October 2018

Tổng hợp những điều cần biết về ngành điều dưỡng đại học

Điều dưỡng là một trong những ngành học được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm nhiều các năm trở lại đây. Bởi khi mức sống được nâng lên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người cũng tăng theo, là cơ hội tốt cho các điều dưỡng viên phát triển. Vậy muốn trở thành một điều dưỡng viên các bạn trẻ cần lưu ý điều gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm về ngành điều dưỡng đại học. 1. Tìm hiểu chung về ngành điều dưỡng Điều dưỡng là công việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân từ khi bắt đầu điều trị cho tới khi phục hồi. Từ đó đảm bảo hạn chế tối đa các nguy cơ sang thương của bệnh nhân trong quá trình trị liệu hoặc do không được chăm sóc đúng cách. Điều dưỡng viên là tên gọi của người làm nghề điều dưỡng, ngành này khá đặc thù và nó độc lập với y tá hay bác sĩ. Vì vậy các điều dưỡng viên có thể chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, tại nhà hoặc các trung tâm phục hồi chức năng. Không chỉ có nhiệm vụ chăm sóc người bệnh, điều dưỡng viên còn phải theo dõi tình trạng của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị và phục hồi để truyền đạt lại với bác sĩ. Nói cách khác, các điều dưỡng viên chính là người nắm bắt rõ nhất tình trạng của bệnh nhân, vì vậy họ có vai trò rất quan trọng trong việc khám chữa bệnh. Ngoài ra vì rất gần gũi với bệnh nhân, nên các điều dưỡng viên cũng chính là người phù hợp nhất để xoa dịu nỗi đau của bệnh nhân (cả về thể xác và tâm hồn) 2. Mức học phí và điểm chuẩn ngành điều dưỡng đại học Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trường thuộc khối ngành y dược đều đào tạo ngành diều dưỡng đại học. Với ngành học này, học phí trung bình của các trường dao động trong khoảng từ 10 – 80 triệu đồng/năm, tùy theo chương hệ học và chương trình đào tạo. Tại trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam cũng đào tạo ngành điều dưỡng. Học phí tại trường dao động trong khoảng 74,8 triệu đồng/năm. Trường được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến đúng chuẩn y khoa Nhật Bản, đảm bảo phục vụ tốt nhất quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Năm 2018 – 2019 một số trường đào tạo ngành điều dưỡng đại học công bố mức điểm chuẩn vào trường như sau: Tên trường Chỉ tiêu Điểm chuẩn năm 2018 Điểm chuẩn 3 năm gần nhất (Lần lượt 2017, 2016, 2015) Số năm đào tạo Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 110 15 15 – 15 (hoạt động từ năm 2016) 4 Đại học Y Hà Nội 100 21.25 26 – 24 – 24 4 Đại học Y Dược – Hải Phòng 100 19.9 24 – 23.25 – 23.25 4 Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng 50 18.15 22.25 – 20.75 – 20 4 Đại học Y Dược Thái Bình 120 20.35 24.25 – 22.5 – 23 4 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 150 20.15 24.5 – 22.5 – 23.25 4 Đại học Y Dược – Đại học Huế 200 18.15 23.5 – 22.5 – 21.75 4 3. Mức lương trung bình của điều dưỡng viên Tuy không phải là ngành có mức lương cao “ngất ngưởng”, nhưng điều dưỡng viên vẫn là 1 trong những ngành có mức lương cao và ổn định ở Việt Nam. Theo một số nghiên cứu, khi mới tốt nghiệp, sinh viên ngành điều dưỡng đại học thường có lương khởi điểm là 6 – 7 triệu đồng/tháng (chưa kể làm thêm và tăng ca). Với những điều dưỡng viên có kinh nghiệm và tay nghề tốt, mức lương còn có thể cao hơn rất nhiều. Những người có kinh nghiệm trên 3 năm có thể đạt mức lương trên 15 triệu đồng/tháng. 4. Chương trình học ngành điều dưỡng tại đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Là ngành nghề quan trọng với xã hội, nên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các sinh viên ngành điều dưỡng đại học đều phải học hành chăm chỉ và nghiêm túc. Sinh viên được trang bị các kiến thức, kĩ năng để chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và tất cả các đối tượng khác. Thêm vào đó sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức, kĩ năng về các nguyên lý, kĩ thuật điều dưỡng chuyên nghiệp để có thể thực hiện nghiệp vụ điều dưỡng, lập kế hoạch, quản lý và ghi chép quá trình điều dưỡng tại các bệnh viện, cơ sở y tế hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tại trường y khoa Tokyo Việt Nam, sinh viên còn được đào tạo thêm về kiến thức khác như kĩ năng giao tiếp, tin học văn phòng và khả năng ngoại ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Nhật. Ngoài ra, không chỉ đào tạo, nhà trường còn tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tập thi chứng chỉ và làm việc tại Nhật Bản. Để có thể tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng đại học tại trường Y khoa Tokyo, sinh viên cần hoàn thành các điều sau: Nội dung giáo dục Số tín chỉ Kiến thức giáo dục đại cương – cơ sở Trên 43 tín chỉ Kiến thức chuyên ngành (tối thiểu) 99 tín chỉ Tổng cộng Trên 142 tín chỉ 5. Thông tin xét duyệt ngành điều dưỡng đại học Năm 2018 với chuyên ngành điều dưỡng đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xét tuyển theo hai hình thức. Thứ nhất là xét điểm thi kì

Cập nhật thông tin ngành xét nghiệm y học dự phòng năm 2018

Cùng với sự phát triển của y học và nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao, các ngành học liên quan đến y học càng được nhiều phụ huynh và học sinh chú ý. Một trong những ngành được nhiều phụ huynh học sinh quan tâm chính là ngành xét nghiệm y học dự phòng,vậy thì xét nghiệm y học dự phòng là gì? 1. Cập nhật chung về ngành xét nghiệm y học dự phòng Xét nghiệm y học dự phòng là một ngành học của y học hiện đại, sử dụng các trang thị bị máy móc, công nghệ hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, dịch, nước tiểu,… với mục đích chính là phát hiện, tiên lượng, chẩn đoán và điều trị bệnh, không chỉ với bệnh nhân mà với cả những người khỏe mạnh. Sinh viết tốt nghiệp ngành xét nghiệm y học dự phòng thường được phân công làm việc tại các phòng xét nghiệm ở các bệnh viện, các Viện vệ sinh dịch tễ, các Trung tâm Y tế dự phòng,… Ngoài ra cũng có thể làm việc tại công ty liên quan đến y dược, hoặc các đơn vị tổ chức có hoạt động xét nghiệm liên quan đến môi trường, dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, … Ai cũng biết công tác khám chữa bệnh không chỉ được dựa vào các triệu chứng lâm sàng, mà còn căn cứ trên các kết quả xét nghiệm. Xét nghiệm y học dự phòng cũng là căn cứ và tiền đề để các bác sĩ chuẩn đoán và điệu trị kịp thời bệnh của bệnh nhân. Vì vậy ngành này có vai trò vô cùng quan trọng với công tác khám chữa bệnh. 2. Học phí và điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học dự phòng cập nhật tháng 10-2018 Hiện nay có rất nhiều trường trong khối ngành y dược có đào tạo ngành xét nghiệm y học dự phòng, học phí tại các trường giao động trong khoảng từ 10 triệu đến 70 triệu/năm, tùy vào từng trường và loại hình đào tạo. Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học dự phòng cập nhật tháng 10-2018 Trường Điểm chuẩn Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 15 Đại học Y Hà Nội 21,55 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 21,5 Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng 20,25 Đại học Y dược Cần Thơ 20,5 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 21,2 Đại học Y Dược – Đại học Huế 19,25 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương 19.35 Đại học Công nghệ Đồng Nai 15 Đại học Cửu Long 15,5 Đại học Y khoa Vinh 18 Đại học Tây Nguyên 18,5 Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 19,75 Đại học Y Dược Hải Phòng 20,25 Đại học Hồng Bàng 14 Đại học Cửu Long 13 Đại học Trà Vinh 16,75 3. Mức lương trung bình Tuy không có mức lương cao như các bác sĩ đa khoa, nhưng các kĩ thuật viên xét nghiệm y học vẫn có mức lương khá, đảm bảo mức sống ổn định. Với sinh viên mới ra trường có dưới 1 năm kinh nghiệm thì lương từ 5 – 7 triệu/tháng. Khi có trên 1 năm, lương rơi vào khoảng 7 – 10 triệu/tháng. Khi có trên 3 năm kinh nghiệm mức lương có thể đạt từ 10 – 15 triệu/tháng. Và khi có trên 5 năm kinh nghiệm thì mức lương còn có thể cao hơn, trên 15 triệu/tháng, tùy thuộc vào kĩ năng nghề nghiệp của các kĩ thuật viên. 4. Chương trình học ngành xét nghiệm y học dự phòng Hiện nay tại đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đang đào tạo hệ đại học chính quy ngành xét nghiệm y học dự phòng trong thời gian 4 năm. Tổng số tín chỉ sinh viên cần tích lũ là 131 tín chỉ, khung chương trình đào tạo cụ thể như sau: Học phần cơ sở Học phần chuyên môn ngành tối thiểu Năm thứ nhất Tên học phần Số tín chỉ Tên học phần Số tín chỉ Bắt buộc Tự chọn Bắt buộc Tự chọn Giáo dục thể chất 3 Hình thái học chức năng I 2 Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 Giải phẫu học 4 Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩ Mác – Lê nin 5 Sinh lý học 3 Sinh hóa học 2 Tiếng Anh I 4 Bệnh lý học 2 Tiếng Nhật I 2 Đại cương chung về xét nghiệm 2 Tiếng Nhật II 4 Vi sinh vật học 2 Tiếng Nhật A 2 Tin học 2 Kĩ năng giao tiếp 1 Tổng cộng 16 2 Tổng cộng 19 Năm thứ hai Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Điều dưỡng học 1 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 3 Dược lý học 2 Tiếng Anh II 2 Bệnh lý học lâm sàng 6 Tiếng Anh III 2 Mô bệnh học và tế bào học 2 Tiếng Nhật III 2 Xét nghiệm bệnh lý học 2 Tiếng Nhật IV 2 Xét nghiệm cơ bản 4 Tiếng Nhật B 2 Hóa phân tích 3 Tiếng Nhật C 2 Xét nghiệm vi sinh vật học 5 Đại cương KHSK thể chất và tinh thần 2 Xét nghiệm chức năng sinh lý 3 Tiếng Anh A 1 Tổng quan về máy xét nghiệm 1 Tiếng Anh B 1 Tổng quan về quản lý y tế 1 Đại cương KHSK thể chất và tinh thần 2 Tổng 17 4 Tổng cộng 30 Năm thứ ba Liên kết ngành trong CSSK 1 Chăm sóc sức khỏe y tế phúc lợi xã hội 4 Sức khỏe và môi trường 1 Dịch tễ học – Thống kế 2 Khoa học và kỹ thuật y học 4 Xét nghiệm huyết học 4 Xét nghiệm kí sinh trùng

[Tìm hiểu] Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Ra trường lương thế nào?

Lĩnh vực xét nghiệm y học lâm sàng ra đời với yêu cầu đánh giá chính xác các thông tin xét nghiệm thu được từ bệnh nhân để giúp bác sĩ đưa ra các chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp. Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học đang trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các bạn thí sinh và phụ huynh trước mỗi kì thi đại học, cũng bởi cơ hội nghề nghiệp cũng như mức lương ổn định mà ngành nghề này đem lại. Thế nhưng vẫn còn không ít người thắc mắc: Kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? 1. Kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học đóng vai trò quan trọng trong quá trình khám, điều trị và chữa bệnh của bệnh nhân. Thực tế, xét nghiệm y học là sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại có ở bệnh viện, phòng khám để phân tích các mẫu bệnh như dịch, máu….để phát hiện và đưa ra những thông tin chính xác nhất về tình trạng bệnh của bệnh nhân. Theo đó, bác sĩ sẽ có kết quả xét nghiệm và đưa ra phương án điều trị bệnh kịp thời, mang lại hiệu quả cao. Như thực tế hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người tăng cao. Điều đó đồng nghĩa với việc họ chọn đến những cơ sở khám, chữa bệnh ngày càng nhiều và có đến 70% quyết định y khoa căn cứ vào kết quả xét nghiệm. Như vậy có thể thấy rằng, ngành kỹ thuật xét nghiệm y học có vai trò quan trọng trong khám và chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế, bệnh viện. Để thực hiện xét nghiệm y học các kỹ thuật viên sẽ được đào tạo và rèn luyện khi còn học ở trường. Thực tế, dưới sự chỉ đạo của bác sĩ, nha sĩ, công việc của người kỹ thuật viên xét nghiệm lâm sàng là phân tích và đánh giá chính xác thông tin xét nghiệm thu được thông qua các mẫu xét nghiệm hay xét nghiệm trực tiếp trên cơ thể người bệnh. Từ đó, kỹ thuật viên sẽ báo cáo cho bác sĩ kết quả xét nghiệm đó để bác sĩ đưa ra các phương án điều trị bệnh hiệu quả nhất. Cụ thể là các kỹ thuật viên xét nghiệm y học sẽ hướng dẫn và chuẩn bị cho bệnh nhân thực hiện việc lấy các mẫu bệnh phẩm; điều chế các loại thuốc thử dùng trong kiểm nghiệm; thực hiện đúng kỹ thuật; đảm bảo chuẩn quy trình xét nghiệm; thống kê, lưu trữ kết quả xét nghiệm và có trách nhiệm phân tích tỉ mỉ các kết quả xét nghiệm cho cán bộ y tế và bác sĩ để họ có thể nắm bắt tình hình, chẩn đoán tình trạng người bệnh một cách chính xác nhất. 2. Kỹ thuật xét nghiệm y học học những gì? Xét nghiệm y học là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống y khoa và có ý nghĩa hết sức quan trọng đến việc điều trị bệnh. Do vậy, ngành kỹ thuật xét nghiệm y học cũng cần phải học bài bản, không thể sơ sài hay thụ động, mà ngược lại, người học cần có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn tốt ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học. 2.1. Về kiến thức chuyên môn Sinh viên cần có kiến thức cơ bản về y khoa như: cấu tạo và chức năng hay sự phát triển thể chất tinh thần của cơ thể con người, khoa học thông tin và kỹ thuật y học…Thêm vào đó, sinh viên cũng cần có những kiến thức chuyên ngành xét nghiệm y học như: chuyên môn huyết học tế bào, huyết học đông máu, huyết học truyền máu, xét nghiệm miễn dịch và truyền máu, xét nghiệm chức năng sinh lý…. Sinh viên cần nắm vững và thành thạo quy trình, kỹ thuật xét nghiệm y khoa, từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất. Cụ thể là từ việc lấy mẫu bệnh phẩm, pha chế thuốc, làm xét nghiệm, phân tích kết quả xét nghiệm cho đến bảo quản dụng cụ phục vụ cho công việc. Từ đó, sinh viên có năng lực liên kết và hợp tác giữa các lĩnh vực nghề nghiệp, chuyên môn. Chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe – y tế – phúc lợi xã hội hay những vấn đề có liên quan tới y tế cộng đồng dựa trên hệ thống chế độ xã hội. 2.2. Về kỹ năng nghề nghiệp Sinh viên tức cực trau dồi cho mình nhiều kỹ năng thật tốt cùng với những kiến thức được học để áp dụng vào công việc sau khi ra trường. Hơn thế nữa, sinh viên cần học cách tổ chức và sắp xếp công việc hợp lý. Ngoài ra, sinh viên nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử với cả bệnh nhân và đồng nghiệp. Với bệnh nhân, kỹ thuật viên xét nghiệm cần biết tôn trọng, tận tụy và hết mình. Với đồng nghiệp, lãnh đạo bệnh viện và các khoa phòng ban, ngoài việc tôn trọng thì kỹ thuật viên nên biết lắng nghe, học hỏi và có tinh thần hợp tác. 2.3. Về kỹ năng mềm Sinh viên cần tốt kỹ năng ngoại ngữ bởi vì đây là một trong những kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc. Đặc biệt, nếu sinh viên có vốn ngoại ngữ tốt thì cơ hội nghiệp sẽ rộng mở hơn. Các kỹ thuật viên xét nghiệm y học tương lai sẽ có cơ hội làm việc tại nước ngoài như: Nhật Bản, Singapore… Bên cạnh đó, sinh viên cũng nên học tốt tin học để bổ sung cũng như áp dụng vào

Tìm hiểu thông tin du học ngành điều dưỡng tại Nhật Bản

Nhật Bản đang là một điểm đến du học mơ ước của nhiều bạn trẻ với môi trường học tập năng động cùng chất lượng giáo dục hàng đầu. Trong đó du học ngành điều dưỡng đang thu hút được sự quan tâm, của nhiều bạn trẻ bởi cơ hội phát triển lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về du học ngành điều dưỡng tại Nhật để có được quyết định đúng đắn nhất. 1. Tại sao nên chọn du học điều dưỡng tại Nhật Bản? Nhật Bản là một đất nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới, chiếm đến 25.1% dân số. Theo thống kê, đến năm 2025, cứ 5 người Nhật trên 75 tuổi thì có 4 người rơi vào tình trạng điều dưỡng viên. Điều này đưa đến nhu cầu nhân lực trong ngành đang ngày càng tăng cao nhằm bảo đảm chế độ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Nhật. Trong vòng 10 năm tiếp theo, Nhật Bản cần đến 400.000 – 600.000 điều dưỡng viên. Do đó, những sinh viên du học ngành điều dưỡng sẽ đón nhận cơ hội việc làm cực kỳ rộng mở. Bên cạnh đó, khi du học ngành điều dưỡng tại Nhật, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc tại Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới. Với bằng cấp được cấp tại Nhật, bạn sẽ có cơ hội phát triển rất tốt, đặc biệt ở những vị trí quản lý cấp cao. Mức lương của điều dưỡng viên tại Nhật khá cao, rơi vào rơi vào khoảng 130.000 yên đến 150.000 yên/ tháng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận thêm các khoản phụ cấp thêm giờ hoặc chăm sóc tại nhà, đưa đến mức thu nhập khá tốt cho điều dưỡng viên tại Nhật. 2. Các trường đại học đào tạo ngành điều dưỡng tại Nhật Bản 2.1. Tên các trường đào tạo Đại học Osaka: Đây là một trong những trường đại học danh tiếng nhất đất nước Nhật Bản và xếp hạng thứ 75 trong danh sách các trường đại học có chất lượng đào tạo tốt nhất thế giới. Để theo học ngành điều dưỡng tại đại học Osaka, bạn cần có năng lực học tập tốt cũng như đáp ứng được những yêu cầu tuyển sinh khắt khe của trường. Cao đẳng y tế Heisei: Trường đào tạo các ngành học y tế, chăm sóc sức khỏe nằm tại Osaka. Điểm nổi bật của ngôi trường này đó là môi trường học năng động, cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thực tế đầy đủ nhất. Đại học Okayama: Trường có truyền thống lâu đời, trong đó đặc biệt là khoa y tế với hơn 150 thành lập. Khi theo học ngành điều dưỡng tại đây, bạn sẽ có cơ hội làm việc thực tế với các phòng thí nghiệm và bệnh viện trực thuộc trường. Đại học Asahikawa: Đây là trường đại học quốc gia Nhật Bản chuyên về đào tạo Y dược. Hệ thống cơ sở vật chất cao cấp và phương pháp dạy hiện đại sẽ giúp các bạn sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn tốt nhất. 2.2. Học phí 2.2.1. Du học có học bổng Khi có học bổng du học ngành điều dưỡng Nhật, bạn sẽ nhận được hỗ trợ 50% hoặc 100%. Bên cạnh đó, bạn còn nhận được hỗ trợ về chỗ ở trong suốt thời gian học tập. Khi đi du học theo diện học bổng, thông thường sẽ có các loại học bổng là học bổng chính phủ, học bổng của trường hay học bổng của doanh nghiệp. Đối với học bổng doanh nghiệp, sinh viên sẽ cần làm việc theo yêu cầu của học bổng tại các cơ sở của doanh nghiệp. 2.2.2. Du học tự túc Nếu du học theo diện tự túc, mức học phí cụ thể của những trường đại học có đào tạo ngành điều dưỡng như sau: Đại học Osaka – Học phí: 535 800 yên/năm Cao đẳng y tế Heisei – Học phí: 680 000 yên/năm Đại học Okayama – Học phí: 680 000 yên vào năm thứ nhất, 630 000 yên vào năm thứ hai. Đại học Asahikawa – Học phí: 400 000 yên/năm 3. Yêu cầu khi đi du học ngành điều dưỡng tại Nhật Trình độ Ngoại ngữ: N5 trở lên hoặc chứng chỉ 150 giờ học tiếng tại trung tâm (tùy yêu cầu của từng trường khác nhau) Tài chính: Chứng minh trong sổ tiết kiệm có trên 600.000.000 VNĐ Bằng cấp: Tốt nghiệp THPT trở lên, điểm trung bình trên 6.0, không môn nào dưới 5.0 Kỹ năng mềm: Kỹ năng chăm sóc người cao tuổi, hiểu biết về văn hóa Nhật Bản,… Khi du học ngành điều dưỡng, một trong những khó khăn mà các bạn sinh viên có thể gặp phải đó là vấn đề về học phí cũng như thích nghi với môi trường xa lạ. Chính vì vậy, trường Đại học Y khoa Tokyo là một sự lựa chọn hợp lý khi bạn muốn trải nghiệm môi trường học tập tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hiện là ngôi trường Y đầu tiên được thành lập bởi Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Với sứ mệnh tạo cơ hội cho ngành Y Việt Nam được nâng cao cả về tri thức và thực tiễn, giúp nâng cao đời sống sức khỏe, trường chú trọng bồi dưỡng kiến thức và năng lực thực tiễn của từng ngành nghề. Với chương trình đào tạo nhập khẩu từ Nhật cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, sinh viên sẽ được hỗ trợ tối đa trong việc học. Sau khi ra trường, bạn sẽ được nhận bằng cử nhân được Việt Nam và Nhật Bản công

Giải đáp ngành điều dưỡng học ở đâu?

Ngành điều dưỡng đang thể hiện được sức hút trong những năm tuyển sinh gần đây với số lượng đăng ký xét tuyển tăng cao. Khi lựa chọn ngành học này, một câu hỏi rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm đó là lựa chọn trường học để đảm bảo môi trường học tốt nhất. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi ngành điều dưỡng học ở đâu để có được quyết định phù hợp nhất. 1. Ngành điều dưỡng là gì? Ngành điều dưỡng là một ngành thuộc hệ thống y tế, có vai trò chính là theo dõi tình trạng người bệnh, chăm sóc sức khỏe người bệnh trong suốt quá trình điều trị cũng như hỗ trợ hồi phục hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người làm công việc điều dưỡng cũng thường xuyên cần thăm hỏi, động viên tinh thần bệnh nhân, giúp họ đạt được trạng thái tốt nhất khi chữa trị. Một nhiệm vụ khác của điều dưỡng viên đó là giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân cũng như người thân, đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất ngay tại nhà. 2. Học ngành điều dưỡng ra trường làm gì? Sinh viên ngành điều dưỡng sau khi ra trường sẽ có thể làm việc ở các bệnh viện, trung tâm y tế hay các phòng khám tư nhân. Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị khi học tại trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí quan trọng cũng như có cơ hội thăng tiến cao trong sự nghiệp. Công việc chính của điều dưỡng viên có thể kể đến như: kiểm tra, theo dõi tình hình bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng chỉ định; phối hợp với bác sĩ chăm sóc người bệnh; lập kế hoạch và xây dựng quy trình điều dưỡng. Đặc biệt mức lương dành cho người làm điều dưỡng khá cao so với các ngành nghề khác. Sinh viên vừa mới ra trường có thể nhận mức lương 6-7 triệu VNĐ/ tháng, mỗi ca làm thêm rơi khoảng 200.000 – 300.000 VNĐ. Dựa vào số năm kinh nghiệm, mức lương sẽ cao hơn, tương xứng với vị trí công việc của bạn. Ngành điều dưỡng đang có vị thế cao trong xã hội bởi nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động y tế. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển cũng kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người tăng cao. Chính vì vậy, ngành điều dưỡng là một trong những xu thế ngành nghề trong tương lai, đưa đến cơ hội việc làm rộng mở cho các bạn sinh viên theo học. Đặc biệt, tại Việt Nam, ngành điều dưỡng đang có tương lai phát triển rất lớn khi tỉ lệ điều dưỡng chỉ đạt 1.5 điều dưỡng/bác sĩ so với tỉ lệ chuẩn 4 điều dưỡng/bác sĩ. 3. Nên học điều dưỡng ở đâu? Bảng thống kê về trường đại học đào tạo ngành điều dưỡng cùng điểm chuẩn sau sẽ giúp các bạn có được sự lựa chọn tốt nhất. Tên trường Điểm chuẩn Khối thi Chỉ tiêu tuyển sinh 2015 Chỉ tiêu tuyển sinh 2016 Chỉ tiêu tuyển sinh 2017 Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 18 điểm Toán – Hóa – Sinh Toán – Lý – Hóa Toán – Lý – Anh Toán – Sinh – Anh 80 80 Đại học Y Hà Nội 24 điểm Toán – Hóa – Sinh 90 90 90 Đại học Y Dược Thái Bình 22.5 điểm Toán – Hóa – Sinh 110 120 120 Đại Học Y Dược – Đại Học Huế 21.75 điểm Toán – Hóa – Sinh 150 150 150 Đại học Y Dược TP.HCM 22 – 23 điểm Toán – Hóa – Sinh 280 280 290 Đại học Y Dược Cần Thơ 22.75 điểm Toán – Hóa – Sinh 80 80 80   Một trong những ngôi trường uy tín đào tạo ngành điều dưỡng có thể kể đến Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Đây là ngôi trường y đầu tiên được xây dựng dưới sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, mang trên mình sứ mệnh đào tạo cán bộ y tế trình độ cao và sẵn sàng hội nhập thế giới. Trường giảng dạy theo chương trình đào tạo nhập khẩu từ Nhật Bản, đưa đến cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng đầy đủ nhất. Bên cạnh đó hệ thống trang thiết bị hiện đại của trường, từ phòng vi tính, phòng thực hành cho đến khuôn viên rộng lớn sẽ hỗ trợ sinh viên tối đa trong quá trình học tập. Đặc biệt, sinh viên sẽ được thực tập tại trường với các trang thiết bị hiện đại mà các trường Y tại Việt Nam chưa hề có, đưa đến những kinh nghiệm quý giá cho các bạn. Kết thúc chương trình học, trường tổ chức cho sinh viên thực tập lâm sàng tại các bệnh viện trong nước như: Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bệnh viện Nhi trung ương,… Trường cũng sẽ đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường tại các bệnh viện liên kết tại Việt Nam cũng như Nhật Bản. Ngành điều dưỡng đang ngày càng thu hút với cơ hội việc làm rộng mở cùng mức lương hấp dẫn. Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được phần nào câu hỏi ngành điều dưỡng học ở đâu và chuẩn bị tốt nhất cho việc học trong tương lai.  

Học phí ngành điều dưỡng tại đại học Tokyo Human Việt Nam

Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là một trong những địa chỉ hàng đầu về đào tạo ngành điều dưỡng. Chương trình học tiêu chuẩn quốc tế cùng cơ sở thiết bị hiện đại, tiên tiến sẽ đưa đến môi trường học tập đáng mơ ước cho những sinh viên theo học. Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu thêm về ngành học này cũng như thông tin về học phí ngành điều dưỡng. 1. Ngành điều dưỡng của Đại học Tokyo Human 1.1. Địa chỉ học Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là ngôi trường y đầu tiên được thành lập dưới sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản. Với sứ mệnh đào tạo những y bác sĩ giỏi cho cả hai nước, trường đưa đến cho các bạn sinh viên điều kiện học tập tốt nhất. Địa chỉ hiện nay của trường là ST-01 Khu Đô thị thương mại & du lịch Văn Giang (Ecopark) – Hưng Yên. Trường không chỉ có khuôn viên rộng lớn phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên mà còn đảm bảo sự yên tĩnh, thanh bình cho môi trường học. 1.2. Nội dung ngành học Sinh viên theo học ngành điều dưỡng tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ được giảng dạy những kiến thức chuyên môn về y khoa cũng như kỹ thuật điều dưỡng chuyên nghiệp với chương trình đào tạo nhập khẩu từ Nhật Bản. Điều này đảm bảo các bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ điều dưỡng như chăm sóc, lập kế hoạch điều dưỡng, quản lý, ghi chép hồ sơ khi làm việc thực tế. Bên cạnh đó nội dung ngành điều dưỡng tại trường còn chú trọng việc cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thiết yếu như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học hay kỹ năng ngoại ngữ Anh – Nhật. Trong năm học cuối, sinh viên có cơ hội thực tập tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội như bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện Trung ương Quân đội 108,… 1.3. Điều kiện xét tuyển Những thí sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trên toàn quốc có đủ điều kiện để nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Bên cạnh đó, với mỗi hình thức xét tuyển thì điều kiện cũng có sự khác nhau nhất định. Hình thức tuyển THPT Quốc gia: Thí sinh không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển (A00, A01, B00, D08) dưới 1. Hình thức xét hồ sơ phỏng vấn: Thí sinh phải có điểm trung bình học tập 3 năm lớp 10, 11 và 12 mỗi năm > 7 điểm. Đối với thí sinh có Chứng chỉ A – level của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge (Anh) thì yêu cầu mỗi môn thi phải đạt từ điểm C trở lên 1.4. Phương thức xét tuyển Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam có hai phương thức xét tuyển chính: Phương thức 1: Xét điểm Trung học phổ thông Quốc gia. Xét điểm thi 1 trong 4 tổ hợp môn A00: Toán – Vật Lý – Hóa học, A01: Toán – Vật lý – Tiếng anh, B00: Toán – Hóa học – Sinh học, D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh. Hồ sơ xét tuyển sẽ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Phương thức 2: Xét hồ sơ và phỏng vấn Thí sinh sẽ trải qua 2 vòng ở phương thức xét tuyển này. Vòng 1 xét học bạ và bài tham luận về lý do chọn ngành và trường học. Vòng 2 là phỏng vấn trực tiếp thí sinh bởi đội ngũ giảng viên của trường. Đối với phương thức này, hồ sơ xét tuyển bao gồm: 1 phiếu đăng ký xét tuyển tải tại website của trường tại đây 1 bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2018. 1 bản sao học bạ cấp 3 đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2018 1 bài tham luận tải tại website của trường tại đây 2 ảnh chân dung 4×6 chụp trong thời gian 3 tháng gần nhất, mặt sau của ảnh ghi rõ họ tên cùng ngày tháng năm sinh. Lệ phí 200.000 VNĐ 2. Học phí ngành điều dưỡng Với chất lượng đào tạo theo chương trình giáo dục của Nhật Bản cùng cơ sở vật chất hiện đại nhưng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam có mức học phí hợp lý. Đặc biệt khi theo học tại Đại học Y khoa Tokyo, bạn sẽ nhận được cơ hội học tập như các du học sinh với mức giá tiết kiệm hơn rất nhiều. Bảng học phí sau sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về từng khoản chi phí khi theo học tại trường trong một năm. Phí nhập học 11.600.000 VNĐ Họ phí 54.000.000 VNĐ Phí thực hành, thực tập 5.000.000 VNĐ Phí cơ sở vật chất 4.200.000 VNĐ Tổng 74.800.000 VNĐ   Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ là một môi trường tốt giúp các bạn có thể tích lũy kiến thức và kỹ năng để trở thành một điều dưỡng viên ưu tú trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về các thông tin về ngành điều dưỡng cũng như học phí ngành điều dưỡng tại trường.  

Sinh viên lựa chọn ngành điều dưỡng nên học trường nào?

Ngành điều dưỡng với vai trò quan trọng trong hoạt động y tế đang trở thành ngành có sức hút rất lớn trong những năm vừa qua. Một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh cùng học sinh quan tâm đó là ngành điều dưỡng nên học trường nào để có được môi trường đào tạo tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học này cũng như có được sự lựa chọn phù hợp về trường học trong tương lai. 1. Ngành điều dưỡng là gì? Điều dưỡng là một nghề nghiệp thuộc hệ thống y tế với nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị và phục hồi, tối thiểu hóa nguy cơ bệnh trở lại và nâng cao sức khỏe con người. Bên cạnh đó những người làm trong ngành điều dưỡng còn có vai trò quan trọng trong việc trò chuyện, an ủi bệnh nhân cũng như giáo dục y tế cho bệnh nhân và người nhà. Hiện nay, điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập bên cạnh bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên. Người làm điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên sẽ kết hợp với các thành phần khác trong hệ thống y tế nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. 2. Lí do nên học ngành điều dưỡng 2.1 Cơ hội làm việc rộng mở Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao. Ngành điều dưỡng được tạp chí Entrepreneur của Mỹ liệt kê là 1 trong 10 xu thế ngành nghề trong tương lai. Chính vì vậy, cơ hội làm việc dành cho sinh viên theo học ngành điều dưỡng cũng rộng mở hơn. Đặc biệt, trong thực tế tỉ lệ điều dưỡng ở nước ta chỉ đạt 1.5 điều dưỡng/bác sĩ so với tỉ lệ chuẩn 4 điều dưỡng/bác sĩ, các bạn sẽ có thể nhanh chóng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường ở các bệnh viện, trung tâm y tế hay phòng khám tư nhân. 2.2 Mức lương hấp dẫn Là một trong những ngành thuộc hệ thống y tế, ngành điều dưỡng có mức lương khá cao so với các ngành nghề khác. Ở các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Đức, mức lương của điều dưỡng viên rơi vào khoảng 28 – 30 triệu VNĐ/tháng. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Jobstreet Việt Nam, ngành điều dưỡng có mức lương đứng thứ 5. Sinh viên vừa mới ra trường có thể nhận mức lương 6-7 triệu VNĐ/ tháng, mỗi ca làm thêm rơi khoảng 200.000 – 300.000 VNĐ. Đây là một mức lương tương xứng với vị trí công việc, đặc biệt nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ cực kỳ hấp dẫn. 3. Ngành điều dưỡng nên học trường nào? Hiện nay có rất nhiều trường đại học y khoa tại Việt Nam cũng như trên thế giới đào tạo chuyên ngành điều dưỡng. Sau đây là một số gợi ý về những trường đại học uy tín bạn có thể xem xét và lựa chọn cho việc học của mình. Miền Bắc: Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y – Dược Hải Phòng Miền Trung: Đại học Y Dược Huế, Đại học Duy Tân Đà Nẵng, Đại học Đông Á Miền Nam: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Bách khoa Sài Gòn, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Trong đó, trường Đại học Y khoa Tokyo là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của những sinh viên theo học ngành điều dưỡng nói riêng cùng những ngành y học khác nói chung. Đây là ngôi trường với 100% vốn đầu tư Nhật Bản với mục đích đào tạo những y bác sĩ xuất sắc cho hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Trường giảng dạy theo chương trình đào tạo nhập khẩu tại Nhật Bản với hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, từ các phòng vi tính, phòng thực hành đến khuôn viên xanh. Sinh viên sẽ được học song ngữ Nhật – Việt trong suốt 4 năm cũng như trải nghiệm môi trường học chất lượng với mức chi phí tiết kiệm. Bạn sẽ nhận được bằng cấp được Việt Nam và Nhật Bản công nhận, đưa đến cơ hội làm việc tại hai đất nước, đặc biệt là những bệnh viện liên kết của nhà trường như bệnh viện Kurosawa, bệnh viện Kobari, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện Trung ương Quân đội 108,… Hằng năm, nhà trường đều tổ chức giao lưu trao đổi sinh viên, gửi sinh viên đi du học và thực tập tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, trường còn tổ chức cho sinh viên thực tập tại các bệnh viện lớn trong nước như bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, bệnh viện đa khoa Đức Giang,… Ngành điều dưỡng hiện nay vẫn đang có nhu cầu về nhân lực rất lớn, đưa đến cho các bạn trẻ cơ hội việc làm rộng mở. Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngành điều dưỡng nên học trường nào để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho con đường học tập của bản thân.

Xét nghiệm sinh hóa máu GGT là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là một trong những xét nghiệm quan trọng nhằm xác định tình trạng của cơ thể thông qua chỉ số các chất trong máu. Trong đó xét nghiệm GGT là xét nghiệm được sử dụng khi chẩn đoán các bệnh liên quan đến gan mật. Vậy xét nghiệm sinh hóa máu GGT là gì ? 1. Xét nghiệm sinh hóa máu GGT là gì? GGT là viết tắt của Gamma-Glutamyl Transferase, một loại enzyme xuất hiện ở nhiều cơ quan của cơ thể, bao gồm thận, gan, lá lách và tuyến tụy. GGT có vai trò chủ yếu là vận chuyển amino acid qua màng. Khi chỉ số GGT tăng cao thì rất có thể người bệnh đã xảy ra tình trạng tổn thương ở gan, phổ biến như viêm gan, xơ gan hay u bướu ở gan. Xét nghiệm sinh hóa máu GGT được thực hiện khi cơ thể có một số biểu hiện của bệnh gan như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng, dễ bị dị ứng, nổi mề đay. Bên cạnh đó xét nghiệm GGT còn được chỉ định khi bệnh nhân có mức độ ALP (Alkaline Phosphatase) và cần xét nghiệm thêm để có kết luận đúng. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết chính xác lượng GGT trong máu từ đó bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán về các bệnh lý gan. 2. Cách đọc chỉ số GGT Chỉ số GGT bình thường sẽ dao động từ 8-58 UI/L, trong đó đối với nam giới chỉ số bình thường rơi vào khoảng 11-50 UI/L, còn ở nữ giới là 07-32 UI/L. Khi chỉ số GGT tăng cao hơn 60 UI/L thì có nghĩ là bạn đã gặp phải các tình trạng bất ổn về gan. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tăng GGT mà bạn cần chú ý như sau: Bệnh lý gan mật do sử dụng rượu bia kéo dài với lượng lớn khi GGT tăng >3.5 lần so với chỉ số bình thường Viêm gan do sử dụng các loại thuốc gây tổn hại đến chức năng gan Viêm gan nhiễm trùng: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan D Viêm gan mãn tính: chỉ số GGT tăng hơn 7 lần mức giới hạn bình thường Xơ gan: chỉ số GGT tăng 4 lần so với chỉ số bình thường Xâm nhiễm gan (tăng lipid máu, di căn gan): chỉ số GGT tăng song song với ALP, gấp 14 lần so với chỉ số bình thường Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng không hợp lý, không uống đủ nước 3. Lưu ý khi xét nghiệm sinh hóa máu GGT Xét nghiệm sinh hóa máu GGT chỉ đánh giá được một phần tình trạng của gan cũng như cơ thể, do đó để chẩn đoán bệnh bạn vẫn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. Do đó bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để có thể xác định rõ tình trạng nhanh chóng và điều trị kịp thời nhất: Bên cạnh xét nghiệm sinh hóa máu GGT, thực hiện thêm các xét nghiệm khác như AST, ALT để chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh Theo dõi men gan và siêu âm định lượng cũng như xét nghiệm GGT thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh Sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc ở ngoài vì có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh lao động nặng cũng như hạn chế căng thẳng, mệt mỏi có thể tác động đến việc tái tạo gan. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục hoặc các bài tập phù hợp để cơ thể khỏe mạnh, tăng hiệu quả chữa bệnh Tuyệt đối không được sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác vì chúng đều có hại cho gan, khiến cấu trúc gan bị thay đổi và khiến GGT tăng nhanh Xây dựng thực đơn hợp lý với các món ăn thanh đạm, chứa ít dầu mỡ, hạn chế các món ăn chiên rán. Tuy nhiên cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn, không nên kiêng khem quá nhiều dẫn đến tình trạng thiếu chất Tích cực ăn các món ăn cung cấp đạm như thịt lợn, cá cũng như nhiều rau xanh để tăng cường dưỡng chất cho gan, hỗ trợ điều trị hiệu quả Xét nghiệm sinh hóa máu GGT là xét nghiệm quan trọng để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp chữa trị hợp lý, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn xét nghiệm sinh hóa máu GGT là gì cũng như đưa đến các lưu ý để bạn có được quá trình điều trị hiệu quả nhất.  

Tìm hiểu xét nghiệm huyết học là gì?

Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất trong y khoa, được chỉ định hầu hết cho các bệnh nhân khi đi khám ở bất cứ địa chỉ y tế nào. Vậy chính xác xét nghiệm huyết học là gì và có vai trò như thế nào trong hoạt động y khoa, hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn nhé. 1. Xét nghiệm huyết học là gì? Xét nghiệm hóa học hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm cung cấp những thông tin về các thành phần cùng tình trạng máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tỷ lệ tế bào máu đỏ với thành phần huyết tương, vận chuyển oxy trong máu,… Nhờ kết quả của xét nghiệm huyết học, bác sĩ có thể đánh giá tổng quan về tình hình sức khỏe cũng như tình trạng bệnh của người được xét nghiệm. Bên cạnh đó, xét nghiệm huyết học còn giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn máu hoặc bệnh về máu và có được sự điều trị kịp thời. Tuy nhiên kết quả này không đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất mà còn cần đến kết quả của những xét nghiệm y học khác. 2. Tại sao phải xét nghiệm huyết học? 2.1. Đánh giá sức khỏe tổng thể Đối với những người kiểm tra tình hình sức khỏe định kỳ, xét nghiệm huyết học là một phần không thể thiếu. Kết hợp với những loại xét nghiệm y học khác, xét nghiệm huyết học sẽ đưa đến thông tin về tình trạng máu của người làm xét nghiệm. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe tổng thể cũng như phát hiện được rối loạn nếu có của bạn. 2.2. Chẩn đoán bệnh Khi bạn gặp phải tình trạng mệt mỏi, sốt, bị chảy máu, viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm huyết học. Trong trường hợp này, xét nghiệm công thức máu sẽ cung cấp những thông số để bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân của những triệu chứng đó. Bên cạnh đó, kiểm tra công thức máu cũng là một cách để khẳng định chẩn đoán với trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng ở bệnh nhân. 2.3. Theo dõi tình trạng của bệnh Đối với những tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến máu, xét nghiệm huyết học sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của bệnh. Đặc biệt khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì kết quả xét nghiệm sẽ đưa đến thông tin chính xác về tiến triển bệnh, giúp bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất. 2.4. Theo dõi tiến trình điều trị Những người bệnh đang trong quá trình điều trị hay dùng thuốc ảnh hưởng đến số lượng máu thì xét nghiệm huyết học là xét nghiệm bắt buộc. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp theo dõi tình trạng bệnh nhân cũng như tiến trình điều trị, đưa đến cho bác sĩ cơ sở chính xác để có quyết định chữa trị hợp lý và hiệu quả. 3. Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm huyết học Kết quả xét nghiệm huyết học sẽ cung cấp các chỉ số về thành phần trong máu cũng như tình trạng chung của máu. Ý nghĩ của các chỉ số xét nghiệm máu phổ biến sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kết quả xét nghiệm. Số lượng bạch cầu (White Blood Cells: WBC) Chỉ số bạch cầu bình thường rơi vào 3,0 – 10,0 G/L. Nếu không cho ra kết quả bình thường có nghĩa là người làm xét nghiệm đã mắc phải các tình trạng sau: Chỉ số giảm: thiếu máu do giảm sản xuất, thiếu hụt vitamin B12, nhiễm khuẩn. Chỉ số tăng: bệnh máu ác tính như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, bệnh u bạch cầu,… Số lượng hồng cầu (Red Blood Cell Count: RBC) Chỉ số hồng cầu ở người bình thường là 4,2 – 6,0 T/L (đối với nam) và 3,8 – 5 T/L (đối với nữ). Nếu chỉ số bất thường thì sẽ rơi vào các trường hợp sau: Chỉ số giảm: thiếu máu. Chỉ số tăng: chứng tăng hồng cầu, tình trạng mất nước. Lượng huyết sắc tố (Hemoglobin: Hb) Chỉ số bình thường ở nam là 130 – 170 g/L và ở nữ là 120 – 150 g/L. Chỉ số giảm: thiếu máu, chảy máu, phản ứng gây tan máu. Chỉ số tăng: bệnh phổi, bệnh tim, tình trạng mất nước. Khối hồng cầu (Hematocrit: HCT) Chỉ số bình thường ở nam là 38% – 49% và ở nữ là 34.9% – 44.5% Chỉ số giảm: mất máu, thiếu máu, thai nghén. Chỉ số tăng: chứng tăng hồng cầu, bệnh phổi, tắc mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu, rối loạn dị ứng. Số lượng tiểu cầu (Platelet Count: Plt) Chỉ số bình thường: 140 – 350 G/L. Chỉ số tăng: rối loạn tăng sinh trưởng tủy. Chỉ số giảm: thay thế tủy xương, ảnh hưởng của chất hóa trị liệu, đông máu… Xét nghiệm huyết học là xét nghiệm quan trọng đối với người khám bệnh nói chung và các bệnh nhân đang điều trị nói riêng. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ xét nghiệm huyết học là gì cũng như thông tin cần thiết về ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm.

Tại sao cần học tiếng Anh chuyên ngành phục hồi chức năng ?

Với vị thế là một trong 3 lĩnh vực chính của y học, phục hồi chức năng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động y tế. Chính vì vậy ngành phục hồi chức năng cũng được nhiều bạn học sinh quan tâm và lựa chọn cho con đường tương lai. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, tiếng Anh chuyên ngành phục hồi chức năng là một kỹ năng cần có của những người làm việc trong lĩnh vực này. 1. Ngành phục hồi chức năng là gì ? Ngành phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm phục hồi và cải thiện các chức năng bị suy giảm hay bị mất của bệnh nhân. Phục hồi chức năng sẽ đảm bảo người khuyết tật nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng, bình đẳng và có cơ hội tham gia tất cả hoạt động của xã hội. Những sinh viên theo học ngành phục hồi chức năng sau khi ra trường sẽ có thể thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn như điều trị phục hồi đúng kỹ thuật và an toàn; hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình trị liệu; nghiên cứu, phát triển các phương pháp phục hồi chức năng,… Kỹ thuật viên phục hồi chức năng có thể làm việc ở các khoa phục hồi chức năng tại bệnh viện, cơ sở y tế; trung tâm phục hồi chức năng cũng như các tổ chức dành cho người khuyết tật. 2. Chuyên ngành phục hồi chức năng cần học gì ? Sinh viên ngành phục hồi chức năng sẽ cần nắm được các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, nguyên lý kỹ thuật công nghệ cùng với các kiến thức chuyên môn để áp dụng trong thực tế điều trị cho người bệnh. Bên cạnh đó, kiến thức về quy tắc, quy trình vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị máy móc cũng rất quan trọng trong ngành học này. Không chỉ cần học những kiến thức chuyên môn, sinh viên chuyên ngành phục hồi chức năng còn cần trang bị những kỹ năng mềm cần thiết như khả năng làm việc nhóm, khả năng phối hợp công việc, đặc biệt là ngoại ngữ. Môn tiếng Anh chuyên ngành phục hồi chức năng không chỉ giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm mà còn nâng cao cơ hội làm việc tại nước ngoài sau khi ra trường. 3. Tiếng Anh chuyên ngành phục hồi chức năng Tiếng Anh chuyên ngành phục hồi chức năng sẽ cung cấp cho người học những từ vựng chuyên ngành, những thuật ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực phục hồi chức năng. Bên cạnh đó tiếng Anh chuyên ngành còn cung cấp cho bạn những tình huống xảy ra trong công việc thực tế và đưa ra những phương pháp xử lý bằng tiếng Anh hiệu quả nhất. Tiếng Anh được biết đến là ngôn ngữ toàn cầu, do đó việc đây là một môn ngoại ngữ cực kỳ phổ biến tại các trường đại học hiện nay. Tiếng Anh chuyên ngành có thể xuất hiện rất nhiều trong thực tế công việc, do đó đây là một kỹ năng cần có để bạn có thể làm việc một cách hiệu quả và thuận lợi nhất. Với tiếng Anh ngành phục hồi chức năng, bạn có thể dễ dàng hơn khi làm việc với các tài liệu chuyên ngành để từ đó có thể mở rộng kiến thức và nâng cao chuyên môn của bản thân. Bên cạnh những lợi ích trong việc học tập, tiếng Anh chuyên ngành phục hồi chức năng còn đóng vai trò quan trọng trong tương lai của sinh viên theo học ngành này. Khả năng tiếng Anh chuyên ngành phục hồi chức năng tốt sẽ đưa đến cơ hội làm việc tại nước ngoài rộng mở sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt khi ngành phục hồi chức năng phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia phát triển thì kỹ năng tiếng Anh rất cần thiết nếu bạn muốn thăng tiến và có mức lương hấp dẫn tại đây. Tiếng Anh chuyên ngành phục hồi chức năng là một trong những kỹ năng cần có của sinh viên theo học ngành phục hồi chức năng. Nó không chỉ giúp sinh viên có được kỹ năng cần thiết trong công việc mà còn mang đến nhiều lợi ích trên con đường phát triển sự nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về môn học quan trọng này.