NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI TIÊM PHÒNG

Sau khi tiêm phòng vaccine, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Đây là cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, phản ứng tạo miễn dịch của cơ thể có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn và tùy từng mức độ mà cần có sự can thiệp nhanh chóng của nhân viên y tế.

Sinh viên điều dưỡng đang học tại THUV thực tập tiêm.

Do vậy, sau khi tiêm phòng chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây:

1. Nghỉ ngơi tại cơ sở y tế 30 phút:

+ Nếu thấy có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp trống ngực, khó thở cần báo ngay cho nhân viên y tế.

+ Nếu sau 30 phút không có triệu chứng bất thường gì thì có thể ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà.

2. Theo dõi sức khỏe tại nhà:

+ Theo dõi nhiệt độ cơ thể: Nếu không cảm thấy sốt thì đo nhiệt độ vào buổi sáng và buổi chiều theo thời gian cố định. Trường hợp sốt, cần đo nhiệt độ thường xuyên hơn.
Chi tiết theo bảng sau:

Nhiệt độ cơ thể

Cách xử trí tại nhà

36°C ~ 37,4°C Sinh hoạt như bình thường, tránh hoạt động, lao động nặng nhọc.
37,5°C ~ 38,4°C – Theo dõi nhiệt độ 2h/1 lần.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, chỉ làm các công việc cần thiết một cách nhẹ nhàng.

– Uống nhiều nước (Ưu tiên các loại nước có nhiều điện giải, vitamin như nước dừa, nước cam…)

– Ăn thêm nhiều hoa quả, thực phẩm dễ tiêu hóa.

– Nếu tay chân không có cảm giác lạnh thì chườm mát tại trán, nách, bẹn…giúp tạo cảm giác thỏa mái và giúp hạ nhiệt.

Trên 38,5°C – Dùng thuốc hạ sốt thông thường (Nếu không có tiền sử dị ứng)

– Đo lại nhiệt đô sau 30 phút.

+ Nếu giảm sốt thì thực hiện như khi sốt 37,5°C – 38,4°C

+ Nếu sốt duy trì 38°C ~ 38,9°C, tiếp tục theo dõi thêm 30 phút, nếu sốt không giảm thì cần đến cơ sở y tế.

+ Sốt vẫn tiếp tục tăng: Ngay lập tức đến cơ sở y tế.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, chỉ làm các công việc cần thiết một cách nhẹ nhàng

– Uống nhiều nước (Ưu tiên các loại nước có nhiều điện giải, vitamin như nước dừa, nước cam…)

– Ăn thêm nhiều hoa quả, thực phẩm dễ tiêu hóa.

– Nếu tay chân không có cảm giác lạnh thì chườm mát tại trán, nách, bẹn…giúp tạo cảm giác thỏa mái và giúp hạ nhiệt.

 

+ Đau đầu, đau cơ, đau hoặc sưng nhẹ vị trí tiêm: Không cần xử lý gì đặc biệt, chú ý không vận động mạnh cánh tay tiêm. Khi tắm gội không nên xối nước, cọ xát mạnh, trách va đập, tì đè lên vị trí tiêm. Đăc biệt, không nên đắp các loại lá, củ lên vị trí tiêm vì có nguy cơ gây viêm nhiễm tại chỗ.

+ Đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu sau: tê xưng quanh môi, lưỡi, run chân tay tự phát, buồn nôn, đau quặn bụng, sưng to hoặc đau buốt vị trí tiêm, ngứa tăng lên, nổi mẩn, choáng váng mà chưa gặp trước đó, hồi hộp trống ngực, khó thở, ý thức giảm… và các dấu hiệu bất thường khác.

Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam hiện đang đào tạo các chuyên ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật xét nghiệm y học. Hãy đến tham quan trường chúng tôi và trải nghiệm môi trường học tập mang phong cách Nhật Bản nhé.
Chúng tôi luôn chào đón bạn!

                                                                Tác giả:Cô Đinh Thị Liễu- Giảng viên khoa Điều dưỡng

🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸

Ngành Điều dưỡng

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.