Cuộc sống sinh viên

THỰC TẬP LÂM SÀNG NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TẠI THUV

Đối với 1 sinh viên nghành Y, thực tập lâm sàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ để cho sinh viên có cái nhìn thực tế, khách quan về công việc, ngành nghề của mình mà còn giúp cho sinh viên củng cố được kiến thức chuyên ngành, nâng cao tay nghề, trau dồi kỹ năng giao tiếp trong ngành cũng như là tích lũy những kinh nghiệm lâm sàng quý báu. Hiểu được điều này, trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam luôn cố gắng làm sao để lựa chọn những cơ sở uy tín nhất, chuẩn bị những hành trang tốt nhất để sinh viên có những đợt thực tập chất lượng. Mình xin được chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong những đợt thực tập ở THUV (với tư cách là cựu sinh viên khóa 2 khoa Điều dưỡng của trường). Sinh viên khoa điều dưỡng tại THUV sẽ cần phải trải qua khá nhiều đợt thực tập như: Thực tập điều dưỡng cơ bản, thực tập điều dưỡng tâm thần, thực tập điều dưỡng nhi khoa, thực tập điều dưỡng sản khoa, thực tập điều dưỡng lão khoa,  thực tập điều dưỡng tại cộng đồng/nhà…. Bắt đầu từ năm học thứ 2 chúng mình sẽ bắt đầu đi thực tập và làm quen với môi trường bệnh viện. Những bệnh viện chúng mình đã thực tập hầu hết là những bệnh viện lớn, tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện quân đội trung ương 108, Bệnh viện lão khoa trung ương…Trước mỗi đợt thực tập chúng mình sẽ có một buổi tên là buổi định hướng trước thực tập, chúng mình sẽ biết được nội dung của đợt thực tập, mục tiêu cần đạt được, những quy định cần tuân thủ, hạn nộp báo cáo… và mọi thắc mắc của chúng mình sẽ được giải đáp tại buổi định hướng này và cuối buổi các thầy cô giáo trong khoa sẽ có những chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân của các thầy cô và những lời dặn dò trước khi chúng mình đi thực tập làm sao để chúng mình đạt được hiệu quả cao nhất. Và chúng mình cũng cần phải chuẩn bị khá nhiều kiến thức trước khi bước vào mỗi đợt thực tập. Bản thân mình thì trước khi đi thực tập thường mượn những quyên sách sách liên quan đến kiến thức đi thực tập của đợt đó dưới thư viện. Thư viện trường mình thì có rất rất nhiều những đầu sách tiếng Nhật và tiếng Anh luôn. Sách của Nhật viết rất hay, rất cụ thể, trình bày lại rất dễ hiểu nên nhờ chúng mà mình đã dễ dàng vượt qua những đợt thực tập này. Chúng mình phải đảm bảo tuyệt đối những quy định của trường như không được đi muộn, phải liên lạc báo cáo kịp thời nếu xảy ra điều gì, đầu tóc luôn phải buộc gọn gàng, đồng phục blue và giày trắng luôn phải sạch sẽ, không được để móng tay hay gắn móng giả, không được đeo đồ trang sức… và đương nhiên những quy định của khoa phòng chúng mình cũng phải tuân thủ nghiêm. Buổi đầu tiên của mỗi đợt thực tập chúng mình sẽ được thầy cô giáo đưa đến tận khoa phòng để chào hỏi, làm quen với anh chị nhân viên trong khoa và nhận bàn giao công việc. Công việc hàng ngày của chúng mình chủ yếu là hỗ trợ anh chị trong khoa và chăm sóc người bệnh. Ngoài việc chăm sóc các người bệnh trong khoa phòng chúng mình sẽ tập trung lựa chọn ra một bệnh nhân để chăm sóc toàn diện trong suốt quá trình thực tập bao gồm chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần, không chỉ là chăm sóc những triệu chúng bệnh họ đang gặp phải mà cả những khía cạnh về văn hóa, đời sống, xã hội, tâm tư tình cảm của người bệnh nữa. Chúng mình luôn cố gắng gần gũi người bệnh nhất có thể, cố gắng lắng nghe và hỗ trợ để họ có được cuộc sống khỏe mạnh, tự lập nhất có thể. Hàng ngày chúng mình sẽ trò chuyện thu thập những thông tin liên quan để lập kế hoạch chăm sóc, ngày nào chúng mình cũng cần viết báo cáo hàng ngày xem hôm nay bản thân đã làm được điều gì? Có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Ngày hôm nay đã học được điều gì và cần cải thiện điều gì để tốt hơn. Mặc dù công việc ở trên viện đã khá mệt rồi mà chúng mình vẫn cần phải viết rất nhiều loại báo cáo, tuy khá vất vả nhưng mình thấy chúng rất hiệu quả. Sau mỗi đợt thực tập mình nhận thấy mình trưởng thành hơn, học được nhiều điều hơn. Và đây cũng là một nét văn hóa rất đặc trưng của Nhật Bản đấy các bạn ạ. Và các cũng yên tâm là những báo cáo này hàng ngày các thầy cô sẽ đọc để hướng dẫn chúng mình đi đúng hướng, nếu có điều gì khó khăn chúng mình sẽ được giải đáp ngay. Quá trình thực tập chúng mình còn được tham dự những bài giảng từ phía những cán bộ lâm sàng tại viện, mỗi tuần các thầy cô ở trường cũng đến viện trực tiếp để xem quá trình thực tập của chúng mình diễn ra như thế nào, chúng mình chăm sóc người bệnh có tốt hay không… nhờ sự sát sao đó mà chúng mình cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Sau đó kết thúc mỗi đợt thực tập chúng mình sẽ phải báo cáo lại những kết quả đạt được từ quá trình thực tập, kế hoạch chăm sóc mà chúng mình đã triển khai trên người bệnh. Từ kì 2 năm

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA VIỆC TẬP LUYỆN YOGA HẰNG NGÀY

Trong bài đăng lần trước, tôi đã chia sẻ với các bạn lợi ích của bơi. Thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp chúng ta có một cơ thể KHỎE, TRẺ, ĐẸP mà còn hướng chúng ta đến một lối sống văn minh, lành mạnh. Tiếp theo, tôi muốn chia sẻ với các bạn về một môn thể thao yêu thích khác của mình, đó là Yoga. Không giống với các bộ môn thể thao khác, nhanh và mạnh, tập yoga là không vội vàng, nên tập luyện một cách chậm rãi và thật sâu. Dùng tâm trí của mình để quan sát mọi sự chuyển động, sự thay đổi của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Sau đây là những tác dụng tuyệt vời của việc luyện tập yoga hàng ngày. Tập yoga rèn luyện sức bền bỉ Tập Yoga là rèn luyện sức bền, sức chịu đựng cho chính mình, quan trọng nhất là ta kiểm soát được hơi thở kết hợp cùng động tác trong bao lâu chứ không phải là ta làm được các động tác khó. Nghĩa là không chỉ ngày một ngày hai là người tập có thể đạt được kết quả như mong muốn. Sự thăng bằng trong tâm hồn và thể xác chính là những gì mà yoga sẽ mang đến cho người tập. Yoga đòi hỏi người tập phải có lòng kiên trì và lòng tin để đạt đến trạng thái như mình mong muốn, do chính mình cố gắng mà có được. Chúng ta thực hiện chậm rãi nhưng tác động sâu đến từng cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Tác dụng cơ bản của yoga là mang đến sự khỏe mạnh từ cơ thể vật lý bên trong và chính những điều đó mang lại cho ta không chỉ sức khoẻ mà còn sắc đẹp, một gương mặt luôn tươi trẻ, rạng rỡ. Tập Yoga giúp bạn tĩnh hơn Yoga giúp bạn thoát ra khỏi dòng chảy hối hả, vội vã của cuộc sống hiện tại. Những động tác thở chậm, thư giãn, chuyển động nhẹ nhàng và thiền giúp bạn tập trung sâu vào tâm trí, quan sát mọi sự thay đổi trong cơ thể, hiểu được cơ thể mình và từ đó cải thiện sức khỏe tốt hơn. Tập Yoga giúp cải thiện bệnh lý Trong việc tập luyện yoga, bằng cách hít thở sâu và dài sẽ giúp cho cơ thể được thư giãn, mọi cơ quan được điều tiết hài hòa, giúp cân bằng và làm dịu, chữa lành mọi tổn thương ở các cơ quan nội tạng. Cải thiện chức năng co giãn của phổi, thanh lọc cơ thể, loại bỏ toàn bộ chất độc bên trong. Tập Yoga giúp bạn cân bằng lại cuộc sống Luyện tập sự tập trung cho bản thân, cuộc sống với quá nhiều công việc, những vấn đề phải lo lắng, khiến bạn mất bình tĩnh, rối trí, không biết phải làm việc nào trước việc nào sau hay làm việc này nhưng tâm trí lại để tâm vào việc khác. Những động tác yoga thăng bằng sẽ giúp bạn rèn luyện cơ thể, đưa tâm trí trở lại cân bằng và thông suốt, tập trung cao độ vào công việc. Tập Yoga giúp bạn kiểm soát được cân nặng Tập luyện yoga thường xuyên giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, đốt cháy năng lượng, ảnh hưởng đến việc ăn uống và các sinh hoạt khác một cách hài hòa và linh hoạt hơn. Tập Yoga giúp ổn định huyết áp Yoga giữ cho nhịp tim ổn định, đặc biệt với những lớp yoga mang tính rèn luyện về thể lực, tạo điều kiện cải thiện tim mạch, tận dụng tối đa oxy trong quá trình luyện tập. Việc hít thở sâu sẽ giúp người tập có thể giữ sức bền cho động tác, tăng sức chịu đựng cho cơ thể. Đối với những người có vấn đề về huyết áp, những động tác yoga nhẹ nhàng mang tính thư giãn sẽ giúp cải thiện tối đa, đem lại sức khỏe dẻo dai hơn. Cơ thể thay đổi linh hoạt hơn, săn chắc và thon gọn. Tập Yoga tốt cho xương khớp Mỗi lần tập yoga, các khớp xương được vận động triệt để, sự vận động này giúp tiết ra các chất nhờn làm cho các khớp xương được bôi trơn và tác động 4 chiều trực tiếp lên toàn bộ phần cơ bên trong, giúp làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện các bệnh về xương, hạn chế tối đa các vấn đề về xương khớp./. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, lạc quan và tràn đầy năng lượng! Tài liệu tham khảo Tác dụng tuyệt vời của việc luyện tập yoga hàng ngày Bui Lan Huong – Cán bộ hành chính  🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

TÔI CỦA TƯƠNG LAI

Cuộc đời là những chuyến đi, mỗi nơi học tập và làm việc đều mang đến cho mỗi người kiến thức, trải nghiệm quý báu. Ai đó đã từng nói rằng cái nghề là cái nghiệp, là nhân duyên của cuộc đời mỗi con người, tôi của hiện tại là một cô sinh viên xinh đẹp, trẻ trung và đầy nhiệt huyệt đang học chuyên ngành Điều dưỡng tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Tôi lựa chọn trở thành một cô sinh viên chuyên ngành Điều dưỡng ngay khi rời nghế nhà trường THPT bởi vì lý do ông nội tôi bị ung thư, hơn bao giờ hết tôi yêu ông và tôi muốn được chăm sóc cho ông được tốt nhất. Từng ngày từng giờ, tôi chứng kiến ông tôi quằn quại trên giường bệnh, khuôn mặt nhăn nhúm vì đau đớn và bất lực. Lúc đó, tôi chỉ biết lặng lẽ giấu mình vào một góc nhỏ và lau nước mắt để ông tôi không biết, và chỉ ước gì mình có kiến thức về chăm sóc người bệnh, tôi có thể giúp ông tôi giảm bớt đi những đớn đau và vất vả. Thời gian không chờ đợi ai, ông nội tôi cũng không đợi tôi trưởng thành và ông đã ra đi trước khi tôi trở thành một Điều dưỡng viên. Sau khi tốt nghiệp THPT, không cần suy nghĩ nhiều, tôi đã từ bỏ ước mơ đi học ở một số trường chuyên ngành kinh tế với muôn vàn hứa hẹn và màu hồng phía trước. Khi đó rất nhiều người thân cũng như bạn bè tôi đều nhìn tôi với ánh mắt tiếc nuối xen lẫn trách móc sao lại bỏ lỡ cơ hội học tập các ngành kinh tế đang hot như hiện nay, vừa nhàn vừa kiếm được nhiều tiền như vậy. Nhưng tôi vẫn quyết định chọn và học chuyên ngành Điều dưỡng tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.     Sau hơn nửa năm học tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với tôi là trải nghiệm đáng nhớ. Hàng ngày, tôi đi đến trường cách khoảng 20 cây số nhưng tôi không cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán vì tôi được đi trên con đường tuyệt đẹp với rất nhiều hoa đủ màu sắc và rợp bóng cây xanh. Mỗi ngày đến trường tôi cảm thấy mình như đến học tập tại những tòa nhà xinh đẹp, hiện đại được xây theo phong cách Nhật Bản giữa một khu rừng tươi mát. Ở trường, tôi được học tiếng Nhật, thông qua học ngôn ngữ này giúp tôi khám nhiều điều thú vị và hấp dẫn hơn về nước Nhật Bản. Tôi được tìm hiểu về tín ngưỡng, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực. Thông qua các bài học, tôi được đắm mình trong vẻ đẹp mê hồn của đỉnh núi phủ tuyết trắng, dòng suối chảy róc rách đến cánh đồng hoa rực rỡ đến cảnh sắc ao xanh thanh tao tuyệt đẹp ở đảo Hokkaido, hoa anh đào nhuộm hồng dòng sông thơ mộng ở Tokyo, vẻ thơ mộng của những chiếc đèn lồng ống tre giữa đồng lúa mênh mang hay rừng tre tiên cảnh ở cố đô Kyoto. Sinh viên qua các bài học ngôn ngữ dường như khao khát được thưởng thức văn hóa ẩm thực của Nhật Bản phong phú và tinh tế. Tất cả món ăn từ bánh ngọt đơn giản đến phức tạp đều được trình bày một cách đẹp mắt, trang nhã nhất hoặc cực kỳ sáng tạo và đáng yêu. Bên cạnh đó, tôi được học cách gắn kết lí thuyết với thực tế trong lĩnh vực y khoa, nội dung này giúp tôi hiểu và định nghĩa đúng về chuyên ngành điều dưỡng khác rất nhiều so với suy nghĩ của mọi người. Tôi không chỉ học để nắm vững lượng kiến thức về y khoa, từ hóa sinh, sinh lý, giải phẫu đến dược lý học, bệnh học cũng như cách chăm sóc người bệnh. Tôi được thực hành trong trung tâm mô phỏng không khác gì trong các bệnh viện quốc tế với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, chúng tôi trong mỗi bài giảng đều có nội dung dạy và học về nghệ thuật giao tiếp và ứng xử, sự đồng cảm và thấu hiểu với người bệnh, cách chia sẻ và đồng hành cùng người bệnh như thế nào trong những giây phút đau đớn và khó khăn nhất của cuộc đời họ. Nội dung này giúp tôi nắm và hiểu rõ hơn về lòng yêu thương con người cao đẹp đến dường nào thông qua các bài học thực tế, trải nghiệm tại trường. Tuy nhiên, hành trình của sinh viên điều dưỡng không hề dễ dàng như nhiều người nghĩ. Xuất thân là một học sinh học Tiếng Anh – Đức tại trường cấp 3, nên tôi chỉ biết học bài và học tiếng thụ động như trước đây. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy Cô và giúp đỡ của bạn bè, tôi dần thay đổi suy nghĩ và áp dụng phương pháp học tiếng Nhật khoa học và hiệu quả. Việc đầu tiên là hàng ngày, tôi đều đến thư viện, đây là môi trường sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, rất phù hợp để sinh viên học tập. Đặc biệt có rất nhiều bộ sách và giáo trình học tiếng Nhật được trang bị tại đây tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập. Ngoài ra, tôi học từ mới bằng cách nghe không phải từ mỗi đọc viết hàng ngày. Tôi cũng đang cố gắng chăm chỉ hơn nữa rèn luyện kỹ năng nghe nói đọc viết tiếng Nhật của mình để ngày một tiến bộ hơn.           Tôi tưởng tượng sau khi ra trường, tôi sẽ làm việc tại khoa Nhi, thời

TỪ VỰNG TIẾNG NHẬT VỀ CÁC MÔN HỌC, NGÀNH HỌC

Chào các em học sinh lớp 12 thân mến! Thời điểm hiện tại, chắc hẳn các em đang rất bận rộn với việc học tập để ôn thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới. Và có lẽ hiện tại cũng là thời điểm các em và gia đình đang cân nhắc chuyên ngành mà mình sẽ lựa chọn để học lên tiếp đúng không nào? Vậy các em có biết tên các môn học, ngành học trong tiếng Nhật được gọi như thế nào không? Hãy cùng THUV học các từ vựng về các môn học, ngành học trong tiếng Nhật nhé! 医学(いがく)Y học 看護学(かんごがっか)Điều dưỡng 理学療法学(りがくりょうほうがっか)Vật lý trị liệu 臨床検査学(りんしょうけんさがっか)Kỹ thuật xét nghiệm y học 診療放射線学(しんりょうほうしゃせんがっか)Kỹ thuật hình ảnh y học 法律学(ほうりつがく)Ngành luật 政治学(せいじがく)Chính trị học 国際関係学(こくさいかんけいがく) Quan hệ quốc tế học 地理学(ちりがく)Địa lý 観光学(かんこうがく)Du lịch 経済学(けいざいがく) Kinh tế 社会学(しゃかいがく) Xã hội học 経営学(けいえいがく) Kinh doanh 教育学(きょういくがく) Giáo dục học 歴史(れきし) Lịch sử 心理学(しんりがく) Tâm lý học 哲学(てつがく) Triết học 芸術(げいじゅつ) Nghệ thuật 美術(びじゅつ) Mĩ thuật 文学(ぶんがく) Văn học 宗教学(しゅうきょうがく) Tôn giáo học 工学(こうがく)Kĩ thuật công nghiệp 遺伝学(いでんがく)Di truyền học 薬学(やくがく) Ngành dược 化学(かがく)hóa học 物理学(ぶつりがく)Vật lý 数学(すうがく)Toán học 建築学(けんちくがく) Kiến trúc 農学(のうがく)Nông nghiệp 生物学(せいぶつがく) Sinh vật 地学(ちがく)Địa chất học 電気工学(でんきこうがく)Ngành điện 土木工学(どぼくこうがく)Ngành cầu đường 電工学(でんこうがく)Ngành điện tử 天文学(てんもんがく)Thiên văn học コンピューター工学(コンピューターこうがく)Kỹ thuật máy tính 環境科学(かんきょうかがく) Ngành môi trường 音楽(おんがく)Âm nhạc 体育学(たいいくがく)Giáo dục thể chất 考古学(こうこがく)Khảo cổ học   Ths. Nguyễn Thùy Linh 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học  

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hai mức năng lượng (Dual-energy CT)

Chụp CT hai mức năng lượng (dual-energy CT) hay còn được gọi là CT phổ (spectral CT) là kỹ thuật hiện đại sử dụng hai mức năng lượng khác nhau của tia X để tạo ra hình ảnh. Trong khi các quy trình được thực hiện với CT một mức năng lượng (single-energy CT) cho một bộ ảnh duy nhất, dữ liệu chụp CT hai mức năng lượng có thể được sử dụng để tái tạo nhiều loại ảnh khác nhau như: virtual non-contrast (ảnh không thuốc cản quang ảo), iodine maps (bản đồ i-ốt), electron density maps (bản đồ mật độ electron), bone suppression (ảnh loại bỏ xương)… Một số ưu điểm của chụp CT hai mức năng lượng bao gồm: CT hai mức năng lượng có thể tăng hoặc giảm có chọn lọc tác dụng của một số chất hóa học trong cơ thể, làm cho những bất thường trở nên rõ ràng hơn. Ví dụ, iodine là chất thường được sử dụng trong thuốc cản quang và CT hai mức năng lượng có thể tăng tác dụng của nó một cách có chọn lọc để tạo ra ảnh mạch máu tốt hơn (chụp CT mạch). Có thể thu được ảnh có và không có thuốc cản quang (virtual non-contrast) bằng cách sử dụng một lần thay vì hai lần chụp riêng biệt. CT hai mức năng lượng có thể phát hiện các chất cụ thể trong cơ thể ở bệnh nhân bị sỏi thận để xem loại sỏi nào (calcium, cystine hay acid uric) có mặt và hỗ trợ quyết định loại điều trị cần thiết. CT hai mức năng lượng cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh nếu bệnh nhân có kim loại trong vùng được chụp (chẳng hạn như khớp giả). Khoa kỹ thuật hình ảnh Y học trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với nhiệm vụ đào tạo về kỹ thuật điện quang theo tiêu chuẩn Nhật Bản, giúp các sinh viên sẵn sàng hòa nhập và thích nghi với những thay đổi về công nghệ điện quang trên thế giới, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Mọi thông tin về trường xin tham khảo theo đường link bên dưới: https://tokyo-human.edu.vn/ TS. Trần Văn Biên – Khoa KT Hình ảnh Y học 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỌC TẬP HIỆN ĐẠI TẠI KHOA ĐIỀU DƯỠNG, THUV

Lĩnh vực Y tế nói chung và ngành Điều dưỡng nói riêng là một ngành nghề rất đặc thù bởi nó gắn liền với sức khỏe của con người. Vì thế, việc đào tạo ngành Điều dưỡng cũng cần những tiêu chuẩn đầu ra riêng và tương ứng với điều đó là cần phải có các trang thiết bị dụng cụ học tập đáp ứng được chất lượng đào tạo. Tại khoa Điều dưỡng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được trang bị rất nhiều dụng cụ, trang thiết bị, mô hình học tập rất hiện đại. Tất cả đều được mua và nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Bài viết này xin giới thiệu với các bạn một trong số rất nhiều mô hình dùng trong đào tạo thực hành Điều dưỡng: Đó là mô hình thăm khám dấu hiệu sinh tồn ở trẻ em. Các bài thực hành này được giảng dạy trong học phần “Lý thuyết Điều dưỡng Nhi khoa”; được dạy vào kỳ II cho đối tượng sinh viên năm 3 chuyên ngành Điều dưỡng. Dấu hiệu sinh tồn (Vital signs) bao gồm 4 thông số chính là: Nhịp thở, mạch, huyết áp và nhiệt độ. Đây là các thông số đánh giá chức năng sống rất quan trọng của cơ thể và người Điều dưỡng phải đo thường xuyên mỗi ngày trên người bệnh. Trước khi tiến hành đo các chỉ số này trên bệnh nhi, các bạn sinh viên ngành Điều dưỡng sẽ được thực hành đo trước trên “Mô hình thăm khám dấu hiệu sinh tồn ở trẻ nhỏ” để đảm bảo thành thạo kỹ năng trước khi đi thực tập tại bệnh viện. Mô hình này gồm 2 phần: Phần thứ nhất là một mô hình trẻ nhỏ thời kỳ nhũ nhi, có giới tính là nam, chiều dài mô hình 50 cm, cân nặng 1,1 kg, được cấu tạo bằng silicon mềm Phần thứ hai là bộ điều khiển được kết nối với mô hình sử dụng nguồn điện AC 100V~240V Mô hình học tập thăm khám dấu hiệu sinh tồn ở trẻ nhỏ Sau khi kết nối bộ điều khiển vào mô hình thông qua 3 dây nối và cắm điện, mô hình sẽ hoạt động như một trẻ nhỏ có chức năng sống: có nhịp tim đập, có mạch đập, trẻ thở qua mũi và có thân nhiệt. Tần số (nhanh hay chậm) hay cường độ (mạnh hay yếu) có thể cài đặt từ bộ điều khiển. Người dạy có thể cài đặt chế độ phù hợp với từng case study giúp sinh viên có những buổi học thực sự bổ ích. Kết nối bộ điều khiển với mô hình qua hệ thống dây dẫn và nguồn điện Giá bán của mô hình này tương đối đắt và khó mua, theo quan sát của tác giả thì không có nhiều trường đại học đào tạo ngành Điều dưỡng ở Việt Nam có mô hình này để giảng dạy cho học phần Điều dưỡng Nhi khoa. Các bạn có muốn trải nhiệm tham quan, học tập tại khoa Điều dưỡng, trường đại học Y khoa Tokyo Việt nam không? Xin mời các bạn đăng ký tham dự các buổi trải nghiệm thực tế OPEN DAY tại trường và ghé qua phòng thực hành của khoa Điều dưỡng để trải nghiệm nhé. Một nhóm nhỏ sinh viên ngành Điều dưỡng đang thực hành đếm mạch cho trẻ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn mong muốn chào đón các bạn! ThS.BS. Nguyễn Trọng Nghĩa – Khoa Điều dưỡng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

Vắc xin đã trở thành chìa khóa giúp thế giới thanh toán các dịch bệnh như thế nào?

Những thành quả mà vắc xin mang lại kể từ khi ra đời đến nay đã được cả thế giới công nhận. Các chương trình tiêm chủng vắc xin trên quy mô lớn giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Một số dịch bệnh trên thế giới đã được thanh toán hoàn toàn nhờ vắc xin. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng và những thành tựu của vắc xin đối với sức khỏe cộng đồng. Lịch sử các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và những thành quả khi vắc xin ra đời Bệnh đậu mùa: từ phương pháp chủng đậu đến tiêm chủng vắc xin      Trong hàng thiên niên kỷ, bệnh đậu mùa đã là một bệnh nhiễm trùng gây nên tai họa cho toàn thế giới với tỷ lệ tử vong lên đến 30% và những ai sống sót qua vụ dịch thì cũng để lại dị tật trên mặt hay mù lòa suốt đời. Bệnh do vi rút Variola thuộc chi Orthopoxvirus gây ra. Người ta ước tính rằng vào cuối thế kỷ 18 ở châu Âu, hàng năm có 400.000 người chết vì bệnh đậu mùa.      Một phương pháp để ngăn ngừa bệnh đậu mùa mắc phải tự nhiên gọi là “chủng đậu mùa – variolation” bắt nguồn từ Ấn Độ từ trước năm 1000 sau Công nguyên, lan sang Trung Quốc, Tây Á và vào châu Âu từ khoảng năm 1721. Phương pháp này dùng vật liệu từ mụn mủ hoặc vảy của những người đã bị nhiễm bệnh để cấy vào da hoặc hít qua đường mũi cho người chưa bị nhiễm bệnh. Tuy vẫn có tỷ lệ tử vong từ 1 – 2 % do không an toàn, chủng đậu mùa gây ra một tình trạng bệnh ít nghiêm trọng hơn so với nhiễm bệnh đậu mùa tự nhiên.      Năm 1796, Edward Jenner – bác sĩ người Anh đã tìm ra một giải pháp thay thế an toàn hơn cho “chủng đậu” và được biết đến như là cha đẻ của ngành tiêm chủng. Ông lấy chất tiết từ mụn mủ trên tay của một người phụ nữ vắt sữa bò (những người thường xuyên bị mắc bệnh đậu bò, tương tự bệnh đậu mùa ở người nhưng các triệu chứng nhẹ hơn nhiều) để cấy vào tay của người lành. Phương pháp này đã tạo ra một nhiễm trùng tự giới hạn tại chỗ và vài tháng sau đã giúp người được tiêm không mắc bệnh đậu mùa khi thử nghiệm chủng đậu, hiệu quả còn tiếp tục duy trì trong 5 năm tiếp theo. Jenner gọi và quy trình là “vaccination – tiêm chủng” (vacca: bò trong Latinh).      Chiến dịch tiêm chủng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bắt đầu từ năm 1967, kéo dài khoảng 10 năm và cực kỳ thành công. Do đó, mặc dù ước tính 300 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa trong thế kỷ 20, nhưng không ai chết vì vi rút này kể từ năm 1978. Một minh chứng vững chắc cho thành quả lớn đầu tiên của vắc xin là thông báo của WHO vào năm 1980 rằng đậu mùa là căn bệnh đầu tiên đã được thanh toán trên toàn thế giới bằng một chương trình tiêm chủng. Bệnh bại liệt:      Bại liệt là bệnh do vi rút Polio gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Vi rút xâm nhập vào hệ thần kinh, có thể gây tê liệt hoặc thậm chí tử vong chỉ trong vài giờ. Cứ 200 người nhiễm bệnh bại liệt thì có 1 người bị liệt không hồi phục (thường liệt chân) và có khoảng 5 – 10% tử vong do liệt cơ hô hấp.     Việc phát triển vắc-xin chống lại bệnh bại liệt là một thành tựu quan trọng trong lịch sử vắc-xin. Sau chiến thắng toàn cầu trước bệnh đậu mùa, chương trình xóa sổ bệnh bại liệt đã được WHO và một số nhà tài trợ từ thiện lớn khởi xướng. Số ca bệnh bại liệt trên toàn thế giới đã giảm hơn 95% vào năm 2000. Vi rút bại liệt hoang dã đã bị loại trừ ở tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Á, và tính đến năm 2020, Afghanistan và Pakistan là 2 quốc gia duy nhất mà căn bệnh này vẫn được xếp vào loại bệnh lưu hành. Hy vọng mục tiêu xóa sổ bệnh bại liệt sẽ đạt được trong tương lai không xa. Các bệnh truyền nhiễm khác     Tầm quan trọng của việc tiêm chủng dự phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm được minh họa rõ nhất bằng thực tế là các chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới đã giúp loại bỏ hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn nhiều bệnh trong số các bệnh này ở các nước phát triển. Việc thực hiện các chương trình tiêm chủng thường quy cho trẻ em Hoa Kỳ đã dẫn đến giảm đáng kể tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm từ mức cao nhất ở giữa thế kỷ 20 xuống mức thấp kỷ lục như ngày nay. Bảng 1. Hiệu quả của vắc xin đối với một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Mỹ Bệnh Số ca tối đa mắc (Năm) Số ca trong năm 2014 % thay đổi Bạch hầu 206 939 (1921) 0 -100.0 Sởi 894 134 (1941) 669 -99.93 Quai bị 152 209 (1968) 737 -99.51 Ho gà 265 269 (1934) 10 631 -95.99 Bại liệt 21 269 (1952) 0 -100.0 Rubella 57 686 (1969) 2 -99.99 Uốn ván 1 560 (1923) 8 -99.48 Hib ~20 000 (1984) 34 -99.83 Viêm gan B 26 611 (1985) 1 098 -95.87     Các chiến dịch tiêm chủng trên toàn thế giới cũng được ghi nhận là đã kiểm soát được

BIỆT ĐỘI THUV TƯ VẤN TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

Vào sáng ngày 10/03, tại trường THPT Chu Văn An đã diễn ra Ngày hội Tư vấn tuyển sinh dành riêng cho các bạn học sinh THPT, sự kiện thu hút rất nhiều trường Đại học uy tín trong đó có Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động tuyển sinh thường niên của THUV nhằm cung cấp những thông tin về cách thức xét tuyển, các ngành học và các học bổng của trường. THUV đã chuẩn bị rất nhiều các phần quà hấp dẫn dành tặng tới các bạn học sinh có hứng thú và quan tâm tới Trường. Hơn nữa, giảng viên khoa Điều dưỡng của THUV cũng tham gia kiểm tra và tư vấn sức khỏe miễn phí cho các bạn học sinh thông qua các chỉ số huyết áp, nhịp tim, cân nặng, chiều cao giúp các bạn cân bằng điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt để có một cơ thể khỏe mạnh, phục vụ tốt cho việc học tập. Hy vọng rằng những chương trình Tư vấn Tuyển sinh sắp tới đây của Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nhận được thật nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các bạn!  Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam  Website: https://tokyo-human.edu.vn/  Hotline: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Mail: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn   #THUVUniversity #THPTChuVanAn  #Tuvantuyensinh #THPTQG #2k5 Trần Lê Thảo – Phòng Tuyển sinh 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thong-tin-tuyen-sinh-2023/

CÁC CÔNG CỤ TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Tôi là ai? là câu hỏi mà người ta loay hoay mất cả đời để đi tìm câu trả lời. Đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, cùng với nỗi sợ, khao khát khám phá bản thân cũng không ngừng thôi thúc ta phải định nghĩa chính mình. Lựa chọn nghề nghiệp , định hướng nghề nghiệp có thể coi là một trong những ngã rẽ, đòi hỏi nhiều nỗ lực để đưa ra quyết định phù hợp. Hiện nay, có nhiều công cụ và phương pháp giúp chúng ta hiểu bản thân hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp. Định hướng nghề nghiệp dựa trên tính cách Mỗi ngành nghề đều yêu cầu một loại hình tính cách nhất định. Đó cũng là một trong số những lý do mà các nhà tuyển dụng thường đánh giá tính cách của ứng viên ngoài thông tin biểu thị trên CV. Nếu bạn có tính cách không phù hợp với nghề nghiệp thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để thành công với nghề nghiệp bạn đã chọn, chưa kể đến sự thiếu phù hợp với công việc còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và tâm lý khi đi làm. Ngược lại nếu bạn lựa chọn được công việc phù hợp thì sự hài lòng, chất lượng cuộc sống cũng như công việc sẽ được đảm bảo. Không hiểu bản thân, chuyển nghề nghiệp nhiều lần gây lên lãng phí thời gian, sức lực và tiền bạc cho bản thân, gia đình và xã hội.Vì vậy, bạn cần thu nhập nhiều đánh giá khách quan nhất có thể, để đưa ra lựa chọn phù hợp. Những phương pháp trắc nghiệm tính cách 1.   MBTI Hệ thống trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers – Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà – Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung. MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 chức năng tâm lý cơ bản nhằm cho ra đời 16 loại tính cách điển hình khác nhau: Xu hướng giao tiếp: Hướng ngoại (Extroversion) – Hướng nội (Introversion) Cách nhận thức thế giới xung quanh: Giác quan (Sensing) – Trực giác (Intuition) Cách chọn lựa và đưa ra quyết định: Lý trí (Thinking) – Tình cảm (Feeling) Xu hướng hành động: Nguyên tắc (Judgment) – Linh hoạt (Perception) Link bài test: Tại đây 2.   DISC DISC được bắt đầu phát phát triển từ năm 1928, khi tiến sĩ William Moulton Marston mô tả về lý thuyết này trong cuốn “Emotions of Normal People” (tạm dịch: Cảm xúc người thường). “DISC” là viết tắt của bốn đặc điểm hành vi chính của một con người, bao gồm Thống trị (Dominance), Ảnh hưởng (Influence), Ổn định (Steadiness) và Tuân thủ (Compliance) Theo Marston, hành vi của con người có thể được phân thành 4 kiểu: Dominance (D) – tạm dịch là “Xông xáo”: những người thuộc nhóm này thường quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn, năng nổ, tập trung, cạnh tranh, hướng đến kết quả. Inducement hoặc Influence (I) – tạm dịch là “Nhiệt tình”: nhóm I bao gồm những cá nhân hòa đồng, thích xã giao, cởi mở, nhiệt tình, có khả năng thuyết phục. Steadiness (S) – tạm dịch là “Điềm đạm”: người thuộc kiểu S có tính cách ổn định, điềm tĩnh, hòa nhã, biết lắng nghe, tận tâm và thận trọng. Compliance hoặc Cautiousness hay Conscientiousness (C) – tạm dịch là “Chuẩn mực”: ở nhóm I là những người có trách nhiệm, rõ ràng, logic, có kỷ luật, chính xác và nghiêm túc. Link bài test: Tại đây 3.   Trắc nghiệm 16 yếu tố tính cách (16 Personality Factor Questionnaire/ 16PF Test) Trắc nghiệm tính cách này mô tả và giải thích sự khác biệt cá nhân giữa tính cách của mọi người, phân loại16 đặc điểm tính cách khác nhau. Các yếu tố được xem xét bao gồm cách đối phó, hành động, khả năng đồng cảm, nhu cầu tương tác giữa các cá nhân, thái độ đối với quyền lực, quy tắc hoặc tiêu chuẩn xã hội, sở thích nghề nghiệp của một người. Bài test bao gồm 185 câu hỏi trắc nghiệm trong khoảng 35 đến 50 phút, yêu cầu người trả lời phải chọn một trong ba phương án khác nhau. Link bài test: Tại đây 4.   Trắc nghiệm tính cách Holland TRẮC NGHIỆM HOLLAND được phát triển bởi tiến sĩ tâm lý học người Mỹ – John Holland, được sử dụng khá rộng rãi trong hướng nghiệp phổ thông tại các quốc gia phát triển nhất về giáo dục như Hà Lan, New Zealand, Thuỵ Sỹ, Italy… Theo lý thuyết này, tính cách con người thành 6 nhóm riêng biệt, tương ứng với 6 nhóm ngành nghề phổ biến: Nhóm ngành nghề nghiên cứu (Investigative): Thích quan sát, thích tìm tòi, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề nào đấy. Nhóm ngành nghề kỹ thuật (Realistic): Thích khám phá các loại máy móc, dụng cụ, kỹ thuật,… Nhóm ngành nghề nghệ thuật (Artistic): Am hiểu về nghệ thuật; có khả năng sáng tạo, nhạy cảm và tinh tế tế; thích được làm trong những ngành nghề sáng tạo như điện ảnh, viết lách,… Nhóm ngành nghề xã hội (Social): Thích giúp đỡ, chữa trị hoặc chăm sóc cho người khác. Nhóm ngành nghề quản lý (Enterprising): Thích làm việc với những người khác, có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện, lãnh đạo hoặc quản lý các mục tiêu của tổ chức, các lợi ích kinh tế. Nhóm ngành nghề nghiệp vụ (Conventional): Nhanh nhạy với những con số, dữ liệu, thông tin; có khả năng làm những công việc tỉ mỉ, chi tiết. Link bài test: Tại đây Hi vọng rằng các công cụ trên đây có thể giúp bạn khám phá bản thân mình nhiều

CÁCH CHẾ TÁC ĐỆM LÓT GHẾ CHO NGƯỜI RỐI LOẠN KIỂM SOÁT TƯ THẾ (Seating)

Chế tác đệm lót ghế cho người rối loạn kiểm soát tư thế đề cập đến việc giúp cho những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát tư thế ngồi có được tư thế ngồi tốt hơn. Tầm quan trọng của tư thế ngồi thường không được chúng ta để ý đến trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, khi chúng ta gặp khó khăn trong việc kiểm soát duy trì tư thế ngồi do các vấn đề như tuổi cao hay bị khuyết tật sẽ tác động lớn tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và khiến cho các hoạt động xã hội cũng trở nên khó khăn. Với những trường hợp gặp khó khăn khi ngồi nếu không có sự hỗ trợ của các dụng cụ hỗ trợ hoặc người khác sẽ dễ dẫn đến tình trạng nằm liệt giường. Ngược lại, nếu có được tư thế ngồi phù hợp, cuộc sống sinh hoạt của họ sẽ có những thay đổi đáng kể. Họ có thể cải thiện được trạng thái cơ thể như thực hiện việc hô hấp và ăn uống mà không gặp khó khăn, và họ cũng hoàn toàn có thể sử dụng tay của mình vào các hoạt động khác. Hơn nữa, không ít các báo cáo cũng chỉ ra rằng việc ngồi giúp cải thiện mức độ ý thức và năng lực nhận thức hạn chế sa sút trí tuệ. Bằng tư thế ngồi, chúng ta còn có thể tham gia vào nhiều các hoạt động xã hội như sinh hoạt cùng gia đình, đến trường học tập cùng bạn bè hay làm việc tại công ty… Lần này, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về các phương pháp chế tác tấm đệm lót ghế cho người sử dụng xe lăn.  Dụng cụ cần chuẩn bị: Tấm xốp PE (loại có tính đàn hồi), dao dọc giấy, thước kẻ, bút mực, keo dính (loại có thể dính được tấm xốp PE với nhau) 1) Đầu tiên, sử dụng bút và thước kẻ phác thảo các chi tiết cần cắt. 2) Dùng dao và thước cắt tấm xốp theo các đường đã phác thảo. 3) Dùng keo cố định các tấm xốp nhỏ vừa cắt lại với nhau chúng ta sẽ được một tấm đệm như hình dưới. 4) Đặt tấm đệm vừa tạo lên xe lăn. 5) Kiểm tra cảm giác khi ngồi, cắt bỏ những phần xốp thừa không cần thiết. 6) Hoàn thành!!! Nhờ cấu tạo phần chỗ ngồi phía mông thấp hơn nên có thể tránh được tình trạng trơn trượt ngã về phía trước. Ở Nhật Bản, các dịch vụ chăm sóc rất phát triển, có nhiều công ty chuyên cho thuê những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, những vật dụng cho thuê đó là những vật dụng làm sẵn được sản xuất hàng loạt, nên kích thước và cảm giác khi sử dụng sẽ chỉ là tương đối. Do vậy, việc học tập để có thể tự tay làm ra được những vật dụng gần gũi quanh ta, vừa giúp ích cho người bệnh và vừa để có thể cống hiến được cho xã hội. Tại khoa Phục hồi chức năng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi có những tiết học giúp sinh viên có thể học cách chế tác những vật dụng đơn giản nhưng vô cùng hữu ích như trên. Bạn quan tâm tới ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng? Hãy gọi cho chúng tôi theo số máy 0869 809 088 để được tư vấn! Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, sự lựa chọn cho một tương lai tươi sáng! Giảng viên Yokosawa Kaori – Khoa KT Phục hồi chức năng 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳♥️🚶🏃🕴️💃🕺🛀🛌👫👬🤸🏋️⛹️🤾⛷️🏂🏌️🏄🏊🤽🤺🤼🚣🏇🚴👪👩‍👩‍👧‍👧👨‍👨‍👧‍👧♥️🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng