Giao lưu quốc tế

日本の看護師のキャリアアップ Nâng cao trình độ nghiệp vụ của điều dưỡng Nhật Bản

Xin chào các bạn. Tôi là Makino Yukari, giảng viên Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Tôi là một điều dưỡng viên đến từ Nhật Bản. Tại Nhật Bản, để trở thành một điều dưỡng viên, sau khi tốt nghiệp, bạn phải thi đỗ Kỳ thi Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng quốc gia Nhật Bản. Tuy nhiên, dù đỗ kì thi này đi chăng nữa, nhiệm vụ của bạn chưa hẳn đã hoàn thành. Ngay cả sau khi trở thành điều dưỡng viên rồi, bạn vẫn phải tiếp tục “nghiên cứu, rèn luyện” để không ngừng cải thiện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mang đến dịch vụ chăm sóc y tế, dịch vụ điều dưỡng chất lượng cao cho cộng đồng. Tại Nhật Bản, Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản (một tổ chức tập hợp những người hành nghề điều dưỡng) có một hệ thống chứng nhận, cấp các chứng chỉ như: Chứng chỉ Chuyên viên Điều dưỡng (専門看護師 Certified Nurse Specialist) và Điều dưỡng chuyên khoa (認定看護師 Certified Nurse)… Và một trong số đó là cấp chứng chỉ Chuyên viên Điều dưỡng truyền nhiễm. Các chuyên viên điều dưỡng truyền nhiễm tham gia vào công tác phòng chống và thực hiện các biện pháp thích hợp khi có dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra, góp phần cung cấp dịch vụ điều dưỡng chất lượng cao cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, ở cả Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới, COVID-19 không có dấu hiệu dịu xuống. Trong tình hình như vậy, các chuyên viên điều dưỡng truyền nhiễm –  những người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn thành thạo về lĩnh vực truyền nhiễm sẽ góp phần làm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Hơn nữa, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cao hơn, điều dưỡng viên không chỉ hỗ trợ trực tiếp người bệnh mà còn cần phối hợp với các lĩnh vực ngành nghề khác như giáo dục… để chiếm được lòng tin của toàn xã hội. Để trở thành một chuyên viên Điều dưỡng tại Nhật Bản, bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện như: Có Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng quốc gia Nhật Bản, có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc thực tế, và hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành. Hơn nữa dù được công nhận đi chăng, bạn vẫn cần gia hạn chứng chỉ đó định kỳ 5 năm/ 1 lần. Như vậy là điều dưỡng viên là những người phải “học tập suốt đời” đấy các bạn ạ. Theo xu hướng hiện đại hóa, chuyên môn hóa trong ngành y tế, các điều dưỡng viên ngày càng có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Cũng bởi vậy mà số lượng Điều dưỡng viên đạt Chứng chỉ chuyên viên Điều dưỡng (専門看護師 Certified Nurse Specialist)và Chứng chỉ Điều dưỡng chuyên khoa(認定看護師 Certified Nurse)đang tăng lên mỗi năm. Sau quá trình học tập tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, các bạn hãy tới Nhật làm việc, tích lũy kinh nghiệm, hãy cố gắng để đạt được Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng, rồi cao hơn là Chứng chỉ Chuyên viên Điều dưỡng các bạn nhé!   みなさん こんにちは!看護学科で看護を教えている牧野由加里です。日本の看護師です。 日本では、看護師になるためには、学校を卒業後に国家試験を受けて合格しなければなりません。しかし、国家試験に合格したから終わり!ではありません。看護師となった後も「研鑽」を続け、人々への質の高い医療・看護の提供のために常にステップアップ、キャリアアップしていかなければいけません。 日本では日本看護協会(看護職があつまった団体)による専門看護師・認定看護師などの認定制度があり、そのなかの一つに感染症看護専門看護師制度があります。感染症看護専門看護師は感染予防と感染症発生時の適切な対策に従事するとともに感染症の患者に対して水準の高い看護を提供します。 いま、日本をはじめ世界各国でCOVID-19が収束しない状態が続いています。この状況において感染症看護専門看護師は、感染症に関する熟練した技術と知識をもって、感染の拡大を最小限にとどめ、より質の高い看護を提供するために、患者への直接の援助はもちろんのこと、教育や他の職種との調整にあたり、社会全体から信頼され、必要とされています。 専門看護師になるためには、日本の看護師免許をもっていること、実務研修が通算5年以上あること、大学院の修士課程を修了していることなどの条件があります。また、認定されたあとも5年ごとの認定の更新が必要です。看護師は「一生勉強」です。 専門看護師・認定看護師は、医療の高度化や専門化に伴って活躍の場が増え、その数は年々増加しています。 ぜひ、皆さんもTHUVで学んだ後に、日本で看護職としての経験を積み、専門看護師や認定看護師になって、活躍してください。 Makino Yukari   Giới thiệu tác giả Cô Makino Yukari hiện đang là giảng viên Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Hiện tại cô phụ trách giảng dạy các môn như: Điều dưỡng cơ bản, Điều dưỡng người lớn, Điều dưỡng lão khoa. Cô rất thích Sô cô la. 看護学科教員 担当科目は基礎看護学、成人看護学、老年看護学等 好きなものはチョコレート   https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2020/

GIA TĂNG ỨNG DỤNG XÉT NGHIỆM Y HỌC VÀO CHĂM SÓC Y TẾ VẬT NUÔI (日本語付き)

Xin chào các bạn! 日本語は下に掲載する Tôi tên là Yamadate, Trưởng khoa Xét nghiệm y học – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Trong bài viết trước vào ngày 15/11 năm ngoái (2019), tôi đã giới thiệu về vai trò quan trọng của Kỹ thuật viên Xét nghiệm y học trong lĩnh vực thực phẩm chức năng. Ở bài viết này, tôi xin giới thiệu với các bạn về các trung tâm xét nghiệm chuyên đo chỉ số mẫu vật như mẫu máu…của động vật (chủ yếu là vật nuôi) và công việc của những Kĩ thuật viên Xét nghiệm y học làm việc tại những trung tâm này. Trong những năm gần đây, ở Nhật có rất nhiều chủ nuôi quan tâm lưu ý đến sức khỏe của vật nuôi (đặc biệt là chó, mèo), vì vậy nhu cầu về bệnh viện thú y ngày càng lớn. Theo đó, nhu cầu xét nghiệm trong các bệnh viện thú y cũng tăng lên, ngày càng có nhiều xét nghiệm đơn giản được thực hiện tại các bệnh viện thú y và nhiều xét nghiệm được thực hiện tại các trung tâm xét nghiệm chuyên thu thập mẫu vật có nguồn gốc động vật. Trước kia, người ta sử dụng thuốc thử dành cho xét nghiệm trên cơ thể người để thực hiện đo các mẫu vật từ động vật. Tuy nhiên, thuốc thử được sử dụng để đo các thành phần trên cơ thể người lại không thể đo được nhiều chỉ số trong thành phần máu động vật, chẳng hạn như đo chỉ số gia tăng của một số protein và hooc môn đặc hiệu  khi xảy ra phản ứng viêm. Tuy nhiên, hiện nay đã có bán những thuốc thử xét nghiệm dành riêng cho chó và mèo có thể đo được những chỉ số này. Ngoài ra, do số lượng vật nuôi bị dị ứng ngày càng tăng nên số bệnh viện thú y tiến hành các xét nghiệm để tìm ra các chất gây dị ứng cũng tăng lên. Các bạn thấy đấy, người thực hiện đo chỉ số các mẫu vật tại các trung tâm chuyên xét nghiệm mẫu động vật này cũng chính là các Kĩ thuật viên xét nghiệm y học. “Phạm vi tiêu chuẩn” để làm cơ sở đánh giá kết quả xét nghiệm là bình thường hay bất thường khác nhau tùy từng loại động vật. Hiện nay, các khảo sát thống kê đang được tiến hành để trong tương lai có thể lập ra một “Phạm vi tiêu chuẩn” đánh giá thích hợp. Trong khám chữa bệnh cho động vật, các con vật không thể nói được tình trạng bệnh, vì thế dữ liệu xét nghiệm trở thành nguồn thông tin vô cùng quan trọng. Bởi vậy, trong các bệnh viện thú y thậm chí có cả chụp CT, siêu âm và xét nghiệm máu hay xét nghiệm mô tế bào. Ngày nay, các trung tâm chuyên xét nghiệm các mẫu động vật cũng sử dụng hệ thống báo kết quả xét nghiệm trên động vật một cách nhanh chóng qua mạng internet, tương tự như các xét nghiệm trên người. Trong tương lai, xét nghiệm y học sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong thú y. Đây cũng là lĩnh vực sẽ ngày một phát triển và đang thu hút sự chú ý. Ở Nhật, số lượng các công ty sản xuất thuốc thử bắt đầu phát triển thuốc thử xét nghiệm dành cho động vật đang gia tăng, và có nhiều kĩ thuật viên xét nghiệm y học đang hoạt động tích cực tại các bộ phận sản xuất hay bán hàng ở những công ty này.   動物(ペット)の医療現場でも臨床検査の活用が増加中 臨床検査学科の山舘です。 昨年の11月15日のコラムで臨床検査技師は健康食品の分野でも重要な仕事を担っていることを紹介しました。今回は、動物(主にペット)の血液などの検体を専門に測定する臨床検査センターとそこで働く臨床検査技師の仕事を紹介します。  近年、日本ではペット(特に犬猫)の健康に気を遣う飼い主が多く、動物病院の需要が高くなってきました、それに伴って、動物病院での臨床検査の必要性が増して、動物病院内での簡易検査や採取した動物由来検体を専門に受託する臨床検査センターを利用した検査が増えています。以前の動物の検体測定はヒトの測定試薬が使われていました。しかし、このヒトの成分測定に使われている試薬では動物の血液成分で測定ができない項目も多くありました。その例として、炎症が発生したときに増加する特殊なタンパクやホルモンの一部の項目がありますが、現在は犬や猫の検査専用の測定試薬も発売されるようになりました。また、アレルギーを発症するペットも多くなっていることから、その原因となっているアレルゲンを調べる検査を行う動物病院も増えてきました。  この動物専門の臨床検査センターで検体の測定を行っているのも臨床検査技師です。検査結果の正常と異常を判断する基となる「基準範囲」が動物種によって異なる項目も多いことから適切な基準範囲の設定など今後の発展が期待され、その統計調査も行われています。 自身の病状を説明できない動物の診療において、検査データは非常に重要な情報原であることから、動物病院でもCTや超音波検査の画像とともに血液や細胞組織の検査を行うようになってきて、動物の臨床検査センターでもヒトの検査と同じように検査結果をインターネットで素早く報告するシステムを利用するようになってきました。臨床検査は、今後さらに動物診療に利用されることでしょう。 今後さらに発展する分野として注目されていることから、日本では動物専用の臨床検査試薬の開発を始める試薬メーカーも増えてきて、その製造や販売の部署で活躍している臨床検査技師もいます。 山舘周恒 博士(医学)By Shukoh Yamadate,  Ph.D. Giới thiệu tác giả Thầy Yamadate Shukoh hiện đang giảng dạy tại Khoa Xét nghiệm y học, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Thầy phụ trách các môn như: Hóa phân tích, Tổng quan về máy xét nghiệm, Tổng quan quản lý y tế, Quản lý an toàn y tế… 東京健康科学大学ベトナムの臨床検査学科では、臨床化学(Clinical Chemistry)、臨床検査機器総論(Laboratory Instrumentation)、臨床検査管理総論(Laboratory Management and Quality Control)、医療安全(Medical Safety Management)を担当しています。   Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chia sẻ niềm vui cùng tân cử nhân THUV trong lễ tốt nghiệp K1

Ngày 28/7 vừa qua đã diễn ra lễ trao bằng tốt nghiệp cho 6 tân cử nhân khóa đầu tiên tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học duy nhất được thành lập với 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, đồng thời là cũng là trường đại học y khoa có vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Trường thực hiện đào tạo y tế theo chuẩn Nhật Bản với môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Nhật, nhằm mục đích phát triển đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao, thành thạo tiếng Nhật. Trường được thành lập từ những ngày đầu chỉ với 2 khoa đào tạo là Khoa Điều dưỡng và Khoa Kỹ thuật Phục hồi chức năng, nhưng tới nay đã mở rộng thêm 3 khoa đào tạo mới là Khoa Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Khoa Kỹ thuật Hình ảnh Y học và Khoa Dụng cụ Chỉnh hình chân tay giả. Thêm vào đó, bệnh viện trực thuộc Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam cũng đang được tiến hành xây dựng.   Tại buổi lễ, sau khi kết thúc phần trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân, Bà Kusumi Mari – Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã mở đầu bài phát biểu chúc mừng sinh viên tốt nghiệp, tiếp theo là phát biểu của các vị khách mời, trong đó có Ông Lâm Khánh – Phó giám đốc Bệnh viện TƯ Quân đội 108, Ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam. Cũng trong buổi lễ, Ông Shimizu đã thay mặt Ngài Yamada Takio – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản đọc bài phát biểu chúc mừng tới Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Nguồn: Trang web chính thức của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: https://www.vn.emb-japan.go. jp/itpr_ja/11_000001_00259. html Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️㊗️ https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2020/

Năm thứ ba sinh viên Nhật Bản sang giao lưu tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Với mong muốn mang đến cho các bạn sinh viên cơ hội giao lưu, học hỏi cùng sinh viên quốc tế, trong 3 năm qua, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) phối hợp cùng trường liên kết tại Nhật Bản – trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh  tổ chức chương trình giao lưu giữa sinh viên hai trường trên tình thần đoàn kết, hữu nghị và thân ái. Tiếp nối thành công của những năm trước, ngày 15/3 vừa qua, hoạt động này tiếp tục được tổ chức với sự tham gia của toàn thể sinh viên Nhà trường. Là trường tiên phong đào tạo khối ngành sức khỏe bằng chương trình đào tạo Nhật Bản tại Việt Nam, tương tự như các bạn sinh viên tại Nhật Bản, sinh viên trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ được giảng dạy bằng tiếng Nhật trong suốt 4 năm, do đó, khả năng giao tiếp tiếng Nhật thành thạo cộng với sự nhiệt tình, thân thiện và tự tin, sinh viên THUV đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng các bạn sinh viên đến từ xứ sở mặt trời mọc. Thông qua các hoạt động giao lưu giúp sinh viên hai quốc gia có cơ hội tìm hiểu các kiến thức tổng hợp về văn hóa, lịch sử, xã hội… thậm chí là sở thích cá nhân, ẩm thực. Đây được cho là bước đệm vững chắc giúp các bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp và am hiểu văn hóa quốc tế để tự tin trong môi trường làm việc toàn cầu sau khi ra trường. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi giao lưu giữa sinh viên hai trường:  

Viết tiếp câu chuyện giao lưu với trường Đại học hàng đầu tại Mỹ của sinh viên THUV

Với mục đích tham quan giao lưu và hợp tác với các trường đại học đào tạo uy tín trên thế giới, ngày 03/01/2019 trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã hân hạnh được đón tiếp đoàn sinh viên và giảng viên ngành Điều dưỡng của trường đại học Đại học Bang California, Long Beach (Mỹ). Trường Đại học Bang California, Long Beach (Mỹ) được trường Princeton bình chọn là “America’s Best Value Colleges” (trường đại học chất lượng hàng đầu tại Mỹ) và đứng thứ 19 trên bảng xếp hạng các trường đại học Mỹ. Với số lượng sinh viên hơn 37.000, mỗi năm, hơn 5200 sinh viên tốt nghiệp ở các ngành nghề và cung cấp cho nước Mỹ một lượng lao động chất lượng cao, trong đó có ngành Điều dưỡng. Đón tiếp đoàn, về phía trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam gồm có GS.TS. Matsumoto Sachiko –  Hiệu phó, GS.TS. Raghda Shukri – Trưởng khoa Điều dưỡng và đông đảo các bạn sinh viên Nhà trường. Về phía trường Đại học Bang California, Long Beach (Mỹ) có GS.TS. Kathy Kaye Retardo (áo màu cam) – Giảng viên và các bạn sinh viên ngành Điều dưỡng. Đây là lần thứ 2, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được tiếp đón trường Đại học Bang California, Long Beach (Mỹ) thông qua chương trình giao lưu sinh viên hai trường. Tại đây, các bạn sinh viên đã cùng chia sẻ những trải nghiệm học tập thú vị của bản thân khi học tập tại trường, phòng thực hành tiền lâm sàng và bệnh viện, giúp các bạn trẻ hiểu hơn sự giống và khác nhau về chương trình đào tạo Điều dưỡng ở Mỹ và Nhật Bản. Không chỉ dừng lại về học tập, sinh viên hai quốc gia đã rất sôi nổi kể cho nhau nghe những sở thích cá nhân, đời sống sinh viên trong không khí cởi mở và thân thiện. Thông qua các hoạt động tham quan khuôn viên cơ sở vật chất hại đại trường, biểu diễn trà đạo Nhật Bản, khám phá ẩm thực Việt truyền thống của người Việt Nam đầy thú vị, khiến các bạn sinh viên Mỹ vô cùng thích thú và có cái nhìn rõ nét hơn về đặc trưng văn hóa nước Việt Nam và Nhật Bản. Ảnh hoạt động:

Ký kết Biên bản ghi nhớ tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với Bệnh viện Kurosawa Nhật Bản

Nhằm mở rộng cơ hội làm việc tại Nhật Bản cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, bên cạnh chương trình EPA; trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam đã ký hợp tác riêng về việc tiếp nhận sinh viên với các bệnh viện và cơ sở phúc lợi y tế tại Nhật Bản. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu một bệnh viện trong chương trình liên kết, đó là “Bệnh viện Kurosawa”. TS.Kusumi Mari chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch (ở giữa) và lãnh đạo BV Kurosawa(ngoài cùng bên trái) trong buổi ký kết Ngày 26/4/2018, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Kurosawa đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Toàn cảnh bệnh viện Kurosawa Bệnh viện Kurosawa là bệnh viện lớn với các khoa như khoa nội tổng quát, khoa ngoại thần kinh, khoa tiết niệu, khoa ngoại chấn thương chỉnh hình. Bên cạnh đó, đây cũng là bệnh viện hoạt động mạnh trong lĩnh vực y tế dự phòng với các hoạt động phục hồi chức năng, trung tâm khám sức khỏe tổng quát và trung tâm thể thao y tế. Với các sinh viên có mong muốn làm việc tại Nhật Bản sau tốt nghiệp cần phải không ngừng nỗ lực trong thời gian học tập tại trường để có thể làm việc tại các bệnh viện hay cơ sở phúc lợi như thế này. [Những lợi điểm khi làm việc theo chương trình này tại Nhật Bản] Được làm việc với vai trò nhân viên chính thức Được làm công việc giúp phát huy những kiến thức, kỹ thuật đã được học ở đại học Được hưởng lương tương đương với nhân viên người Nhật đồng cấp Cơ hội nâng cao trình độ tiếng Nhật và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản Có thể phát triển những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc tại Nhật Bản khi về Việt Nam Ngoài ra, trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, sinh viên có thể dự thi chứng chỉ hành nghề quốc gia Nhật Bản như chứng chỉ điều dưỡng viên, chứng chỉ kỹ thuật viên vật lý trị liệu… và Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh Nhật Bản sẽ hỗ trợ các bạn thi chứng chỉ hành nghề. Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam chào đón các bạn sinh viên yêu thích đất nước Nhật Bản và muốn làm việc tại Nhật Bản trong tương lai. Thông tin Bệnh viện Kurosawa:  Bệnh viện Kurosawa nằm tại thành phố Takasaki, thuộc tỉnh Gunma, Nhật Bản, trực thuộc tập đoàn Bishinkai. Tập đoàn đang hướng đến cung cấp tổng hợp dịch vụ phúc lợi, y tế, chăm sóc sức khỏe; cung cấp dịch vụ đa dạng như khám chữa, khám sức khỏe, chăm sóc, tăng cường sức khỏe không chỉ ở bệnh viện mà cả những dịch vụ y tế tổng hợp gắn với cộng đồng. Một số hình ảnh của Bệnh viện Kurosawa:  THUV

Hai giảng viên của trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thể chất và tinh thần tháng 3 năm 2018

Gần đây cho dù ở Việt Nam hay Nhật Bản, các vấn đề sức khỏe chủ yếu là vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Tại Nhật Bản, do sự lây lan các bệnh do lối sống, do vấn đề xã hội bị già hóa mà chủ đề “Sức khỏe tinh thần” và “Sức thể thể chất” đang là chủ đề nóng được tham luận. Mặt khác, cơ cấu xã hội trong đó phụ nữ tham gia làm việc và hoạt động xã hội đang được thúc đẩy nhờ sự liên kết chặt chẽ giữ các công ty- cơ quan nhà nước-cơ quan giáo dục. Anh Đỗ Minh Hải (ngoài cùng bên phải) và chị Lã Thị Thu Thủy (thứ hai từ trái sang) đều là giảng viên trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và đã hoàn thành khóa học của Trường đại học khoa học tổng hợp nhân sinh. Với đề tài tốt nghiệp là so sánh vấn đề sức khỏe tinh thần giữa Việt Nam và Nhật Bản, cả hai là người Việt Nam đầu tiên trên thế giới đạt được học vị thạc sĩ Khoa học sức khỏe và tinh thần. Với mong muốn có được tri thức hữu ích về các hoạt động duy trì, tăng cường sức khỏe của người Việt, thạc sĩ Hải đã thực hiện nghiên cứu so sánh sự khác biệt về quan niệm sức khỏe cũng như sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe, tuổi thọ giữa người Việt Nam và người Nhật Bản. Sau đó tổng hợp luận văn về điểm giống và khác nhau cũng như các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến quan điểm về sức khỏe của người Việt Nam và Nhật Bản. Sau này, dự tính sẽ áp dụng ở Việt Nam và được kì vọng sẽ là một đóng góp quan trọng trong chính sách phòng chống bệnh do thói quen sinh hoạt. Thạc sĩ Thủy đã hoàn thành nghiên cứu về sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ Việt Nam, những người phụ nữ chịu ảnh hưởng rất lớn trên cả ba mặt Thể chất-Tinh thần-Xã hội bởi quá trình Mang thai- Sinh con- Nuôi dạy con. Đặc biệt, những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hay tuổi thọ của nữ giới được đánh giá cao nhờ việc so sánh tỉ mỉ sự giống và khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản. Những thành quả nghiên cứu này được cho rằng sẽ cống hiến một phần không nhỏ vào mục tiêu thiên niên kỉ của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế, đó là việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nhất là trong thời kỳ phát triển kinh tế Việt Nam đi cùng với các bệnh do tập quán sinh hoạt. Nhận xét của Giảng viên hướng dẫn: Giáo sư Kagitani Fusako Gửi đến Thạc sĩ Đỗ Minh Hải: Xin chúc mừng bạn đã hoàn thành khóa đào tạo thạc sĩ. Với mục đích có được những kiến thức hữu ích về việc Duy trì- Tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của người Việt đã xây dựng bài luận về sự giống và khác nhau, những yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm về sức khỏe của người Việt với người Nhật. Luận văn chú ý vào sự ảnh hưởng bởi quan điểm về sức khỏe đến sức khỏe tâm thần, tuổi thọ và đi tiên phong điều tra và tìm hiểu đa chiều, tổng hợp kết quả khảo sát trên phương diện Xã Hội- Văn Hóa cũng như dưới góc nhìn chuyên môn của khoa học thể chất và tinh thần để đưa ra báo cáo của đề tài nghiên cứu. Ngoài việc thu thập tài liệu tham khảo khó khăn, vất vả thì việc thu thập đúng tài liệu cần thiết- thu thập tài liệu một cách thông minh sau đó tổng hợp, xây dựng bài luận về chủ đề này đang ngày càng trở nên rất quan trọng trong xã hội tương lai. Và tôi nghĩ rằng nó có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. theo tôi vừa bận rộn với công việc giáo viên, về nhà học chương trình thạc sĩ online cần sự nỗ lực vô cùng lớn. Đối với bạn Hải thì hoàn thành tất cả các chương trình học, hoàn thành quá trình học thạc sĩ là tiền đề rất có ích sau này. Chúc mừng bạn, tôi luôn kỳ vọng sau này bạn sẽ ngày càng phát triển và có những cống hiến cho xã hội. Gửi đến Thạc sĩ Lã Thị Thu Thủy: Xin chúc mừng bạn đã hoàn thành khóa đào tạo thạc sĩ. Bạn Thủy đã thực hiện nghiên cứu với mong muốn hỗ trợ sức khỏe thể chất và tâm thần cho phụ nữ Việt Nam trong các thời kì : Mang thai- Sinh Con- Nuôi dạy trẻ bằng những kinh nghiệm của bản thân hay những cảm nhận có được với tư cách là nhân viên y tế. Sự hình thành tình yêu mẹ con và sự thay đổi về tinh thần, thể chất của phụ nữ theo vòng đời, dựa theo cả những kiến thức liên quan đến hormone, đối vấn đề sức khỏe thể chất tinh thần của phụ nữ Việt Nam, bạn đã tham khảo bối cảnh Văn hóa- Xã hội để tổng hợp đưa ra báo cáo đề tài nghiên cứu. Trong những năm gần đây, với bối cảnh Việt Nam đang phát triển kinh tế cao độ hay sự thay đổi môi trường thì đây là một chủ đề có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vừa làm giảng viên vừa bớt thời gian hoàn thành khóa học qua internet thì đằng sau đó là cả một nỗ lực phi thường. Trong những thời điểm nước rút bạn cũng không hề bỏ cuộc