Cuộc sống sinh viên

VIỆT NAM NHÌN TỪ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ~LÃNG PHÍ THỰC PHẨM~

Bạn có biết “Các Mục tiêu Phát triển Bền vững mà toàn thể cộng đồng quốc tế nên hướng tới” được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2015 không? Tôi đã có cơ hội làm việc trong lĩnh vực viện trợ từ năm 1999 đến năm 2014, khi mà các MDG (Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2000) được thiết lập. Vì vậy, tôi rất vui vì “Mục tiêu phát triển bền vững” (SDGs) đã trở thành một cụm từ được biết đến rộng rãi trong mười năm qua. Có vẻ khó để chỉ nắm bắt nội dung thông qua từ ngữ, nhưng tôi sẽ cố gắng giải thích và đưa nó vào thực tế theo cách riêng của mình, chẳng hạn như “Mỗi người trên trái đất không nên chỉ nghĩ cho bản thân mình, mà còn nên thực hiện những hành động liên quan đến sự tồn tại trong tương lai của trái đất”. Với mục tiêu “Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi (Mục tiêu số 3)” và “Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (Mục tiêu số 4)”, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đang trực tiếp hành động để hướng tới mục tiêu đó. Cho đến hôm nay, tôi đã làm việc tại Việt Nam được hai năm. Có một vấn đề mà tôi để ý rất nhiều nhưng tôi nghĩ giờ đã đến lúc tôi phải lên tiếng. Đó là vấn đề về việc lãng phí thức ăn. Khi còn ở Nhật Bản, tôi đã không biết rằng Việt Nam có nhiều lương thực đến như vậy. Sau khi thử tra cứu tôi thấy có báo cáo chỉ ra rằng so với tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Nhật là 37% thì của Việt Nam vượt trên mức 110%. Tôi nghĩ rằng Nhật Bản là một quốc gia không thể tồn tại nếu không dựa vào sự giúp đỡ của các quốc gia khác, tuy nhiên Việt Nam lại được trời phú cho lương thực đến mức có thể hỗ trợ cho Nhật Bản. Tuy nói như vậy nhưng gần đây, việc lãng phí thực phẩm cũng đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản gần đây đã bắt đầu hành động sau khi nhận được báo động về tình trạng lãng phí thực phẩm quá mức. Kết quả này đã giúp cho cụm từ “Lãng phí thực phẩm” đến gần hơn với mọi người. (https://www.maff.go.jp/j/shokusan/recycle/syoku_loss/161227_4.html) Tôi đã sống ở châu Phi khoảng 7 năm, vì vậy tôi có được kinh nghiệm thực tiễn rằng thức ăn và nước uống là hai thứ đặc biệt gắn liền với sinh mệnh con người. Do đó, nguồn lương thực dồi dào của Việt Nam đã khiến tôi thực sự bất ngờ. Đặc biệt trong việc thể hiện lòng hiếu khách, tôi cho rằng việc chuẩn bị thức ăn một cách đề huề là một phần văn hóa của Việt Nam. Ở Nhật cũng có tinh thần hiếu khách tương tự như vậy, tuy nhiên ở các thành phố họ thường không chú trọng tới điều này. Không dễ để thay đổi cách suy nghĩ đã ăn sâu trở thành văn hóa, và đặc biệt khó có thể thay đổi hành vi của người cao tuổi, tuy nhiên những người trẻ tuổi lại có thể thay đổi mọi thứ từng chút một và đây chính là đặc quyền của người trẻ. Nếu con người giữa sự thay đổi văn hóa chia thành các quan điểm “tốt” và “xấu”, nó có thể khiến cả hai bên cảm thấy không thoải mái, nhưng tôi nghĩ một trong những giải pháp hòa bình là đưa ra một ý tưởng chung hợp nhất. Về vấn đề lãng phí thực phẩm, khi không thể tránh khỏi việc để thức ăn thừa khi tiếp khách, thay vì vứt đi, bạn có thể cho chúng vào hộp cơm cho ngày hôm sau hoặc nghĩ ra một công thức tạo thành món ăn mới, hoặc cho vật nuôi ăn, ủ phân, nhân giống. Việc bảo vệ Trái đất phụ thuộc vào thái độ của mỗi người. Nếu có hứng thú, bạn có thể tìm kiếm trên trang web của Liên Hợp Quốc (https://sdgs.un.org/goals), ngoài ra cũng có nhiều trang giải thích khá dễ hiểu, hãy thử tham khảo. Bạn có muốn cùng nhau thực hiện các “Mục tiêu phát triển bền vững” kể từ hôm nay không? SUGAWARA JUNKO – Phòng Hành chính – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam  🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 THÔNG TIN TUYỂN DỤNG THUV

THUV TRONG TÔI LÀ GÌ

Những ngày này, được nhìn thấy sinh viên trở lại trường làm tôi nhớ lại những năm tháng còn là sinh viên, cùng bạn bè tới trường. Mặc dù việc học rất vất vả, nhưng vì được đến trường, gặp bạn bè, thầy cô nên lúc nào miệng cũng cười “toe toét”. Khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, THUV với tôi là những ngày miệt mài “cày cuốc”. Từ môn tiếng Nhật, đến môn Giải phẫu, rồi cao hơn nữa là những môn chuyên ngành và chuyên ngành bằng tiếng Nhật … Đó là những tháng ngày cùng bạn bè tới trường để ôn tập kiến thức, tự đốc thúc nhau học hành, hay những buổi tâm sự cùng thầy cô về tương lai, về khát vọng của tuổi trẻ. Cuộc sống sinh viên ở THUV không chỉ có những tháng ngày miệt mài học tập, đó còn là những kỷ niệm vô cùng đáng nhớ thời sinh viên: Là lễ hội văn hoá, là cuộc thi hát Karaoke,… những buổi họp lớp cãi nhau “chí choé” để đưa ra kế hoạch tập duyệt. Đó sẽ mãi mãi là những trang hồi ức tuyệt vời của tuổi trẻ. Tôi của hiện tại vẫn ở THUV, nhưng với một vai trò mới, mang trên mình trách nhiệm mới. Hi vọng rằng, tôi có thể cùng các bạn Sinh viên tạo nên thật nhiều những kỉ niệm đáng nhớ ở nơi đây. Mong cho dịch bệnh sớm lắng xuống để chúng ta có thể gặp gỡ nhau dễ dàng hơn, đông đủ hơn. Và đừng quên thực hiện tốt 5K để bảo vệ bản thân nhé! Hẹn sớm được gặp TẤT CẢ các bạn tại THUV. Nếu các bạn quan tâm tới trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0869.809.088. Hãy đến và cùng nhau trải qua những năm tháng thanh xuân đầy ý nghĩa nhé! Chúng tôi luôn chào đón bạn!                                        Cô Đặng Thanh Hiền- Cựu sinh viên trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam                                           Hiện là Giảng viên khoa Kỹ thuật phục hồi chức năng 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Ý nghĩa biểu tượng (logo) của THUV

Logo chính là đại diện, thương hiệu cho một tổ chức. Chính vì vậy, logo mang một ý nghĩa rất cao cả, tượng trưng cho lý tưởng trong kế hoạch phát triển của mỗi trường. Với triết lý giáo dục “mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người trên thế giới”, ước vọng đưa Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam (THUV) trở thành một cái nôi đào tạo nguồn nhân lực có khả năng cung cấp dịch vụ y tế đạt chuẩn quốc tế, người sáng lập Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam đã chọn hình ảnh chim hạc làm biểu tượng cho logo của trường. Đối với mỗi đường nét, mỗi chi tiết ở logo của THUV đều chứa đựng những ý nghĩa riêng nhưng kết hợp lại với nhau đã tạo nên một ý nghĩa trọn vẹn trong 1 vòng tròn. Bên cạnh đó, vòng tròn làm viền cho logo mang ý nghĩa về khuôn phép, kỷ cương và sự an toàn trong môi trường học tập, chứa đựng khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về trí tuệ và sự đong đầy về tâm hồn. Không những vậy, vòng tròn luôn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, sự vĩnh cửu và sự cam kết gắn bó dài lâu vì nó không có điểm bắt đầu hay điểm kết thúc. Bên trong vòng tròn là tên trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được viết bằng tiếng Anh và bốn chữ cái viết tắt tên trường bằng tiếng Anh “THUV – Tokyo Human Health Sciences University Vietnam” thể hiện tinh thần luôn muốn giao lưu, phát triển và hợp tác với nhiều cơ sở giáo dục trong nước và trên thế giới. Nhà trường luôn cố gắng, phấn đấu và đề ra mục tiêu mới trong tương lai để tiếp tục xây dựng một ngôi trường ngày càng vững mạnh. Hình ảnh chú chim hạc được đặt ở trung tâm đại diện cho những sinh viên THUV khi trở thành những nhân viên y tế có thể đi đến bất cứ nơi đâu trên thế giới để giúp đỡ mọi người cũng như những chú chim hạc dang rộng đôi cánh để có thể sải cánh tung bay trên bầu trời rộng lớn. Logo được thiết kế bằng những đường nét đơn giản, không họa tiết cầu kỳ. Logo được thiết kế với 3 màu chủ đạo là xanh da trời, đen và trắng là những màu sắc cơ bản mang sắc thái của sự yên bình, thân thiện và khát vọng mạnh mẽ, thể hiện tính chuyên nghiệp cao. Có thể nói, logo của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là biểu tượng thể hiện mục đích và phương châm đào tạo cán bộ y tế của nhà trường. Đó cũng là sự phấn đấu xây dựng một môi trường học tập đầy tính nhân văn để mỗi một sinh viên nhà trường có thể phát huy khả năng của bản thân một cách tối đa nhất. Bạn có muốn tìm hiểu thêm về THUV không ? Hãy liên hệ với chung tôi theo số máy 0869 809 088 để được tư vấn nhé! Nguyễn Thúy Hiền – Cán bộ phòng tuyển sinh 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

HƯỚNG DẪN LÀM CHẬU GỘI ĐẦU TẠI NHÀ

Tại THUV, các bạn sinh viên khoa Điều dưỡng được học môn Điều dưỡng tại nhà. Ở môn học này, sinh viên sẽ được hướng dẫn tự tay làm những dụng cụ chăm sóc người bệnh tại nhà bằng những vật dụng vô cùng quen thuộc mà hầu hết gia đình nào cũng sẽ sử dụng. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu tới các bạn cách để làm một chiếc chậu gội đầu tại nhà nhé! Vật dụng cần chuẩn bị: Một chiếc khăn tắm bản to, 2 chiếc dây chun, 1 chiếc túi ni lông 45 lít, kẹp quần áo (số lượng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để cố định), 1 cái xô. Bước 1: Gấp khăn – Gấp chéo 2/3 chiều dài khăn xuống như trên hình, sau đó bắt đầu cuộn khăn lại từ phần cạnh đáy. – Tiếp theo ta gấp hai phần đầu khăn lên một đoạn và cố định bằng dây chun. Chú ý: nếu sử dụng khăn mỏng, có thể sử dụng 2 lớp khăn chồng lên nhau. Bước 2: Định hình chậu Gập khăn lại thành hình chữ U. Cho khăn đã gập vào bên trong túi ni lông như hình. Làm phẳng phần ni lông phía trong và làm cho phần bên trong lõm xuống chạm bề mặt mặt phẳng. Dùng kẹp để cố định 2 đầu của khăn với túi ni lông. Bước 3: Hoàn thiện – Đặt chiếc chậu gội đầu vừa định hình xong sát mép giường (phần miệng của chữ U quay ra ngoài). – Vuốt thẳng phần túi ni lông thừa ra ở miệng chữ U và đặt hoàn toàn vào phía trong xô nước đặt bên dưới cạnh giường. – Sau đó dùng kẹp để cố định phần túi ni lông đó vào cạnh của xô nước. Lưu ý: – Có thể điều chỉnh kích cỡ chậu bằng cách sử dụng khăn dài hơn hoặc chắp hai mảnh khăn để tăng độ dài nếu muốn tăng kích thước và ngược lại nếu muốn giảm kích thước chậu. Như vậy là chúng ta đã hoàn thành chiếc chậu gội đầu tự chế từ những vật dụng thân thuộc xung quanh mà không tốn một chút chi phí nào cả. Chiếc chậu tự chế này hoàn toàn có thể tái sử dụng sau mỗi lần dùng. Không chỉ các bạn sinh viên học ngành Điều dưỡng mà tất cả chúng ta đều có thể bắt tay vào làm ra một chiếc chậu nếu trong gia đình có trẻ nhỏ, phụ nữ mang bầu, và đặc biệt là có người thân đang phải nằm tại giường để điều trị. Hãy thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc tới các thành viên trong gia đình từ những điều nhỏ nhất các bạn nhé! Và nếu bạn quan tâm tới Ngành Điều dưỡng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0869 809 088 để được tư vấn! Trần Lê Thảo – Phòng tuyển sinh 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

CÁCH LÀM DỤNG CỤ HỖ TRỢ ĐI TẤT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Bạn có biết sinh viên Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng học tập những điều gì không? Hiện tại các bạn sinh viên năm ba ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) đang học về những dụng cụ hỗ trợ, dụng cụ trợ giúp để giúp cho những người bệnh có những trở ngại trong vận động có thể tự lập được trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi có trở ngại trong vận động, những công việc trong sinh hoạt hàng ngày như việc ăn uống, đánh răng, thay quần áo, tắm, vệ sinh sẽ trở nên khó khăn. Có một ý tưởng sử dụng các công cụ hỗ trợ và các công cụ trợ giúp để làm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trở nên dễ dàng hơn dù chỉ một chút. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách làm “Dụng cụ hỗ trợ đi tất” để hỗ trợ trong việc thay quần áo được tạo ra từ những dụng cụ thân thuộc hàng ngày. Dụng cụ cần chuẩn bị: Tấm nhựa mềm trong suốt, giấy có in hình mẫu, dụng cụ dập lỗ, dây (dài khoảng 1,5m), bút mực, kéo. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Đặt tấm nhựa trong suốt lên giấy có in hình mẫu, vẽ tô hình mẫu lên bề mặt tấm nhựa. Bước 2: Cắt tấm nhựa plastic theo đường đã tô. Bước 3: Dập 2 lỗ ở vị trí như trong ảnh để luồn dây. Bước 4: Luồn dây như trong ảnh Bước 5: Cho dụng cụ hỗ trợ đã hoàn thiện vào trong tất. Bước 6: Cho chân vào trong tất như ảnh. Bước 7: Kéo dây để bỏ dụng cụ hỗ trợ ra khỏi tất. Những thứ tiện lợi không nhất thiết phải là những thứ đắt tiền. Tái sử dụng các vật dụng quen thuộc, giúp người bệnh dễ sử dụng sẽ giúp cải thiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (ADL) và nâng cao chất lượng cuộc sống (QOL). Tại khoa Kỹ thuật Phục hồi chức năng, sinh viên không chỉ được học về cơ chế hoạt động của cơ thể con người mà còn được học về cách vận động, di chuyển, cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ và tự trợ, cách cải thiện môi trường sống. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0869 809 088 nếu bạn quan tâm! GV. Yokosawa Kaori – Giảng viên ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

BẠN CÓ THỂ CẢM NHẬN ĐƯỢC VỊ GIÁC TỪ ĐÂU?

Chào các bạn! Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) sinh viên sẽ được học về cấu tạo của các tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu về cấu tạo của lưỡi. Ở trong khoang miệng mỗi chúng ta có tồn tại một khối cơ lớn là cơ lưỡi. Bề mặt của nó được bao phủ bởi lớp niêm mạc dày được gọi là biểu mô tế bào vảy. Trên bề mặt của lớp niêm mạc này có rất nhiều nhú lưỡi. Bề mặt của lưỡi thô ráp chính là do sự xuất hiện của các nhú lưỡi này.   Có 4 loại nhú lưỡi: Nhú chỉ Nhú nấm Nhú đài Nhú lá Ở nhú đài và nhú lá có rất nhiều các cơ quan giúp chúng ta có thể cảm nhận được vị được gọi là nụ vị giác. Nụ vị giác có khoảng 250 cái trong một nhú đài. Tại đáy của các rãnh thuộc nhú đài ta sẽ thấy đường nước bọt. Nước bọt này làm sạch bên trong các rãnh, vì vậy nụ vị giác luôn có thể tiếp nhận những kích thích mới. Những kích thích đó trở nên hưng phấn và được truyền tới các tế bào thần kinh. Vị giác bao gồm 4 vị là ngọt, chua, đắng và mặn. Vị mặn, ngọt được cảm nhận trên đầu lưỡi, vị chua được cảm nhận ở hai bên lưỡi và vị đắng ở rễ lưỡi. Chắc các bạn sẽ thắc mắc tại sao chúng ta cần thiết phải hiểu về cấu tạo như vậy? Cấu tạo này sẽ thay đổi khi chúng ta bị bệnh, do vậy, để hiểu được sự thay đổi ấy, chúng ta cần phải nắm được cấu tạo bình thường của tổ chức đó. Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học, các bạn sinh viên đang được học về cấu tạo của các tố chức cơ quan trong cơ thể. Các bạn có muốn cùng nhau tìm hiểu về sự kỳ diệu trong cơ thể người không? Chắc các bạn đang nghĩ nó có vẻ khó phải không? Hãy đừng lo lắng, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng bước, từng bước để các bạn có thể hiểu được chúng nhé. Nếu có hứng thú, các bạn hãy đến và trải nhiệm tại THUV nhé! Ths. Nakai Yuko – Phó trưởng khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

Nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực rất quan trọng trong y học. Thuật ngữ Nghiên cứu trong tiếng Anh là Research. Research là một từ ghép giữa hai từ là Re + Search, có nghĩa là tìm kiếm nhiều lần, tìm đi, tìm lại. Vì vậy, nghiên cứu được hiểu là một quá trình tìm kiếm, tìm hiểu những cái chưa biết, chưa rõ. Nghiên cứu điều dưỡng (Nursing Research) là một bộ phận của nghiên cứu y học nhằm mục đích sàng lọc, phát triển kiến thức điều dưỡng và dựa vào các bằng chứng nghiên cứu tin cậy để cải tiến thực hành điều dưỡng. Nghiên cứu điều dưỡng là khoa học về các phương pháp quan sát, can thiệp, diễn giải và trình bày kết quả một cách khách quan, chính xác và hệ thống. Người đầu tiên tiến hành và đặt nền móng cho nghiên cứu Điều dưỡng là Florence Nightingale (1820-1910) khi Bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế: sự ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe thể chất của các thương binh trong chiến tranh; và sau hai năm Bà đã làm giảm tỷ lệ chết của thương binh do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Trên thế giới, nghiên cứu Điều dưỡng là một ngành khoa học đã phát triển từ rất lâu, đặc biệt ở các nước có ngành Điều dưỡng phát triển như Mỹ, Canada, các nước châu Âu, Úc; với hàng nghìn các nghiên cứu về Điều dưỡng đã được tiến hành và xuất bản trên các tạp chí uy tín. Tại Việt Nam, nghiên cứu Điều dưỡng mới chỉ thực sự phát triển sau năm 1970. Năm 2005, cuốn sách Nghiên cứu Điều dưỡng đầu tiên của tác giả Phạm Đức Mục và CS đã được nhà xuất bản Y học phát hành. Từ năm 2006, môn học Nghiên cứu điều dưỡng lần đầu tiên được chính thức đưa vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo điều dưỡng bậc đại học. Sau hàng loạt nỗ lực biên soạn tài liệu và đào tạo về Nghiên cứu điều dưỡng, Hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA) đã quyết định tổ chức Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ nhất vào tháng 5/2002. Kể từ đó, các hội nghị tiếp theo được tổ chức đều đặn 2 năm 1 lần. Hội nghị lần thứ X vừa được tổ chức ngày 21 tháng 10 năm 2022 tại Hà Nội. Nghiên cứu Điều dưỡng có một vai trò cấp thiết và cần ưu tiên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Vì chỉ có nghiên cứu mới tạo ra kiến thức mới, Cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc và tăng giá trị nghề nghiệp. Nghiên cứu còn giúp Tăng cường hiệu suất và hiệu quả chi phí. Phạm vi của Nghiên cứu điều dưỡng tập trung vào 4 lĩnh vực: Giáo dục điều dưỡng, thực hành điều dưỡng, quản lý điều dưỡng và hệ thống y tế. Khi lựa chọn Lĩnh vực nghiên cứu cần phải xem xét đến khả năng thực hiện và khả năng áp dụng các đề tài sau nghiên cứu, cũng như tác động của nó vào việc phát triển nghề nghiệp và hệ thống y tế. Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu có nhiều chủ đề nghiên cứu và trong mỗi chủ đề nghiên cứu lại có nhiều vấn đề nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu chính là vấn đề ưu tiên được chọn ra để tiến hành nghiên cứu trong số những vấn đề đang tồn tại. Để xác định được vấn đề ưu tiên, người nghiên cứu luôn đặt câu hỏi vấn đề đó có lớn không? Hậu quả của vấn đề đó như thế nào có đến mức phải can thiệp không? Ngoài ra cần xét đến tính mới, tính cấp thiết, tính khả thi cũng như sự chấp nhận về đạo đức y học của vấn đề nữa. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ Đại học. Tại đây, các bạn sẽ được học Học phần Nghiên cứu Điều dưỡng với số đơn vị học trình là 3 tín chỉ. Nghiên cứu Điều dưỡng thật thú vị, phải không các bạn. Hãy đến với Trường Đại học Y koa Tokyo Việt Nam để học tập và nghiên cứu các bạn nhé! ThS, BS Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó trưởng khoa Điều dưỡng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

CỔNG BÌNH CHỌN VÒNG CHUNG KẾT THE BODY AND MIND 2022

Xin chúc mừng TOP 5 đã xuất sắc vượt qua 2 vòng casting và bán kết để trở thành những chiến binh tiến thẳng vào Vòng Chung Kết. ️Quán quân THE BODY AND MIND mùa 1 sẽ được quyết định bởi tổng số lượt bình chọn đến từ khán giả và phần chấm điểm của Ban Giám Khảo Cổng bình chọn được mở từ 11H30 NGÀY 16.11.2022 ĐẾN 12H NGÀY 18.11.2022 TIÊU CHÍ BÌNH CHỌN Căn cứ tính điểm – Lượt like, bình luận, share, biểu tượng cảm xúc… cho từng bức ảnh của thí sinh trên fanpage chính thức của Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam: https://www.facebook.com/thuv.edu.vn (chỉ tính điểm cho lượt like , bình luận, share, biểu tượng cảm xúc… của các thành viên đã LIKE fanpage chính thức của Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam).  CÁCH TÍNH ĐIỂM CỤ THỂ NHƯ SAU: + 01 like, biểu tượng cảm xúc = 1 điểm + 01 bình luận = 1 điểm + 01 share = 1 điểm (share ở chế độ công khai với mọi người) Nhanh tay bình chọn cho thí sinh yêu thích của mình trở thành Quán quân ngay Hẹn gặp lại tập thể THUV vào Vòng Chung Kết The Body And Mind sẽ diễn ra vào thứ 6 (18.11.2022) Ánh Ngọc – Chuyên viên quảng cáo 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵

NHẬT BẢN CƯỜNG QUỐC THIÊN TAI

Bài viết này với tiêu đề khá rùng mình phải không các bạn! Các bạn có biết rằng Nhật Bản được cho là quốc gia có nhiều thảm họa thiên nhiên nhất thế giới không? Thảm họa thiên nhiên là những thứ rất đáng sợ mà con người không thể chống lại. Tuy nhiên, Nhật Bản luôn chuẩn bị và rèn luyện sẵn sàng để đối mặt với điều đó. Tất cả người dân Nhật Bản đều biết rằng ngày 1 tháng 9 là Ngày Phòng chống Thiên tai, tại các cơ sở giáo dục phổ thông, học sinh tiểu học và trung học cơ sở sẽ tiến hành diễn tập phòng chống thiên tai vào ngày này. Ngày 1 tháng 9 được chọn vì sự bắt nguồn từ trận Động đất lớn ở Kanto xảy ra vào năm 1923, và cũng do vào tháng 9 ở Nhật thường hứng chịu nhiều cơn bão tấn công, những điều này đã cất lên lời cảnh báo “Không được lơ là trong việc chuẩn bị cho thiên tai”. Theo kế hoạch định kỳ, năm nay Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam cũng đã tiến hành diễn tập phòng cháy chữa cháy. Giả định có đám cháy xảy ra tại phòng thực hành trên tầng 3, các bạn sinh viên đã tạm dừng tiết học, xác định lối thoát hiểm, đảm bảo an toàn và thoát chạy đến địa điểm sơ tán. Ngoài ra, với mục đích là một buổi diễn tập về phòng cháy chữa cháy, chúng tôi đã hướng cho sinh viên, cán bộ công nhân viên của Trường cách sử dụng bình bột và bình khí CO2 để chữa cháy. Sau buổi huấn luyện này, các cán bộ công nhân viên và các bạn sinh viên của Trường đã biết được các lối thoát hiểm ở đâu và sẽ thoát nạn theo con đường nào khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Ở Nhật Bản, theo như trí nhớ của tôi, có một trận động đất lớn tên là Hanshin-Awaji xảy ra vào năm 1995 (trận động đất xảy ra ở thành phố làm rung chuyển khu dân cư nơi tôi sống cách đó 160 km). Vào năm 2000, một cơn bão đã gây ra mưa lớn ở vùng Tokai (là quê hương của tôi,  Ga Nagoya điểm nối huyết mạch của toàn quốc bị ngập lụt sâu và nhiều người không thể di chuyển được giữa các thành phố). Trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản năm 2011 (Cụm từ “Sóng thần” từ đó mà được biết đến rộng rãi trên thế giới). Năm 2014 núi lửa Ontake phun trào. Tôi đã trải qua những thảm họa này như một thứ gì đó “thân thuộc” với mình. Chính vì đã quá quen thuộc nên việc đào tạo về phòng chống thiên tai đối với tôi rất quan trọng, tùy theo từng khu vực, việc đào tạo để chuẩn bị đối phó với động đất, lũ lụt, núi lửa phun trào…là rất cần thiết. Trên đây tôi đã chia sẻ những thảm họa đáng sợ tới các bạn, tuy nhiên các bạn không cần quá lo lắng. Ở Nhật Bản có một hệ thống cảnh báo cho phép chúng tôi thực hiện các biện pháp thích hợp trước khi sự cố xảy ra và bình tĩnh ứng phó khi sự cố xảy ra, thay vì chỉ phản ứng sau khi có sự cố. Đã từ rất lâu kể từ ngày 1 tháng 9 ấy, nhưng tôi nghĩ đó sẽ là một kinh nghiệm hữu ích cho những ai quan tâm để tìm hiểu xem phòng chống thiên tai được thực hiện như thế nào. SUGAWARA JUNKO Trường phòng Hành chính tổng hợp Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵