để thưởng thức chúng không? Các loại hoa quả của Việt Nam rất ngon phải không các bạn? Nếu phong cách của Nhật Bản và Việt Nam pha trộn với nhau thì tôi nghĩ nhất định sẽ cho ra đời món bánh ngọt tuyệt ngon ! Trong Lễ hội văn hóa tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) có thể chúng tôi sẽ biến ý tưởng này thành hiện thực.   Các bạn hãy đón đợi rất nhiều sự kiện sắp tới sẽ được tổ chức tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam của chúng tôi nhé ! 日本食と言ったら、お寿司?お好み焼き?何でしょうか? スイーツ王国は、フランスかもしれませんが、日本のスイーツもとても美味しいんです! 私はスイーツ巡りが好きで、パンケーキ、フルーツサンド、パフェ。。。etc さまざまなスイーツ巡りをしてきました。 日本もベトナムも新型コロナウイルスの影響で、自由に出来ない日々が続いていると思います。そんな時は、素敵な景色の写真を見たり、美味しい物に癒される時間も大切だと感じます。 今回は私が食べた日本の魅力溢れるスイーツの写真をたくさん紹介したいと思います。 実際に日本に来て、味わってみたいと思いませんか? ベトナムのフルーツは、とても美味しいですよね。ベトナムと日本が融合したら、きっととーーーっても美味しいスイーツができるのではないか?と思っています。 THUVの文化祭で、そんな事が実現できるかも? THUVのこれからのさまざまなイベントが楽しみですね!  Yokosawa Kaori ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Giới thiệu tác giả Cô Yokosawa Kaori đã có kinh nghiệm làm việc với tư cách là Kĩ thuật viên Phục hồi chức năng tại các phòng bệnh dành cho bệnh nhân giai đoạn cấp tính và các cơ sở chăm sóc người già. Sở thích của cô là nấu ăn, cô rất hay nấu các món ăn Trung Quốc. 急性期病棟・介護老人保健施設で8年間、理学療法士の経験あり。趣味は料理で中華料理をよく作ります。   Tuyển sinh  

THÔNG BÁO LỊCH TRỞ LẠI HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG TỪ 11/5/2020 (cập nhật)

Chào các bạn sinh viên THUV Ngày 6/5 nhà trường đã gửi tới các bạn thông báo lịch học trở lại từ 11/5/2020 và các qui định lưu ý đi kèm. Trong hai ngày vừa qua Thủ tướng chính phủ cũng có một số chỉ đạo mới và cũng để giảm bớt gánh nặng cho các bạn nhà trường xin thông báo một số điểm thay đổi khi các bạn quay lại học như sau: Sinh viên trở lại học tập tại trường từ thứ hai ngày 11/5/2020. Những ngày chỉ có tiết học Online (trên thời khóa biểu viết tắt OL) sinh viên có thể học tại nhà. Ngoài trường hợp trên (ngày có tiết học trực tiếp, tiết học qua ti vi (TV), ngày có cả tiết học trực tiếp và tiết học Online hoặc tiết học TV) sinh viên sẽ học tập tại trường. Khi đó về cơ bản nhà trường sẽ sắp xếp bố trí các phòng học và trang thiết bị cần thiết để các bạn học tập Online tại trường. Tuy nhiên với một vài môn học đặc thù giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên mang máy tính tới học, giảng viên phụ trách môn sẽ liên lạc cụ thể với sinh viên trong trường hợp cần thiết. Với các môn thực tập lâm sàng nhà trường sẽ thông báo riêng cho từng lớp lịch thực tập lâm sàng khi có thông tin chính thức. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC – TRONG VÀ SAU KHI TỚI TRƯỜNG: Tình hình dịch bệnh mới tạm thời lắng xuống và vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại. Để đảm bảo công tác phòng bệnh sinh viên lưu ý và thực hiện một số quy định sau: Trước khi xuất phát tới trường tự kiểm tra thân nhiệt cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có một trong các dấu hiệu như THÂN NHIỆT TRÊN 37,0 ĐỘ (đo ở trán) hoặc TRÊN 37,5 ĐỘ (đo ở hõm nách), HO, KHÓ THỞ phải báo cáo cho cố vấn học tập (giáo viên chủ nhiệm), không tự ý tới trường và chờ chỉ thị. Khi tới trường: trước khi vào các tòa giảng đường sinh viên sẽ được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay. Giảng viên sẽ sử dụng nhiệt kế đo và thông báo kết quả cho sinh viên, sinh viên tự điền vào phiếu theo dõi do nhà trường chuẩn bị. Trong quá trình di chuyển tới trường/về nhà và quá trình học tập tại trường toàn bộ sinh viên phải đeo khẩu trang. Để đảm bảo khoảng cách, tránh tiếp xúc quá gần nhà trường sẽ chỉ định vị trí ngồi cho sinh viên trong quá trình học tập. Sinh viên ngồi tại các vị trí được dán Logo THUV trên mặt bàn (tham khảo hình dưới). Sinh viên không được tự ý di chuyển bàn trong các phòng học. Ngoài thời gian giờ học (ra chơi, nghỉ trưa…), sinh viên vẫn phải đảm bảo khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1m. Trong các nhà vệ sinh đều được trang bị dung dịch rửa tay, khăn giấy, nước sạch… Đề nghị sinh viên tích cực rửa tay để hạn chế nguy cơ lây nhiễm nếu có. Nhà trường sẽ thường xuyên kiểm tra để dung dịch rửa tay cũng như khăn giấy luôn được đầy đủ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu phát hiện hết hoặc sắp hết đề nghị sinh viên báo cáo văn phòng nhà trường để nhà trường xử lý kịp thời. Hạn chế di chuyển trong và ngoài trường nếu không thực sự cần thiết. Trong quá trình học tập tại trường nếu có các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh viên nhanh chóng báo cáo với giảng viên đang giảng, giáo viên chủ nhiệm cũng như cán bộ nhà trường để được hỗ trợ về mặt y tế. Chủ động bật quạt trần, quạt thông gió cũng như thực hiện thông gió khi sử dụng phòng học. Nhà trường sẽ bật hệ thống điều hòa theo qui định được ghi trong sổ tay sinh viên. Trên đây là một vài lưu ý để công tác phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm được hiệu quả. Đề nghị các bạn sinh viên đọc kỹ và thực hiện tốt. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

CHỌN NGÀNH NÀO, TRƯỜNG NÀO LÀ PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU ?

Mùa tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 2020 đang bước vào giai đoạn nước rút với những băn khoăn lo lắng khi chọn nguyện vọng của các bạn sĩ tử.  Câu hỏi CHỌN NGÀNH NÀO, TRƯỜNG NÀO LÀ PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU ? luôn là vấn đề không chỉ các sĩ tử 2020 quan tâm và các bậc phụ huynh cũng luôn lo lắng. Trường Đại học tốt sẽ cung cấp cho bạn một chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng đào tạo cao cấp, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập, kiến thức chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tế đầy đủ cùng với các kỹ năng cần thiết để mỗi bạn học sinh có thể phát triển bản thân sau khi ra trường, sẵn sàng cạnh tranh với nhiều ứng viên khác trên con đường xây dựng sự nghiệp trong tương lai. Việc tìm hiểu thông tin đày đủ chi tiết về ngôi trường đó thông qua những thông tin về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, kinh nghiệm học tập của các anh chị sinh viên đi trước và đặc biệt là sự liên kết giữa ngôi trường đó với các đơn vị đào tạo, tuyển dụng sẽ giúp các bạn học sinh 12 có cái nhìn khách quan nhất trong quá trình chọn trường. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam chính là câu trả lời tối ưu nhất cho những băn khoăn lựa chọn của các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh hiện nay. Được thành lập từ năm 2016, tọa lạc tại khu đô thị Ecopark, cạnh làng gốm Bát Tràng Hà Nội, trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học y đầu tiên tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản, có đơn vị liên kết học thuật là trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh Nhật Bản thuộc Học viện y khoa Waseda – đây là cơ sở đào tạo chuyên gia y tế và dinh dưỡng có bề dày lịch sử hơn 65 năm tại Nhật Bản (trụ sở tại thành phố Saitama, Nhật Bản). Tường hiện đang tuyển sinh hệ Đại học chính quy (4 năm) các ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học và Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả với mục tiêu đào tạo và cung cấp cho xã hội những cán bộ y tế chất lượng cao và giàu lòng nhân ái. TẠO RA GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, Đại học không phải là con đường “ duy nhất” dẫn đến thành công, nhưng đây lại là con đường “ ngắn nhất” để các bạn học sinh có thể theo đuổi đam mê, và dần đến gần hơn với thành công của chính mình. Lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân, đúng trường đào tạo chính là điều cốt yếu giúp bạn khai thác và phát huy được thế mạnh của chính mình. Chỉ khi chọn đúng trường, bạn mới có thể nhận được các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất,cũng như được học tập và nghiên cứu trong môi trường học thuật mang tầm tiêu chuẩn quốc tế để có thể tự tin hội nhập với thế giới đang chuyển động không ngừng. Trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam(THUV) đang áp dụng chương trình đào tạo chuẩn của Nhật với khoảng 70% giảng viên Nhật bản và nước ngoài hiện đang đào tạo chuyên ngành y tại Nhật Bản trực tiếp tham gia giảng dạy tại trường. Với mong muốn sinh viên sau tốt nghiệp có khả năng hội nhập quốc tế, ngoài kiến thức chuyên ngành y, nhà trường còn xây dựng nhiều giờ học bằng tiếng Anh và tiếng Nhật. Do đó, sinh viên trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam không cần ra nước ngoài du học mà vẫn tiếp nhận được nền giáo dục y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài những môn học chuyên ngành với các giờ thực hành trên hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài, trường còn tổ chức những giờ giảng đặc biệt cũng như các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên nhận thức và phát huy được hết các thế mạnh của bản thân. SINH VIÊN LÀ TRUNG TÂM Với mục tiêu đào tạo những chuyên gia y tế hàng đầu để phục vụ cho xã hội, trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam luôn lấy sinh viên làm trung tâm của các giờ giảng. Mỗi sinh viên được chủ động tham gia, thực hành mỗi bài học nhằm hiểu rõ và sâu từng kiến thức chuyên môn.  Nhà trường liên tục phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành bao gồm cả thực hành tại trường và thực hành tại các bệnh viện liên kết như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Trung ương quân đội 108… Bên cạnh đó trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn tạo môi trường học tập năng động, thân thiện, chuyên nghiệp và an toàn, hướng đến mục tiêu giúp sinh viên có điều kiện phát huy tối đa năng lực bản thân, nhanh chóng tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức Y khoa hiện đại, cung cấp hành trang kiến thức vững chắc để các bạn có thể trở thành những cán bộ y tế chất lượng cao, đóng góp cho xã hội trong tương lai.  CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ CÓ TÍNH ỨNG DỤNG CAO Tại THUV, bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn Nhật Bản và đã được Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam cấp phép, trường còn liên kết học thuật với trường Đại Học khoa học tổng

THÔNG BÁO LỊCH TRỞ LẠI HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG TỪ 11/5/2020

Chào các bạn sinh viên THUV Do tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam đã tạm thời lắng xuống, nhà trường quyết định cho sinh viên trở lại học tập tại trường từ thứ hai ngày 11/5/2020. Cụ thể như sau: Tất cả các tiết học từ thứ hai ngày 11/5/2020 sẽ được diễn ra tại trường. Với các tiết học do giảng viên người Nhật hiện không có mặt tại Việt Nam, nhà trường sẽ sắp xếp bố trí các phòng học và trang thiết bị cần thiết để các bạn học tập trực tuyến tại trường. Với các môn thực tập lâm sàng nhà trường sẽ thông báo riêng cho từng lớp lịch thực tập lâm sàng khi có thông tin chính thức. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC – TRONG VÀ SAU KHI TỚI TRƯỜNG: Tình hình dịch bệnh mới tạm thời lắng xuống và vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại. Để đảm bảo công tác phòng bệnh sinh viên lưu ý và thực hiện một số quy định sau: Trước khi xuất phát tới trường tự kiểm tra thân nhiệt cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có một trong các dấu hiệu như THÂN NHIỆT TRÊN 37,0 ĐỘ (đo ở trán) hoặc TRÊN 37,5 ĐỘ (đo ở hõm nách), HO, KHÓ THỞ phải báo cáo cho cố vấn học tập, không tự ý tới trường và chờ chỉ thị. Khi tới trường: trước khi vào các tòa giảng đường sinh viên sẽ được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay. Giảng viên sẽ sử dụng nhiệt kế đo và thông báo kết quả cho sinh viên, sinh viên tự điền vào phiếu theo dõi do nhà trường chuẩn bị. Trong quá trình di chuyển tới trường/về nhà và quá trình học tập tại trường toàn bộ sinh viên phải đeo khẩu trang. Để đảm bảo khoảng cách, tránh tiếp xúc quá gần nhà trường sẽ chỉ định vị trí ngồi cho sinh viên trong quá trình học tập. Sinh viên ngồi đúng vị trí được chỉ định. Ngoài thời gian giờ học (ra chơi, nghỉ trưa…), sinh viên vẫn phải đảm bảo khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1m. Trong các nhà vệ sinh đều được trang bị dung dịch rửa tay, khăn giấy, nước sạch… Đề nghị sinh viên tích cực rửa tay để hạn chế nguy cơ lây nhiễm nếu có. Nhà trường sẽ thường xuyên kiểm tra để dung dịch rửa tay cũng như khăn giấy luôn được đầy đủ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu phát hiện hết hoặc sắp hết đề nghị sinh viên báo cáo văn phòng nhà trường để nhà trường xử lý kịp thời. Hạn chế di chuyển trong và ngoài trường nếu không thực sự cần thiết. Trong quá trình học tập tại trường nếu có các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh viên nhanh chóng báo cáo với giảng viên đang giảng, giáo viên chủ nhiệm cũng như cán bộ nhà trường để được hỗ trợ về mặt y tế. Chủ động bật quạt trần, quạt thông gió cũng như thực hiện thông gió khi sử dụng phòng học. Trên đây là một vài lưu ý để công tác phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm được hiệu quả. Đề nghị các bạn sinh viên đọc kỹ và thực hiện tốt. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Cân bằng cuộc sống mùa dịch

Năm 2020, lần đầu tiên học sinh sinh viên cả nước chìm đắm trong một kỳ nghỉ tết dài nhất lịch sử. Khi bắt đầu kỳ nghỉ, các bạn đón chờ khoảng thời gian này với một sự thích thú. Bạn được ở nhà nhiều hơn, ngủ nướng nhiều hơn, làm những công việc yêu thích nhiều hơn, nhưng khi thời gian nghỉ càng ngày càng dài, kèm theo quy định về cách ly xã hội, khiến cho các bạn học sinh, sinh viên bắt đầu với những thói quen sống thiếu khoa học và tinh thần buồn chán. Việc ngủ ngày cày đêm, ăn uống thất thường, và suy nghĩ thiếu tích cực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập và sức khỏe của các bạn. Vậy phải làm gì để vừa sử dụng thời gian này một cách hiệu quả lại có thể đảm bảo sức khỏe và tinh thần sảng khoái cho các bạn? Hãy cùng Trường Đại học Y Khoa Tokyo tìm giải pháp cho vấn đề này nhé!   Lập kế hoạch công việc hàng ngày Để có thể tạo được những thói quen sống tích cực và tinh thần sảng khoái, trước hết các bạn cần học cách lập kế hoạch cho bản thân và duy trì các kế hoạch mà bản thân đặt ra. Do thời gian được nghỉ ở nhà các bạn không cần phải dậy sớm để di chuyển đến trường học, ngoài ra số tiết học online đang còn ít nên thời gian trống trong tuần khá nhiều. Điều này tạo điều kiện cho công tác ngủ nướng vô cùng hiệu quả, thêm vào đó thói quen lướt face, online, cày phim .. mỗi đêm khiến cho các bạn ngủ nhiều nhưng vẫn vô cùng mệt mỏi, việc kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mỗi bạn. Việc dậy muộn cũng khiến các bữa ăn của bạn trở lên lộn xộn, hoặc ngày chỉ còn 2 bữa do khi dậy đã là bữa trưa, hoặc ăn sáng lúc 10 giờ và các bữa sau lùi lại tương ứng, việc ăn uống đảo lộn cùng với thói quen ăn vặt thường xuyên khi ở nhà khiến cho bữa ăn trở lên kém ngon miệng hơn. Và khó đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, thói quen trên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoc tâp của các bạn. Trong những ngày có giờ học online, nhiều bạn cố ngủ nướng nên vào lớp khi chưa kịp ăn sáng, chưa đánh răng thậm chí chưa kịp chải đầu, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp thu bài học và ảnh hưởng đến đánh giá tác phong và chuyên cần của các bạn trong mắt giáo viên. Do vậy cần đảm bảo hàng ngày bạn đều thức dậy trước 8h00 sáng và ngủ trước 11 giờ đêm, đảm bảo ăn sáng, đánh răng và ngồi học khi đã trang bị đủ các công tác cần thiết đúng giờ để ngày của bạn trôi qua thật hiệu quả. Các thời gian khác trong ngày đảm bảo hoạt động phù hợp với lịch học online, trong đó phân bổ quỹ thời gian vận động (tập thể dục), quỹ thời gian vệ sinh cá nhân, quỹ thời gian ôn bài…. Nếu muốn ngủ nướng thêm 1 xíu mà vẫn đảm bảo chất lượng lên lớp, mình sẽ mách các bạn một mẹo nhỏ: “Vào những ngày có tiết học, buổi tối trước đó hãy chuẩn bị sẵn sàng những vật dụng cần thiết như máy tính, sách, vở, bút, quần áo, đồ ăn sáng đặt sẵn ở các vị trí tác nghiệp”. Và bạn biết không, dù chỉ dậy trước giờ học 20 phút nhưng bạn vẫn bước vào buổi học với một tâm thế hoàn chỉnh nhất, phải không nào? Biến nghỉ dịch thành thời gian tận hưởng cuộc sống Covid19 quả thật đã ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của cộc sống, nhưng nhìn vào khía cạnh tích cực, nó cũng đã mang lại những giá trị tuyệt vời. Khi gia đình trở nên gần gũi hơn bao giờ hết, khi cả nhà quây quần cùng làm một món ăn mới, khi câu chuyện giữa những người thân không chỉ còn là câu hỏi vội vã “Dạo này học hành thế nào” mà thay vào đó là ti tỉ câu chuyện, “Hôm nay Việt Nam có bao nhiêu ca nhỉ, Cơ quan mẹ hôm nay có người nghi nhiễm…, Trường con hôm nay học online, Mai ăn gì để mẹ nấu…” Những vấn đề tưởng là giản đơn trong cuộc sống, nhưng đã bao lâu mỗi người trong chúng ta tự thu mình trong những bộn bề lo toan, những gánh nặng trên vai mà không biết rằng sẻ chia mới thật sự là hạnh phúc. Ngoài việc chia sẻ với người thân, việc tạo nhóm chat online để trao đổi học tập, hay đơn giản là chia sẻ các câu chuyện thú vị cũng là một hoạt động vô cùng hữu ích. Thay vì chúng ta gặp nhau, “check in” đồ uống và lại chìm đắm trong những bình luận xã hội vô tri vô giác. Bạn hãy dành thời gian đó học thêm một ngôn ngữ, chơi nhạc cụ, làm thơ hoặc học yoga. Viết nhật ký cũng là một hoạt động hữu ích. Viết ra cảm nhận và trải nghiệm bản thân khiến bạn có thể quan tâm hơn tới cảm xúc và sức khỏe tinh thần của mình. Tôi đã từng viết rất nhiều, mỗi lần viết xong tôi cho nó vào ngăn bàn và khi đủ nhiều sẽ mang ra sông thả, như một cách giải tỏa bức xúc. Và bạn biết không? Tôi đã bỏ sót một vài tờ giấy trong ngăn bàn, khi tôi lớn hơn và đi học đại học

CON ĐƯỜNG TÔI ĐI (自分の歩く道)

Ring ring ring, tiếng chuông báo thức từ chiếc điện thoại vang lên, tôi chợt tỉnh giấc sau một giấc ngủ muộn. Chỉnh chu quần áo một cách vội vã sau khi vệ sinh cá nhân, tôi vơ vội chìa khóa và lăn bánh cùng chiếc xe quen thuộc mà trong đầu còn tiếc nuối buổi tập. Thoáng qua đâu đó ở cửa kính là những hình ảnh quen thuộc: những chiếc xe máy chạy vội vã trên con đường vốn đã nhỏ, những hàng quán cóc bán bánh mì, bán xôi và đồ ăn sáng với vài người lưa thưa đứng mua. Tiếng âm thanh từ đài FM nhỏ nhẹ đang phát thông báo về tình hình dịch COVID-19 mà làm tôi chú ý. Giờ đi đâu, làm gì, gặp ai cũng chỉ thấy bàn tán xôn xao về con vi rút nhỏ bé nhưng quá nổi tiếng toàn cầu này. Ra khỏi con đường làng ngoằn ngoèo chật chội, tôi lao vút xe trên con đường rộng rãi mà chợt nhận ra rằng: đường phố thật vắng vẻ. Liếc nhìn đồng hồ mới thấy hôm nay mình đi làm sớm mà cứ tưởng muộn; trong đầu tôi chợt hiện ra câu hỏi: tại sao mình đi trên con đường này và nó sẽ đưa mình đến đâu? Con đường tôi đang đi thật đẹp và thơ mộng. Những hàng cây cau vua cao vút thân thẳng đứng sừng sững ở giữa, xen kẽ là những cây hoa giấy được cắt tỉa cẩn thận đang trổ hoa. Những bông hoa trắng, đỏ lấp ló trong những tán lá màu xanh như đang thẹn thùng với nắng. Ánh nắng buổi sáng chiếu xiên qua những kẽ lá xuống mặt đường sạch bóng không một chút bụi. Tầng dưới nữa là những bụi dâm bụt cũng được cắt tỉa thành những hình tròn. Những bông hoa màu vàng và đỏ nở to nhô ra khỏi tán lá. Rồi những hàng hoa loa kèn màu trắng được trồng sát phía ngoài và mỗi khi xe đi qua là những bông hoa rung rinh rung rinh thật ngộ. Cạnh đó là những bụi cây ngũ sắc đang có vài chú ong bay qua bay lại. Cuối cùng là những thảm cỏ tăm xanh mướt phủ hết những phần đất trống. Lưa thưa là vài tảng đá kiểu hình non bộ như phối cảnh thêm cho con đường. Đi thêm chút nữa là đến một cây cầu thật đẹp với điểm nhấn là hai hàng hoa giấy ở hai bên. Đến mùa là một sắc hoa đỏ đô rực rỡ xen kẽ lác đác một chút hoa màu trắng tinh khôi như những đồ trang sức tô điểm thêm cho cây cầu.  Qua cầu là một hàng cọ rất cao ở giữa. Những chiếc lá cọ xòe rộng tán như những chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho cả con đường. Trên thân cọ là vô số những cây dương xỉ sống cộng sinh với những chiếc lá bé xíu như làm cho hàng cọ thêm tuổi. Xen kẽ cạnh những gốc cọ là những bụi hồng tiểu muội. Hoa nho nhỏ nhưng dày đặc và nhìn từ xa thì rất đẹp. Hai bên đường là nhiều loại hoa trồng theo mùa. Tôi cũng không biết đấy là hoa gì nhưng nhìn lạ mắt với đủ màu sắc. Hoa thì màu hồng phấn, hoa thì màu đỏ, rồi cả vàng, trắng nữa. Chỉ có loại hoa hồng và loại hoa màu tím thì tôi nhận ra là cẩm tú cầu. Con đường tôi đang đi còn rất dài, nhưng nơi tôi muốn đến đã hiện ra trước mắt. Đó là 2 tòa nhà 4 tầng được thiết kế rất hiện đại, kết nối trong một khuôn viên rộng rãi và nhiều cây xanh. Anh bảo vệ quen thuộc đang đứng ở cổng với nụ cười chào trên môi, và khi tôi cũng chào lại bằng một động tác gập người theo phong cách Nhật Bản thì trước mắt tôi đã hiện ra dòng chữ: “Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam”. Đó chính là điểm đến trên con đường tôi đi. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam        Mỗi một con đường đi sẽ đưa chúng ta đến một điểm đến theo nghĩa đen. Nhưng điểm đến không chỉ đơn thuần là một phạm trù nhỏ bé về mặt địa lý. Tôi nghĩa rằng mỗi “con đường” chúng ta đi là mỗi sự lựa chọn và nó sẽ đưa chúng ta đến mỗi mục đích khác nhau trong cuộc sống. Có một nhân vật nổi tiếng mà tôi cũng không nhớ rõ tên một cách đầy đủ vì tên ngài quá dài, nói rằng: “Bạn sẽ không làm được điều gì nếu bạn không có mục đích, và bạn cũng sẽ không  làm được điều gì to lớn nếu mục đích của bạn nhỏ bé và tầm thường”. Vậy các bạn sinh viên THUV ơi, hãy đặt ra cho mình những mục đích sống thật tốt, thật đẹp, thật ý nghĩa và hãy chọn cho mình một “con đường” thông thái nhất để đạt được mục đích đó nhé. Và một trong những “con đường” đó là con đường dẫn đến THUV. Một ngôi trường y khoa hiện đại theo phong cách Nhật Bản sẽ chắp cánh cho các bạn những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ, nơi là những ký ức đẹp của một thời sinh viên, nơi trang bị cho các bạn những kiến thức chuyên sâu về các ngành học để các bạn có thể vững bước vào cuộc sống. Chúc các bạn thành công trên con đường mà các bạn đã lựa chọn! Nguyễn Trọng Nghĩa Giới thiệu tác giả Thầy Nguyễn Trọng Nghĩa hiện đang công tác tại Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Thầy tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Điều dưỡng năm 2009 và

歯の治療とセラミック Sứ (Ceramic) và điều trị răng

Xin chào các bạn! Tôi là Sato Hiroko, Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Các bạn thân mến, trong tình trạng mọi người làm việc và học online tại nhà, cuộc sống của các bạn có thay đổi gì không? Còn tôi thì rất khỏe mạnh, nhưng vừa rồi tôi đã phải đi chữa răng đấy các bạn ạ. Trước kia tôi có chiếc răng sâu, tôi đã đi trám bằng chất trám kim loại nhưng giờ mảng trám bị bong ra.    Gần đây, người ta không chỉ sử dụng chất trám răng bằng kim loại mà còn sử dụng chất trám răng bằng sứ (ceramic). Đây là lần đầu tiên tôi thử trám răng bằng sứ!     Trước tiên, hình chiếc răng của tôi được đưa lên máy tính bằng công nghệ hình ảnh 3D. Trên màn hình máy tính hiện ra hình thù của phần răng sẽ được trám, phần răng này sẽ được mài gọt từ một khối sứ hình lập phương.    Từ khối sứ màu trắng hình lập phương, máy tính sẽ điều khiển thao tác để máy gọt có thể tạo ra được phần răng trám vừa vặn với răng của tôi.    Trong quá trình mài sứ, máy sẽ cho nước vào để tránh nhiệt độ tăng cao.    Mài xong, mảng trám được gắn vào răng của tôi thoảng nhanh như hình khối được rơi vào trúng vị trí được sắp sẵn vậy.      Y học quả là đang ngày một tiến bộ!      Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam của chúng tôi là nơi bạn có thể học tập chuyên ngành y học của Nhật Bản. Trường chúng tôi hiện tại có 5 khoa: Khoa Điều dưỡng, Khoa Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Khoa Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Khoa Kỹ thuật Hình ảnh Y học, Khoa Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả. Chúng tôi sẽ tổ chức nhiều ngày hội Open day (Ngày hội tham quan trường) trong thời gian sắp tới.       Hãy đến với ngôi trường của chúng tôi nhé! Chúng tôi đang chờ đón các bạn! こんにちは! 教務部長の佐藤弘子です。   皆さん、在宅での勤務やオンライン授業が続いておりますが、お変わりありませんか? 私はとても元気ですが、先日歯の治療をしてきました。 昔、虫歯ができたところを削って、金属の詰め物をしたところが、詰め物が外れてしまったのです。 最近は金属だけでなく、セラミックの詰め物もあるということで、今回初めてセラミックの詰め物に挑戦です。   先ず、3Dで私の歯の形をコンピュータに読み込みます。 すると、立方体のセラミックをどのように削るかというイメージがPCのモニターに出てきました。  元々白い立方体のセラミックから、コンピュータが機械を操作して、私の歯の形に合うように削っていきます。  削るときは、熱くならないように水をかけていました。 削り終わって、私の歯に詰められる予定の詰め物が、ポロっと下に落ちて終了です。   医療はどんどん進歩していますね!  東京健康科学大学ベトナムは、日本の医療を学べる大学です。 看護学科、理学療法学科、臨床検査学科、診療放射線学科、義肢装具学科では、今後オープンデイも予定しています。 皆さんのご来学をお待ちしております!!   佐藤弘子 Sato Hiroko Giới thiệu tác giả Cô Sato Hiroko hiện là Trưởng phòng đào tạo tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô từng là giảng viên của Khóa đào tạo Giảng viên Điều dưỡng nhằm giúp đối tượng tham gia học đạt được Chứng chỉ giảng viên Điều dưỡng tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh của Nhật Bản. Bên cạnh đó, cô cũng từng là giảng viên điều dưỡng tại nhiều trường đại học cao đẳng tại Nhật Bản cũng như có nhiều kinh nghiệm điều dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện tại Nhật Bản.  THUVで教務部長をしております。 日本の人間総合科学大学では、看護教員の資格を取るための「看護教員養成コース」で教員をしていました。 他大学や専門学校での看護教員、及び臨床での看護師としての経験があります。   Tuyển sinh