Cuộc sống sinh viên

【Truyền thông】PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA

Tác hại của rượu bia đối với cơ thể      Khi nói đến tác hại của rượu, bia thì mọi người thường nghĩ ngay đến tai nạn giao thông và rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, thực tế thì hậu quả của việc uống rượu bia rất đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.      Theo số liệu thống kê của WHO, trong tổng số 549.000 ca tử vong vào năm 2016 do mọi nguyên nhân thì có khoảng 39.000 ca tử vong do rượu, bia (dẫn đến các bệnh tim mạch, xơ gan, ung thư, tai nạn giao thông và rối loạn tâm thần). Các tác hại của rượu bia chính là do chất cồn (ethanol) gây ra, thông qua 3 cơ chế trực tiếp chính gồm: Chất cồn trong rượu gây độc mạn tính: Khi con người uống với liều lượng nhỏ và từ từ, chất cồn đã gây độc mạn tính cho các cơ quan và mô trong cơ thể, lâu dần dẫn đến tổn thương tế bào và hậu quả là mắc các bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần con người. Chất cồn gây nhiễm độc cấp tính: Sự tác động lên cấu trúc và chất dẫn truyền của thần kinhtrung ương sẽ dẫn đến hệ lụy rối loạn phối hợp động tác, giảm tỉnh táo, rối loạn nhận biết, từ đó ảnh hưởng đến hành vi nên sẽ gây ra các hậu quả cho người uống và người xung quanh. Ví dụ như gây ra thương tích, tai nạn giao thông, bạo lực… Chất cồn gây lệ thuộc: Là một chất hướng thần nên cồn trong rượu có thể làm cho người uống phải gia tăng liều dùng cũng như tái sử dụng. Từ đó khiến con người phải lệ thuộc vào nó, dẫn đến loạn thần do rượu và tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính, gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, chất cồn có thể tương tác xấu với các chất hóa học khác trong cơ thể, làm trầm trọng thêm những tổn thương thể chất và tinh thần có sẵn.   Không có ngưỡng an toàn đối với việc uống rượu bia      Trên thực tế, không hề có 1 tiêu chuẩn về việc uống bao nhiêu rượu bia là có hại, nguyên nhân là bởi việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu bia khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, các đặc tính sinh học khác.      Không có mức độ uống rượu, bia nào là an toàn bởi vì dù là uống với một lượng rất nhỏ rượu, bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc uống rượu, bia với bất kỳ mức độ nào cũng làm tăng nguy cơ gây các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư khoang miệng, ung thư thanh quản, ung thư họng, thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư gan và ung thư vú.      Các rối loạn chức năng của cơ thể sẽ xuất hiện ngay từ khi uống một lượng rất ít rượu bia. Cụ thể, nếu một người có nồng độ cồn trong máu là 0,01g/dl thì có nghĩa tương đương với việc mới chỉ uống một ngụm rượu hoặc 1⁄4 lon bia và bắt đầu xảy ra các rối loạn như: Người uống rượu bia sẽ giảm các chức năng của não bộ trung tâm. Tăng hưng phấn, thiếu kiềm chế mọi tình huống. Rối loạn điều chỉnh phối hợp động tác nên khiến cho người uống rượu bia đi đứng không vững, ngã nghiêng…      Những rối loạn trên của rượu bia sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát tốc độ, duy trì hướng hay sự phản xạ phanh… trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông, cũng như gây kích động tâm trạng dễ dẫn đến xung đột, không làm chủ được hành vi của bản thân người uống. Uống rượu bia làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông, xung đột không đáng có và dẫn đến tử vong hoặc tàn phế nặng nề. Do đó, mọi người cần có ý thức phòng chống tác hại của rượu bia. Cách phòng chống tác hại của rượu bia Để phòng chống tác hại của rượu bia, các bác sĩ khuyến cáo mọi tổ chức, cá nhân hãy hạn chế uống rượu, bia tối đa vì không có ngưỡng nào là an toàn. Trong trường hợp có uống thì nên lưu ý một số điều quan trọng sau: Không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%). Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong 1 lần uống. Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Những người có thói quen uống rượu ngoài việc cai một cách từ từ thì cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý do rượu một cách hiệu quả. Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương… Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bệnh đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia

【Truyền thông】7 dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm dễ bị bỏ qua

Ngộ độc thực phẩm luôn là mối lo hàng đầu trong cuộc sống hằng ngày. Đừng chủ quan khi thấy các dấu hiệu cảnh báo dưới đây sau khi bạn dung nạp thực phẩm. Thế nào là ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân và các biến chứng Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia,… Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm: Vi khuẩn Salmonella khiến bạn buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, sốt và tiêu chảy. Độc tố tụ cầu Staphylococcus gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mạch đập nhanh, tiêu chảy. Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, gây tử vong. Độc tố vi nấm Aflatoxin. Các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium lẫn trong thực phẩm. Tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật. Các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng, dùng quá liều lượng, quá thời hạn… Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến như: Rối loạn thần kinh. Rối loạn tim mạch. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng. Các dấu hiệu báo động ngộ độc thực phẩm dễ bị bỏ qua Buồn nôn và nôn Buồn nôn và nôn đều là những dấu hiệu ngộ độc thức ăn điển hình. Lúc này, cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, gây ra những cơn nôn mửa kéo dài để bạn có thể “tống” tất cả thức ăn trong dạ dày ra ngoài càng nhanh càng tốt. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể bằng cách loại bỏ các tác nhân gây hại. Trong một số trường hợp, mức độ nôn sẽ giảm dần sau 48 giờ. Ngược lại, cũng có những trường hợp nôn mửa liên tục với mức độ tăng dần. Đau bụng Nếu vô tình ăn phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị kích ứng, dẫn đến viêm và đau. Từ đó làm xuất hiện tình trạng đau bụng với biểu hiện là đau co cứng ở vùng bụng, đau dữ dội hoặc quằn quại từng cơn. Tuy nhiên, đau bụng còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi và quan sát biểu hiện đau bụng, để xác định do ngộ độc hay các bệnh lý khác. Sốt Sốt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm. Lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, khoảng 38 độ C để kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động, từ đó giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Tiêu chảy nhiều lần Khi bị tiêu chảy, số lần đi ngoài sẽ tăng lên, phân nát, lỏng hoặc nặng hơn là phân lẫn máu. Tiêu chảy liên tục kèm theo nôn ói dễ dẫn đến mất nước, gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế cần bù nước và theo dõi người bệnh thường xuyên khi xuất hiện đồng thời 2 dấu hiệu ngộ độc thức ăn này. Vã mồ hôi liên tục Trái với suy nghĩ của nhiều người, không phải lúc nào ngộ độc thực phẩm cũng gây ra đau bụng hay nôn ói đầu tiên. Có rất nhiều trường hợp, dấu hiệu ngộ độc thức ăn sớm là vã mồ hôi liên tục, ngay cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi, không vận động hoặc ngồi trong môi trường mát mẻ. Cùng với dấu hiệu này, người bị ngộ độc còn có cảm giác khát nước và khô môi. Mạch nhanh, thở nhanh Một dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm mà bạn cần chú ý là mạch đập nhanh, thở gấp hoặc có cảm giác khó thở. Nếu đi kèm là các biểu hiện như loạn nhịp tim, đau ngực, da tím tái… thì rất có thể tình trạng ngộ độc đang trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Đau cơ Khi vi khuẩn từ thực phẩm bị biến chất xâm nhập vào cơ thể, Histamin – hóa chất giúp mở rộng các mạch máu nhằm giúp bạch cầu dễ dàng để chống lại nhiễm trùng, sẽ được giải phóng. Tuy nhiên, hóa chất này cũng vô tình kích hoạt các thụ thể gây đau khiến người bị ngộ độc thực phẩm cảm thấy nhức mỏi cơ thể, đau cơ âm ỉ tương tự như khi bị ốm (cảm). Khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thức ăn, người bệnh cần nghỉ ngơi và bù nước. Bên cạnh đó, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế trong thời gian gần nhất để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm. Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế https://suckhoedoisong.vn/cac-dau-hieu-bao-dong-ngo-doc-thuc-pham-de-bi-bo-qua-169231127114739085.htm THUV

NHÌN LẠI NHỮNG HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG CỦA BUỔI HỘI THẢO CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM

Hội thảo: “Chăm sóc sức khỏe trẻ em” do Bệnh viện KUSUMI và Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam tổ chức ngày 25/12 đã diễn ra thành công tốt đẹp, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ và sinh viên y khoa trong quá trình học tập, bồi dưỡng kiến thức chăm sóc bệnh nhân nhi. Nội dung hội thảo Hội thảo mở đầu bằng phần trình bày của Bác sĩ Sugiura Kenta – Khoa Nhi Bệnh viện KUSUMI vềcác tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, cách thức tạo môi trường an toàn cho trẻ em, và phương pháp ứng phó khi trường hợp nguy hiểm xảy ra.   Phần tiếp theo của chương trình, nội dung Dự phòng và điều trị sâu răng sớm ở trẻ từ Bác sĩ Nguyễn Thị Trang – Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện KUSUMI đã cung cấp lượng lớn các  kiến thức hữu ích và thực tế, giúp bảo vệ răng miệng và phòng ngừa các bệnh về răng miệng ở trẻ nhỏ. Các thông tin và số liệu được đưa ra được cập nhật sát với tình hình hiện tại, mang đến cái nhìn mới mẻ cho khán giả tại hội thảo. Bác sĩ Lê Đức Tình – Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện KUSUMI trước tình trạng các bệnh về hô hấp liên tục tiến triển trong các năm gần đây, ảnh hưởng của thay đổi môi trường, khí hậu hiện tại, cũng đã chia sẻ các nguyên nhân nhiễm bệnh, các loại bệnh thường gặp, cách phòng ngừa và đối phó với bệnh tật ở đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ. Giao lưu khán giả Cuối chương trình, nhiều quý khán giả đã có những câu hỏi gắn liền với đời sống, trao đổi cùng bác sĩ để có những kiến thức mang về cho mình, được giải đáp các băn khoăn, thắc mắc trong việc chăm sóc, phòng ngừa và chữa bệnh ở trẻ nhỏ. Không khí sôi nổi và sự ủng hộ đến từ sinh viên nghiên cứu, quý phụ huynh Ecopark và các khu vực xung quanh tạo động lực lớn cho Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh Viện Kusumi trực thuộc tiếp tục mang đến những nội dung hữu ích cho cộng đồng. Vềcác sự kiện tiếp theo mời quý độc giả vui lòng liên hệ hoặc theo dõi trang page để được hướng dẫn đăng ký TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Hotline: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

【TUYÊN TRUYỀN】Khủng bố là gì? Khủng bố bị xử lý thế nào?

Khủng bố là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Vậy cụ thể những hành vi nào được xem là khủng bố? Khủng bố bị xử lý thế nào? Khủng bố là gì? Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng: Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác; Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. * Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. (Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013) Khủng bố bị xử lý thế nào? Người nào có hành vi các hành vi liên quan đến khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tội Khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tội Tài trợ khủng bố (Điều 300 Bộ luật Hình sự): Người có hành vi tài trợ khủng bố thì mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù. Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, người nào chuẩn bị phạm một trong ba tội trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/41364/khung-bo-la-gi-khung-bo-bi-xu-ly-the-nao THUV

Giao lưu sinh viên Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 1

Vào ngày 16 tháng 10 vừa qua, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) và Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh (UHAS) đã tổ chức Buổi giao lưu sinh viên Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 1 bằng hình thức trực tuyến. Tại buổi giao lưu lần này, các bạn sinh viên của 2 trường đã có phần giới thiệu và giao lưu về nét đẹp văn hóa ẩm thực của hai nước bằng Tiếng Nhật. Các bạn sinh viên của THUV đã rất cố gắng luyện tập thuyết trình bằng Tiếng Nhật, đây cũng là cơ hội tốt để các bạn trau dồi thêm vốn Tiếng Nhật của bản thân cũng như hiểu rõ hơn về đất nước và con người Nhật Bản. Các bạn sinh viên 2 nước cũng đã tích cực đặt câu hỏi trong mục Hỏi & Đáp. 50 phút giao lưu trôi qua thật nhanh, các bạn đã phần nào hiểu hơn về sự giống và khác nhau trong văn hóa ẩm thực của 2 nước. Dưới đây là 1 số cảm nghĩ của các bạn sinh viên sau Buổi giao lưu: Sinh viên THUV: “Em rất vui khi có cơ hội được giao lưu về văn hóa ẩm thực của Việt Nam và Nhật Bản.” “Phần thuyết trình của các bạn sinh viên Nhật Bản rất thú vị và dễ hiểu” “Em thấy buổi giao lưu rất thú vị, chúng em có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho các bạn sinh viên Nhật Bản về 2 món ăn Nhật nổi tiếng ở Việt Nam là Sushi và Ramen” Sinh viên UHAS: “Những món ăn các bạn sinh viên Việt Nam giới thiệu đều được làm bởi các nguyên liệu khá xa lạ với Nhật Bản nên em thấy rất thú vị. Kẹo dừa trông rất ngon nên ngay sau đó em đã tra xem ở Nhật có bán loại kẹo này không.” “Món ăn của Nhật Bản và Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Có một số món khá giống nhau nhưng cách làm lại khác nhau. Qua buổi giao lưu em thấy mình được mở rộng tầm mắt, được hiểu hơn về 1 đất nước khác.” “Em cảm thấy rất vui khi được nghe các bạn sinh viên Việt Nam thuyết trình bằng Tiếng Nhật. Tiếng Nhật của các bạn rất giỏi, em đã rất ngạc nhiên về điều đó.” Trong thời gian tới, hai trường THUV và UHAS sẽ tiếp tục tổ chức thêm nhiều hoạt động giao lưu giữa sinh viên Việt Nam – Nhật Bản. Buổi giao lưu sinh viên Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 2 dự kiến được tổ chức sau 6 tháng. Các bạn hãy cùng đón chờ xem vào Buổi giao lưu lần 2 các bạn sinh viên sẽ trình bày về chủ đề gì nhé!

THUV Chào Đón Ngày Phụ Nữ Việt Nam

Trước sự rộn ràng, náo nức của ngày 20/10/2023 trên toàn quốc, toàn thể nam cán bộ nhân viên, sinh viên trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam nói riêng và Công ty TNHH Giáo Dục Y Khoa Nhật Bản (Việt Nam) nói chung cùng hòa vào không khí, trao gửi đến phái nữ những món quà tươi thắm nhất với sự chuẩn bị kì công.  Ngày 20/10, Ngày Phụ nữ Việt Nam, đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử quốc gia khi một tổ chức đầu tiên dành riêng cho phụ nữ chính thức hoạt động với sự công khai và pháp lý, nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia tích cực vào cách mạng và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam với 100% vốn đầu tư Nhật Bản hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày lễ này, mong muốn bày tỏ tình yêu và sự trân trọng đến lực lượng lao động không thể thiếu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội – các nữ công nhân viên.   Giảng viên cùng sinh viên trường cùng nhau chào mừng ngày lễ 20/10 với các bức ảnh ngộ nghĩnh đầy đáng yêu Sự chuẩn bị đầy kì công với những lời nhắn nhủ ấm áp của các nam sinh dành cho các giáo viên, nhân viên, nữ sinh nhà trường   Nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10, trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam trân trọng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các cô giáo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên nhà trường và các sinh viên nữ những lời chúc tốt đẹp nhất. Hi vọng những đoá hoa của THUV luôn bình an và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Nhà vệ sinh tại Nhật Bản

Chào các bạn Hôm nay, tôi muốn giới thiệu tới các bạn một số điều thú vị về nhà vệ sinh tại Nhật Bản. 1. Tất cả các nhà vệ sinh công cộng tại Nhật Bản đều miễn phí sử dụng Tại Việt Nam, nếu bạn muốn đi nhà vệ sinh công cộng ở các điểm du lịch như Hồ Hoàn Kiếm, bạn cần phải trả phí khoảng 2.000~3000 VND. Tại Nhật Bản, những nhà vệ sinh công cộng ở công viên hay ga tàu điện ngầm,… đều miễn phí. Khi bạn mua đồ tại cửa hàng tiện lợi, bạn cũng có thể sử dụng nhà vệ sinh miễn phí. Khi đến Việt Nam, tôi đã rất ngạc nhiên với việc đi vệ sinh phải trả tiền. 2. Bồn cầu hiện đại Hầu hết nhà vệ sinh tại Nhật đều trang bị bồn cầu điện tử có vòi xịt nước. Bạn có thể làm sạch bằng nước ấm. Bạn cũng có thể thay đổi lượng nước nóng. Ghế vệ sinh cũng ấm áp để không bị lạnh. 3. Tại Nhật, bạn có thể bỏ giấy vệ sinh vào bồn cầu Tại Việt Nam ở góc nhà vệ sinh thường đặt thùng rác có nắp để vứt giấy vệ sinh sau khi sử dụng. Tuy nhiên ở Nhật, bạn có thể xả giấy vệ sinh vào bồn cầu. Giấy vệ sinh ở Nhật mềm và được làm bằng chất liệu dễ phân hủy trong nước. 4. Nhà vệ sinh tự động Khi bạn bước vào nhà vệ sinh, nắp bồn cầu tự động mở ra, cũng có nhiều nhà vệ sinh tự động xả nước sau khi bạn đứng dậy. 5. Nhà vệ sinh nhiều tính năng Nhà vệ sinh nhiều tính năng thường được lắp đặt tại các trạm dừng đường cao tốc. Người Nhật thường cảm thấy xấu hổ khi bị người khác nghe thấy tiếng đi vệ sinh. Bởi vậy nhà vệ sinh thường phát tiếng nước chảy. Các nhà vệ sinh tại Nhật được bố trí thuận tiện cho người lớn dẫn theo trẻ nhỏ vào đi vệ sinh. Có nhà vệ sinh dành riêng cho trẻ em tách biệt với nhà vệ sinh của người lớn. Các nhà vệ sinh cũng bố trí ghế dành cho em bé và bệ thay bỉm cho em bé. Ngoài ra còn có nhà vệ sinh dễ sử dụng cho người ngồi xe lăn và người có hậu môn nhân tạo. Ở lối vào nhà vệ sinh còn có bản đồ hướng dẫn đi vệ sinh.   6. Sạch sẽ Nhà vệ sinh tại Nhật rất sạch sẽ. Các nhà vệ sinh ở Nhật thường sạch sẽ là do người Nhật có tinh thần Omotenashi, người vệ sinh luôn nghĩ cho người sử dụng và người sử dụng cũng cố gắng sử dụng thật sạch sẽ.   Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo theo chương trình chuẩn Nhật Bản. Các khoa đào tạo: Điều dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Hình ảnh y học.   Giảng viên khoa Điều dưỡng Yoko Oguma

Để học tốt lâm sàng: Những điều cần biết

Chào các bạn sinh viên thân mến ! Vậy là một năm học nữa lại bắt đầu. Quãng thời gian nghỉ hè ngắn ngủi nhưng bổ ích đã qua. Tạm quên đi những chuyến du lịch, pinic thú vị ; những buổi tụ tập trà sữa cafe rồi trò chuyện với bạn bè hay đơn giản chỉ là những giây phút nghỉ ngơi chia sẻ bên gia đình và người thân. Giờ là lúc chúng ta quay trở lại trường, bệnh viện để học tập với một thử thách tiếp theo cho năm học mới. Như các bạn đã biết khi lựa chọn, nghề y là một trong những nghề cao quý bởi tính nhân văn, tình thương và trách nhiệm. Đối tượng phục vụ của chúng ta không chỉ là những người đang mắc bệnh, mà còn cả những người muốn bảo vệ, nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Chính bởi lẽ đó, khối lượng và kiến thức của sinh viên y cần phải học trước khi ra trường là rất lớn; và cũng không thể phủ nhận một điều rằng học y là một ngành khó. Do đó, muốn đạt được kết quả học tập cao nhất, thiết nghĩ ngoài sự chăm chỉ, chịu khó và niềm đam mê, hăng say với nghề nghiệp, các bạn sinh viên cũng cần biết cách học, như người ta vẫn nói phải ‘giỏi học’ thì mới ‘học giỏi’ được. Bài viết này tác giả xin chia sẻ một vài kinh nghiệm học lâm sàng để các sinh viên bạn tham khảo. Học lâm sàng là một học phần đặc thù của ngành y.  ‘Lâm’ là đến gần, là vào một hoàn cảnh nào đó; ‘sàng’ là cái giường (nghĩa giường bệnh) là một danh từ y khoa, chỉ những gì liên quan đến, xảy ra ở giường của người bệnh, bệnh viện. Học lâm sàng có nghĩa là học những gì xảy ra trên người bệnh tại bệnh viện bao gồm dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng của một bệnh hay những phản ứng của người bệnh với tình trạng bệnh tật, những nhu cầu cần chăm sóc, phục hồi chức năng hay thậm chí là những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của người bệnh, khách hàng. Việc học tại bệnh viện có chút khác với cách học trên mô hình tại các phòng skill-lab và càng khác so với học lý thuyết tại các phòng học ở trường. Một buổi học thực hành của các bạn sinh viên tại trường Để có kết quả tốt cho một đợt đi học lâm sàng, điều đầu tiên các em cần làm là công tác chuẩn bị. Đối với mỗi đợt trước khi đi bệnh viện học, các thầy cô đều phổ biến mục tiêu, các nội dung các em cần phải đạt được, suy ra các em có thể ‘điểm danh’ được những mặt bệnh mình sẽ gặp trên người bệnh. Từ đó, các em sẽ đọc và xem lại phần lý thuyết đã được học trên giảng đường và tìm tòi đọc thêm sách về các bệnh hay chủ để đó. Điều kiện tiên quyết giúp các em học lâm sàng hiệu quản là phải nắm thật vững kiến thức lý thuyết. Vì đối với ngành y thường sẽ có một ‘khoảng trống’ nhất định giữa lý thuyết và thực tập bệnh viện, nói theo cách dễ hiểu là lý thuyết là một chuyện nhưng thực tế có thể hơi khác Vậy nên, nếu lý thuyết mà còn chưa nắm vững được thì rõ ràng việc học lâm sàng sẽ rất khó khăn. Công việc tiếp theo cần chuẩn bị của người học là các đồ dùng học tập phục vụ cho việc học như ống nghe, đèn soi đồng tử, búa phản xạ, sổ lâm sàng, quần áo blu sạch sẽ, mũ, khẩu trang và thẻ sinh viên. Việc trang phục, đầu tóc gọn gàng sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với người bệnh và các nhân viên y tế. Trong số các đồ dùng học tập trên, sổ lâm sàng là rất quan trọng và không thể thiếu. Người học nên sắm cho mình một cuốn sổ nhỏ bỏ vừa vào túi áo blu và luôn mang theo bên mình để có thể ghi chép được ngay mỗi khi học được điều gì hay; sổ có bìa nên bằng vật liệu không thấm nước và cứng để tránh nhàu nát và ướt sổ vì đi bệnh viện rất hay phải rửa tay. Nội dung ghi trong sổ sẽ là bất cứ điều gì mà người học cảm thấy hay, thấy bổ ích, thấy cần thiết từ chuyên môn đến giao tiếp với người bệnh. Và sẽ lưu lại sổ này cho đợt thực tập tiếp theo, ở khoa khác và bệnh viện khác, từ đó, khi ra trường, các em sẽ có một cuốn sổ thật sự quý giá với bao kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được trong cả quá trình học. Có nhiều phương pháp học, nhưng quan sát là một phương pháp học tốt tại bệnh viện. Các em hãy quan sát kỹ mọi thứ diễn tra trong suốt các buổi học: từ các dấu hiệu, chiệu trứng của bệnh, các hiện tượng bất thường mà đáng lẽ nó không có, từ màu sắc, số lượng, tính chất các dịch của người bệnh, từ cách bố trí khoa phòng của bệnh viện hay các phản ứng của người bệnh v.v… Khi biết cách quan sát lâu dần các em sẽ hình thành được kỹ năng gọi là ‘phản xạ lâm sàng’, tức là chỉ cần nhìn, nghe, tiếp xúc nhanh một cái là biết ngay người bệnh có vấn đề gì và cần xử trí, chăm sóc gì. Tất nhiên, kiến thức lý thuyết vẫn là nền tảng các em nhé. Sinh viên THUV tham quan, trải nhiệm và học tập tại bệnh viện ở Nhật

Điểm khác biệt giữa tết Trung thu ở Việt Nam và Nhật Bản

Tết trung thu là phong tục truyền thống lâu đời của Việt Nam không những vậy đây cũng được coi là ngày quan trọng trong một năm của nhiều nước Châu Á khác . Theo phong tục Việt Nam cứ ngày 15 tháng 08 âm lịch hàng năm người lớn trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ (gồm có nhiều hoa quả, bánh trái) để dâng lên tổ tiên. Hành động này thể hiện sự thành kính đối với những người thân đã khuất trong gia đình, đồng thời đây cũng là dịp để mọi người được quây quần bên nhau, trẻ em trên khắp cả nước cùng nhau ra đường rước đèn ông sao, chơi nhiều trò chơi và phá cỗ đêm trăng rằm, xem múa lân, và nhiều hoạt động văn nghệ ăn mừng lễ hội trăng rằm với hình ảnh quen thuộc là chị Hằng Nga và chú Cuội. Ở Nhật Bản lễ hội Trung thu được gọi là Tsukimi – lễ hội ngắm trăng, giống với Việt Nam nó được tổ chức vào rằm tháng tám (15/8 âm lịch).  Tuy nhiên Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm vào khoảng 1 tháng sau – ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch. Nếu như người Việt Nam coi ngày tết trung thu là ngày tết đoàn viên, là ngày tết thiếu nhi thì người Nhật Bản lại quan niệm ngày này có ý nghĩa như lời tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Suzuki,.. Thêm một điểm khác biệt về nguồn gốc của ngày tết trung thu của 2 đất nước đó là theo Việt Nam thì tết trung thu gắn liền với sự tích chú cuội và chị Hằng thì tại Nhật Bản tết trung thu gắn liền với sự tích một chú thỏ ngọc đang sinh sống chung với thần Mặt Trăng. Vào đúng ngày trăng tròn của tháng Tám chú thỏ ngọc này cầm chày giã bột để làm bánh Mochi. Từ đó bánh Mochi là loại bánh mà người dân Nhật bản hay ăn cùng nhau vào mỗi dịp trung thu. Ở Việt Nam món bánh trung thu là một phần không thể thiếu vào mỗi dịp trung thu, tuy nhiên ở Nhật Bản ngoài món bánh truyền thống là dango người Nhật còn ăn kèm vào mỗi dịp trung thu nữa đó là hạt dẻ, khoai môn, đậu tương cùng một số loại trái cây khác,…Tại Nhật Bản người ta sẽ tiến hành các hoạt động trang trí trung thu và làm các món bánh truyền thống để thường thức chúng cùng gia đình vào đêm trung thu và cầu mong sự hạnh phúc và sung túc sẽ đến với gia đình họ. Sau đây mình sẽ cung cấp cho các bạn một vài từ vựng tiếng Nhật về tết Trung thu nhé: 月見 つきみ   Trăng rằm 中秋 ちゅうしゅう Trung thu 旧暦 きゅうれき Âm lịch 満月 まんげつ Trăng tròn 十五夜 じゅうごや Đêm rằng trung thu 中秋の名月 ちゅうしゅうのめいげつ Trăng rằm 月を楽しみ   Ngắm trăng 月餅 げっぺい Bánh trung thu 餅 もち Bánh mochi 団子 だんご Bánh dango 里芋 さといも Khoai môn 枝豆 えだまめ Đậu tương 栗 くり Hạt rẻ   Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Văn hóa của cả Việt Nam và Nhật Bản. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường Cựu sinh viên K2 trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam