October 2020

HỌC TIẾNG NHẬT CÙNG THUV Part 2

Xin chào các bạn!      Nghe tên Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hẳn bạn sẽ nghĩ rằng vào học tại đây chắc chắn phải học tiếng Nhật đúng không nào? Đúng rồi đấy bạn ạ. Nhưng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam tuyển sinh không yêu cầu đầu vào bằng tiếng Nhật các bạn nhé!      Hầu hết các bạn sinh viên tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nhập học tại trường và đồng thời bắt đầu làm quen với tiếng Nhật luôn.      Các bạn hãy cùng xem cách học và dạy tiếng Nhật của chúng tôi như thế nào nhé!      Đầu tiên, ngay từ thời điểm nộp hồ sơ chuẩn bị nhập học Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, các bạn tân sinh viên đã được khảo sát trình độ tiếng Nhật. Hầu hết các bạn đều chưa từng học hay làm quen với tiếng Nhật. Vậy nên, trước khi có sự hỗ trợ trực tiếp từ thầy cô chuyên về tiếng Nhật, các bạn được gửi tài liệu hướng dẫn làm quen với tiếng Nhật, hiểu được tầm quan trọng của môn tiếng Nhật trong quá trình học tại trường và chuẩn bị sẵn sàng những dụng cụ học tập cần thiết như: vở, bút chì, bút bi, tẩy, bảng cá nhân… Đồng thời, các bạn còn cần phải thực hiện bài tập tô lại những chữ cái tiếng Nhật, học những câu nói tiếng Nhật ngắn, dễ nhớ qua video hướng dẫn được thực hiện bởi chính những giảng viên người Nhật Bản tại trường để làm quen dần trước khi vào học chính thức. Video dạy tiếng Nhật do thầy Endo Takayuki thực hiện      Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam luôn tổ chức những khóa học phụ đạo trước khi các bạn vào học chính thức. Và những giờ học bảng chữ cái tiếng Nhật thật vui vẻ luôn là một phần quan trọng của những khóa học này. Các cô giáo dạy tiếng Nhật dạy sinh viên một cách bài bản từng nét chữ tiếng Nhật. Có bạn cảm thấy viết thật là khó, có bạn đã từng làm quen rồi nên rất ung dung. Những bạn mới làm quen xin đừng lo lắng nhé, vì các cô luôn dạy thật tỉ mỉ với tốc độ vừa phải để các bạn có thể theo được. Còn những bạn đã từng học một chút tiếng Nhật thì sao? Liệu có cảm thấy nhàm chán không? Câu trả lời là “không” bạn nhé! Bạn có tin được rằng, cô giáo người Nhật không biết tiếng Việt nhưng các bạn sinh viên người Việt vẫn có thể hiểu cô đang nói gì không? Chính vì những giờ học sinh động như vậy mà ngay cả với những bạn thậm chí có thể giao tiếp tiếng Nhật tốt rồi vẫn cảm thấy hào hứng trong những giờ học đấy! Mời bạn hãy tới Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam để trải nghiệm cùng các bạn sinh viên của chúng tôi nhé!      Trường Đại học Y khoa Tokyo có những giảng viên người Nhật vừa am hiểu về chuyên môn ngành y, có kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng Nhật và còn vô cùng yêu quý sinh viên của mình. Bạn hãy yên tâm nhé! Sau khi vào học chính thức tại trường, bạn có muốn biết các bạn sinh viên của chúng tôi sẽ học như thế nào không? Mời bạn đón chờ phần tiếp theo của bài viết nhé! ??????????️?️?️???????????????????️?️?️????????? GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Cô Trương Thị Thùy Linh hiện đang làm việc tại phòng Hành chính nhân sự – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô đã có kinh nghiệm 4 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản. Cô Linh cũng là giảng viên môn tiếng Nhật, hỗ trợ các bạn sinh viên Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nâng cao năng lực tiếng Nhật. Mục tiêu của cô là các bạn sinh viên sẽ trở nên yêu thích bộ môn tiếng Nhật thông qua những giờ học vui vẻ, thoải mái. ??????????️?️?️???????????????????️?️?️????????? https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2020/

Khám phá Phòng thực hành của Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (Phần 2)

Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế; có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương; điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau cho người bệnh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Công việc của một điều dưỡng được hiểu một cách đơn giản là chăm sóc người bệnh thông qua việc thực hiện các thủ thuật điều dưỡng. Khác với trước đây, hiện nay sinh viên thực tập các kỹ thuật này trên bạn của mình hoặc trên người bệnh. Với những người bạn khỏe mạnh, khi thực hiện kỹ thuật sẽ khó có thể bộc lộ chân thực những khó khăn hay nhu cầu của người bệnh. Trong khi đó, nếu chưa thật sự thành thạo các kỹ thuật đã tiến hành trên người bệnh thật, sẽ ít nhiều gây ra những bất tiện cho người bệnh. Chính vì vậy, việc thực hành trên mô hình và các trang thiết bị hiện đại được cài đặt và chế tạo các chức năng giống như con người ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Nhật. Ở Việt Nam, Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam rất vinh dự và tự hào khi sở hữu các trang thiết bị thực hành hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu thực hành của sinh viên trên tất cả các kỹ thuật điều dưỡng, xóa nhòa khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên tự tin, sẵn sàng thực hiện kỹ thuật chuyên môn khi đến các cơ sở thực tập. Đến với phòng thực hành điều dưỡng, đầu tiên có thể kể đến người bạn Sakura, đó là một mô hình được thiết kế mô phỏng một người trưởng thành từ chiều cao, cân nặng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Với chất liệu PVC, bề mặt không thấm nước, thiết kế cổ, các khớp tay chân có thể cử động dễ dàng theo các tư thế khác nhau. Sakura không chỉ được sử dụng trong kỹ thuật tắm/lau người tại giường, mà còn được sử dụng trong nhiều các kỹ thuật khác như: chăm sóc hậu môn nhân tạo, đặt sonde dạ dày, thông tiểu… Tiếp đến là các bạn nhỏ dễ thương, có kích thước từ sơ sinh cho đến vài tháng tuổi. Mỗi em bé giúp các bạn cảm nhận được quá trình phát triển của con người qua mỗi thời kỳ, từ đó có những phương pháp chăm sóc thích hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhỏ tuổi nhất có thể kể tới các em bé sơ sinh, các bạn đã từng bế trên tay các em bé sơ sinh bao giờ chưa? Nhìn các thiên thần nhỏ xíu, chắc hẳn không ít bạn e dè, liệu đôi tay lóng ngóng của mình có làm rơi em bé? Liệu thao tác xoay chuyển có làm em bé đau? Đến với phòng thực hành điều dưỡng, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về điều đó. Các bạn sẽ được tắm cho các em bé sơ sinh với cân nặng, chiều cao như một em bé thật sự, cảm giác rất thú vị, hồi hộp khi lần đầu thao tác, tuy nhiên khi đã hiểu và thao tác thuần thục, các bạn sẽ thấy việc tắm bé thật sự rất dễ dàng. Bạn thấy đấy, đến với phòng thực hành điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam chúng ta sẽ có vô vàn nhưng điều lý thú để khám phá. Kỳ sau mình sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn thật nhiều điều thú vị hơn nữa để chúng mình cùng học tập nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong thời gian sắp tới.   Dương Thị Thu Hương   Giới thiệu tác giả Cô Dương Thị Thu Hương hiện đang là giảng viên Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.Cô có kinh nghiệm 2 năm làm việc tại Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông – Tp Vinh – Nghệ An và 3 năm làm việc tại Bệnh viện Showa – TP. Shimonoseki – tỉnh Yamaguchi – Nhật Bản.   Tuyển sinh

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỌC NGOẠI NGỮ TẠI THUV

       Ngoại ngữ hay Tiếng nước ngoài được hiểu đơn giản là ngôn ngữ từ nước ngoài (một nước khác) được sử dụng tại một quốc gia. Mỗi một quốc gia, ngoài chủ quyền về lãnh thổ, đặc thù riêng về lịch sử, văn hóa, còn có ngôn ngữ riêng hay còn gọi là “tiếng mẹ đẻ”. Ngoại ngữ có thể là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng tại quốc gia đó. Nhiều nước trên thế giới sử dụng nhiều ngoại ngữ, đặc biệt các nước phát triển. Đối tượng sử dụng ngoại ngữ nhiều cũng thường là học sinh-sinh viên, tầng lớp trí thức. Nhưng ngày nay, ngoại ngữ được sử dụng rất nhiều ở hầu hết các quốc gia và vì thế, đối tượng sử dụng cũng mở rộng bao gồm hầu hết các tầng lớp trong xã hội do những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Lợi ích đầu tiên là ngoại ngữ giúp bạn tăng cơ hội tìm việc làm, đặc biệt ở các công ty nước ngoài, các công ty đa quốc gia và giúp bạn tăng năng lực cạnh tranh trực tiếp với những ứng viên khác. Do đó, cơ hội việc làm tốt sẽ mở rộng hơn với những người biết ngoại ngữ. Ngoại ngữ còn giúp bạn thể hiện năng lực bản thân và cá tính thông qua giao tiếp với mọi người ở các quốc gia khác nhau. Nếu không có ngoại ngữ, đôi khi bạn gặp rắc rối với một vài tình huống mà mình muốn nói, muốn giải thích, muốn thể hiện mình nhưng “không thể nói được”. Vậy nên, chả ai hiểu bạn cả. Bạn như một “người câm” trong ngôn ngữ quốc tế. Đối với sinh viên, ngoài các lợi ích trên, học ngoại ngữ giúp ích cho bạn học tập kiến thức tốt hơn, khám phá được thế giới, tiếp cận nguồn tri thức nhân loại và bắt kịp được xu hướng của thời đại. Đa phần các trang web hiện nay bằng ngôn ngữ quốc tế, các thư viện điện tử, sách, báo, tạp trí vô số trên mạng internet và nếu bạn không biết ngoại ngữ, sẽ rất khó để đọc và hiểu được. Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập thế giới, và sinh vên là lực lượng nòng cốt, tiên phong, là tương lai của đất nước nên việc học ngoại ngữ là rất cấp thiết và quan trọng.        Ngoại ngữ phổ biến trên thế giới là Tiếng Anh. Đây cũng được coi là ngôn ngữ quốc tế. Hiện nay có đến gần 2 tỷ người đang sử dụng tiếng Anh và khoảng 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp chính thức. Các ngôn ngữ phổ biến khác là Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn. Nhật Bản là một quốc gia rất giàu có và phát triển với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Tốc độ phát triển chóng mặt của kinh tế Nhật Bản cùng với việc dân số già và tỷ lệ sinh thấp làm nảy sinh nhu cầu cần nguồn nhân lực làm việc rất lớn. Ngoài ra, Nhật Bản đang là một đối tác kinh tế chiến lược hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tân thủ tướng Nhật Bản Suga khi vừa nhận chức đã chọn Việt Nam là điểm đến cho chuyến công du ngoại giao đầu tiên thể hiện việc rất coi trọng quan hệ hợp tác về kinh tế với Việt Nam. Do đó, nhiều sinh viên và người dân Việt Nam đã chọn Tiếng Nhật làm ngôn ngữ thứ hai. Việc lựa chọn này thực sự là cơ hội lớn để phát triển sự nghiệp với nhiều cơ hội tốt hơn trong tương lai.        Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV), các bạn sinh viên sẽ được học tập, giao lưu văn hóa, các hoạt động ngoại khóa bằng Tiếng Nhật. Đây thực sự là một thế mạnh của THUV và là sự khác biệt lớn với các trường Y khác của Việt Nam. Các bạn sinh viên của THUV vừa được học chuyên ngành Y, lại vừa được học ngoại ngữ Tiếng Nhật và Tiếng Anh. Vậy nên, các bạn hãy nắm bắt cơ hội có một không hai này nhé! Chúc các bạn thành công! Ths. Nguyễn Trọng Nghĩa ?????????????????????????????? TUYỂN SINH KHÓA 2020 – XÉT HỌC BẠ & PHỎNG VẤN

TIẾP NHẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ CHỦ TỊCH HỘI VẬT LÝ TRỊ LIỆU VIỆT NAM

Vừa qua cán bộ giảng viên và sinh viên Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam vô cùng vinh dự được tiếp nhận những tài liệu tham khảo liên quan tới lĩnh vực Phục hồi chức năng từ Chủ tịch Hội vật lý trị liệu Việt Nam thầy Trần Văn Dần. Trong xu thế phát triển của thời đại việc áp dụng những kiến thức mới vào trong giảng dạy được nhà Trường luôn trú trọng và thực hiện. Tuy nhiên bên cạnh việc giáo dục những kiến thức mới cho sinh viên thì việc củng cố những kiến thức cơ bản, những tinh hoa của ngành nghề, những vấn đề tồn tại của đất nước là điều không thể thiếu. Công tác đào tạo cán bộ Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam dựa trên việc tham khảo các tài liệu tại Nhật Bản và tài liệu đang được sử dụng tại Việt Nam. Biết được số tài liệu tiếng Việt của nhà Trường đang còn hạn chế, Thầy Dần đã chủ động tìm hiểu và gửi tặng nhà trường những tài liệu quý của Thầy. Với những tài liệu Thầy gửi tặng, giảng viên và sinh viên nhà trường sẽ phát huy để hướng tới mục tiêu đào tạo ra những cán bộ y tế “giàu lòng nhân ái” sẵn sàng “mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho cộng đồng”. Thầy Trần Văn Dần hiện đang công tác tại Hội Vật lý trị liệu Việt Nam với cương vị là Chủ tịch Hội. Thầy là một trong những người tiên phong trong các hoạt động nâng cao vị thế của ngành nghề trong xã hội và tiếng nói của Hội vật lý trị liệu Việt Nam trên trường Quốc tế. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng ngoài việc điều trị cho người bệnh, người khuyết tật tái hòa nhập cộng đồng thầy còn tham gia vào các công tác đào tạo học viên, đào tạo cán bộ những chủ nhân của Ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng trong tương lai. Chúc Thầy Dần luôn dồi dào sức khỏe để cống hiến, chúc Hội vật lý trị liệu Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ??????????????????????????? THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG ĐỢT 01 NĂM 2020

Điều tuyệt vời nhất là được trở thành người bạn muốn trở thành

     Mỗi chúng ta, ai cũng sẽ trải qua khoảng thời gian mông lung trong việc lựa chọn ngành nghề. Khi đó, chúng ta không biết mình phù hợp với công việc gì, liệu mình có thể gắn bó với công việc đã lựa chọn đến suốt đời hay không? Chính vì thế, việc lựa chọn công việc “phù hợp” để theo đuổi chính là ngưỡng cửa quan trọng giúp thay đổi cuộc đời bạn. Vậy làm thể nào để tìm được một việc làm thật sự “phù hợp”? 1.     Dựa vào đam mê, sở thích của mình:       Khi trưởng thành, chúng ta sẽ phải dành rất nhiều thời gian cho công việc, hãy thử tưởng tượng xem nếu chúng ta làm một công việc mà bản thân không thật sự yêu thích, bạn sẽ không có động lực để đưa ra những sáng kiến mới, cũng chẳng còn sự đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Mỗi ngày sẽ trôi qua thật nhàm chán, mệt mỏi và áp lực. Đó chính là lý do bạn nên dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu xem bản thân thật sự yêu thích điều gì? Điều đó chắc chắn sẽ giúp bạn sống có lý tưởng và hạnh phúc hơn.   2.     Dựa vào năng lực bản thân:      Trong cuộc sống, mọi vấn đề đều phải có điều kiện cần và đủ, chỉ có đam mê mà không quan tâm đến năng lực thì bạn cũng không thể thành công. Nếu bạn chọn những công việc không phù hợp với thế mạnh của bản thân thì bạn sẽ khó hoàn thành công việc ở mức tốt nhất hoặc sẽ mất nhiều thời gian hơn người khác để hoàn thành công việc, do đó bạn sẽ khó được đánh giá cao cho dù rất lỗ lực. Bởi vậy, khi đã lựa chọn được một số ngành liên quan đến đam mê và sở thích của bản thân, hãy thử tìm hiểu kỹ công việc tương lai của các ngành học ấy và tự nhìn nhận xem bạn có thể đáp ứng được yêu cầu học tập, làm việc và các kỹ năng mềm liên quan đến công việc đó hay không? 3.     Dựa trên nhu cầu của xã hội và thị trường lao động:      Rõ ràng, khi có một công việc yêu thích lại có nguồn thu nhập tốt sẽ giúp các bạn có được điều kiện sống tốt hơn cho bản thân, cho gia đình, đồng thời lại là cột trụ vững chắc để bạn vững tâm theo đuổi đam mê. Vì vậy, khi đã lựa chọn được một số ngành học vừa thỏa mãn niềm đam mê, vừa phù hợp với năng lực, hãy đánh giá xem đâu là ngành nghề có cơ hội phát triển trong tương lai từ đó hoạch định bước đi đúng đắn cho bản thân. Trả lời được 3 câu hỏi trên, tôi tin rằng các bạn đã tìm được một ngành nghề “phù hợp”. Đó sẽ là bước đệm tốt nhất đưa các bạn đến con đường hạnh phúc và thành công. Công việc thật sự “phù hợp” của tôi Bạn biết không? Tôi đã tìm được ngành học “phù hợp” của mình, tôi yêu thích việc chăm sóc người khác, tôi dành hàng giờ để điều trị và nói chuyện với bệnh nhân về bệnh tật và cuộc sống của họ, tôi hạnh phúc phát điên khi nhìn thấy bệnh nhân liệt giường bước từng bước trở lại, tôi phấn khích vô cùng khi tự mình đánh giá và lập ra chương trình tập luyện cho bệnh nhân, tôi hào hứng chờ đợi tiến bộ của người bệnh. Thêm vào đó tôi luôn tự hào vì đã dễ dàng tìm được một nơi làm việc ngay sau khi ra trường. Tôi là chính là một kỹ thuật viên “Phục hồi chức năng”. Còn các bạn thì sao? Nếu yêu thích ngành y thì đến với chúng tôi, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam bạn nhé! Đặng Thị Hồng Vân Giới thiệu tác giả    Cô Đặng Thị Hồng Vân hiện là giảng viên khoa Phục hồi chức năng, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô từng có nhiều năm tham gia giảng dạy và điều trị lâm sàng ở các cơ sở giáo dục trong lĩnh vực y tế. Từng băn khoăn rất nhiều trong việc lựa chọn nghề nghiệp, cô muốn viết lên những dòng chia sẻ, hi vọng có thể giúp các bạn học sinh, sinh viên có sự lựa chọn đúng hướng cho tương lai của mình. Tuyển sinh

KHẨU TRANG VÀ VIRUS CORONA CHỦNG MỚI (COVID-19) 新型コロナウイルス感染症(COVID-19)とマスクについて

Như các bạn đều biết, virus Corona chủng mới (COVID-19) hiện nay đang lan rộng khắp toàn cầu. Để phòng chống lây nhiễm, chúng ta được tuyên truyền đeo khẩu trang. Vậy các bạn có biết thực tế là có rất nhiều loại khẩu trang không? Các cán bộ y tế là những người phải không ngừng chống lại nguy cơ nhiễm các bệnh như lao, cúm, SARS và COVID-19 do phơi nhiễm với các loại virus của những bệnh này trong quá trình làm việc. Vậy nên khẩu trang chính là thứ được dùng để làm giảm bớt những nguy cơ lây nhiễm này. Khẩu trang y tế được dùng để ngăn bệnh dịch lây truyền qua giọt bắn.     Khẩu trang đặc biệt N95 vốn là loại khẩu trang chuyên dùng để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lao, nhưng hiện nay nó đã được sử dụng rộng rãi trong các đại dịch SARS và cúm A, những dịch bệnh mà người ta không xác định được nguy cơ lây nhiễm là từ không khí hay giọt bắn. N95 là khẩu trang đạt tiêu chuẩn, quy cách của loại khẩu trang chống bụi. Đây là khẩu trang được đảm bảo có thể lọc các hạt trong không khí hiệu quả tới 95%. Dù vậy, tỉ lệ phần trăm không mang lại hiệu quả do hình dạng của khẩu trang lại chưa được tính đến. Bởi thế, mấu chốt quan trọng ở đây là người đeo khẩu trang phải chọn cho mình chiếc khẩu trang vừa với khuôn mặt. Khẩu trang N95 được chia làm 3 loại chính: Khẩu trang hình cốc, Khẩu trang 3 nếp gấp có thể gấp gọn được, khẩu trang 2 nếp gấp (hình cung). Khẩu trang dù tốt tới đâu, nếu chúng ta không đeo đúng cách thì nguy cơ lây nhiễm vẫn rất cao. Khi sử dụng khẩu trang N95, các bạn hãy đeo sao cho thật vừa khít, không để khoảng hở. Khẩu trang y tế cũng tương tự như vậy. Khẩu trang y tế có thể loại bỏ được những hạt có kích thước đường kính 5 micrometer, nhưng những vi khuẩn với kích thước khoảng 1 micrometer hay virus với kích thước khoảng từ 0.02-0.1 micrometer thì rõ ràng sẽ lọt qua được. Tuy nhiên, khi những virus, vi khuẩn phân tán qua ho hay hắt hơi thì chúng là những hạt được bao nước xung quanh, tạo thành các giọt bắn có đường kính khoảng 5 micrometer, vì vậy khẩu trang y tế vẫn có thể ngăn chặn được các vi khuẩn, virus này. Khẩu trang N95 được yêu cầu sử dụng đối với các bệnh truyền nhiễm như virus lao và sởi – những bệnh có liên quan đến lây truyền qua không khí bởi cái gọi là “nhân giọt bắn” (đường kính dưới 5 micrometer) đã bị mất nước bao quanh vi sinh vật. Các bạn hãy bảo vệ bản thân mình khỏi các bệnh truyền nhiễm xung quanh mình bằng việc đeo khẩu trang đúng cách nhé! Khoa Kĩ thuật Xét nghiệm y học của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là nơi bạn có thể tiếp thu những kiến thức từ mức độ cơ bản nhất về phòng chống truyền nhiễm như: cách đeo khẩu trang, cách đeo găng tay y tế hay cả cách rửa tay sao cho đúng. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón các bạn học sinh, phụ huynh có quan tâm, hứng thú tới tham quan và tìm hiểu về Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. 新型コロナウイルス感染症(COVID-19)が全世界に萬栄していることは皆さまもご存じのことですね。 感染予防のために、マスクを着用しましょうと言われていますが、実はこのマスク色々な種類があるのをご存じですか? 医療従事者は業務上の暴露により常に結核、インフルエンザ、SARS、COVID-19感染症に罹患するリスクと戦っています。 マスクはリスクを低減するために使われます。 飛沫感染予防にはサージカルマスクを使用します。 特殊なN95マスクは結核菌感染予防のためのマスクでしたが、空気感染か飛沫感染かが、不明だったSARSやA型インフルエンザパンデミックの際に広く活用されました。 N95とは、防塵マスクの規格を示しています。固定粒子が舞っている環境下で使用し、フイルターの捕集効率として95%が保証されているマスクです。 しかし、形状による漏れなどは考慮されていません。そのため、着用者自身の顔にあった形を選択することがポイントになります。 N95 マスクは、大きく分けて3タイプあります。カップ型、三つ折りの折りたたみ式、二つ折りたたみ式(くちばし型)です。 良いマスクであっても、正しく装着しなければ、感染のリスクは高くなります。 そして、このN95マスクは装着しながら話しますと、使用者の呼吸が苦しくなる、気密性の高いマスクでもあります。 このマスクを使用するときには、マスクの漏れがないように密着させて使用してください。 サージカルマスクも同様です。サージカルマスクは直径5μmまでの粒子を除去することができますが、細菌の大きさは約1μm、ウイルスは0.02~0.1μm程度のため、このままではサージカルマスクを通過してしまいます。しかし、咳やくしゃみで飛散する際には、粒子の周りに水分を含んだ直径約5μmの飛沫となっているため、サージカルマスクによって予防することが可能です。 結核菌や麻疹ウイルスのように、微生物の周囲の水分がなくなったいわゆる飛沫核(直径5μm以下)による空気感染が懸念される感染症についてはN95マスクが必要です。 正しい装着方法で、身近な感染症から身を守ってください。 臨床検査学科では正しいマスクやゴム手袋の装着方法、手洗い方法など感染予防の基礎から勉強し身に付ける学科です。 興味がある方は、大学に見学にいらしてください、歓迎いたします。 参考:医療従事者のためのN95マスク適正使用ガイド、SARAYA Nguồn tham khảo: HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG ĐÚNG KHẨU TRANG N95 DÀNH CHO CÁN BỘ Y TẾ, Công ty y tế Saraya Nakai Yuko   Giới thiệu tác giả Cô Nakai Yuko hiện đang phụ trách giảng dạy tại Khoa Kĩ thuật Xét nghiệm y học, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô có chứng chỉ chuyên ngành về xét nghiệm phát hiện tế bào ung thư. “Hãy cùng học xét nghiệm và khám phá thế giới siêu nhỏ” là thông điệp cô muốn gửi tới các bạn sinh viên của chúng ta. MT学科担当の中井裕子です。 癌細胞を見つける、スクリーナーの資格を持っています。 一緒にミクロの世界と検査を勉強しましょう。   Tuyển sinh