Cuộc sống sinh viên

Để học tốt lâm sàng: Những điều cần biết

Chào các bạn sinh viên thân mến ! Vậy là một năm học nữa lại bắt đầu. Quãng thời gian nghỉ hè ngắn ngủi nhưng bổ ích đã qua. Tạm quên đi những chuyến du lịch, pinic thú vị ; những buổi tụ tập trà sữa cafe rồi trò chuyện với bạn bè hay đơn giản chỉ là những giây phút nghỉ ngơi chia sẻ bên gia đình và người thân. Giờ là lúc chúng ta quay trở lại trường, bệnh viện để học tập với một thử thách tiếp theo cho năm học mới. Như các bạn đã biết khi lựa chọn, nghề y là một trong những nghề cao quý bởi tính nhân văn, tình thương và trách nhiệm. Đối tượng phục vụ của chúng ta không chỉ là những người đang mắc bệnh, mà còn cả những người muốn bảo vệ, nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Chính bởi lẽ đó, khối lượng và kiến thức của sinh viên y cần phải học trước khi ra trường là rất lớn; và cũng không thể phủ nhận một điều rằng học y là một ngành khó. Do đó, muốn đạt được kết quả học tập cao nhất, thiết nghĩ ngoài sự chăm chỉ, chịu khó và niềm đam mê, hăng say với nghề nghiệp, các bạn sinh viên cũng cần biết cách học, như người ta vẫn nói phải ‘giỏi học’ thì mới ‘học giỏi’ được. Bài viết này tác giả xin chia sẻ một vài kinh nghiệm học lâm sàng để các sinh viên bạn tham khảo. Học lâm sàng là một học phần đặc thù của ngành y.  ‘Lâm’ là đến gần, là vào một hoàn cảnh nào đó; ‘sàng’ là cái giường (nghĩa giường bệnh) là một danh từ y khoa, chỉ những gì liên quan đến, xảy ra ở giường của người bệnh, bệnh viện. Học lâm sàng có nghĩa là học những gì xảy ra trên người bệnh tại bệnh viện bao gồm dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng của một bệnh hay những phản ứng của người bệnh với tình trạng bệnh tật, những nhu cầu cần chăm sóc, phục hồi chức năng hay thậm chí là những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của người bệnh, khách hàng. Việc học tại bệnh viện có chút khác với cách học trên mô hình tại các phòng skill-lab và càng khác so với học lý thuyết tại các phòng học ở trường. Một buổi học thực hành của các bạn sinh viên tại trường Để có kết quả tốt cho một đợt đi học lâm sàng, điều đầu tiên các em cần làm là công tác chuẩn bị. Đối với mỗi đợt trước khi đi bệnh viện học, các thầy cô đều phổ biến mục tiêu, các nội dung các em cần phải đạt được, suy ra các em có thể ‘điểm danh’ được những mặt bệnh mình sẽ gặp trên người bệnh. Từ đó, các em sẽ đọc và xem lại phần lý thuyết đã được học trên giảng đường và tìm tòi đọc thêm sách về các bệnh hay chủ để đó. Điều kiện tiên quyết giúp các em học lâm sàng hiệu quản là phải nắm thật vững kiến thức lý thuyết. Vì đối với ngành y thường sẽ có một ‘khoảng trống’ nhất định giữa lý thuyết và thực tập bệnh viện, nói theo cách dễ hiểu là lý thuyết là một chuyện nhưng thực tế có thể hơi khác Vậy nên, nếu lý thuyết mà còn chưa nắm vững được thì rõ ràng việc học lâm sàng sẽ rất khó khăn. Công việc tiếp theo cần chuẩn bị của người học là các đồ dùng học tập phục vụ cho việc học như ống nghe, đèn soi đồng tử, búa phản xạ, sổ lâm sàng, quần áo blu sạch sẽ, mũ, khẩu trang và thẻ sinh viên. Việc trang phục, đầu tóc gọn gàng sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với người bệnh và các nhân viên y tế. Trong số các đồ dùng học tập trên, sổ lâm sàng là rất quan trọng và không thể thiếu. Người học nên sắm cho mình một cuốn sổ nhỏ bỏ vừa vào túi áo blu và luôn mang theo bên mình để có thể ghi chép được ngay mỗi khi học được điều gì hay; sổ có bìa nên bằng vật liệu không thấm nước và cứng để tránh nhàu nát và ướt sổ vì đi bệnh viện rất hay phải rửa tay. Nội dung ghi trong sổ sẽ là bất cứ điều gì mà người học cảm thấy hay, thấy bổ ích, thấy cần thiết từ chuyên môn đến giao tiếp với người bệnh. Và sẽ lưu lại sổ này cho đợt thực tập tiếp theo, ở khoa khác và bệnh viện khác, từ đó, khi ra trường, các em sẽ có một cuốn sổ thật sự quý giá với bao kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được trong cả quá trình học. Có nhiều phương pháp học, nhưng quan sát là một phương pháp học tốt tại bệnh viện. Các em hãy quan sát kỹ mọi thứ diễn tra trong suốt các buổi học: từ các dấu hiệu, chiệu trứng của bệnh, các hiện tượng bất thường mà đáng lẽ nó không có, từ màu sắc, số lượng, tính chất các dịch của người bệnh, từ cách bố trí khoa phòng của bệnh viện hay các phản ứng của người bệnh v.v… Khi biết cách quan sát lâu dần các em sẽ hình thành được kỹ năng gọi là ‘phản xạ lâm sàng’, tức là chỉ cần nhìn, nghe, tiếp xúc nhanh một cái là biết ngay người bệnh có vấn đề gì và cần xử trí, chăm sóc gì. Tất nhiên, kiến thức lý thuyết vẫn là nền tảng các em nhé. Sinh viên THUV tham quan, trải nhiệm và học tập tại bệnh viện ở Nhật

Điểm khác biệt giữa tết Trung thu ở Việt Nam và Nhật Bản

Tết trung thu là phong tục truyền thống lâu đời của Việt Nam không những vậy đây cũng được coi là ngày quan trọng trong một năm của nhiều nước Châu Á khác . Theo phong tục Việt Nam cứ ngày 15 tháng 08 âm lịch hàng năm người lớn trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ (gồm có nhiều hoa quả, bánh trái) để dâng lên tổ tiên. Hành động này thể hiện sự thành kính đối với những người thân đã khuất trong gia đình, đồng thời đây cũng là dịp để mọi người được quây quần bên nhau, trẻ em trên khắp cả nước cùng nhau ra đường rước đèn ông sao, chơi nhiều trò chơi và phá cỗ đêm trăng rằm, xem múa lân, và nhiều hoạt động văn nghệ ăn mừng lễ hội trăng rằm với hình ảnh quen thuộc là chị Hằng Nga và chú Cuội. Ở Nhật Bản lễ hội Trung thu được gọi là Tsukimi – lễ hội ngắm trăng, giống với Việt Nam nó được tổ chức vào rằm tháng tám (15/8 âm lịch).  Tuy nhiên Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm vào khoảng 1 tháng sau – ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch. Nếu như người Việt Nam coi ngày tết trung thu là ngày tết đoàn viên, là ngày tết thiếu nhi thì người Nhật Bản lại quan niệm ngày này có ý nghĩa như lời tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Suzuki,.. Thêm một điểm khác biệt về nguồn gốc của ngày tết trung thu của 2 đất nước đó là theo Việt Nam thì tết trung thu gắn liền với sự tích chú cuội và chị Hằng thì tại Nhật Bản tết trung thu gắn liền với sự tích một chú thỏ ngọc đang sinh sống chung với thần Mặt Trăng. Vào đúng ngày trăng tròn của tháng Tám chú thỏ ngọc này cầm chày giã bột để làm bánh Mochi. Từ đó bánh Mochi là loại bánh mà người dân Nhật bản hay ăn cùng nhau vào mỗi dịp trung thu. Ở Việt Nam món bánh trung thu là một phần không thể thiếu vào mỗi dịp trung thu, tuy nhiên ở Nhật Bản ngoài món bánh truyền thống là dango người Nhật còn ăn kèm vào mỗi dịp trung thu nữa đó là hạt dẻ, khoai môn, đậu tương cùng một số loại trái cây khác,…Tại Nhật Bản người ta sẽ tiến hành các hoạt động trang trí trung thu và làm các món bánh truyền thống để thường thức chúng cùng gia đình vào đêm trung thu và cầu mong sự hạnh phúc và sung túc sẽ đến với gia đình họ. Sau đây mình sẽ cung cấp cho các bạn một vài từ vựng tiếng Nhật về tết Trung thu nhé: 月見 つきみ   Trăng rằm 中秋 ちゅうしゅう Trung thu 旧暦 きゅうれき Âm lịch 満月 まんげつ Trăng tròn 十五夜 じゅうごや Đêm rằng trung thu 中秋の名月 ちゅうしゅうのめいげつ Trăng rằm 月を楽しみ   Ngắm trăng 月餅 げっぺい Bánh trung thu 餅 もち Bánh mochi 団子 だんご Bánh dango 里芋 さといも Khoai môn 枝豆 えだまめ Đậu tương 栗 くり Hạt rẻ   Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Văn hóa của cả Việt Nam và Nhật Bản. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường Cựu sinh viên K2 trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam

Sự khác nhau giữa ngày nghỉ lễ quốc gia của Việt Nam và Nhật Bản

Có thể bạn đã biết các ngày/kỳ nghỉ lễ quốc gia trong năm của Việt Nam được chia ra thành 5 kỳ nghỉ theo Bộ Luật Lao Động quy định, đó là: Tết Dương Lịch vào ngày 1 tháng 1 năm 2023 được nghỉ 1 ngày.  Tết Nguyên Đán từ ngày 20 tháng 1 đến hết ngày 25 tháng 1 năm 2023 nghỉ 7 ngày. Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 2023 nghỉ 1 ngày.  Ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 2023 nghỉ 1 ngày.  Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, tức ngày 29 tháng 4 dương lịch nghỉ 1 ngày. vậy còn ở Nhật Bản có quy định các ngày nghỉ/ kỳ nghỉ giống như chúng ta không, mời các bạn hãy cùng tiềm hiểu nhé! Theo như pháp luật Nhật bản thì trong năm sẽ có 15 ngày lễ. Nếu những ngày lễ này rơi vào chủ nhật thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ hai kế tiếp. Cũng giống như Việt Nam chúng ta đúng không nào? Vậy cụ thể là những ngày: Ngày mồng một Tết: 01/01: Đây là ngày lễ quan trọng nhất ở Nhật bản.Có thể bạn chưa biết Nhật Bản là một đất nước Châu Á duy nhất ăn tết theo lịch Dương.Nên thay vì nghỉ tết âm như chúng ta thì họ sẽ nghỉ vào ngày đầu tiên của năm theo dương lịch.Thường sẽ được nghỉ một ngày, nhưng tùy vào từng công ty có thể nghỉ kéo dài từ ngày 30 đến mùng 3/01. Ngày lễ thành niên:Trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh niên tròn 20. Từ năm 1948, ngày thành nhân được chính phủ Nhật chính thức coi là một ngày lễ:  “Khuyến khích chúc mừng những người đã trở thành người lớn trong tinh thần tự giác và tự lập”. Lễ trưởng thành ở Việt Nam vào thời xưa ít được chú ý nên so với nhiều nghi lễ khác không được nhắc đến nhiều. Trong khi đó, một số dân tộc thiểu số như: dân tộc Ê Đê, dân tộc Dao, dân tộc Sán Chỉ… quan niệm nghi lễ này có ý nghĩa đặc biệt nên thường được tổ chức rất long trọng..Đặc biệt, thời gian gần đây lễ trưởng thành tổ chức theo hướng tự phát, thường do các trường tự tổ chức vào dịp cuối năm cùng với sự tham gia của thầy cô, bạn bè và phụ huynh tuy nhiên thì ở Việt Nam ngày này sẽ không tính là ngày nghỉ. Ngày Quốc khánh:Thay vì là ngày 2 tháng 9 giống Việt Nam thì ở Nhật sẽ là ngày 11 tháng 2. Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang. Ngày lễ tạ ơn người lao động:Ngày 23 tháng 11. Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần. Còn ở nước ta cũng có ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngày Xuân phân:Ngày 20 tháng 3. Đây được coi là ngày lễ ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống. Ngày Chiêu Hòa: Ngày 29 tháng 4. Đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà. Ngày Hiến pháp:mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947 ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập, đánh dấu và gợi nhớ một sự kiện – một thể chế mới được thiết lập và có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày lễ dân tộc: là ngày mồng 4 tháng 5.Ở Việt Nam có ngày 19/4 cũng là “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” tuy nhiên cũng không tính vào ngày nghỉ Ngày thiếu nhi: mồng 5 tháng 5 (khác với nước ta là ngày mồng 1 tháng 6). Đây là ngày lễ để cầu cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em Ngày của biển:Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7. Đây là ngày dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng. Ngày này đánh dấu việc Hoàng Đế Meiji trở về an toàn sau chuyến đi Hokkaido trên một con thuyền năm 1876. Ngày kính lão:Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 9. Là ngày dành để tỏ lòng kính trọng đối với người già và chúc thọ, là  ngày để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Người ta thường đi thăm mộ người thân vào những ngày này. Ngày thể dục thể thao:Thứ Hai của tuần thứ hai của tháng 10. là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao. Ngày Văn hóa: Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự hưng thịnh và phát triển của nền văn hóa truyền thống và tình yêu tự do, hoà bình. Vào ngày này, các trường học và chính phủ Nhật lựa chọn và ken thưởng những người có thành thích đặc biệt xuất sắc. Tuần lễ Obon:Lễ hội Obon từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8. Thế nhưng không phải là ngày lễ quốc gia nhưng người Nhật nghỉ tương đối dài vào những ngày này. Tuần lễ Obon là 1 trong ba kỳ nghỉ dài nhất

05/09/2023 – BV ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam Đón Tiếp Bệnh Nhân Tới Khám Điều Trị

Sáng nay, ngày 5/9, Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (Bệnh viện Kusumi) đã đón tiếp những bệnh nhân đầu tiên, chính thức đi vào hoạt động với quy mô 80 giường trong giai đoạn 1. Ngay từ sáng sớm, các bệnh nhân đã có mặt tại sảnh chờ của bệnh viện, và được các nhân viên y tế tận tình hướng dẫn quy trình khám bệnh. Khám sức khoẻ Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với số vốn đầu tư 40 triệu USD 100% từ Nhật Bản, khang trang hiện đại, giúp bệnh nhân được thoái mái và thư giãn khi đi khám. Đội ngũ chuyên nghiệp Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp là các chuyên gia đến từ Nhật Bản giàu kinh nghiệm, tư vấn, phân tích kết quả chi tiết, tận tâm. Cán bộ điều dưỡng, chăm sóc y tế được đào tạo bài bản đúng tiêu chuẩn Nhật, đặc biệt việc điều dưỡng viên thành thạo tiếng Nhật sẽ giúp cho việc giao tiếp giữa bệnh nhân và các bác sĩ Nhật Bản được dễ dàng. Lễ tân đón tiếp, hỗ trợ khách hàng, giải đáp nhẹ nhàng trong mỗi bước khám, linh hoạt trong thứ tự thực hiện các danh mục khám, tiết kiệm thời gian. Bệnh viện hiện đại với cảnh quan đẹp mắt, thiết bị tân tiến Bệnh viện nằm trong khuôn viên rộng 3ha giữa không gian xanh mát của KĐT Ecopark. Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhất được nhập khẩu từ Nhật Bản. Cơ sở vật chất khang trang được thiết kế theo phong cách hiện đại như khách sạn. Từng chi tiết về khu vực thay đồ, nhà vệ sinh, khu vực chờ được thiết kế sang trọng, sạch sẽ theo đúng tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản. Ưu đãi khám bệnh Nhân dịp này, từ ngày 05.09.2023 đến ngày 05.10.2023, các bệnh nhân tới khám sẽ nhận được ưu đãi Miễn phí 100% phí khám bệnh ban đầu với bác sĩ. Các dịch vụ Cận lâm sàng phát sinh như Xét nghiệm, Siêu âm, Chụp XQuang… (nếu có theo chỉ định của bác sĩ) sẽ tính phí bình thường. Liên hệ để đặt lịch khám Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Website: https://tokyohospital.vn/ Hotline: 1900 86 86 90

NHỮNG TRẢI NGHIỆM LÝ THÚ TẠI NHẬT BẢN

Tôi bắt đầu bước chân tới Nhật Bản vào một ngày thời tiết khá đẹp đầu tháng 4. Trời quang mây, xanh ngắt, những tia nắng lấp lánh và nhiệt độ thì vô cùng dễ chịu. Tuy mới chỉ ở nơi đây chưa đầy 4 tháng nhưng tôi cũng đã có khá nhiều các trải nghiệm thú vị. Câu chuyện đáng nhớ nhất chắc có lẽ là lần đầu tôi tự đi tàu. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe rằng Nhật Bản nổi tiếng với rất nhiều các loại tàu và sự tiện lợi của chúng. Hôm đó là ngày khai giảng với tư cách là một du học sinh dự thính đặc biệt, tôi lựa chọn đi tàu đến trường. Ngôi trường tôi theo học khá xa nơi tôi ở, đi tàu cũng sẽ mất gần 2 tiếng. Dù đây là lần thứ hai tôi đặt chân tới xứ sở hoa anh đào nhưng lần tham quan trước chỉ vỏn vẹn một tuần đi theo chương trình kiến tập của trường đại học và chúng tôi chỉ cần đi theo sự chỉ dẫn của giáo viên nên việc đi tàu đối với tôi vẫn còn rất mới mẻ. Ban đầu, tôi đã nhờ tới sự hướng dẫn của nhân viên nhà ga để chỉ tôi cách đi từ ga này tới trường. Đoạn này thì vẫn rất chắc mẩm rằng chỉ cần người hướng dẫn chỉ tôi cách đi là tôi có thể di chuyển tới trường một cách thuận lợi. Tuy đã đứng đợi đúng tàu nhưng tôi lại lên một khoang tàu trông rất xịn sò, người ngồi xung quanh cũng khá ít, lúc đó tôi cũng đã cảm thấy lạ rằng sao lượng người sử dụng tàu lại ít đến vậy và khung cảnh này cũng không giống như lần tôi đi tàu cách đây 5 năm. Ngồi được một lúc tôi bắt đầu nghe thấy tiếng loa thông báo với nội dung rằng khoang tàu số 4,5 là khoang tàu VIP, chỉ dành cho những khách có thẻ xanh mới được sử dụng. Lúc này tôi mới tá hỏa chạy vội ra và nhanh chóng leo lên toa tàu khác, thật may là lúc đó tôi đã để ý tới thông báo và cũng thật may rằng tàu chưa khởi hành. Đó quả là một kỷ niệm đáng nhớ và cũng rút ra được bài học rằng nếu bạn sang một đất nước khác dù là du lịch ngắn ngày hay học tập, làm việc dài hạn, ngôn ngữ thật sự rất quan trọng. Nếu lúc đó tôi không nghe được đoạn thông báo phát bằng tiếng Nhật đó, chắc sẽ lại là một câu chuyện dở khóc dở cười và cũng sẽ làm phiền tới các hành khách khác, các nhân viên và ảnh hưởng tới cả chuyến tàu. Một câu chuyện khác là khi tôi đi siêu thị mua đồ. Sau một hồi lựa chọn được những món đồ mình cần tôi tiến tới quầy thanh toán. Nhân viên siêu thị thực hiện check mã vạch và kết thúc bằng việc nói tổng tiền và đưa tay hướng dẫn cùng câu nói “Mời bạn thanh toán tại đây”. Lúc đó tôi không để ý rằng có một chiếc máy nhỏ để người mua hàng tự thanh toán gần quầy thanh toán nên nghĩ rằng nhân viên yêu cầu mình đứng dịch ra đó để tiến hành thanh toán tiền. Tôi đã đứng đó một lúc cùng với tờ tiền 1 man trên tay. Nhân viên thấy vậy sau đó đã hướng dẫn tôi rằng có chiếc máy thanh toán để người mua nhét tiền vào, hoặc lựa chọn thanh toán bằng thẻ tùy theo nhu cầu mỗi người và có cả lựa chọn xuất hóa đơn hay không. Lúc đó tôi lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt, tôi nhét tiền vào khay thu tiền, máy lấy tiền và nhanh chóng trả lại tiền thừa cho tôi. Thật sự việc thanh toán ở Nhật đối với những người sử dụng tiền mặt thực sự rất tiện lợi. Nhân viên siêu thị sẽ không phải trả lại tiền thừa cho khách, vì việc này có thể dẫn đến sai sót mà hoàn toàn sẽ do máy móc đảm nhận. Vừa tránh được sai sót, vừa tiết kiệm được thời gian. Quả thật là cường quốc công nghệ. Tuy mới chỉ một khoảng thời gian ngắn nhưng tôi đã thực sự thấy được cuộc sống ở Nhật Bản tiện lợi tới mức nào. Mặc dù nơi tôi sinh sống là một tỉnh nằm khá xa Tokyo, không sầm uất, náo nhiệt nhưng độ tiện lợi thì không kém cạnh. Từ việc đi lại, mua sắm hay đến cả việc ăn uống đều khiến tôi ngạc nhiên. Tôi vào các quán ăn tại Nhật, lựa chọn đồ ăn và thanh toán trên các cây bán vé tự động, hoặc lựa chọn qua ipad và người phục vụ đồ ăn tới bàn cho tôi lại là một chú robot, thật thú vị. Không những thế, khi khám sức khỏe tại đây, người hướng dẫn tôi tới các phòng khám cũng là một chiếc ipad, nó được tích hợp để nhận biết được tôi đang ở địa điểm nào, tôi đã khám những hạng mục nào, những hạng mục nào chưa khám, điểm tới tiếp theo là đâu, phòng nào đang trống tôi có thể vào khám trước được,… Nếu có cơ hội, các bạn hãy qua Nhật Bản để có thể trải nghiệm cuộc sống ở đất nước xinh đẹp này nhé! Các bạn đang hoặc sẽ là sinh viên của THUV, hãy cùng nhau không ngừng học tập, trau dồi vốn tiếng Nhật nói riêng và kiến thức nói chung vì có thể một ngày nào đó trong tương lai không xa, các bạn cũng sẽ là những người đặt chân tới đất nước Nhật Bản, mang theo những kiến thức bổ ích đã

CẢM NGHĨ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM|

Bà Kusumi Mari – Hiệu trưởng trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam từng nói: “Với triết lý giáo dục mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người trên thế giới, tôi cùng các đồng nghiệp Việt Nam và Nhật Bản sẽ nỗ lực làm việc để đào tạo nguồn nhân lực có khả năng cung cấp dịch vụ y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế”. Bước sang thế kỷ 21, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử, hóa chất với những bước phát triển vượt bậc đang trở thành “xu thế công việc”. Nhưng “hiện đại thì hại điện”, bầu khí quyển bởi vì các khí thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp dẫn đến tình trạng ô nhiễm, khói bụi. Rác thải từ những loại đồ ăn nhanh, chai lọ, túi bóng khiến nước sông đục ngầu, bốc lên những mùi hôi thối. Sức khỏe của con người đang là vấn đề đáng báo động. Đứng trước hoàn cảnh đó, trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam được thành lập.  Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam được thành lập từ tháng 9 năm 2016 tại khu đô thị Ecopark tỉnh Hưng Yên với sứ mệnh đào tạo những cán bộ y tế trình độ cao, giàu lòng nhân ái và sẵn sàng hội nhập thế giới. Tại đây, các bạn học sinh, sinh viên sẽ được học tập, rèn luyện trong môi trường giảng dạy chuyên nghiệp với các cán bộ y tế trình độ cao trong suốt hơn 60 năm của trường liên kết đào tạo – Trường đại học khoa học và tổng hợp nhân sinh Nhật Bản. (Hiệu trưởng TS Kusumi Mari, Phó hiệu trưởng TS. Kuriyama Akihiko, Cố vấn Hội đồng trường TS.BS.TTND Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Đào tạo Sato ​Hiroko, thầy Đỗ Minh Hải,…) trong các khoa: Khoa Điều Dưỡng; Khoa Phục hồi chức năng/ngành vật lý trị liệu, Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả; Khoa xét nghiệm y học/ngành Xét nghiệm lâm sàng, Kỹ thuật hình ảnh,.. Mô hình trường học của Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam rất đa dạng và độc đáo, được chia thành nhiều các phòng ban để thuận tiện cho các bạn học sinh, sinh viên học tập và trao đổi. (Thư viện, văn phòng, phòng vi tính, phòng thực hành điều dưỡng, phòng thực hành PHCN/ Vật lí trị liệu, Phòng thực hành dụng cụ chỉnh hình tay chân giả, phòng thực hành y học cơ sở, trung tâm đào tạo y tế Nhật Việt, các tp nt trong trường, sân trường canteen, góc giao lưu – tự học,…) Văn phòng, nơi các thầy cô, nhân viên văn phòng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn học sinh, sinh viên, khách tham quan về cơ sở vật chất, học phí, chất lượng giảng dạy của nhà trường,… Thư viện trường với khoảng 5100 đầu sách tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật về nhiều chuyên ngành tạo cho các bạn học sinh cơ hội học tập và khám phá tài năng bản thân. Phòng vi tính với hơn 80 đầu máy hiện đại, chất lượng luôn mở cửa phục vụ cho các bạn học sinh trong giờ tự học. Phòng thực hành điều dưỡng với đầy đủ các mô hình cho thực tập Điều dưỡng theo tiêu chuẩn Việt Nam và Nhật Bản, tạo điều kiện cho sinh viên có thể thực tập các kỹ thuật Điều dưỡng tại trường một cách đầy đủ thiết thực nhà trường đã trang bị nhiều mô hình thực tập,… Cùng với việc đào tạo trong lĩnh vực y tế, Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và tính nhân văn, giúp trau dồi tinh thần tự lập, tương trợ lẫn nhau của đội ngũ cán bộ y tế để “mang lại sức khỏe, hạnh phúc” cho cộng đồng. Vậy nên, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam rất coi trọng động cơ nhập học, kết quả học tập trung học, thái độ sinh viên khi đánh giá nhập học bằng phương thức xét tuyển riêng của nhà trường để có thể tỏa sáng những phẩm chất cơ bản của một cán bộ y tế quốc tế. Các bạn sinh viên sau khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại Việt Nam, các bệnh viện quốc tế tại Việt Nam, làm việc tại các nước thành viên đã kí kết hiệp định hỗ trợ y tế Asean, có cơ hội du học ở Nhật Bản và cơ hội lấy quyền dự thi chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản, trở thành giảng viên, chuyên viên trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. tăng cường sức khỏe. Với triết lí tự lập, cộng sinh, nhân văn, sáng tạo, coi trọng lễ nghi, cống hiến và khát vọng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ có thể đào tạo ra các cán bộ y tế sẵn sàng hợp tác vì sức khỏe cộng đồng con người trong tương lai. CN. Nguyễn Thị Thu Hường – Cựu sinh viên Ngành Điều dưỡng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN

Kỹ thuật hình ảnh Y học (Radiological Technology, viết tắt là RT) là một chuyên ngành trong khối khoa học sức khỏe. Ở đây các sinh viên sẽ được học về những phương pháp tạo ảnh thông qua việc sử dụng các máy móc có liên quan đến tia phóng xạ như trong chụp x-quang, chụp nhũ ảnh, chụp cắt lớp vi tính, chụp can thiệp mạch, chụp y học hạt nhân và xạ trị. Ngoài ra, các phương pháp khác như siêu âm, chụp cộng hưởng từ, soi đáy mắt không giãn đồng tử, chụp ảnh nhiệt y tế cũng được giới thiệu cho sinh viên. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, các sinh viên đang theo đuổi chương trình cử nhân kỹ thuật hình ảnh Y học sẽ được học về tất cả những phương pháp nêu trên. Những bài giảng lý thuyết đến từ nhiều giảng viên người Nhật Bản cung cấp cho sinh viên khối kiến thức rộng lớn về vai trò của các giải pháp hình ảnh trong y học hiện đại. Những kiến thức theo chương trình chuẩn quốc gia của Nhật Bản được cập nhật liên tục để phù hợp với xu thế chung của thế giới. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn song song, chương trình thực tập lâm sàng tại các bệnh viện lớn hàng đầu Việt Nam như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện 108, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Ung bướu Hà Nội được triển khai cho sinh viên học tập trực quan. Ở những bệnh viện này, sinh viên của trường Đại học Y khoa Tokyo sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi các giảng viên và nhân viên giàu kinh nghiệm. Cũng tại đây, sinh viên được trang bị khối kiến thức lâm sàng phong phú, đa dạng và chi tiết. Khoa kỹ thuật hình ảnh Y học trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với nhiệm vụ đào tạo về kỹ thuật hình ảnh y học theo tiêu chuẩn Nhật Bản, giúp các sinh viên sẵn sàng hòa nhập và thích nghi với những thay đổi về công nghệ hình ảnh trên thế giới, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Mọi thông tin về trường xin tham khảo theo đường link: https://tokyo-human.edu.vn/ TS. Trần Văn Biên – Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học

HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN CỦA THẦY và TRÒ THUV

     Nghành y tế là một trong những nghành nghề cao quý, nghành nghề đem lại sức khỏe cho cộng đồng và xã hội, đối tượng của nghành là sức khỏe của con người, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của nghành y, vì vậy đối với mỗi sinh viên trường y còn đang ngồi trên ghế nhà trường và những nhân viên y tế đang làm tại các cơ sở y tế cần phải trau dồi hơn nữa các kiến thức chuyên môn trước sự phát triển liên tục của nghành y tế và tăng cường sức khỏe cho bản thân để đem lại sức khỏe cho người khác. Hồ chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, chính vì vậy yếu tố đạo đức là một phẩm chất không thể thiếu đối với nhân viên nghành y tế, lời thề Hippocrates cũng chính là một tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức đối với các Bác sĩ hành nghề y. Ngoài ra, theo Karl Marx: “Đạo đức cao nhất là làm được gì”, khái niệm đạo đức của Karl Marx vượt ra khỏi các quy chuẩn đạo đức thông thường là “gọi dạ, bảo vâng”, người có Tài, dùng cái Tài đó để cống hiến, đem nhiều lợi ích cho người bệnh, cho cộng đồng và xã hội thì sẽ là “Đỉnh cao của đạo đức”. Theo 2 quan điểm trên thì chữ Đức và chữ Tài có mối liên quan mật thiết với nhau, người hội tụ đủ 2 yếu tố này, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.       Tuy nhiên, người có Tài và có Đức chưa hẳn đã yêu công việc của mình làm, để mỗi nhân viên y tế yêu nghề, yêu công việc mình làm hơn, cho dù có gặp phải gian khổ hay khó khăn trong nghành thì phẩm chất “Yêu thương con người – thương người như thể thương thân” cũng rất quan trọng. Một người nhân viên y tế giao tiếp với bệnh nhân bằng sự bực bội riêng tư của bản thân hay chỉ là sự giao tiếp qua loa thông thường chắc chắn sẽ khác với một nhân viên y tế giao tiếp bằng lòng yêu thương con người, yêu thương bệnh nhân. Vì vậy để phát triển thêm phẩm chất yêu thương con người, sự cống hiến cho đi vô điều kiện thì các trường đại học các cơ sở y tế đang phát động các phòng trào đi thiện nguyện ở vùng sâu vùng xa, để hưởng ứng các phong trào đó thầy cô và sinh viên trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam cũng tham gia các hoạt động thiện nguyện do các nhóm, các tổ chức tự phát như nhóm “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” của bệnh viện Bạch Mai tổ chức.      Ở đây các bạn sinh viên sẽ được hỗ trợ các Bác sĩ khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, phát quà cho các hộ gia đình nghèo, phát đồ dùng học tập cho những trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tập phục hồi chức năng, thử máu test tiểu đường dưới sự hướng của các cán bộ y tế trong bệnh viện.       Qua mỗi đợt thiện nguyện các bạn sinh viên đã thấy rất nhiều ý nghĩa trong các chuyến đi thiện nguyện, thấy bản thân mình phải cố gắng hơn khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tăng khả năng giao tiếp với bệnh nhân, kết nối được với nhiều cán bộ y tế trong nghành và đặc biệt là thấy yêu thương con người nhiều hơn, biết mở lòng cho đi và cống hiến vô điều kiện . Trong tương lai trường THUV ngày một phát triển vững mạnh, sẽ có những hoạt động thiện nguyện riêng do trường tổ chức, để cho các bạn sinh viên được học tập, trải nghiệm và cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Nguồn: https://www.facebook.com/profile.php?id=100076641103775 Ths. NGUYỄN ĐĂNG KHOA – Khoa Phục hồi chức năng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Ứng dụng máy khử rung tim ngoài tự động (AED) trong công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam

           Máy khử rung tim ngoài tự động (AED) là thiết bị y tế quan trọng, được sử dụng để xử trí và cứu sống các trường hợp người bị nạn ngừng tim đột ngột trong cộng đồng. Máy AED có thể phát hiện các bất thường về nhịp tim và khôi phục chức năng tim, giúp tim tái lập nhịp tim hiệu quả trong những thời điểm cấp cứu khẩn cấp. Việc sử dụng AED kịp thời có thể tăng khả năng sống sót và giảm tỷ lệ tử vong đối với những người bị tim ngừng đột ngột.           Tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, máy AED thường được đặt tại những nơi công cộng như trường học, nhà ga, sân bay…Để có thể hỗ trợ kịp thời cho những trường hợp cần thiết. Sự nhanh chóng và chính xác trong sử dụng AED có thể là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.            Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của việc trang bị cho các em sinh viên những kỹ năng cấp cứu sơ cứu hiện đại. Sự sử dụng AED trong quá trình giảng dạy giúp sinh viên làm quen với thiết bị và được hướng dẫn cách sử dụng đúng cách, phản ứng đúng thời điểm khi cần thiết. Điều này không chỉ giúp nâng cao kỹ năng cấp cứu của sinh viên mà còn tạo cơ hội cho các em tham gia vào các hoạt động cấp cứu, hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.          Qua việc áp dụng AED trong quá trình giảng dạy, trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam mong muốn các em sinh viên hiểu được ý nghĩa và tính nhân văn khi khoác trên mình màu áo Blouse trắng. Tại THUV sinh viên không chỉ được học lý thuyết mà còn có cơ hội thực hành, trải nghiệm và phát triển những kỹ năng cần thiết để đối mặt với những tình huống khẩn cấp trong thực tế. Điều này giúp nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho các em sinh viên trở thành những chuyên gia y tế có trách nhiệm và tài năng trong tương lai. Ths. Trần Thị Thảo – Khoa Điều dưỡng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng