Khác
[ĐẾM NGƯỢC]: 1
Đã bao giờ bạn tò mò xem toàn cảnh THUV trông sẽ như thế nào chưa? 🤔 Thiết kế của THUV mang những nét đặc trưng rất “Nhật Bản”, một “Nhật Bản” thu nhỏ giữa lòng thành phố xanh Ecopark 🌸🌸🌸🌿🌿🌿 Đặc biệt, 2 khối giảng đường còn chứa đựng những ý nghĩa vô cùng tuyệt vời nữa đấy 🏫 💝Khối giảng đường số 1 có cấu trúc với các tòa nhà khép thành hình hình tròn biểu tượng một cái TỔ nơi nuôi dưỡng, rèn luyện của sinh viên. 💝 Khối giảng đường số 2 mang hình hài của một bệ phóng, một tàu vũ trụ với ý nghĩa sau khi được nuôi dưỡng đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần thông qua bệ phóng, thông qua còn tàu này sinh viên sẽ bay ra thế giới sẵn sàng cống hiến bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đem lại hạnh phúc cho mọi người. Hơn nữa, trường của chúng mình còn lọt top 10 Spec Go Green International Awards 2017 nữa đấy 💚 #THUV_ORIENTATION #TRƯỜNG_ĐẠI_HỌC_Y_KHOA_TOKYO_VIỆT_NAM
[ĐẾM NGƯỢC]: 3
Giảng đường của chúng mình trông sẽ như thế nào nhỉ? Chắc hẳn bạn sinh viên nào cũng tò mò xem không biết sắp tới mình sẽ được học ở nơi như thế nào, view ra sao, có nhiều góc để “sống ảo” không, có đẹp không, có “xịn” như lời đồn không, … Cùng chúng mình đi khám phá xem sao nhé Quiz🤫 : Đố các bạn biết chúng ta có mấy giảng đường tất cả nào? Trong hình là giảng đường nào? Gợi ý nhỏ: Đáp án có trong album “Một số hình ảnh về cơ sở vật chất của trường từ một góc nhìn khác” 😉 #THUV_ORIENTATION #TRƯỜNG_ĐẠI_HỌC_Y_KHOA_TOKYO_VIỆT_NAM
[ĐẾM NGƯỢC]: 4
Điều gì ở THUV làm cho chúng ta mong đợi nhất? Chắc chắn không thể không nhắc tới bệnh viện Kusumi (Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam) với số vốn đầu tư cực “khủng” lên tới hàng chục triệu $ 💸💸💸💸💸💸 Đây cũng sẽ là một trong những “cánh cửa” tương lai đầy hứa hẹn dành cho các sinh viên của chúng ta đấy ạ 👌🏻 Rất đáng để mong chờ phải không mọi người :”> #THUV_ORIENTATION #TRƯỜNG_ĐẠI_HỌC_Y_KHOA_TOKYO_VIỆT_NAM
THÔNG BÁO TUYỂN SINH XÉT HỌC BẠ NĂM 2021 ĐỢT CUỐI
Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo. Hiện tại trường chúng tôi vẫn đang tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển học bạ ĐỢT CUỐI CÙNG, thông tin chi tiết như sau: Hình thức xét tuyển HỌC BẠ + PHỎNG VẤN 1) Ngành đào tạo: 4 ngành Điều dưỡng Kỹ thuật phục hồi chức năng Kỹ thuật xét nghiệm y học Kỹ thuật hình ảnh y học Các ngành trên đều đào tạo trình độ cử nhân đại học 2) Đối tượng với xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp cấp III và đạt đủ điều kiện của 1 trong 2 tiêu chí sau: 1.1) Xét điểm tổng kết năm lớp 10, 11 và học kì 1 của năm lớp 12, điều kiện >=6.5 cho mỗi năm. 1.2) Xét tổng điểm tổng kết của 3 môn trong học kì 1 lớp 12 của 1 trong 4 tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), B08 (Toán, Sinh, Anh), điều kiện tổng 3 môn trong tổ hợp trên >=20 điểm. 3) Qui trình xét tuyển Tiếp nhận hồ sơ ⇒ Xét hồ sơ ⇒ Báo lịch phỏng vấn ⇒ Phỏng vấn ⇒ Báo kết quả ⇒ Làm thủ tục nhập học. 4) Hồ sơ xét tuyển 01 Phiếu đăng ký xét tuyển .TẢI PHIẾU ĐK XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY 01 Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời/ Bản sao bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2021). 01 Bản sao Học bạ cấp 3 01 Bài tham luận lý do lựa chọn ngành và trường TẢI PHIẾU TRẢ LỜI BÀI LUẬN TẠI ĐÂY 02 Ảnh hồ sơ 4×6 (chụp trong vòng 3 tháng và mặt sau ảnh ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh). Lệ phí (200.000 đồng) 01 bản photo chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) nếu có. 5) Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận hồ sơ ~ tới ngày 30/9/2021 Lịch phỏng vấn: thứ Sáu ngày 01/10/2021 6) Hình thức tiếp nhận hồ sơ Do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nhà trường đang tiếp nhận hồ sơ theo hình thức online. Quý vị quan tâm xin vui lòng đăng ký tại đây học gọi về hotline 0869 809 088 để biết thêm chi tiết. ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE TẠI ĐÂY Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ qua hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện: PHÒNG TUYỂN SINH, TRƯỜNG ĐH Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Địa chỉ: ST-01, KĐT Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Hotline: 0869 809 088 SĐT: (024) 6664 0325 Lưu ý: về nội dung phỏng vấn: Không hỏi các kiến thức THPT. Đánh giá khả năng hiểu biết xã hội, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng khác của thí sinh 6) Thông tin liên hệ Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: PHÒNG TUYỂN SINH, TRƯỜNG ĐH Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Địa chỉ: ST-01, KĐT Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Hotline: 0869 809 088 (24/24) SĐT: (024) 6664 0325 (từ 8~17h thứ hai đến thứ sáu) Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM
HỎI ĐÁP VỀ SỬ DỤNG VẮC XIN TRONG PHÒNG, CHỐNG COVID-19
Covid-19 và vắc xin covid-19 là những từ khóa được nhắc đền nhiều nhất trong thời gian gần đây. Có một vài bộ phận nhân dân đang có tâm lý e ngại trong việc tiêm vắc xin phòng ngừa covid-19. Hãy tham khảo tài liệu dưới đây để có thêm thông tin về vắc xin covid-19 nhé. Tên tài liệu: HỎI ĐÁP VỀ SỬ DỤNG VẮC XIN TRONG PHÒNG, CHỐNG COVID-19 Chủ biên: GS.TS. Đỗ Quyết Giám đốc Học viện Quân y; PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam. Đơn vị phát hành: NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Năm phát hành: 2021 ĐỌC TÀI LIỆU ẤN VÀO ĐÂY Nguồn: Học viện Quân Y THUV
VIDEO HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NGUYỆN VỌNG ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN 2021
Từ ngày 29-8 đến 17h ngày 5-9, thí sinh sẽ chính thức điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Mời các bạn thí sinh tham khảo VIDEO hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng của BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO dưới đây: Thí sinh cần lưu ý đăng nhập bằng: Số CMND (lưu ý số CMND là số CMND hoặc mã định danh khi thí sinh đăng ký dự thi). Mật khẩu để đăng nhập hệ thống của thí sinh là mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi, trường hợp đã thay đổi mật khẩu sau khi được cấp thì dùng mật khẩu đã thay đổi. Nếu thí sinh quên mật khẩu thì có thể xin cấp lại. Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 2021 tham khảo tại đây. Cách thức thay đổi nguyện vọng sang TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM TT Ngành hệ đại học chính quy Mã trường Tổ hợp xét tuyển Mã ngành 1. Điều dưỡng THU Thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 4 tổ hợp để xét tuyển. A00(Toán, Lý, Hóa), A01(Toán, Lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh) 7720301 2. Kỹ thuật phục hồi chức năng 7720603 3. Kỹ thuật xét nghiệm Y học 7720601 4. Kỹ thuật hình ảnh Y học 7720602 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo THUV
VACCINE VÀ COVID-19
Sự sống luôn vận động và phát triển theo những quy luật tự nhiên của nó, cũng như cách nó sinh ra vậy. Trong thế giới đó luôn luôn tồn tại những “cuộc chiến” để sinh tồn. Từ xa xưa, “bệnh tật” và “sức đề kháng tự nhiên của con người” là cuộc chiến đầu tiên khi mà y học chưa hình thành. Con người bị bệnh và cơ thể tự sinh ra sức đề kháng để chống chọi chứ không được điều trị. Rồi bắt đầu từ thời Hyppocrate, nền y học khoa học bắt đầu hình thành và phát triển. Nhưng xung quanh ta luôn tồn tại những “mầm bệnh” và đưa chúng ta đến cuộc đối đầu mới, đó là giữa con người và “vi khuẩn”. Vi khuẩn chỉ là những vi sinh vật có cấu trúc rất đơn giản và nhỏ bé, ấy vậy mà chúng gây ra cho con người vô số bệnh tật. Nhưng, chúng ta với sự phát triển của y học và khối óc, đã sản xuất ra một thứ vũ khí có thể tiêu diệt được vi khuẩn, đó là kháng sinh. Và nhờ kháng sinh, vi khuẩn như bị “chế ngự” phần lớn mặc dù đến nay, cuộc chiến “vi khuẩn – kháng sinh” vẫn chưa đến hồi kết, nhưng ít nhất chúng ta vẫn đang thắng thế và làm chủ được tình hình. Có một dạng mầm bệnh nữa còn nhỏ hơn vi khuẩn nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều, đó là virus (vi rút). Virus thậm chí còn chưa có cấu trúc tế bào, chúng phải sống nhờ vào tế bào vật chủ khi xâm nhập, rồi nhân lên và gây bệnh. Và thật không may, kháng sinh vốn giúp chúng ta tiêu diệt vi khuẩn thì giờ không có tác dụng với virus. Tuy nhiên, y học không lùi bước và chúng ta đang và đã phát triển một “vũ khí” mới để thay thế kháng sinh: đó chính là vaccine (vắc-xin). Vaccine là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Ở đây, có hai khái niệm tác giả muốn làm rõ là: Kháng nguyên: là các protein, polysaccharid hoặc carbohydrate, khi vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch sinh ra kháng thể tương ứng Miễn dịch: là tính không cảm nhiễm bệnh (không mắc bệnh), là phản ứng đặc hiệu của cơ thể đối với si sinh vật gây bệnh. Có 5 loại miễn dịch cơ bản là (a) Miễn dịch chủng loại di truyền: ví dụ như có nhiều loại virus gây bệnh cho người nhưng sống ký sinh ở loài dơi và dơi không bị bệnh; vì loài dơi sinh ra đã có sẵn miễn dịch với các virus này, (b) Miễn dịch tự nhiên thụ động: có ở trẻ nhỏ bú sữa mẹ, miễn dịch từ sữa mẹ truyền cho đứa trẻ, (c) Miễn dịch chủ động: khi ta bị mắc bệnh và khỏi, (d) Miễn dịch nhân tạo thụ động: như khi dùng các loại kháng huyết thanh chế sẵn, kháng độc tố. Ví dụ như tiêm SAT uống ván khi bệnh nhân bị chấn thương phần mềm vào viện hay kháng huyết thanh phòng bệnh dại; và cuối cùng là (e) Miễn dịch nhân tạo chủ động: là khi chúng ta chủ động đưa các kháng nguyên vào cơ thể để tạo ra kháng thể. Ví dụ như tiêm vaccine phòng bệnh. Hiện nay, hệ thống ngành y và các công ty, hãng dược trên toàn thế giới đang chạy đua để sản xuất vaccin phòng covid 19. Vì, chỉ có vaccine là phương pháp phòng bệnh tốt nhất với đại dịch Covid 19. Vaccine có các loại cơ bản như sau: Vaccine sống giảm động lực: Được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Vaccine phòng bệnh lao (BCG) là điển hình cho loại này. Vaccine bất hoạt (chết): Được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. Ví dụ: vaccine phòng covid 19 Sinopharm, vaccine viêm não Nhật Bản… Vaccine giải độc tố: Được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Ví dụ: Vaccine uốn ván Vaccine tái tổ hợp: gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật cần có để làm vaccine được tách và tái tổ hợp vào tế bào khác thích hợp. Ví dụ: Vaccine viêm gan B Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm và y học, có nhiều phương pháp rất tiên tiến, hiện đại và an toàn trong sản xuất vaccine, điển hình là vaccine mRNA, một dạng vaccine tái tổ hợp đặc biệt. Nguyên lý của loại vaccine này dựa trên phương pháp tái tổ hợp gen, nghĩa là mRNA quy định tổng hợp gen protein tạo kháng thể được đưa vào cơ thể. Vì loại này không chứa bất kỳ thành phần kháng nguyên virus nào nên tính an toàn rất cao. Hai loại vaccine Pfizer/BioNTeach và Moderna là vaccine mRAN. Cụ thể, thay vì sử dụng toàn bộ virus SARS-CoV-2 làm nguyên liệu để đưa vào cơ thể để sinh miễn dịch như phương pháp truyền thồng, vaccine mRAN chỉ đưa đoạn gen mã hóa protein gai (có tính kháng nguyên) của virus SARS-CoV-2. Sau khi vào cơ thể, mRNA mới kích hoạt tế bào của chúng ta tổng hợp protein của virus SARS-CoV-2, và từ đó hệ miễn dịch nhận ra kháng nguyên virus và sinh kháng thể đáp ứng. Hiện nay,