Mức lương ngành xét nghiệm y học năm 2018 là bao nhiêu?

Hầu hết mục tiêu cuối cùng của các em học sinh hiện nay khi chọn trường, chọn ngành chính là ra trường có thể đảm nhận công việc với một mức lương hấp dẫn. Người ta thường nói “nhất y nhì dược” để nói về vị trí và mức lương của ngành y trong xã hội. Nằm trong hệ thống y tế, ngành xét nghiệm y học cũng là một ngành có mức lương cao và ổn định. Cùng tìm hiểu xem mức lương của ngành xét nghiệm y học là bao nhiêu? Xem thêm: Tương lai phát triển của ngành xét nghiệm y học Có nên chọn học ngành xét nghiệm y học hay không? Ngành xét nghiệm y học học mấy năm? 1. Tổng quan về ngành xét nghiệm y học Xét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y, trong đó các kỹ thuật viên sẽ sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện, cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bệnh, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán, kết luận bệnh sớm nhằm mục đích đề ra phương án điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời. Người làm nghề xét nghiệm y học được gọi là kỹ thuật viên xét nghiệm. Cử nhân xét nghiệm y học có thể đảm nhận các vị trí chuyên môn trong các bệnh viện, cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến tuyến địa phương hoặc tại các viện, phòng xét nghiệm y học như: kỹ thuật viên xét nghiệm; chuyên viên tư vấn; giảng viện giảng dạy; quản lý về xét nghiệm; … Trong quá trình công tác, kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện các công việc cụ thể từ lấy mẫu bệnh phẩm; phân tích, giải thích kết quả xét nghiệm; thống kê, lưu trữ kết quả đến bảo quản, giữ gìn dụng cụ xét nghiệm. Không những vậy, kỹ thuật viên xét nghiệm làm trong lĩnh vực y học dự phòng có thể về hoạt động trong công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe tại địa phương. 2. Bảng lương của ngành xét nghiệm y học Với những ai đã lựa chọn xét nghiệm y học làm nghề nghiệp tương lai thì có thể chắc chắn rằng bạn sẽ có một công việc với mức lương ổn định, khá cao so với mặt bằng thị trường lao động chung tại Việt Nam. Do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên khó có thể đưa ra một mức lương cụ thể cho ngành xét nghiệm y học. Dưới đây là bảng lương ngành xét nghiệm y học (tham khảo) ứng với các vị trí nhất định trên một số trang việc làm như sau: STT Nhóm ngành Mức lương/tháng Vị trí 1 Kỹ thuật viên xét nghiệm – Nhân viên 3 – 5 triệu Nhân viên 2 Chuyên viên tư vấn 7 – 10 triệu Nhân viên 3 Bác sĩ xét nghiệm 16 – 22 triệu Nhân viên cấp cao 4 Nhân viên kinh doanh thiết bị xét nghiệm 5 – 7 triệu Nhân viên 5 Chuyên viên kỹ thuật y tế ứng dụng 10 – 12 triệu Nhân viên 6 Giảng viên ngành xét nghiệm y học 15 – 20 triệu Nhân viên 7 Quản lý xét nghiệm y học 7 – 10 triệu Quản lý   3. Lương của ngành xét nghiệm y học phụ thuộc vào yếu tố nào? Như đã nói ở trên, mức lương của ngành xét nghiệm y học phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến một số các yếu tố dưới đây. 3.1. Cấp bậc công việc Việc bạn đảm nhận vị trí nào quyết định đến mức lương và hệ số lương mà bạn được hưởng. Vị trí càng quan trọng thì mức lương càng lớn. Lương của trưởng khoa xét nghiệm y học chắc chắn sẽ khác so với lương của kỹ thuật viên xét nghiệm thông thường. Ngay cả trong đội ngũ cán bộ xét nghiệm cũng được phân chia theo cấp bậc: bác sĩ hạng I (bác sĩ cao cấp); bác sĩ chính (bác sĩ hạng II); bác sĩ hạng III để tính hệ số lương theo quy định của bộ y tế. 3.2. Trình độ chuyên môn Đối với sinh viên mới ra trường, bằng cấp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức lương. Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên cử nhân Đại học hơn là Cao đẳng và Trung cấp. Tuy nhiên, nếu bạn cầm trên tay tấm bằng Cao đẳng hay Trung cấp thì đừng lo sợ thất thế bởi nhà tuyển dụng còn xem xét các vấn đề khác như kinh nghiệm, … 3.3. Nơi làm việc Tại Việt Nam, lương của các kỹ thuật viên, bác sĩ xét nghiệm y học tại bệnh viện tư thường cao hơn tại bệnh viện công ở cùng một vị trí công tác. Thậm chí, lương của người công tác tại bệnh viện tư có thể cao gấp 3 lần khi công tác tại bệnh viện công lập. Một phần lý do bởi chính sách thu hút nhân lực của các cơ sở y tế, bệnh viện tư trong thời gian gần đây. Tuy nhiên dù công tác ở bệnh viện công hay tư không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng hết sức mình vì bệnh nhân và cộng đồng. 3.4. Yếu tố khác Bên cạnh mức lương chính, lương của kỹ thuật viên, bác sĩ xét nghiệm y học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: Tổng thời gian lao động tăng ca. Các nhân viên làm việc nhiều trong môi trường hóa chất được nhận thêm phụ cấp độc hại. Tiền thưởng, tiền hoa hồng… Với mức lương cứng cộng với mức phụ cấp và tiền thưởng như trên, không ngoa

Ý nghĩa xét nghiệm huyết học

Xét nghiệm y học là một kỹ thuật quan trọng trong việc giúp bác sĩ có cơ sở kết luận bệnh của bệnh nhân. Trong các xét nghiệm y học, xét nghiệm huyết học thường được sử dụng nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại. Vậy ý nghĩa xét nghiệm huyết học quan trọng như thế nào? Xem thêm: Ngành xét nghiệm y học nên học ở đâu? Học ở đâu để có thể lấy chứng chỉ xét nghiệm đại học y dược CÓ GIÁ NHẤT? Tìm hiểu chi tiết về khoa xét nghiệm đại học y dược 1. Xét nghiệm huyết học là gì ? Xét nghiệm huyết học còn được biết đến với tên gọi khác là xét nghiệm công thức máu (huyết đồ). Xét nghiệm huyết học là nghiệp vụ mà các bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu nhằm cung cấp các thông tin về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit, mang oxy,… Từ đó, giúp các bác sĩ đánh giá tổng quá tình trạng sức khỏe của người được xét nghiệm, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án điều trị kịp thời. Thực tế, xét nghiệm huyết học không có tác dụng xác định, chẩn đoán nguyên nhân bệnh mà chỉ mang tính gợi ý và định hướng. Xét nghiệm máu được coi như cánh tay phải của bác sĩ, hỗ trợ cho công tác phát hiện và điều trị bệnh được chính xác, nhanh chóng và hiệu qủa hơn. 2. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm huyết học 2.1. Ý nghĩa số lượng bạch cầu (WBC) Với người bình thường thì sẽ cho ra kết quả 3,0 – 10,0 G/L (G/L: tỉ tế bào / lít). Nếu xét nghiệm cho ra chỉ số 40 – 10 Giga/L thì: Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu. Giảm trong thiếu máu do bất sản, thiếu hụt vitamin B12, nhiễm khuẩn, … 2.2. Ý nghĩa xét nghiệm huyết học – Số lượng hồng cầu (RBC) Trạng thái bình thường ở nam là 4,2 – 6,0 Tera/L  và nữ là 3,8 – 5 Tera/L. Nếu kết quả từ 3.8 – 5.8 Tera/L thì: Tăng trong mất nước và chứng tăng hồng cầu. Giảm trong thiếu máu. 2.3. Ý nghĩa lượng huyết sắc tố (Hb) Chỉ số là bình thường nếu nam là 130 – 170 gram/L và  nữ: 120 – 150 gram/L. Nếu kết quả Hb là 12-16,5 g / dL thì ý nghĩa chỉ số huyết học này là: Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi. Giảm trong thiếu máu, chảy máu, các phản ứng gây tan máu. 2.4. Ý nghĩa về khối hồng cầu (HCT) Chỉ số bình thường ở nam là 38 – 49% và nữ là 34,9-44,5%. Nếu chỉ số này ở nam là 39-49% và nữ là 33-43%, thì tình trạng này bị: Tăng trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu. Giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén. 2.5. Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) Nếu chỉ số xét nghiệm là 85-95 fL (1 fL = 10-15 L) thì có ý nghĩa: Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương. Giảm trong thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu (sideroblastic anemia), suy thận mạn tính, nhiễm độc chì. 2.6. Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH) Nếu chỉ số MCH của máu là 26-32 pg (1 pg = 10-12 g) thì có nghĩa: Tăng trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. Giảm trong bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo. 2.7. Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (MCHC) Nếu chỉ số MCHC là 32-36 g/ dL thì: Tăng trong sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. Giảm trong thiếu máu do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu. 2.8. Tỷ lệ phần trăm bạch cầu lympho (LYM%) Kết quả xét nghiệm bình thường sẽ cho giá trị từ 20 – 25% Tăng là do nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân, viêm loét đại tràng, … Giảm là do tình trạng nhiễm HIV/AIDS, lao, các ung thư. 2.9. Tỷ lệ phần trăm bạch cầu mono (MON%) Thông thường tỉ lệ này dao động từ 4-8%. Tăng trong trường hợp nhiễm virus, kí sinh trùng, nhiễm khuẩn. Giảm trong trường hợp thiếu máu so bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho. 2.10. Số lượng bạch cầu lympho (LYM) Nếu cho kết quả 0,6-3,4 Giga/ L thì có ý nghĩa xét nghiệm huyết học là: Tăng trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP. Giảm trong hội chứng AIDS, ức chế tủy xương do các hoá chât trị liệu, thiếu máu bất sản, các khối u, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh. 2.11. Số lượng bạch cầu mono (MON) Giá trị chuẩn từ 0,1 – 0,4. Kết quả xét nghiệm

Ngành xét nghiệm y học học mấy năm?

Ngành xét nghiệm y học đang trở thành một ngành học thu hút số lượng học sinh đăng ký nhất hiện nay bên cạnh những ngành y dược khác. Chính vì vậy, những vấn đề như ngành xét nghiệm y học học mấy năm, chương trình học như thế nào cũng là điều được nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo ngành xét nghiệm y học hiện nay. Xem thêm: Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm huyết học  Nên học ngành xét nghiệm y học ở đâu? Có cần học đại học để lấy chứng chỉ đại học xét nghiệm y dược? 1. Ngành xét nghiệm y học học mấy năm? Ngành xét nghiệm y học là một ngành có tính ứng dụng cao khi nó sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm và đưa ra bằng chứng chính xác về tình trạng bệnh. Nhờ đó, bác sĩ có thể xây dựng phác đồ và có phương pháp điều trị hiệu quả cao cho người bệnh. Xét nghiệm y học là một ngành học có triển vọng cao trong tương lai với thực trạng khám chữa bệnh cho thấy có hơn 70% kết quả chẩn đoán phụ thuộc vào xét nghiệm y học. Chính vì vậy, những kỹ thuật viên xét nghiệm y học có vai trò vô cùng quan trọng trong thực tiễn ngành y dược hiện nay. Thời gian đào tạo ngành xét nghiệm y học ở hầu hết các trường đại học có chuyên ngành này là 4 năm. Trong thời gian học tập, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành về bệnh lý cùng kiến thức phân tích, xét nghiệm sinh – hóa học. Sinh viên còn được cung cấp thêm kỹ năng thực tiễn và kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm.  2. Chương trình học xét nghiệm y học –  trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 2.1. Chương trình học năm 1 Tên học phần Số tín chỉ Học phần cơ sở Học phần đại cương Giáo dục thể chất 3 Giáo dục quốc phòng, an ninh 8 Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 5 Tiếng Anh I 4 Tiếng Nhật I 2 Tiếng Nhật II 4 Tiếng Nhật A 2 Học phần chính Kỹ năng giao tiếp 1 Học phần giáo dục chuyên ngành tối thiểu Học phần cơ sở ngành Hình thái học chức năng 2 Giải phẫu học 4 Sinh lý học 3 Sinh hóa học 2 Bệnh lý học 2 Đại cương chung về xét nghiệm y học 2 Vi sinh vật học 2 Tin học 2 2.2. Chương trình học năm 2 Tên học phần Số tín chỉ Học phần cơ sở Học phần đại cương Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 Tiếng Anh II 2 Tiếng Anh III 2 Tiếng Anh A 1 Tiếng Nhật III 2 Tiếng Nhật IV 2 Tiếng Nhật B 2 Tiếng Nhật C 2 Học phần chính Đại cương KHSK thể chất và tinh thần 2 Học phần giáo dục chuyên ngành tối thiểu Học phần cơ sở ngành Dược lý học 2 Điều dưỡng học 1 Học phần chuyên ngành Bệnh lý học lâm sàng 6 Mô bệnh học và tế bào học 2 Xét nghiệm bệnh lý học 2 Xét nghiệm cơ bản 4 Hóa phân tích 3 Xét nghiệm vi sinh vật học 5 Xét nghiệm chức năng sinh lý 3 Tổng quan về máy xét nghiệm 1 Tổng quan về quản lý y tế 1 2.3. Chương trình học năm 3 Tên học phần Số tín chỉ Học phần giáo dục chuyên ngành tối thiểu Học phần cơ sở ngành Liên kết ngành trong CSSK 1 Chăm sóc sức khỏe y tế phúc lợi xã hội 4 Sức khỏe và môi trường 1 Dịch tễ học – Thống kê 2 Khoa học và kỹ thuật y học 4 Học phần chuyên ngành Xét nghiệm huyết học 4 Xét nghiệm ký sinh trùng 1 Xét nghiệm miễn dịch và truyền máu 5 Thực hành kiểm tra chức năng sinh lý 6 Quản lý an toàn y tế 1 Thống kê y học 1 Thực tập lâm sàng tổng hợp ngành xét nghiệm 4 2.4. Chương trình học năm 4 Tên học phần Số tín chỉ Học phần cơ sở Học phần chính Khái quát khoa học sự sống 2 Đại cương khoa học sinh mệnh 2 Học phần cơ sở ngành Học phần chuyên ngành Thực tập xét nghiệm hóa phân tích 4 Thực tập lâm sàng 7 Bài viết trên đã đưa đến thông tin chi tiết về số năm đào tạo cùng chương trình học hệ đại học chuyên ngành xét nghiệm y tế tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Hy vọng giải đáp về câu hỏi ngành xét nghiệm y học học mấy năm sẽ giúp các bạn hiểu và đưa ra quyết định đúng đắn về ngành học của bản thân.

Ngành xét nghiệm y học học ở đâu?

Nhu cầu khám chữa bệnh của con người ngày càng tăng cao kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của những ngành y dược, trong đó có ngành xét nghiệm y học. “Xét nghiệm y học học ở đâu” là câu hỏi mà nhiều bạn có ý định theo học ngành này luôn tìm hiểu để lựa chọn ngôi trường dạy học tốt nhất cho mình. Xem thêm: Học ở đâu để lấy chứng chỉ xét nghiệm đại học y dược có giá trị nhất? Tìm hiểu chi tiết về khoa xét nghiệm đại học y dược 1. Cử nhân ngành xét nghiệm y học ra trường làm gì? Ngành xét nghiệm y học là một ngành thuộc y học hiện đại, góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây là ngành ứng dụng các máy móc thiết bị để phân tích các mẫu bệnh phẩm nhằm phát hiện và đưa ra bằng chứng chính xác về tình trạng bệnh. Với nhiệm vụ chính như vậy, cử nhân ngành xét nghiệm y học sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí: Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám cùng các cơ sở y tế khác. Bên cạnh đó, các bạn cũng có cơ hội đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại viện xét nghiệm trung ương, trung tâm y tế dự phòng, các phòng xét nghiệm liên quan đến vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Học ngành xét nghiệm y học có khó không? Là một ngành thuộc hệ thống y tế, ngành xét nghiệm y học có chương trình học hấp dẫn và thú vị: Những môn học chuyên ngành xét nghiệm y học không chỉ dừng lại ở kỹ thuật xét nghiệm mà còn chú trọng đến những kiến thức về nghiên cứu cùng quản lý phòng xét nghiệm. Bên cạnh đó, chương trình học bao gồm những môn học thực tiễn ngay tại các phòng thực hành hiện đại với đầy đủ máy móc thiết bị. Điều này sẽ giúp sinh viên có được trang bị đầy đủ kiến thức để làm việc tại các vị trí công việc thực tế. Tuy nhiên để có thể trở thành những kỹ thuật viên xét nghiệm tốt, sinh viên cần trau dồi cũng như tích lũy các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong suốt quá trình học: Ngành xét nghiệm y học đòi hỏi sinh viên phải có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng và chuyên sâu như kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh, kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật học, xét nghiệm hóa học, xét nghiệm bệnh lý học, xét nghiệm huyết học,… Bên cạnh đó, người học xét nghiệm y học cũng cần có những kỹ năng cơ bản như ngoại ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp để phù hợp với thị trường việc làm đầy cạnh tranh như hiện nay. 3. Ngành xét nghiệm y học học ở đâu? “Học xét nghiệm y khoa ở đâu?” luôn là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh khi bắt đầu tìm hiểu về ngành học này. Hiện nay có nhiều trường trên cả nước đào tạo ngành xét nghiệm y học, do đó để lựa chọn trường phù hợp, bạn cần hiểu rõ về thông tin tuyển sinh cũng như chất lượng đào tạo của trường. Bên cạnh các trường đại học công lập danh tiếng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là một trong những trường được nhiều người lựa chọn nhất với tiêu chuẩn đào tạo quốc tế: Với sứ mệnh “đào tạo những cán bộ y tế trình độ cao, giàu lòng nhân ái và sẵn sàng hội nhập với thế giới”, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam giảng dạy theo chương trình tiêu chuẩn quốc tế, đưa đến cho sinh viên đầy đủ kiến thức cho công việc trong tương lai. Sinh viên trong quá trình học tập còn được rèn luyện những kỹ năng mềm như kỹ năng ngoại ngữ Anh và Nhật, kỹ năng tin học, kỹ năng quản lý. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị tiên tiến từ khuôn viên xanh, phòng vi tính đến phòng thực hành hiện đại đều hỗ trợ tối đa cho việc học tập của sinh viên. Sinh viên tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sau khi kết thúc chương trình học sẽ được nhà trường tổ chức thực tập tại các bệnh viện chất lượng như bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, bệnh viện đa khoa Gia Lâm. Đặc biệt, các bạn sẽ có cơ hội thực tập từ 1 – 2 tuần tại Nhật Bản để làm quen với môi trường làm việc tiêu chuẩn tại đây và có được những kinh nghiệm quý giá.  Bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc xét nghiệm y học học ở đâu cho các bạn học sinh có ý định theo học ngành này. Với cơ hội làm việc rộng mở, ngành xét nghiệm y học hứa hẹn là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình.

Có nên học xét nghiệm y học hay không? – Những điều cần biết

Xét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y, sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phân tích các mẫu bệnh nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những chẩn đoán, đưa ra kết luận bệnh để có phương án điều trị kịp thời. Những năm gần đây, ngành xét nghiệm y học trở thành một trong những ngành giữ vai trò chủ chốt của y học hiện đại. Vậy có nên học xét nghiệm y học không? Xem thêm: Ngành xét nghiệm y học học mấy năm? Ý nghĩa của xét nghiệm huyết học trong Y tế Nên học ngành xét nghiệm y học ở đâu  1. Có nên học xét nghiệm y học không? Hầu hết các bệnh viện, cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên đều xây dựng phòng, khoa xét nghiệm. Tuy vậy, ngành xét nghiệm y học lại đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Điều này cho thấy ngành xét nghiệm đang hiếm nguồn nhân lực như thế nào. Theo dự đoán của Bộ Y tế, đến năm 2020, ngành xét nghiệm học nước ta cần bổ sung thêm 65.000 nhân lực. Sinh viên tốt nghiệp ngành xét nghiệm có thể đảm nhận các vị trí tại khoa xét nghiệp y học tại các bệnh viện, cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến địa phương tại các vị trí như kỹ thuật viên xét nghiệm, chuyên viên tư vấn, quản lý y tế, … Sinh viên cũng có thể làm việc tại các phòng, viện xét nghiệm hay tham gia giảng dạy chuyên ngành xét nghiệm y học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y khoa. Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể tham gia vào tổ chức y tế dự phòng chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng tại địa phương. 2. Lương ngành xét nghiệm y học Không chỉ có một cơ hội nghề nghiệp mở rộng mà bản thân những người làm trong ngành xét nghiệm y học đều có một công việc ổn định với mức lương khá cao trong xã hội. Nếu đặt ngành xét nghiệm y học bên cạnh những ngành khác tại Việt Nam thì có thể thấy đây rõ ràng là ngành học mơ ước của bất kì ai. Mức lương của ngành xét nghiệm phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Vị trí công việc bạn đảm nhận. Nơi bạn làm việc ở tuyến trung ương hay địa phương; là bệnh viện công hay tư. Tổng thời gian lao động tăng ca. Các nhân viên làm việc nhiều trong môi trường hóa chất được nhận thêm phụ cấp độc hại, tiền hoa hồng, tiền thưởng… Khó có thể thống kê mức lương chính xác của ngành xét nghiệm y học song với những sinh viên mới ra trường, lương khởi điểm thường dao động từ 3-5 triệu đồng/tháng. Hệ số lương của ngành xét nghiệm luôn dao động ở mức từ 1.86 đến 6.78. Do đó mà không lạ nếu sau vài năm làm việc tại đây, bạn có thể có mức lương lên tới 10 – 20 triệu đồng/tháng.  3. Tương lai ngành xét nghiệm y học 3.1. Tiềm năng phát triển Với sự phát triển của kỹ thuật – công nghệ, sự tham gia của các máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào trong y học ngày một mạnh mẽ. Có tới 70% các quyết định y học ngày nay đều dựa trên xét nghiệm y học. Như vậy, ngành xét nghiệm y học đã, đang và hứa hẹn sẽ là ngành học được quan tâm và phát triển hàng đầu hiện nay. 3.2. Tại Việt Nam Ở nước ta hiện nay, ý thức chăm sóc sức khỏe của mọi người được nâng cao chính là thời điểm mà ngành xét nghiệm y học đứng trước nhiều áp lực khó khăn. Bởi vậy, Bộ Y tế đang triển khai kế hoạch phát triển ngành xét nghiệm không chỉ ở tuyến trung ương mà cả ở tuyến tỉnh, tuyến huyện và các cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân mục đích: Đưa ngành Xét nghiệm y học trở nên phổ biến, đi sâu vào trong lĩnh vực chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế. Đặc biệt với tổ chức y tế quốc tế, tranh thủ nguồn tài chính để phát triển nhân lực và tiếp cận khoa học – công nghệ nhằm, cải thiện, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị trong xét nghiệm y học. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là điểm đến hoàn hảo dành cho những ai đam mê ngành xét nghiệm y học. Trường cam kết đào tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong nước và quốc tế ngày nay.  Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành xét nghiệm y học,  vậy “Có nên học xét nghiệm y học hay không?” -bây giờ chắc bạn đã có đầy đủ kiến thức để lựa chọn ngành phù hợp với bản thân mình. 

Cập nhật thông tin ngành xét nghiệm y học dự phòng năm 2018

Hơn 70% số quyết định y khoa được đưa ra dựa theo kết quả của xét nghiệm. Con số biết nói này đã khẳng định vai trò không thể thiếu của xét nghiệm với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe trong xã hội hiện đại. Thuộc hệ thống ngành xét nghiệm, xét nghiệm y học dự phòng hướng đến việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, là cầu nối giữa y học và y tế dự phòng. Xem thêm: Xét nghiệm y học là gì ? Mức lương của ngành xét nghiệm y học là bao nhiêu? Tương lai phát triển của ngành xét nghiệm y học 1. Ngành xét nghiệm y học dự phòng là gì? Trước hết, chúng ta cần hiểu, y học dự phòng là gì? Y học dự phòng là ngành y khoa quan tâm đến vấn đề phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cộng đồng thay vì trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh như trách nhiệm của y học. Xét nghiệm y học dự phòng  là một nghiệp vụ thuộc ngành y học dự phòng, trong đó, kỹ thuật viên xét nghiệm sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp, trang thiết bị, máy móc hiện đại để thu thập và phân tích thông tin về sức khỏe cộng đồng, từ đó phát hiện và phòng chống dịch bệnh; kiểm tra, giám sát các vấn đề sức khỏe cộng đồng; lên kế hoạch thực hiện các chương trình y tế cộng đồng nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dân. 2. Chương trình đào tạo của ngành xét nghiệm y học dự phòng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo chuyên ngành xét nghiệm với hệ đào tạo 04 năm, tổng số tín chỉ cần tích lũy là 131 tín chỉ. Chương trình đào tạo cụ thể như sau: Học phần cơ sở Học phần chuyên môn ngành tối thiểu Năm thứ nhất Tên học phần Số tín chỉ Tên học phần Số tín chỉ Bắt buộc Tự chọn Bắt buộc Tự chọn Giáo dục thể chất 3 Hình thái học chức năng I 2 Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 Giải phẫu học 4 Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩ Mác – Lê nin 5 Sinh lý học 3 Sinh hóa học 2 Tiếng Anh I 4 Bệnh lý học 2 Tiếng Nhật I 2 Đại cương chung về xét nghiệm 2 Tiếng Nhật II 4 Vi sinh vật học 2 Tiếng Nhật A 2 Tin học 2 Kĩ năng giao tiếp 1 Tổng cộng 16 2 Tổng cộng 19 Năm thứ hai Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Điều dưỡng học 1 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 3 Dược lý học 2 Tiếng Anh II 2 Bệnh lý học lâm sàng 6 Tiếng Anh III 2 Mô bệnh học và tế bào học 2 Tiếng Nhật III 2 Xét nghiệm bệnh lý học 2 Tiếng Nhật IV 2 Xét nghiệm cơ bản 4 Tiếng Nhật B 2 Hóa phân tích 3 Tiếng Nhật C 2 Xét nghiệm vi sinh vật học 5 Đại cương KHSK thể chất và tinh thần 2 Xét nghiệm chức năng sinh lý 3 Tiếng Anh A 1 Tổng quan về máy xét nghiệm 1 Tiếng Anh B 1 Tổng quan về quản lý y tế 1 Đại cương KHSK thể chất và tinh thần 2 Tổng 17 4 Tổng cộng 30 Năm thứ ba Liên kết ngành trong CSSK 1 Chăm sóc sức khỏe y tế phúc lợi xã hội 4 Sức khỏe và môi trường 1 Dịch tễ học – Thống kế 2 Khoa học và kỹ thuật y học 4 Xét nghiệm huyết học 4 Xét nghiệm kí sinh trùng 1 Xét nghiệm miễn dịch và truyền máu 5 Thực hành kiểm tra chức năng sinh lý 6 Quản lý an toàn y tế 1 Thống kê y học 1 Thực tập lâm sàng tổng hợp ngành xét nghiệm 4 Tổng cộng 34 Năm thứ tư Khái quát khoa học sự sống 2 Thực hành xét nghiệm hóa phân tích 4 Đại cương khoa học sinh mệnh 2 Thực tập lâm sàng 7 Tổng cộng 4 Tổng cộng 11 Tổng cộng : 129 (6) 3. Phẩm chất cần có của kỹ thuật viên ngành xét nghiệm y học dự phòng Trong xã hội hiện đại, vai trò của kỹ thuật viên y học dự phòng ngày càng quan trọng. Chính vì vậy mà một kỹ thuật viên xét nghiệm cần có đầy đủ những phẩm chất trí tuệ và đạo đức để có thể chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. 3.1. Về phẩm chất trí tuệ Một kỹ thuật viên y học dự phòng cần tinh thần học tập vươn lên, làm việc một cách chủ động, sáng tạo và độc lập. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên phải trau dồi cho mình những kiến thức y khoa cơ bản về chuyên ngành xét nghiệm y học dự phòng. Bên cạnh đó, người kỹ thuật viên y học dự phòng cũng có tinh thần hợp tác, các kỹ năng mềm như sử dụng máy móc, kỹ năng ngoại ngữ để hoàn thành nhiệm vụ. 3.2. Về phẩm chất đạo đức Như Bác Hồ lúc sinh thời đã dạy “lương y như từ mẫu”, người kỹ thuật viên xét nghiệm cần có tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương con người, yêu thương giống nòi, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cộng đồng về vấn đề sức khỏe. Nhiệm vụ của xét nghiệm y học dự phòng là phân tích thông tin về sức khỏe cộng đồng, nó đòi hỏi một sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và có thể chịu được áp lực cao trong công việc. Bất cứ lúc nào, ngành y học dự phòng nói chung và xét nghiệm nói riêng cũng luôn lên dây cót, đối phó với mọi tình

TIN TỨC ĐÍNH CHÍNH THÔNG TIN NHẦM LẪN

Đính chính thông tin nhầm lẫn giữa Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và Trường Đại học Y khoa Tokyo.      Gần đây, theo phản ánh của một số phụ huynh quan tâm gọi điện thoại đến Nhà trường thắc mắc về vụ gian lận thi cử của trường Đại học Y khoa Tokyo có liên quan đến trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không?      Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và trường Đại học Y khoa Tokyo là hai trường hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân xuất phát từ một số báo chí tại Việt Nam có đăng tải các bài viết phản ảnh về gian lận thi cử với tiêu đề “Gian lận thi cử ở trường Đại học Y khoa Tokyo”, “Đại học Y khoa Tokyo thừa nhận sửa điểm thi” hay “Lãnh đạo ĐH Y khoa Tokyo cúi đầu xin lỗi vì bê bối sửa điểm thi” … đã gây sự hiểu nhầm cho một số thí sinh, phụ huynh và người dân cho rằng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã xảy ra sự việc trên. Với tên trường gần giống nhau đã gây ra sự hiểu nhầm đáng tiếc trên, nhưng thực tế, đây là hai trường khác nhau và vụ bê bối  không liên quan đến trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.      Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đào tạo khối ngành sức khỏe với số vốn đầu từ 100% Nhật Bản được xây dựng tại khu đô thị Ecopark, ngay cạnh Bát Tràng – Hà Nội. Về tuyển sinh, với sự quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo nên 3 năm tuyển sinh vừa qua, Nhà trường chưa xảy ra bất kỳ sự việc đáng tiếc nào. Tất cả các thí sinh đều được xét tuyển công bằng và công khai kết quả minh bạch, rõ ràng và nhanh chóng. Dưới đây là Link sự việc: (Tại đây) THUV.

Tìm hiểu về lịch sử ngành phục hồi chức năng từ A đến Z

Phục hồi chức năng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong y học, giúp cho những người tàn tật hoặc bị suy giảm chức năng vận động thích nghi tốt hơn với môi trường sống. Tuy ngành ra đời muộn hơn các lĩnh vực y học khác nhưng phục hồi chức năng đang dần khẳng định được tầm quan trọng trong hệ thống y tế. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử ngành phục hồi chức năng qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về ngành này nhé. Xem thêm: 145 quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng cơ bản Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu? 1. Lịch sử ngành phục hồi chức năng Ngành phục hồi chức năng khởi đầu trong những năm đầu thế kỷ XX, tương đối trẻ so với những lĩnh vực y học lâu đời khác. Tuy nhiên ngành lại có nền tảng bắt đầu từ thời cổ đại, có lịch sử phát triển xuyên suốt nhiều năm tháng. Từ thời cổ đại, đã có rất nhiều phương pháp được những người thầy thuốc đưa ra nhằm giảm đau, trị liệu và trả lại các chức năng cho người bệnh. Thời Trung cổ, người Trung Quốc đã dùng Kong Fu – một liệu pháp vận động để giảm đau. Thế kỷ V – TCN, bác sĩ Herodicus người Hy Lạp đưa ra các bài tập thể dục nhằm trị bệnh. Thế kỷ II, bác sĩ La Mã bắt đầu áp dụng các biện pháp can thiệp để phục hồi chức năng cho các binh lính bị thương. Năm 1569, nhà Triết – Y học Mercurialis đã đề ra những kiến thức đầu tiên về phương pháp tập thể hình tại phòng bệnh nhằm nâng cao sức khỏe. Thế kỷ XVIII, Niels Stenson phát hiện cơ chế sinh học vận động của con người. Đặc biệt vào năm 1780, ngành phục hồi chức năng bắt đầu được định nghĩa và sử dụng khi bác sĩ phẫu thuật Joseph Clement Tissot đưa ra ý kiến cho rằng bệnh nhân luyện tập chăm chỉ sẽ hỗ trợ cho việc hồi phục sau phẫu thuật. Trong giai đoạn giữa và cuối thế kỷ XX, ngành phục hồi chức năng có sự phát triển mạnh mẽ, đưa đến nhiều phương pháp phục hồi hiệu quả cho các bệnh nhân. Đặc biệt những thương bệnh binh trong Thế chiến II đã được đưa về nhà và nhận được sự chăm sóc phục hồi chức năng, giúp học thích ứng với cuộc sống thường ngày. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đến khoảng thời gian này, ngành phục hồi chức năng mới thực sự được nhìn nhận như một lĩnh vực y học thiết yếu, góp phần quan trọng vào hoạt động khám chữa bệnh trong xã hội. 2. Ngành phục hồi chức năng là làm gì? 2.1. Ngành phục hồi chức năng   Là ngành nghiên cứu và áp dụng những biện pháp y học, xã hội, giáo dục và kỹ thuật nhằm cải thiện khả năng hoạt động cho những bệnh nhân gặp vấn đề về chức năng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật. Các phương pháp được sử dụng trong ngành phục hồi chức năng không dùng đến thuốc mà vẫn đảm bảo giúp người bệnh hồi phục chức năng, giảm thiểu các hậu quả của tàn tật, khiếm khuyết. Bệnh nhân sau quá trình phục hồi chức năng sẽ dễ dàng hơn khi hoạt động, di chuyển và thích ứng tốt hơn với môi trường sống xung quanh. Ngày nay có khá nhiều các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của bệnh nhân, chính vì vậy yêu cầu về các phương pháp phục hồi chức năng đang ngày càng tăng lên trong cuộc sống hiện nay. 2.2. Cử nhân sau khi tốt nghiệp ngành phục hồi chức năng Cử nhân tốt nghiệp ngành phục hồi chức năng sẽ có cơ hội làm việc tại khoa phục hồi chức năng tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Bên cạnh đó, các vị trí trong các trung tâm phục hồi chức năng, các tổ chức dành cho người khuyết tật cũng phù hợp với chuyên ngành của bạn. Cụ thể, các nghiệp vụ chuyên môn của những người làm việc tại vị trí phục hồi chức năng như sau: Điều trị phục hồi đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khuyết tật và khiếm khuyết. Khám, lượng giá vật lý trị liệu phục hồi chức năng, các kỹ thuật vật lý cơ bản và chuyên sâu. Lập kế hoạch, phác đồ phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Nghiên cứu, phát triển các phương pháp phục hồi chức năng. Cố vấn phương pháp trị liệu cho các bệnh viện. Tham gia các hoạt động y tế cộng đồng. Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử ngành phục hồi chức năng trên từng chặng đường phát triển của nền y học. Đây là một ngành đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay và hứa hẹn cơ hội làm việc rộng mở cho những bạn trẻ có mong muốn theo ngành.

BÁO CÁO KHOA HỌC TẠI HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN TWQĐ 108 NĂM 2018

Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam báo cáo tại Hội nghị khoa học Điều dưỡng. Ngày 11/8/2018 vừa qua, Ths.Sato Hiroko – trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã báo cáo đề tài “Công tác tập huấn nâng cao kỹ năng lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tốt nghiệp ở Nhật Bản” tại hội nghị khoa học Điều dưỡng được tổ chức tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. TS. Kusumi Mari – Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam tham dự hội nghị Công tác điều dưỡng là một mắt xích rất quan trọng, cần thiết góp phần làm nên thành công trong việc điều trị chăm sóc người bệnh. Với ý nghĩa đó, ngày 11/8 Bệnh viện TWQĐ 108 đã trực tiếp tổ chức Hội nghị khoa học về đề tài này. Tại Hội nghị, 22 đề tài báo cáo khoa học đến từ các bệnh viện, trường đại học y dược trong cả nước với những nội dung phong phú, cập nhật và có giá trị khoa học cao thuộc các lĩnh vực chuyên môn được lựa chọn từ gần 50 báo cáo gửi hội nghị.   Báo cáo viên Ths. Sato Hiroko phát biểu tại hội nghị Với chủ đề “Công tác tập huấn nâng cao kỹ năng lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới tốt nghiệp ở Nhật Bản” của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của gần 1300 đại biểu tham dự hội nghị. Với bối cảnh tình hình Y tế tại Nhật Bản trong những năm qua phát triển vượt bậc, đòi hỏi khối lượng kiến thức – kỹ năng của Điều dưỡng cần có ngày càng nhiều. Tuy nhiên, với phương châm cung cấp dịch vụ y tế an toàn và quy định chỉ người có chứng chỉ hành nghề mới được phép thực hiện các kỹ thuật xâm lấn trên người bệnh, chương trình đào tạo Điều dưỡng tại Nhật Bản chưa cho phép sinh viên thực hành trên người bệnh và cơ hội thực tập các kỹ thuật tại bệnh viện ngày càng giảm. Với sự quyết tâm và phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Phúc lợi – Y tế – Lao động Nhật Bản, Hội Điều dưỡng Nhật Bản và các cơ sở Y tế đã cùng nhau xây dựng quy trình và thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu của nhân viên Điều dưỡng phải đạt được sau 1 năm đào tạo tại các cơ sở Y tế. Đây đã là quy định bắt buộc đối với tất cả các sinh viên Điều dưỡng có mong muốn làm việc tại cơ sở Y tế. Với công tác tập huấn này đã hạn chế các sai sót y khoa không đáng có, nâng cao chất lượng chăm sóc và hạn chế khả năng bỏ việc của Điều dưỡng. Hội nghị là dịp để các đơn vị nhìn nhận và đưa ra các chiến lược, chính sách cụ thể đối với nhu cầu của Điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh. Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội giúp các cán bộ nghiên cứu khoa học Điều dưỡng có thể phát huy tuổi trẻ năng động và sự mới mẻ trong lĩnh vực này để thể hiện những năng lực của mình góp phần cho công tác chăm sóc sức khỏe phát triển kỹ thuật giúp chăm sóc người bệnh tốt hơn. THUV.