Giao lưu quốc tế

Khám phá Phòng thực hành của Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (Phần 2)

Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế; có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương; điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau cho người bệnh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Công việc của một điều dưỡng được hiểu một cách đơn giản là chăm sóc người bệnh thông qua việc thực hiện các thủ thuật điều dưỡng. Khác với trước đây, hiện nay sinh viên thực tập các kỹ thuật này trên bạn của mình hoặc trên người bệnh. Với những người bạn khỏe mạnh, khi thực hiện kỹ thuật sẽ khó có thể bộc lộ chân thực những khó khăn hay nhu cầu của người bệnh. Trong khi đó, nếu chưa thật sự thành thạo các kỹ thuật đã tiến hành trên người bệnh thật, sẽ ít nhiều gây ra những bất tiện cho người bệnh. Chính vì vậy, việc thực hành trên mô hình và các trang thiết bị hiện đại được cài đặt và chế tạo các chức năng giống như con người ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Nhật. Ở Việt Nam, Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam rất vinh dự và tự hào khi sở hữu các trang thiết bị thực hành hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu thực hành của sinh viên trên tất cả các kỹ thuật điều dưỡng, xóa nhòa khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên tự tin, sẵn sàng thực hiện kỹ thuật chuyên môn khi đến các cơ sở thực tập. Đến với phòng thực hành điều dưỡng, đầu tiên có thể kể đến người bạn Sakura, đó là một mô hình được thiết kế mô phỏng một người trưởng thành từ chiều cao, cân nặng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Với chất liệu PVC, bề mặt không thấm nước, thiết kế cổ, các khớp tay chân có thể cử động dễ dàng theo các tư thế khác nhau. Sakura không chỉ được sử dụng trong kỹ thuật tắm/lau người tại giường, mà còn được sử dụng trong nhiều các kỹ thuật khác như: chăm sóc hậu môn nhân tạo, đặt sonde dạ dày, thông tiểu… Tiếp đến là các bạn nhỏ dễ thương, có kích thước từ sơ sinh cho đến vài tháng tuổi. Mỗi em bé giúp các bạn cảm nhận được quá trình phát triển của con người qua mỗi thời kỳ, từ đó có những phương pháp chăm sóc thích hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhỏ tuổi nhất có thể kể tới các em bé sơ sinh, các bạn đã từng bế trên tay các em bé sơ sinh bao giờ chưa? Nhìn các thiên thần nhỏ xíu, chắc hẳn không ít bạn e dè, liệu đôi tay lóng ngóng của mình có làm rơi em bé? Liệu thao tác xoay chuyển có làm em bé đau? Đến với phòng thực hành điều dưỡng, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về điều đó. Các bạn sẽ được tắm cho các em bé sơ sinh với cân nặng, chiều cao như một em bé thật sự, cảm giác rất thú vị, hồi hộp khi lần đầu thao tác, tuy nhiên khi đã hiểu và thao tác thuần thục, các bạn sẽ thấy việc tắm bé thật sự rất dễ dàng. Bạn thấy đấy, đến với phòng thực hành điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam chúng ta sẽ có vô vàn nhưng điều lý thú để khám phá. Kỳ sau mình sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn thật nhiều điều thú vị hơn nữa để chúng mình cùng học tập nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong thời gian sắp tới.   Dương Thị Thu Hương   Giới thiệu tác giả Cô Dương Thị Thu Hương hiện đang là giảng viên Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.Cô có kinh nghiệm 2 năm làm việc tại Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông – Tp Vinh – Nghệ An và 3 năm làm việc tại Bệnh viện Showa – TP. Shimonoseki – tỉnh Yamaguchi – Nhật Bản.   Tuyển sinh

TIẾP NHẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ CHỦ TỊCH HỘI VẬT LÝ TRỊ LIỆU VIỆT NAM

Vừa qua cán bộ giảng viên và sinh viên Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam vô cùng vinh dự được tiếp nhận những tài liệu tham khảo liên quan tới lĩnh vực Phục hồi chức năng từ Chủ tịch Hội vật lý trị liệu Việt Nam thầy Trần Văn Dần. Trong xu thế phát triển của thời đại việc áp dụng những kiến thức mới vào trong giảng dạy được nhà Trường luôn trú trọng và thực hiện. Tuy nhiên bên cạnh việc giáo dục những kiến thức mới cho sinh viên thì việc củng cố những kiến thức cơ bản, những tinh hoa của ngành nghề, những vấn đề tồn tại của đất nước là điều không thể thiếu. Công tác đào tạo cán bộ Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam dựa trên việc tham khảo các tài liệu tại Nhật Bản và tài liệu đang được sử dụng tại Việt Nam. Biết được số tài liệu tiếng Việt của nhà Trường đang còn hạn chế, Thầy Dần đã chủ động tìm hiểu và gửi tặng nhà trường những tài liệu quý của Thầy. Với những tài liệu Thầy gửi tặng, giảng viên và sinh viên nhà trường sẽ phát huy để hướng tới mục tiêu đào tạo ra những cán bộ y tế “giàu lòng nhân ái” sẵn sàng “mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho cộng đồng”. Thầy Trần Văn Dần hiện đang công tác tại Hội Vật lý trị liệu Việt Nam với cương vị là Chủ tịch Hội. Thầy là một trong những người tiên phong trong các hoạt động nâng cao vị thế của ngành nghề trong xã hội và tiếng nói của Hội vật lý trị liệu Việt Nam trên trường Quốc tế. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng ngoài việc điều trị cho người bệnh, người khuyết tật tái hòa nhập cộng đồng thầy còn tham gia vào các công tác đào tạo học viên, đào tạo cán bộ những chủ nhân của Ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng trong tương lai. Chúc Thầy Dần luôn dồi dào sức khỏe để cống hiến, chúc Hội vật lý trị liệu Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ??????????????????????????? THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG ĐỢT 01 NĂM 2020

Sự khác biệt giữa Tết Trung thu của Nhật và Việt Nam

Từ xa xưa Trung thu Việt nam đã gắn liền với sự tích về chú Cuội ngồi gốc cây đa, chị Hằng Nga xinh đẹp. Còn tại đất nước Nhật Bản, người dân nơi đây lại quan niệm rằng có một chú Thỏ Ngọc đang sinh sống ở trên mặt trăng cao tít, mỗi khi họ ngồi ngắm trăng thường tưởng tượng như mình đang thấy hình bóng một chú thỏ đang ngồi ăn bánh bao, hoặc là đang đứng giã bánh Tsuki-Dango.   Với người Việt, Trung thu là ngày Tết của trẻ em, gắn liền với những chiếc đèn ông sao xinh xắn, lung linh rực rỡ đủ màu sắc do bố mẹ làm hoặc mua cho con trẻ. Ngoài đường rộn ràng tiếng trống vẫy gọi của các tốp múa lân đi khắp các ngõ chốn để mời gọi các em nhỏ cùng nhau ra vui chơi, rước đèn quanh xóm, cùng chơi các trò chơi dân gian dưới ánh trăng vàng rộm của đêm rằm, sau đó là cùng nhau phá cỗ trung thu, quây quần bên gia đình và ăn món bánh truyền thống: bánh nướng, bánh dẻo và các trái cây đặc trưng của mùa thu như hồng ngâm và bưởi đào… Đây cũng là dịp để mọi người tặng nhau những chiếc bánh trung thu để  thể hiện lòng biết ơn của mình đến những người thân yêu trong gia đình cũng như bạn bè, thầy cô… Còn ở Nhật Bản, lễ hội Trung thu được gọi là Otsukimi – lễ hội ngắm trăng, được tổ chức vào rằm tháng tám (15/8 âm lịch). Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Susuki,… Ngoài 15/8 âm lịch, Otsukimi (lễ hội ngắm trăng) được tổ chức lần 2 khoảng 1 tháng sau vào ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là “trăng sau”. Người Nhật quan niệm khi đã ngắm trăng đêm 15 thì phải ngắm trăng vào đêm 13. Vì nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi”. Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản. Và thời gian này còn là dịp để những người con xa xứ về thăm gia đình, cùng làm và ăn những món ăn truyền thống của họ, và chuẩn bị những trang phục đẹp để đi lễ hội. Hòa cùng không khí rộn ràng của Tết trung thu, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt nam (THUV) cũng được trang trí rực rỡ khiến cho không khí trung thu trở nên tưng bừng hơn, để chào mừng các bạn sinh viên sau kỳ nghỉ hè đã quay lại trường, bắt đầu 1 năm học mới, và cũng là để hân hoan đón chào các tân sinh viên đã tin tưởng và gửi gắm ước mơ, tương lai của mình, các bạn sẽ cùng đồng hành gắn bó suốt 4 năm thanh xuân của mình với mái trường Đại học Y khoa Tokyo mến yêu này…. Ngô Thị Thanh Hà   Giới thiêu tác giả Cô Ngô Thị Thanh Hà hiện đang làm việc tại Phòng Hành chính – nhân sự của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.  Cô có kinh nghiệm từng sinh sống và làm việc tại Nhật Bản 6 năm.   Tuyển sinh

THUV TRÁI CHÍN ĐẦU MÙA

Trường tôi là Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV), trường đang ngự trong khu đô thị Ecopark xanh tươi xinh đẹp – điểm giao thoa giữa Hưng Yên và Hà Nội. Các bạn thấy chủ đề bài viết là “THUV trái chín đầu mùa” nhưng ở đây không phải là “thứ Đặc Sản hoa quả của vùng miền” mà tôi muốn nói đến các bạn sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp ra trường.        Các bạn ạ! 4 năm các bạn ở THUV chỉ là một quãng thời gian sinh viên ngắn ngủi so với những hành trình tiếp theo của các bạn. Nhưng 4 năm học đó là một nền móng cực kỳ quan trọng để học hỏi, trau dồi kiến thức vững chắc cho mình.                        Nhớ ngày nào các bạn còn là tân sinh viên với nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm và thấy cái gì cũng mới mẻ đối với mình. Cũng nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, của bạn bè mà giờ nhìn lại thấy các bạn trưởng thành hơn và vững bước hơn trên những chặng đường tiến về phía trước. Các bạn sinh viên sẽ nhớ nhất những gì khi ra trường nhỉ? Đó là những kỉ niệm cùng thầy cô, bạn bè, những người đã đồng hành cùng mình trong suốt bốn năm học qua; những chuyến đi tham quan thực tế; những giây phút bạn bè cùng quây quần bên nhau, cùng chia sẻ nhiều vui buồn trong cuộc sống… Thời sinh viên là thế, cá tính lắm, mạnh mẽ lắm và lắm lúc cũng có những bất đồng quan điểm. Nhưng khi qua rồi nào ai có thể quên được! Con đường ngày ngày tới trường, những giờ học tập trên lớp, những hàng cây Giáng hương xanh biếc và những gốc phượng vĩ quanh trường… giờ phải xa rồi, bạn nào mà không ngậm ngùi, luyến tiếc…        Trong giây phút của ngày lễ tốt nghiệp, không chỉ riêng tôi mà rất nhiều các thầy cô và các bạn sinh viên cũng thế, thật nhiều cảm xúc nhưng cũng thật nhiều hân hoan không kể xiết.                  Thế là sau bao ngày tháng vất vả, mệt mài học tập thì ngày ấy cũng đã đến, ngày các bạn được trao tay tấm bằng tốt nghiệp. Trong phút giây thiêng liêng này, các bạn một lần nữa cám ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, cám ơn thầy cô giáo đã giảng dạy và cám ơn những người bạn đã đồng hành cùng mình trong suốt quãng đường sinh viên ở THUV. Một chặng đường mới sẽ đến với nhiều thử thách và cơ hội cho bước hành trình của các bạn. Nhưng tôi luôn luôn tin rằng những kiến thức các bạn đã học được, những kinh nghiệm mà các bạn đã trải qua sẽ là vốn hành trang để các bạn vững bước hơn. Các bệnh viện lớn ở Nhật Bản với trang thiết bị cơ sở hiện đại số 1 thế giới mà THUV liên kết đang vẫy gọi, đón chào các bạn! Chúc các bạn sẽ lựa chọn được định hướng công việc cho mình và nhớ không quên yêu ngành, yêu nghề mà mình đã chọn. Vì ngành của các bạn vô cùng cao quý!  Nguyễn Hằng Hải Giới thiệu tác giả Anh Nguyễn Hằng Hải có kinh nghiệm 10 năm làm việc tại công ty TNHH QUỐC TẾ VINATA (Nhật Bản) – Nhà thầu chính xây dựng TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM. Sau khi tự tay mình xây dựng nên ngôi trường tươi đẹp này anh bị chính sự tươi đẹp đó làm rung động trái tim và chuyển về công tác tại trường. Hiện tại anh đang công tác tại Bộ phận phòng hành chính tổng hợp (Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị).     Tuyển sinh

Trải nghiệm giao lưu văn hóa ở Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Chào các bạn! Vậy là dịch bệnh Covid 19 đã làm gián đoạn việc tổ chức lễ hội văn hóa Nhật Bản năm 2020 ở Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam. Nhưng trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những hoạt động văn hóa thường tổ chức trong năm ở Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam nhé. Lễ hội văn hóa Nhật Bản thường được nhà trường tổ chức vào thời điểm tháng 4.   Ở đây các bạn sinh viên của trường sẽ giới thiệu văn hóa Nhật bản qua các gian hàng như: Ẩm thực với các món ăn truyền thống Nhật Bản, Thời trang với trang phục Kimono, Nghệ thuật gấp giấy origami, Trà đạo, Thư pháp và các chương trình văn hóa nghệ thuật Nhật Bản.   Vào giữa tháng 4 đến khoảng ngày 5 tháng 5 hàng năm, tại Nhật Bản có phong tục trang trí “CỜ CÁ CHÉP”. Mọi người trang trí sân vườn bằng việc treo các lá cờ hình cá chép với mong muốn những đứa trẻ của mình sẽ luôn mạnh khỏe, trưởng thành và thành công trong cuộc sống như những chú cá chép đang bơi một cách dịu dàng trên bầu trời rộng lớn. Các bạn thí sinh đang ấp ủ ước mơ thành công trong cuộc sống, hãy tới để ngắm những chú cá chép đang vùng vẫy trên bầu trời Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) nhé! Mong muốn của các bạn sẽ trở thành hiện thực. Ở trường Đại học y khoa tokyo hàng năm thường có các hoạt động giao lưu văn hóa với các trường ĐH trong nước và nước ngoài. Sinh viên ĐH tổng hợp nhân sinh Nhật bản giao lưu thăm quan trường THUV.   Các bạn sinh viên trường ĐH Long Beach đến tham quan giao lưu với sinh viên THUV. Sinh viên THUV tham quan và thực tập tại các bệnh viện liên kết và Trường Đại học Khoa học Tổng hợp Nhân Sinh Nhật Bản.     Sinh viên THUV cũng thường xuyên tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài trời như tham gia giải chạy Marathon của Ecopark.   Các bạn sinh viên THUV rất năng động và hoạt náo Halloween. Các bạn ý đã làm không khí của trường thật đáng sợ (nhưng mà rất vui) đấy?   Khi mùa xuân về không khí tết rộn rã thì ở THUV cũng có tết rất riêng trong đó có nét Nhật Bản đấy bạn.   Các bạn muốn học tập hoặc có mong muốn sau này làm việc tại Nhật Bản hãy đến với Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nhé! Bạn sẽ được trải nghiệm du học Nhật Bản tại Việt Nam! Không chỉ học tập chuyên môn ở trường, bạn còn có cơ hội trải nghiệm văn hóa Nhật Bản với nhiều hoạt động ngoại khóa. Lê Sỹ Dinh   Giới thiệu tác giả Anh Lê Sỹ Dinh tốt nghiệp kỹ sư khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hiện anh đang công tác tại Phòng Hành chính tổng hợp – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chuyên phụ trách hỗ trợ IT.   Tuyển sinh  

Sinh Viên khóa 1 tốt nghiệp và hành trang chuẩn bị đến Nhật làm việc.

【第1期卒業生の3名が、日本の黒沢病院の就職にむけて渡航準備中】 3 SINH VIÊN XUẤT SẮC KHÓA ĐẦU TIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM (THUV) HÀNH TRANG CHUẨN BỊ TỚI NHẬT BẢN LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN KUROSAWA – NHẬT BẢN THUVの第1期卒業生の内、3名が日本の黒沢病院へ就職するため、日本への渡航準備を始めています。 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam vui mừng thông báo 3 bạn sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường đang bắt đầu chuẩn bị hành trang tới Nhật Bản để sắp tới sẽ làm việc tại bệnh viện Kurosawa – Bệnh viện liên kết với Trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh Nhật Bản (Đây cũng là Trường liên kết học thuật với THUV) THUVでの4年間、日本式の医療教育や日本語を勉強しました。また、在学中には、日本へ研修しに行き、日本の病院を見て回り勉強をしました。 Các bạn sinh viên của chúng tôi đã học tiếng Nhật rồi tiếp thu những kiến thức chuyên môn về y tế theo phương thức đào tạo của Nhật Bản. Trong thời gian học tập tại THUV, các bạn đều đã được đi thực tập trải nghiệm tại Nhật, tham quan và học hỏi ngay tại bệnh viện của Nhật. この3名は、在学中に日本語で、黒沢病院の就職面接を受け、併せて、黒沢病院から奨学金を受け取りながら、勉強をしてきました。 3 bạn sinh viên ưu tú của THUV đã từng nhận được học bổng của bệnh viện và tham dự phỏng vấn xin việc bằng tiếng Nhật với phía bệnh viện Kurosawa từ khi còn đang học tại trường.   卒業式には、黒沢病院の理事長先生と副理事長先生、ベトナムのスタッフからの祝辞ビデオが届き「卒業おめでとう。黒沢病院で、楽しく仕事をしましょう。遊びも大事なので、日本へ来たら、みんなでディズニーランドへ行こう。待っています」と、メッセージが届きました。 Trong Lễ tốt nghiệp đầu tiên vừa diễn ra tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, phía bệnh viện bao gồm Chủ tịch kiêm Giám đốc bệnh viện, phó Chủ tịch, bệnh viện và cả các nhân viên y tế người Việt Nam đang làm việc tại bệnh viện cũng gửi lời chúc mừng: “Chúc mừng các bạn sinh viên THUV đã tốt nghiệp thành công. Chúng ta hãy cùng nhau làm việc thật vui vẻ tại bệnh viện Kurosawa nhé! Ngoài thời gian làm việc, vui chơi thư giãn cũng vô cùng quan trọng. Khi nào các bạn tới Nhật Bản, chúng ta sẽ cùng nhau đi tới khu vui chơi Disneyland nhé! Chúng tôi đang chờ đón các bạn!”   Tuyển sinh

VAI TRÒ CỦA KTV HÌNH ẢNH Y HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH 画像診断を担う診療放射線技師の役割

   Ngày nay, hình ảnh bức xạ cung cấp phần lớn thông tin giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh và hỗ trợ điều trị. Trước đây, thông tin hình ảnh được cung cấp từ những tấm phim chụp, trong đó người ta chỉ có thể xử lí hình ảnh theo những điều kiện nhất định thì hiện nay công nghệ chẩn đoán hình ảnh bức xạ đang ngày càng được nâng cao do sự phát triển của công nghệ máy tính và ứng dụng màn hình chẩn đoán.    Trong những năm gần đây xuất hiện xu hướng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán hình ảnh, và nó cần có Deep Learning (“học sâu” – một thuật ngữ trong “Trí tuệ nhân tạo”) để chụp được nhiều hình ảnh xác định chính xác vị trí chụp, bệnh và tên chẩn đoán. Nhờ đó chúng ta có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác mà không bị bỏ sót thông tin. Để có được những chẩn đoán chính xác thì công nghệ bức xạ là cần thiết và không thể thiếu, thậm chí “Trí tuệ nhân tạo” (AI) cũng không thể thay thế được. Máy móc càng phát triển thì những kiến thức về công nghệ kiểm tra bức xạ càng được nâng cao. Việc xây dựng hình ảnh 3D sử dụng cho phẫu thuật, chẩn đoán không liên quan trực tiếp đến sự phát triển của các máy móc, thiết bị lớn. Dù thiết bị có phát triển hiện đại nhưng cơ thể sống (con người) không tiến hóa thì những hình ảnh 3D được tạo ra 20 năm trước vẫn có tính hữu dụng không khác gì những hình ảnh 3D chụp ở thời điểm hiện tại. Các bạn thấy đó,  kiến thức lâm sàng cơ bản từ trước tới nay không hề thay đổi, nhưng chúng ta có thể tận dụng một cách hiệu quả đặc trưng của máy móc hiện đại, đó là có thể thu thập một lượng lớn thông tin trong khi vừa giảm được gánh nặng cho bệnh nhân, vừa thăm khám, kiểm tra một cách hiệu quả. Hình ảnh 3D được tạo ra từ máy chụp CT     Các bạn biết không, với tỉ lệ 130 máy CT, MRI/ 1 triệu dân, Nhật Bản đứng vị trí số 1 thế giới về số lượng thiết bị chụp hình ảnh bức xạ kích thước lớn. Những KTV hình ảnh y học là những kĩ thuật viên trong ngành y, họ vốn được biết đến là người thực hiện công việc điều khiển các thiết bị chụp hình ảnh bức xạ kích thước lớn. Để có thể làm công việc đó, KTV hình ảnh y học không chỉ cần thực hiện vai trò của những kĩ sư có kiến thức vững vàng về tính năng của máy móc thiết bị mà trong tương lai, họ còn cần trở thành những kĩ sư có kiến thức chắc chắn về y học lâm sàng. Ở Nhật Bản, những công nghệ kĩ thuật hiện đại nhất là Công nghệ Thực tế ảo (Virtual Reality), Công nghệ Thực tế hỗn hợp (Mixed Reality) đang được từng bước ứng dụng vào các hoạt động chẩn đoán, điều trị và cả giáo dục.    Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi đào tạo những KTV hình ảnh y học có khả năng thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh bức xạ, điều trị bức xạ. Nếu bạn muốn trở thành những chuyên gia trong ngành kỹ thuật hình ảnh y học, mời bạn hãy tới Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nhé! 現在、病の原因を発見し、治療に繋げる情報の大半が放射線画像情報です。画像情報はひと昔フィルムなどの媒体で決められた条件で画像調整を行って提供していた時代であったが、コンピュータの発展と診断技術環境(モニタ診断)の介入によって、放射線画像診断技術は向上しています。また、近年AI(人工知能)を活用した画像診断の動きがあります。それには正確な診断名と疾患と部位が付与された画像を何枚も見せるDeep Learning(深層学習)が必要です。これによって見逃しの無い診断が確立するものと思います。そこには放射線技術は必要不可欠で、技術はAIの代わりにはなりません。放射線検査技術の学問は機器の発展と共に日々向上しています。手術、診断に関わる3次元画像構築などは大型機器の発展性には直接関係性が低い位置づけにあります。機器が発展しても生体は進化しないので20年前に作成された3次元画像を比較しても有用性については、現在と変わりないものと思います。したがって、基本的な臨床知識については現在も過去も変わりないが、機器の発展では方法が変わり、患者の負担軽減と効率的検査実施による膨大な情報が取得できる特長を有効的に扱える。日本にはCT・MRIといった大型放射線画像診断装置が人口100万人あたり約130台もあり世界で1位です。診療放射線技師は医療に対する技術者として、それらの大型機器を扱う職務に現在も従事していますが、機器・装置の性能などの知識に強い技師も必要ですが、疾患に対応できる臨床知識に強い技師がこれからは必要です。日本の最新テクノロジー技術を導入したVirtual Reality(VR), Mixed Reality(MR)は治療・診断・教育などで緩やかに介入しています。 この大学では放射線に特化した放射線治療技術、放射線画像診断技術を扱える診療放射線技師として養成しています。更にスペシャリストの診療放射線技師を目指すならば、私たちと一緒に診療放射線技術学科で学びましょう。 石風呂 実 Minoru Ishifuro   Giới thiệu tác giả Thầy Ishifuro Minoru là Tiến sĩ ngành Kĩ thuật hình ảnh y học và hiện đang là giảng viên tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Quê hương của thầy là thành phố Hiroshima – Nhật Bản. Thầy đã từng 4 lần nhận giải thưởng của Đại hội X quang Châu Âu (ECR) và Hiệp hội X quang Bắc Mỹ (RSNA). Sở thích của thầy là đi cắm trại, dã ngoại. 東京健康科学大学ベトナム 准教授 医学博士 広島県出身 ECR, RSNA award受賞4回 キャンプ(趣味)       Tuyển sinh

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN ĐIỀU DƯỠNG

Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo tuyển dụng Giảng viên ngành điều dưỡng như sau: Vị trí tuyển dụng Giảng viên Điều dưỡng Loại hình công việc Giảng viên cơ hữu Số lượng tuyển dụng  02 (hai) người Mô tả  công việc Hỗ trợ giảng dạy ngành điều dưỡng Hướng dẫn sinh viên thực tập, thực hành Quản lý sinh viên Các công việc khác theo sự phân công của nhà trường Điều kiện ứng tuyển ※  Tốt nghiệp Đại học ngành điều dưỡng trở lên. ※  Có kinh nghiệm làm việc lâm sàng hoặc có kinh nghiệm giảng dạy từ 3 đến 5 năm. ※  Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm ※  Hiểu rõ sứ mệnh sáng lập của nhà trường, yêu thích công tác đào tạo sinh viên ※  Có kỹ năng giao tiếp tốt, có trách nhiệm đối với công việc ※  Ưu tiên ứng viên có bằng thạc sỹ. ※  Ưu tiên những ứng viên có chứng chỉ năng lực Nhật ngữ N2 trở lên. ※  Ưu tiên những ứng viên sử dụng thành thạo tiếng Anh ※  Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng Việt Nam hoặc Nhật Bản Chế độ lương & phúc lợi ★  Lương: theo thỏa thuận ★  Chế độ bảo hiểm, phúc lợi: theo qui định Luật lao động và qui định của Nhà trường Địa điểm làm việc Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01, KĐT thương mai và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Hạn nhận  hồ sơ Trước ngày 15 tháng 9 năm 2020 Thời gian bắt đầu làm việc Thỏa thuận khi phỏng vấn Phương thức xét tuyển ★  Vòng 1: Xét loại hồ sơ ★  Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp ※  Kết quả tuyển dụng sẽ được thông báo qua E-mail hoặc điện thoại của ứng viên sau khi đợt xét tuyển kết thúc. ※  Lưu ý: trong trường hợp cần thiết nhà trường có thể tiến hành phỏng vấn lần 2  Hồ sơ  ứng tuyển  Sơ yếu lý lịch (tải mẫu ở đây) Các bằng cấp liên quan (bảng điểm, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ… bản sao có công chứng, hoặc scan bản gốc) Hồ sơ kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học theo mẫu tại đây (tải mẫu ở đây). Lưu ý nộp kèm bản Scan văn bằng để nhà trường xác nhận Trình bày “Lý do ứng tuyển” và “Kế hoạch công việc đào tạo tại trường sau khi trúng tuyển” (tối đa 2 trang A4) ※  Ứng viên phải nộp bản sao (bản cứng) các văn bằng chứng chỉ liên quan sau khi trúng tuyển ※  Hồ sơ ứng tuyển không được trả lại trong bất cứ trường hợp nào  Địa chỉ  nhận hồ sơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ Địa chỉ: ST-01, khu đô thị thương mai và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (phong bì ghi rõ HỒ SƠ ỨNG TUYỂN GIẢNG VIÊN ĐIỀU DƯỠNG)  Địa chỉ  liên lạc  E-mail: admin@tokyo-human.edu.vn TEL:   (+84)-0868-217-406   / (+84)-024-6664-0325 FAX:   (+84)-024-6664-0305   Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) Phòng nhân sự