Các phương pháp phục hồi chức năng hiện nay

Phục hồi chức năng là một trong 3 lĩnh vực chính của y học bao gồm phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Với vai trò đặc biệt quan trọng, phục hồi chức năng là một ngành rất được quan tâm trong xã hội. Để giúp các bạn hiểu hơn thì bài viết sau sẽ chia sẻ các phương pháp phục hồi chức năng phổ biến nhất hiện nay. 1. Tổng quan về phục hồi chức năng Ngành phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học cùng các kỹ thuật khác nhằm giúp những người khuyết tật hồi phục các chức năng bị mất hoặc bị giảm, giảm thiểu các hậu quả của khiếm khuyết, tàn tật. Bên cạnh đó, đây còn là ngành giúp người bệnh thích nghi tốt hơn với môi trường sống, giúp họ đối mắt được với các vấn đề khi ở nhà hoặc ở cộng đồng. Phục hồi chức năng sẽ đảm bảo bệnh nhân hòa nhập xã hội tốt hơn, có những cơ hội bình đẳng hơn trong các hoạt động. Phục hồi chức năng đang ngày một chứng minh tầm quan trọng trong hoạt động y học ngày nay. Với thực tế có nhiều người khuyết tật cùng những người bệnh gặp vấn đề trong di chuyển, ngành phục hồi chức năng sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Nhờ đó sau khi trải qua trị liệu, bệnh nhân có thể vui chơi, học tập và hòa mình vào cộng đồng. Đặc biệt còn giúp thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với người tàn tật, khiếm khuyết. 2. Các phương pháp phục hồi chức năng Tùy theo từng bệnh nhân với mức độ khuyết tật khác nhau mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phương pháp phục hồi chức năng phù hợp nhất. Các phương pháp phục hồi chức năng sau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động phục hồi chức năng hiện nay. 2.1. Sử dụng các kỹ thuật trong ngành y học Sử dụng kỹ thuật y học trong việc phục hồi là hoạt động trị liệu mà các bác sĩ tự mình hoặc phối hợp với các chuyên khoa khác thực hiện biện pháp nội khoa, ngoại khoa cùng nhiều kỹ thuật khác. Trong đó chủ yếu là dùng thuốc, phẫu thuật kết hợp với vật lý trị liệu. Kỹ thuật trong ngành y học rất đa dạng và phong phú, yêu cầu bác sĩ có sự phối hợp nhuần nhuyễn nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm đưa đến hiệu quả phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân. 2.2. Sử dụng các kỹ thuật phục hồi Một phương pháp phục hồi chức năng được sử dụng rất nhiều đó là sử dụng các kỹ thuật phục hồi, hay còn gọi là hoạt động trị liệu. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật không sử dụng tác động trực tiếp lên người khuyết tật mà áp dụng các hoạt động khác như ngôn ngữ trị liệu, vận động trị liệu hay tâm lý trị liệu…Những hoạt động này sẽ có tác dụng trong việc gia tăng sự phục hồi chức năng, ngăn ngừa tàn tật. Bên cạnh đó nó còn giúp bệnh nhân làm quen hơn với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. 2.3. Thay đổi thái độ tích cực của xã hội với người bệnh Trong các phương pháp phục hồi chức năng, hoạt động giúp đỡ người tàn tật hòa nhập cộng đồng và thay đổi thái độ của xã hội đối với họ đóng vai trò rất quan trọng. Những hoạt động như giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật (trường/lớp dành cho người mù, người điếc) hay dạy nghề và hướng nghiệp sẽ giúp bệnh nhân tự tin hơn khi trở lại cuộc sống thông thường. Cung cấp một số dụng cụ như chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình cũng giúp hoạt động của người khuyết tật trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. 3. Địa chỉ phục hồi chức năng hiệu quả Hiện nay có khá nhiều bệnh viện, trung tâm y tế hay đơn vị chuyên về phục hồi chức năng nhằm giúp người bệnh có được cơ hội hồi phục tốt nhất. Tuy nhiên để tìm được địa chỉ phục hồi chức năng uy tín không phải là một điều dễ dàng, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Những gợi ý về địa chỉ phục hồi chức năng sau sẽ giúp người bệnh lựa chọn được nơi phù hợp cho quá trình điều trị của bản thân Bệnh viện Phục hồi chức năng Địa chỉ: Số 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội Bệnh viện Bạch Mai – Trung tâm Phục hồi chức năng Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội Bệnh viện Việt Đức – Khoa Phục hồi chức năng Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội Viện chỉnh hình – Phục hồi chức năng Địa chỉ: Ngõ Hòa Bình 4, Minh khai, Hà Nội Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 1A Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: số 70 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP.HCM Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: số 38 Tú Xương, phường 7, quận 3, TP.HCM Phục hồi chức năng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc trả lại các chức năng của người bệnh mà còn giúp

Tìm hiểu về vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng

Điều dưỡng là một hoạt động thuộc lĩnh vực y học với nhiệm vụ chính của điều dưỡng viên là chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt trong phục hồi chức năng, điều dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân đạt được kết quả trị liệu tích cực nhất. Bài viết về vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động điều dưỡng trong lĩnh vực này. Xem thêm: Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không ? Ngành điều dưỡng học những gì ? Học phí ngành điều dưỡng 1. Khái quát về ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực y khoa, là hoạt động kiểm tra tình trạng bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình điều trị cho đến khi phục hồi hoàn toàn. Bên cạnh đó, những người điều dưỡng viên còn đóng vai trò như những người bạn chia sẻ, trò chuyện với người bệnh, giúp học giải tỏa các lo lắng và thúc đẩy quá trình phục hồi. Một số nhiệm vụ chính của người điều dưỡng có thể kể đến như theo dõi, giám sát tình trạng bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc; thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe; lập kế hoạch giúp bệnh nhân và gia đình phòng ngừa tái bệnh,… Điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng sẽ có vai trò đặc biệt khi học sẽ giúp đỡ người bệnh thực hiện các hoạt động phục hồi, giảm những khó khăn do khuyết tật gây nên và giúp người bệnh hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng. 2. Vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng Phục hồi chức năng là một lĩnh vực đặc biệt khi bệnh nhân sẽ bị giảm hoặc mất các chức năng của cơ thể, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy điều dưỡng phục hồi là một quá trình chăm sóc và phục hồi lâu dài, yêu cầu những hoạt động hỗ trợ đa dạng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động phục hồi. Vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng là cực kỳ quan trọng khi điều dưỡng viên là những người ở bên cạnh chăm sóc người bệnh trong quá trình phục hồi. Đặc biệt khi người bệnh gặp vấn đề về chức năng thì điều dưỡng viên sẽ là cầu nối của họ với bác sĩ cũng như cộng đồng. Nếu không có hoạt động điều dưỡng, người bệnh có thể khó khăn khi phục hồi cũng như khi hòa nhập trở lại với cộng đồng, xã hội. 3. Nhiệm vụ của ngành điều dưỡng trong phục hồi chức năng Bên cạnh nhiệm vụ thông thường của điều dưỡng viên, hoạt động điều dưỡng trong phục hồi chức năng còn có một số nhiệm vụ đặc biệt khác. Những nhiệm vụ chính sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động điều dưỡng trong quá trình phục hồi chức năng. Lập kế hoạch và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động phục hồi như vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu,… Phối hợp với bác sĩ đề ra và thực hiện các biện pháp phục hồi phù hợp, hiệu quả cho người bệnh. Giáo dục hướng dẫn cho người bệnh và gia đình cách chăm sóc và tự chăm sóc, giảm tác động của khuyết tật lên, giúp người bệnh thuận lợi hơn trong cuộc sống thường ngày. Chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh giúp họ xua tan lo lắng và nỗi sợ do thương tật để lại cũng như thoải mái hơn trong quá trình hồi phục sức khỏe. Tạo không khí thoải mái, dễ chịu trong suốt thời gian trị liệu, đưa đến kết quả phục hồi tốt nhất. Giải thích, giáo dục cho người thân và mọi người xung quanh hiểu và đồng cảm với người khuyết tật, giúp học hòa nhập xã hội nhanh chóng hơn. 4. Yêu cầu đối với nhân viên điều dưỡng phục hồi chức năng. Đầu tiên, nhân viên điều dưỡng phục hồi chức năng phải có kiến thức chuyên môn vững chắc trong hoạt động điều dưỡng cũng như phục hồi chức năng. Đây là cơ sở để điều dưỡng viên thực hiện đúng và đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự phục hồi tốt nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cũng phải là người có tinh thần trách nhiệm, có lòng yêu nghề và khả năng ứng biến với các tình huống để đối mặt với một công việc khá vất vả như điều dưỡng phục hồi. Một yêu cầu quan trọng khác đối với điều dưỡng viên phục hồi chức năng đó là sự nhạy cảm và sự linh hoạt để đáp ứng những nhu cầu về thể chất và tình cảm của người bệnh, giúp họ có tinh thần tốt nhất để thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng. Điều dưỡng phục hồi là một hoạt động không thể thiếu trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh. Với vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng, điều dưỡng viên thực sự là nhân tố quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân.

LỄ KHAI GIẢNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHÓA III NĂM HỌC 2018 – 2019

Chiều ngày 22/9/2018, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2018 -2019 với sự tham dự của rất nhiều đại biểu đến từ UBND tỉnh Hưng Yên, các bệnh viện liên kết, trường Đại học trong và ngoài nước.  Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến lớn của Nhà trường đã gây dựng được niềm tin về chất lượng đào tạo cũng như cơ hội việc làm cao tại các cơ sở Y tế sau tốt nghiệp tại Việt Nam và Nhật Bản. TS.Kusumi Mari – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Buổi lễ Đến tham dự buổi Lễ, cùng với Tân sinh viên và Quý phụ huynh, Nhà trường hân hạnh được đón tiếp: Về phía tỉnh Hưng Yên gồm có ông Nguyễn Duy Hưng – Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên; ông Nguyễn Đức Lộc – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên. Về phía đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư: ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài. Về phía Bộ Y tế: ông Nguyễn Minh Lợi – Phó cục  trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo. Về phía khối bệnh viện liên kết: GS.TS. Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc BV Bạch Mai; Ths.BS. Nguyễn Đình Hưng – Giám đốc BVĐK Xanh Pôn; Ths. Nguyễn Việt Nga – Điều dưỡng trưởng BVĐK Xanh Pôn; PGS.TS.Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Trọng Lưu – Chủ nhiệm khoa Phục hồi chức năng – BV Trung ương Quân đội 108. Về phía Đại sứ quán Nhật Bản có Công sứ Okabe Daisuke và Bà Nakai Teiko – Nguyên Tham tán Y tế Nhật Bản tại Việt Nam, nay là cố vấn Y tế của trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam. Về phía trường Đại học liên kết: TS. Đinh Thị Diệu Hằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương; TS. Takesi Kusumi – Hiệu trưởng trường Đại học khoa học tổng hợp và nhân sinh (Nhật Bản) và nhiều vị khách quý khác. Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài phát biểu Phát biểu tại buổi lễ Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đã chia sẽ kỷ niệm khi được tiếp xúc và làm việc với TS. Kusumi Mari – Hiệu trưởng Nhà trường. Ông nói: “Đây là người phụ nữ hiền lành, tầm thước nhưng đầy mạnh mẽ quyết tâm đầu tư tại Việt Nam. Trong quá trình triển khai kế hoạch xây dựng trường, cô Kusumi đã thực hiện rất nghiêm túc Luật  pháp Việt Nam và hiện nay, Nhà trường đã lựa chọn Tập đoàn Taise để xây dựng Bệnh viện trực thuộc trường – đây là nhà thầu lớn, có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng công trình và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Nhật Bản. Sự nghiêm túc trong tuân thủ pháp luật và lựa chọn đầu tư chất lượng cao, đấy là nền tảng quan trọng để đào tạo sinh viên được tốt nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết đồng hành cùng Nhà trường và tỉnh Hưng Yên để triển khai dự xây dựng Bệnh viện được thuận lợi, nhanh chóng và hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện”. Ông Nguyễn Duy Hưng – Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên phát biểu Ông Nguyễn Duy Hưng – Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên đã thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên đánh giá cao những nỗ lực của Nhà trường và chúc mừng những thành công bước đầu của Nhà trường thời gian qua. Năm 2018 là năm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Lễ khai giảng khóa III của trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam góp phần đánh dấu mốc quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm sự kiện trọng đại này, góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác về mọi mặt giữa hai nước thực chất và hiệu quả hơn. Đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực ngành y tế là một trong những nhu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Mong rằng Trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ là nơi giúp sinh viên Việt Nam được đào tạo không chỉ kiến thức chuyên môn y tế mà còn trau dồi năng lực ngoại ngữ và các kỹ năng xã hội, tạo nền tảng vững vàng giúp sinh viên nhà trường tự tin trong quá trình lập nghiệp, như hình ảnh chú chim hạc trong huy hiệu của Nhà trường, vững chãi bước ra thế giới nhằm hoàn thành sứ mệnh “mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trên thế giới” được ghi rõ trong triết lý giáo dục của Nhà trường. GS.TS. Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc BV Bạch Mai phát biểu GS.TS. Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc BV Bạch Mai chia sẻ kỷ niệm về các lần công tác tại Nhật Bản, thì không chỉ về mặt chuyên môn, các cán bộ Y tế tại Nhật Bản rất giỏi về kỹ năng giao tiếp với người bệnh, đây là điều rất cần thiết cho các bạn sinh viên trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ được học cùng với đội ngũ giảng viên giỏi của Nhà trường về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử của người Nhật và làm việc nhóm. Mặc dù, các giảng viên và cán bộ Y tế của BV rất bận nhưng BV Bạch Mai cam kết sẽ tạo điều kiện cho sinh viên Nhà trường thực tập lâm sàng tại bệnh viện. Thay mặt

Giảng viên trường ĐH kỹ thuật Y tế Hải Dương tham dự giờ giảng tại THUV

Nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác chung giữa 2 trường, sáng ngày 11/9/2018, Phòng Đào tạo – trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã phối hợp với phòng Quản lý khoa học công nghệ – Hợp tác quốc tế  – Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương tổ chức giờ giảng mẫu với sự tham dự đông đảo của giảng viên khoa Xét nghiệm và khoa Phục hồi chức năng của trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương. Giảng viên tham dự được chia làm 2 nhóm để tham dự giờ của giảng viên Nhật Bản: nhóm 1 tham dự  tiết học về Hoạt động sinh hoạt hằng ngày của sinh viên ngành Phục hồi chức năng và nhóm 2 tham dự tiết học về Xét nghiệm mô bệnh học của sinh viên ngành Xét nghiệm Y học. Bài giảng đã diễn ra trong không khí sôi nổi, rất nhiều câu hỏi hay từ các giảng viên tham dự đã được các giảng viên Nhật Bản cởi mở chia sẻ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu và học hỏi lẫn nhau từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Phát biểu cảm nhận sau khi tham dự giờ giảng của các giảng viên Nhật Bản, Ths.Ngô Thị Thảo –  Trưởng khoa Xét nghiệm – Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương có mong muốn được quay trở lại để được cùng nhau trao đổi chuyên sâu hơn về các học phần như hóa sinh và vi sinh. Bên cạnh đó, các giảng viên tham dự khác nhận định giảng viên Nhật bản rất nhiệt tình, giảng dạy chi tiết và hướng dẫn thực hành cụ thể cho sinh viên, kết hợp với trang thiết bị thực hành hiện đại đã hỗ trợ cho sinh viên học tập rất nhiều. Thông qua mối quan hệ hợp tác bền vững này sẽ mở ra nhiều cơ hội để hai đơn vị được giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình hữu nghị, tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên hai đơn vị hợp tác lâu dài trên mọi lĩnh vực trong quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới. Một số hình ảnh khác:

Mã ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả năm 2018

Đối với những bạn thí sinh đại học, mã ngành là một yếu tố quan trọng để tra cứu thông tin cũng như hiểu rõ hơn về ngành học lựa chọn. Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của các học sinh do nhu cầu về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật đang ngày càng tăng cao. Bạn đã biết mã ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả là bao nhiêu chưa? 1. Mã ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả năm 2018 Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả là ngành đào tạo kỹ thuật viên chế tạo những dụng cụ chỉnh hình giúp hỗ trợ phục hồi chức năng hoặc thay thế tay chân thật của những người khuyết tật. Những dụng cụ này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giúp người khuyết tật đi lại hoặc sử dụng cánh tay thuận tiện hơn, hỗ trợ họ dễ dàng hơn trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay ở nước ta tỷ lệ người khuyết tật chiếm đến 10% dân số, tương đương 8.6 triệu người, trong đó khoảng 2 triệu là trẻ em. Do đó, nhu cầu về việc phục hồi chức năng cũng tăng cao hơn, dẫn đến sự phát triển của ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả. Trong kỳ thi xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố mã ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả là 7720399. Bạn có thể truy cập vào website chính thức của Bộ, nhập mã ngành và tìm hiểu phương án tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng đào tạo ngành học này. Nhờ đó, bạn sẽ có thông tin và chuẩn bị đầy đủ nhất cho kỳ xét tuyển. 2. Điểm chuẩn ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả Là một ngành thuộc hệ thống y tế, ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả cũng có điểm chuẩn khá cao so với mức điểm chuẩn của các ngành thông thường khác. Với đặc thù của ngành là chế tạo những dụng cụ chỉnh hình giúp phục hồi chức năng cho người khuyết tật, sinh viên cần có đầu vào tốt nhằm trau dồi và rèn luyện năng lực chuyên môn hiệu quả. Tại trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam, mức điểm chuẩn của ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả là 15.5 điểm với tổ hợp môn xét tuyển là A00, A01, B00, D08. 3. Học ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả ở đâu? Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả là một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam, do đó chưa có nhiều cơ sở chính quy đào tạo ngành học này. Trong đó, trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam là một trong những địa chỉ chất lượng và được nhiều phụ huynh, học sinh tin tưởng. Hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực y tế mang tính quốc tế, trường chú trọng bồi dưỡng kiến thức và năng lực thực tiễn cho sinh viên. Trường giảng dạy theo chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, giúp sinh viên có được môi trường học chất lượng nhất. Bên cạnh việc đào tạo kiến thức và kỹ thuật trong nghiệp vụ chế tạo dụng cụ chỉnh hình chân tay giả, Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam còn bồi dưỡng y đạo đức nghề nghiệp, giúp sinh viên ra trường trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao và có tinh thần y đức. Với hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ từ phòng học hiện đại, phòng thực hành rộng cho đến những trang thiết bị tiên tiến, trường đưa đến cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất để trau dồi và bồi dưỡng kiến thức, năng lực. Bên cạnh đó, trường tạo mọi điều kiện cho sinh viên với những hoạt động trao đổi sinh viên hay mời các bác sĩ, giáo sư từ Nhật Bản đến trực tiếp giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra, các bạn có cơ hội thực tập, thi chứng chỉ và làm việc ngay tại Nhật Bản, đưa đến cho bạn tương lai vô cùng rộng mở. Những thông tin về mã ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến ngành học đang phát triển này. Hy vọng từ chia sẻ trên, bạn sẽ có được quyết định phù hợp về ngành và trường học cho bản thân.

Những điều cần biết về ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả

Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả còn là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam khi không thật sự có nhiều người biết về ngành này. Tuy nhiên nhu cầu nhân lực kỹ thuật viên chỉnh hình chân tay giả đang có xu hướng tăng lên do nhu cầu của người dân. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về ngành này với những thông tin chi tiết nhất. 1. Tìm hiểu về ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả là những dụng cụ hỗ trợ phục hồi các chức năng bị suy giảm của bệnh nhân hoặc thay thế cho phần bị mất của những người khuyết tật. Những dụng cụ này không chỉ giúp người khuyết tập hoạt động dễ dàng hơn mà còn tạo sự cân bằng cơ thể, tránh việc dồn quá nhiều lực cơ thể xuống bộ phận khác. Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả là ngành đào tạo những kỹ thuật viên chỉnh hình chân tay giả có khả năng thực hiện nghiệp vụ chế tạo dụng cụ chỉnh hình chân tay giả cũng như làm công tác phục hồi chức năng bệnh nhân sau lắp ghép. Các sinh viên theo học ngành này sẽ được học những kỹ thuật chế tạo “chi giả” cùng “dụng cụ chỉnh hình” nhằm phục hồi chức năng cho bệnh nhân. 2. Trường đại học có ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả Tuy ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả có lịch sử lâu đời và cực kỳ phát triển ở các nước phát triển trên thế giới nhưng tại Việt Nam đây là một ngành còn rất mới. Chính vì vậy chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả hiện nay ở nước ta. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là cơ sở đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả hệ đại học chính quy tại Việt Nam. Với phương pháp đào tạo theo phong cách Nhật Bản cùng chương trình học tiêu chuẩn quốc tế, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ giúp các bạn sinh viên có nền tảng kiến thức vững chắc cùng kỹ thuật chuyên môn cao. Bên cạnh đó, trường còn có nhiều chương trình giao lưu trao đổi sinh viên và gửi sinh viên thực tập tại Nhật Bản, đưa đến cơ hội nâng cao năng lực tốt nhất cho các bạn. 3. Điểm chuẩn chuyên ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả là bao nhiêu? Là một ngành thuộc hệ thống y khoa, ngành dụng cụ chỉnh hình chân giả có điểm chuẩn thuộc top đầu trong các kỳ thi tuyển sinh các năm gần đây. Năm 2017, điểm chuẩn ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là 15.5 điểm theo tổ hợp các môn xét tuyển A00, A01, B00, D08 4. Xét duyệt ngành ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả Năm 2018, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam công bố 2 phương thức tuyển sinh chính thức là xét điểm kỳ thi THPT Quốc gia và kết hợp xét hồ sơ với phỏng vấn. 4.1. Xét điểm kỳ thi THPT Quốc gia Thí sinh sẽ được xét điểm ở 1 trong 4 tổ hợp môn là A00, A01, B00, D08. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển tại trường là từ 15 điểm trở lên. Lưu ý trong tổ hợp xét tuyển không được có môn nào đạt kết quả ≤ 1,0 điểm. 4.2. Kết hợp xét hồ sơ và phỏng vấn Hình thức xét tuyển này được áp dụng cho những thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc dự kiến tốt nghiệp 2018 và có điểm trung bình tổng kết mỗi năm học ≥ 7.0 điểm trong 03 năm THPT.  Bên cạnh đó, các thí sinh có A-level của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge (Anh) mức điểm mỗi môn thi đạt từ điểm C trở lên cũng có đủ điều kiện tham gia xét tuyển. Thí sinh sẽ trải qua hai vòng xét tuyển: Vòng 1: Xét học bạ và bài tham luận về lý do lựa chọn ngành và trường. Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp thí sinh. 5. Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả học mấy năm? Theo quy định của Bộ Y tế, hệ đại học ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả học có chương trình học dài 4 năm. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, sinh viên sẽ học tập tại trường trong thời gian 4 năm và tích lũy đủ khối lượng kiến thức tối thiểu từ 124 tín chỉ trở lên. Trong suốt thời gian học đại học, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên môn cùng những kỹ thuật cần thiết để có thể đảm nhiệm các vị trí công việc trong tương lai. Sau khi đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, sinh viên sẽ được cấp bằng Cử nhân dụng cụ chỉnh hình chân tay gỉả (Bachelor of Science in Prosthetics and Orthotics). 6. Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả học những gì? Sinh viên ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả sẽ được học những kiến thức cùng kỹ thuật trong việc chế tạo dụng cụ chỉnh hình chân tay giả an toàn và có chất lượng cao. Có thể kể đến những môn học quan trọng như lý thuyết chế tạo dụng cụ chỉnh hình chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình chi dưới, dụng cụ chỉnh hình thân mình, dụng cụ chỉnh hình chi trên,… Được cung cấp những kiến thức cơ sở về y học và chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo lượng kiến thức đầy đủ phục vụ cho quá trình

Ngành chỉnh hình chân tay giả là gì? – Tổng quan về ngành chỉnh hình chân tây giả

Với thực trạng tỷ lệ khuyết tật trong xã hội có xu hướng tăng, nhu cầu về việc phục hồi chức năng hay sử dụng tay chân giả cũng ngày càng mạnh mẽ. Đây là nguyên nhân quan trọng cho sự ra đời của ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả. Tuy nhiên có rất nhiều các bạn thí sinh chưa thực sự hiểu rõ về ngành học còn khá mới mẻ này. Vậy ngành chỉnh hình chân tay giả là gì, chương trình học như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Chỉnh hình chân tay giả là gì?  1.1. Chỉnh hình chân tay giả là gì? Chỉnh hình chân tay giả là công việc đo, lấy mẫu và chế tạo những dụng cụ này sao cho phù hợp với cơ thể của người sử dụng. Bên cạnh người làm tại vị trí kỹ thuật viên chỉnh hình chân tay giả còn có nhiệm vụ hỗ trợ bệnh nhân làm quen với dụng cụ sau khi lắp đặt. Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả là những dụng cụ hỗ trợ phục hồi chức năng bị suy giảm hoặc dùng để thay thế cho phần tay chân bị mất của người khuyết tật. 1.2. Tầm quan trọng của chỉnh hình chân tay giả Chỉnh hình chân tay giả đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Những dụng cụ này bên cạnh việc hỗ trợ người khuyết tật hoạt động thuận tiện, dễ dàng hơn thì còn có tác dụng lớn trong việc làm cân bằng cơ thể, tránh tình trạng dồn trọng lực cơ thể xuống một bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt, kỹ thuật viên chỉnh hình chân tay giả còn là người chăm sóc bệnh nhân sau lắp đặt cũng như chăm sóc tinh thần cho họ một cách tốt nhất. 2. Chương trình đào tạo ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả   Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả có chương trình đào tạo kéo dài 4 năm đối với hệ đại học chính quy. Trong suốt thời gian tại trường đại học, sinh viên sẽ được học những kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trong tương lai. Chi tiết về chương trình đào tạo ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả như sau: 2.1. Học phần đại cương Giáo dục thể chất Giáo dục quốc phòng – an ninh Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin Tư tưởng Hồ Chí Minh Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Ngoại ngữ Tin học 2.2. Học phần cơ sở ngành Hình thái học chức năng Giải phẫu học Sinh lý học Vận động học Bệnh lý học Sự phát triển của con người Đại cương y học lâm sàng Đồ họa và thiết kế đồ họa Vật liệu dụng cụ chỉnh hình chân tay giả Thiết kế phụ kiện máy móc Kỹ thuật công nghiệp trong phục hồi chức năng 2.3. Học phần chuyên ngành Khái quát chung về dụng cụ chỉnh hình chân tay giả Lý thuyết chế tạo dụng cụ chỉnh hình chân tay giả Chân giả dưới gối Chân giả trên gối Dụng cụ chỉnh hình chi dưới Dụng cụ chỉnh hình thân mình Dụng cụ chỉnh hình chi trên Tay giả Lý luận chân giả đặc biệt Đại cương dụng cụ chỉnh hình đặc biệt Thực tập 3. Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả học những gì? Sinh viên theo học ngành chỉnh hình chân tay giả sẽ được cung cấp những kiến thức y học cơ bản cũng như những kỹ thuật có chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các bạn sẽ được học những kỹ thuật chế tạo chi giả và dụng cụ chỉnh hình, từ đó có khả năng thực hiện nghiệp vụ chế tạo dụng cụ chỉnh hình chân tay giả có chất lượng cao và an toàn. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được đào tạo về những kiến thức chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh sau lắp đặt, giúp phục hồi chức năng hiệu quả cho những khuyết tật. Ngoài những kiến thức kỹ năng chuyên môn, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, tin học nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho bạn sau khi ra trường. Sinh viên được thực hành từng môn học ngay tại trường như thực tập chân giả dưới gối, thực tập dụng cụ chỉnh hình chi dưới, thực tập chân giả trên gối, thực tập dụng cụ chỉnh hình thân mình… Nhờ đó, sinh viên sẽ được tiếp xúc với công việc thực tế và tích lũy kinh nghiệm nhanh chóng. Bài viết đã giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc chỉnh hình chân tay giả là gì cũng như hiểu rõ về ngành học này. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn thí sinh có được những thông tin chi tiết về ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả để đưa ra quyết định cho tương lai của mình. 

Ngành kỹ thuật hình ảnh y học học ở đâu để có chất lượng tốt nhất?

Ngành kỹ thuật hình ảnh y học đang còn khá mới mẻ tại Việt Nam khi đây là một ngành ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại trong quy trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên ngành đang ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn học sinh. Vậy kỹ thuật hình ảnh y học học ở đâu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 1. Ngành kỹ thuật hình ảnh y học ra trường làm gì? Công việc chính của những kỹ thuật viên hình ảnh y học đó là: Sử dụng các thiết bị hiện đại để chụp hình ảnh cơ thể con người, trong đó bao gồm các công nghệ như: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp. Bên cạnh đó, các bạn cũng có nhiệm vụ đưa ra các kết luận từ hình ảnh, lưu trữ số liệu cũng như báo cáo với các phòng ban khác. Với công việc cụ thể như trên, những sinh viên ngành kỹ thuật hình ảnh sau khi ra trường có thể làm việc ở vị trí kỹ thuật viên hình ảnh ở các bệnh viện, phòng khám hay cơ sở y tế. Các công việc tại trung tâm hoặc viên nghiên cứu chuyên môn cũng phù hợp với ngành học này. Bên cạnh đó, bạn cũng có cơ hội làm việc tại các trường đại học, các địa chỉ giảng dạy đào tạo ngành kỹ thuật hình ảnh. 2. Ba tiêu chí khi chọn trường dạy ngành kỹ thuật hình ảnh y học Đối với những thí sinh lựa chọn ngành học kỹ thuật hình ảnh, điều mà các bạn quan tâm chính là kỹ thuật hình ảnh y học học ở đâu để được trang bị kiến thức và kỹ năng tốt nhất. Những tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi lựa chọn trường đào tạo ngành kỹ thuật hình ảnh phù hợp. 2.1. Chất lượng đào tạo Đây là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn trường dạy ngành kỹ thuật hình ảnh. Một ngôi trường có chất lượng tốt sẽ giúp bạn học tập tốt nhất, đảm bảo cho tương lai của bản thân. Chất lượng đào tạo của một trường thể hiện ở chương trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên cũng như các số liệu về thành tích mà trường đạt được.  2.2. Cơ sở vật chất Bạn nên lựa chọn những ngôi trường có cơ sở vật chất đầy đủ với các thiết bị máy móc tiên tiến, các phòng học hiện đại hay khu vực giảng đường văn minh. Điều này không chỉ tạo điều kiện tối đa cho việc học mà còn đưa đến môi trường học lý tưởng cho các bạn sinh viên. 2.3. Cơ hội thực hành Đối với một ngành đặc thù như kỹ thuật hình ảnh y học, việc thực hành là rất quan trọng để nâng cao năng lực và kiến thức cho sinh viên. Chính vì vậy, một trong những tiêu chí lựa chọn trường đại học mà bạn cần hướng đến đó là cơ hội thực hành ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Thực hành song song với học kiến thức sẽ giúp các bạn sinh viên có đủ khả năng làm việc sau khi ra trường. 3. Ngành kỹ thuật hình ảnh y học học ở đâu? Bên cạnh các trường y dược công lập uy tín, trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam là một trong những địa chỉ đào tạo ngành kỹ thuật hình ảnh y học hàng đầu hiện nay. Đây là ngôi trường y đầu tiên được thành lập bởi Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực y tế chuyên môn cao có trách nhiệm và tinh thần y đức. Chương trình giảng dạy của trường được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa đến cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của trường cũng rất chất lượng với nhiều giáo sư, tiến sĩ giỏi của cả Nhật Bản và Việt Nam. Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam sở hữu cơ sở vật chất tiên tiến, cung cấp cho sinh viên môi trường học tuyệt vời từ các phòng học hiện đại, phòng vi tính, phòng thực hành cho đến hệ thống trang thiết bị tiên tiến. Chính vì vậy, sinh viên sẽ có cơ hội trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt, trường sẽ tạo các điều kiện để sinh viên được học tập, rèn luyện như mời các bác sĩ tại Nhật Bản đến trực tiếp giảng dạy; hoạt động trao đổi sinh viên hay cơ hội thực tập tại Nhật Bản. Bài viết trên sẽ giúp các bạn học sinh có ý định theo học ngành kỹ thuật hình ảnh y học hiểu rõ hơn về ngành học cũng như tiêu chí lựa chọn trường. Hy vọng những chia sẻ đã phần nào giải đáp thắc mắc kỹ thuật hình ảnh y học học ở đâu, giúp các bạn có được quyết định chọn ngôi trường phù hợp với khả năng học tập cũng như tài chính của gia đình.   

Kỹ thuật hình ảnh y học học mấy năm?

Tuy là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam nhưng ngành kỹ thuật hình ảnh y học đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh. Trước khi quyết định theo đuổi ngành học này, có nhiều bạn còn băn khoăn kỹ thuật hình ảnh y học học mấy năm cùng chương trình học như thế nào. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc một cách chi tiết nhất. Xem thêm: Nên học ngành kỹ thuật hình ảnh y học ở đâu? 1. Ngành kỹ thuật hình ảnh y học học mấy năm? Ngành kỹ thuật hình ảnh y học là một ngành thuộc y học hiện đại, sử dụng những máy móc, thiết bị tiên tiến để chụp lại hình ảnh cơ thể con người. Những hình ảnh y học sẽ giúp các bác sĩ đưa ra các chẩn đoán và quyết định y khoa chính xác cũng như xây dựng được phương pháp điều trị phù hợp hơn. Hình ảnh y học là một phần của hình ảnh sinh học sử dụng các công nghệ hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ. Kỹ thuật viên hình ảnh y học sẽ có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật chụp ảnh, phân tích hình ảnh cũng như đề nghị hướng chẩn đoán theo kết quả. Theo quy định của Bộ Y tế, ngành kỹ thuật hình ảnh y học có chương trình học kéo dài 4 năm đối với hệ đào tạo chính quy. Sinh viên trong quá trình học sẽ được cung cấp các kiến thức cơ sở cũng như các kiến thức chuyên ngành cần thiết để có thể làm việc ở các vị trí quan trọng trong tương lai. Bên cạnh đó các bạn cũng được trang bị các kỹ năng quan trọng như kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng tin học hay kỹ năng đối với các thiết bị hiện đại nhằm giải quyết các tình huống khi làm việc. 2. Chương trình học ngành kỹ thuật hình ảnh y học – trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là một trong những địa chỉ đào tạo ngành kỹ thuật hình ảnh y học uy tín nhất hiện nay với chương trình học tiêu chuẩn học quốc tế. Sinh viên theo học tại trường sẽ học tập tại trường 4 năm trở lên và tích lũy đủ khối lượng kiến thức tối thiểu từ 129 tín chỉ để đáp ứng đủ điều kiện tốt nghiệp.   2.1. Chương trình học năm 1 Tên học phần Số tín chỉ Học phần cơ sở Học phần đại cương Giáo dục thể chất 3 Giáo dục quốc phòng, an ninh 8 Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 5 Tiếng Anh I 4 Tiếng Nhật I 2 Tiếng Nhật II 4 Tiếng Nhật A 2 Học phần chính Kỹ năng giao tiếp 1 Học phần giáo dục chuyên ngành tối thiểu Học phần cơ sở ngành Hình thái học chức năng 2 Giải phẫu học 4 Sinh lý học 3 Sinh hóa học 2 Bệnh lý học 2 Tổng quan chung về xét nghiệm y học 2 Vi sinh vật học 2 Tin học 2 2.2. Chương trình học năm 2 Tên học phần Số tín chỉ Học phần cơ sở Học phần đại cương Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 Tiếng Anh II 2 Tiếng Anh III 2 Tiếng Anh A 1 Tiếng Nhật III 2 Tiếng Nhật IV 2 Tiếng Nhật B 2 Tiếng Nhật C 2 Học phần chính Đại cương KHSK thể chất và tinh thần 2 Học phần giáo dục chuyên ngành tối thiểu Học phần cơ sở ngành Điều dưỡng học 1 Khoa học và kỹ thuật y học 4 Kỹ thuật điện – điện tử y tế 3 Khoa học và kỹ thuật bức xạ 4 Định lượng phóng xạ 3 Học phần chuyên ngành Khái quát chẩn đoán hình ảnh 2 Chẩn đoán hình ảnh bức xạ 6 Quản lý an toàn trong chụp ảnh bức xạ 4 2.3. Chương trình học năm 3 Tên học phần Số tín chỉ Học phần giáo dục chuyên ngành tối thiểu Học phần cơ sở ngành Liên kết ngành trong CSSK 1 Chăm sóc sức khỏe y tế phúc lợi xã hội 4 Sức khỏe và môi trường 1 Dịch tễ học – Thống kê 2 Thực hành khoa học phóng xạ 2 Học phần chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh 2 Thực hành kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh 5 Kỹ thuật xét nghiệm trong y học hạt nhân 6 Kỹ thuật xạ trị 6 Thông tin hình ảnh y học 6 2.4. Chương trình học năm 4 Tên học phần Số tín chỉ Học phần cơ sở Học phần chính Khái quát khoa học sự sống 2 Đại cương khoa học sinh mệnh 2 Học phần giáo dục chuyên ngành tối thiểu Học phần chuyên ngành Quản lý an toàn y tế 1 Thực hành lâm sàng I 5 Thực hành lâm sàng II 5 Để biết thêm thông tin chi tiết về trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, bạn hãy liên hệ qua website chính thức của trường tại đây hoặc hotline: (+84)-24-6664 0325.  Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp phần nào câu hỏi kỹ thuật hình ảnh y học học mấy năm cũng như thông tin chi tiết về chương trình học của ngành tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được những quyết định về ngành học phù hợp.  

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Bạch Mai

Sáng ngày 27/8/2018, tại Bệnh viện Bạch Mai đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Bạch Mai. Đây là mốc quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc đào tạo thực tập của Nhà trường tại cơ sở Y tế hàng đầu tại Việt Nam, và đây cũng là sự kiện chào mừng kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Đến tham dự buổi lễ, về phía đại diện bệnh viện Bạch Mai gồm Ban giám đốc bệnh viện: PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc bệnh viện, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai; GS.TS. Phạm Minh Thông – PGĐ Bệnh viện, GĐ Trung tâm Đào tạo và CĐT; GS.TS. Ngô Quý Châu – PGD Bệnh viện, GĐ Trung tâm Hô hấp và đại diện các khoa/phòng/trung tâm. Về phía trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam có Ban giám hiệu gồm: GS.TS. Kusumi Mari – Hiệu trưởng; GS.TS. Kuriyama Akihiko – Phó Hiệu trưởng và đại diện các khoa/phòng của Nhà trường đến tham dự buổi lễ quan trọng này. PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh phát biểu khai mạc Phát biểu khai mạc buổi lễ, PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc bệnh viện, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã nhấn mạnh thuận lợi khi sinh viên trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được thực tập tại bệnh viện Bạch Mai – bệnh viện hạng đặc biệt với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại và là nơi có trung tâm chỉ đạo tuyến phát triển mạnh mẽ đã và đang đào tạo hàng ngàn nhân viên Y tế hằng năm. Dựa trên mối quan hệ hợp tác lâu đời và thành công giữa bệnh viện Bạch Mai và các đối tác Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Giám đốc bệnh viện Bạch Mai đã đề xuất hai bên cần tăng cường giao lưu và học hỏi lẫn nhau về phương pháp đào tạo, bên cạnh đó, trong tương lai, bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 sẽ xây dựng Trung tâm kiểm tra sức khỏe hợp tác với đối tác Nhật Bản, do đó, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai mong muốn hợp tác giữa Bệnh viện và trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực Y tế chất lượng Nhật Bản. GS.TS. Kusumi Mari phát biểu tại buổi lễ Đáp lại lời đề nghị của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, GS.TS. Kusumi Mari – Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã cảm ơn Ban giám đốc đã cho phép Nhà trường là đối tác trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với Bệnh viện Bạch Mai. Dựa trên các đề xuất của PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh, Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hoàn toàn nhất trí với các đề xuất trên và sẽ cố gắng hỗ trợ hết sức nhằm góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực Y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Trong không khí cởi mở, đại diện lãnh đạo hai bên đã thảo luận và đi đến ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm hỗ trợ, chia sẻ và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên. Kết thúc lễ ký kết, GS.TS. Kusumi Mari – Hiệu trưởng Nhà trường đã đi tham quan Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai và Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai. Một số hình ảnh tham quan: THUV