NỒNG ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DUNG DỊCH CỒN SÁT KHUẨN
Dung dịch có nồng độ cồn 70% (Chính xác là cồn Etylic) đang được chúng ta sử dụng làm dung dịch cồn sát khuẩn. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đều đã được học tại trường THPT kiến thức đó là cồn vì nhẹ hơn nước nên tùy vào sự điều chỉnh mà ý nghĩa về phần trăm (%) nói đến ở đây là khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta hãy cũng suy nghĩ xem, 70% dùng để sát khuẩn là giá trị được điều chỉnh như thế nào. Vì tổng dung lượng kết hợp giữa 70 cồn và 30 nước (đơn vị tính mL) nhỏ hơn 100mL, nên không đạt được % mong muốn. Điều này cũng sẽ sai khác ít nhiều tùy vào nhiệt độ. Việc thêm nước vào 70mL cồn (Etylic) để biến tổng thể tích thành 100mL được gọi là 70% cồn và được hiển thị dưới dạng v/v%. Mặt khác, nếu điều chỉnh tỷ lệ cồn và nước theo trọng lượng thì nó sẽ là phần trăm trọng lượng (w/w%). Nồng độ của cồn sát khuẩn chủ yếu được hiển thị ở dạng v/v%, còn Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization / WHO) lại đang áp dụng nồng độ cồn có hiệu quả trong việc sát khuẩn là 60~80 v/v%. Tuy nhiên, không phải cứ là cồn 70% thì có tác dụng sát khuẩn đối với tất cả các loại vi khuẩn, virus. Trong thế giới vi khuẩn và virus, có những loại được bao phủ bởi một lớp màng rất cứng và cồn không thể thâm nhập vào bên trong lớp màng này. Do vậy, cồn không có hiệu quả đối với những loại vi khuẩn, virus như vậy. Những loại vi khuẩn này được gọi là “Vi khuẩn hình thành nha bào (Spore-forming bacteria), bao gồm các loại như Vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), Vi khuẩn gây bệnh đường ruột (Clostridium difficile), Vi khuẩn gây ngộ độc (Clostridium botulinum), Vi khuẩn than (Bacillus anthracis). Ở virus thì có Norovirus là loại virus có khả năng truyền nhiễm cao và đặc trưng của nó là gây ra bệnh tiêu chảy. Loại virus này được bao phủ bởi một lớp màng cứng không có vỏ bọc nên cồn cũng không có hiệu quả với nó. Cũng có độc giả đặt ra câu hỏi rằng vậy những loại cồn có nồng độ cao có hiệu quả với những loại vi khuẩn, virus này hay không? Nếu nồng độ cồn quá cao sẽ làm đông cứng protein của màng tế bào và protein tồn tại bên trong tế bào. Khi hiện tượng này xảy ra, sự xâm nhập vào bên trong của cồn bị cản trở, dẫn đến làm giảm hiệu quả sát khuẩn. Đối với những loại vi khuẩn, virus cồn không mang lại hiệu quả thì người ta hay sử dụng dung dịch Natri hypoclorit 0,02~0,1%. Hiện nay, để thực hiện đối sách cho Covid-19, thì việc khử trùng tay bằng cồn đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nếu chúng ta yên tâm với việc sử dụng cồn để sát khuẩn tay thì có thể nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột và bệnh tiêu chảy sẽ tăng cao. Đừng chỉ an tâm với việc sát khuẩn tay mà hãy thực hiện rửa tay để bảo vệ bản thân nhé. TS.Shukoh Yamadate – Trưởng khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học