Khác

ベトナム語にみる日本語 TIẾNG NHẬT BÊN TRONG TIẾNG VIỆT

  Xin chào các bạn! Tôi là Suzuki, công tác tại văn phòng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Tôi đến Việt Nam được 6 tháng rồi, thật nhanh quá! Bây giờ vốn tiếng Việt mà tôi có thể hiểu được là các chữ số và vỏn vẹn 3 từ đơn giản “Ơi”, “Alo”, “Cảm ơn”. Tôi bắt tay vào học tiếng Việt với mong muốn có thể nói chuyện dù chỉ một chút thôi, vậy mà học không nhanh như tôi nghĩ. Cho tới giờ tôi đã học 3 ngoại ngữ. Tiếng Việt là ngoại ngữ thứ 4 mà tôi học. Đối với tôi, đây là thứ tiếng khó nhất. Lí do đầu tiên, trước nhất là phát âm khó. Vì không thể phát âm đúng mà tôi không thể nói chuyện và cũng không thể nghe được gì hết. Mặc dù tôi không thích thú với việc học tập, nhưng gần đây tôi thấy niềm vui học tiếng Việt ngày càng tăng. Đó là khi tôi phát hiện ra những từ tương tự giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. Ví dụ: 注意(Chú ý)、留意(Lưu ý)、意見(Ý kiến)… Hiện giờ tôi gần như chưa hiểu chút nào các từ ngữ sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng tôi luôn nghĩ mình cố gắng học để hiểu thêm từng chút từng chút một. Học ngôn ngữ không chỉ ngày một ngày hai, không thể nóng vội được. Mong muốn của tôi là một ngày nào đó có thể nói chuyện bông đùa với sinh viên bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật. Bởi vậy, hôm nay tôi cũng sẽ tiếp tục cố gắng học tiếng Việt!  事務スタッフの鈴木です。    ベトナムに来て、早6か月。今、理解できるベトナム語は、数字とOi、Alo、Cam onだけ。 少しでも話せるようになりたいと勉強を始めましたが、思うように進みません。  私はこれまで3つの外国語を勉強してきました。ベトナム語は4つ目に学ぶ言語。そして、私にとって今までで一番難しい言語です。理由は、とにかく発音が難しい。発音できないから、話せない、聞き取れない。。。   勉強に楽しみがなかなか見いだせない中、最近ベトナム語学習の楽しみが増えてきました。それは、ベトナム語と日本語で同じ言葉を見つけた時です。   えば、注意(Chu y)、留意(Lu y)、意見(Y kien)など。 今のところ生活で使える言葉はほとんど分かりませんが、少しずつ分かる言葉を増やしていきたいなと思っています。  語学勉強は一日にしてならず。   いつか、学生とベトナム語と日本語の2言語で冗談を言えるくらいのレベルになりたいとの野望をもって、今日もベトナム語勉強に励みます!       Suzuki Kaoru Giới thiêu tác giả Cô Suzuki Kaoru bắt đầu làm việc tại Phòng Hành chính – nhân sự của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam từ tháng 10 năm 2019. Trước đó, cô đã từng làm việc tại Trung Quốc, Brazil và Việt Nam là đất nước thứ 3 cô sẽ làm việc lâu dài. Chuyên ngành của cô là Kế hoạch・Quản trị kinh doanh trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, cô từng có kinh nghiệm làm việc tại bộ phận kinh doanh trong công ty thương mại. Hiện tại cô đang nỗ lực hết sức để các bạn sinh viên có thể học tập trong môi trường tốt hơn. 事務スタッフとして2019年10月に着任。 海外は、中国、ブラジルに続き3か国目の長期滞在。 これまで国際協力分野で企画・事業運営、貿易商社で企画・営業職に従事。 現在、学生の皆さんがより良い環境で勉強できるよう、日々奮闘中。     Tuyển sinh

桜が教えてくれたこと NHỮNG ĐIỀU SAKURA NHẮN NHỦ ĐẾN CHÚNG TA

Những ngày này, để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), tình hình các trường nghỉ học, các sự kiện, các buổi biểu diễn âm nhạc bị hoãn, các chuyến bay qua nước ngoài bị hạn chế đang tiếp diễn. Thời gian này ở Nhật vốn dĩ là thời gian mọi người được giải phóng khỏi mùa đông lạnh lẽo, thời gian ban ngày dần trở nên dài hơn, nhiều loài hoa bắt đầu nở rộ, mọi người đón chào mùa hoa anh đào tuyệt đẹp, thứ hoa mà chúng tôi rất muốn tất cả mọi người trên khắp thế giới được ngắm nhìn. Loại hoa anh đào (sakura) biểu trưng cho nước Nhật có tên Somei Yoshino được trồng cách đây khoảng 350 năm trước bởi những người trồng cây ở vùng đất nay là quận Toshima của thủ đô Tokyo, họ ghép cành từ 1 cây hoa anh đào duy nhất và nhân rộng “loài hoa anh đào nhân bản vô tính” này. Với tán cành xòe rộng, nhiều hoa nở trên cành, dáng vẻ tươi thắm tuyệt đẹp của loài hoa anh đào được người Nhật vô cùng ưa thích và là lí do loài hoa này được trồng rộng khắp Nhật Bản. Mùa hoa anh đào ở Nhật Bản, gia đình, bạn bè tụ họp nhau lại, cùng mang cơm hộp bento, vừa thưởng ngoạn hoa anh đào, vừa liên hoan hay tổ chức tiệc nướng ngoài trời. Vậy nhưng năm nay chúng tôi phải “Hạn chế các bữa tiệc ngắm hoa anh đào”, vì thế mà tôi chỉ có thể vừa đi tản bộ vừa ngắm hoa thôi các bạn ạ. Các bạn biết không, khi quan sát hoa anh đào, những thắc mắc bỗng nảy lên trong tôi: “Sao hoa lại đồng loạt nở cùng lúc? Hoa có thể cảm nhận ánh sáng và nhiệt độ như thế nào?”. Phải chăng hoa đang nói với nhau rằng “Trời ấm lên rồi, cùng nhau đua nở thôi!”? Somei Yoshino là loài hoa nhân bản vô tính, việc hoa nở cùng lúc là có thể hiểu được, thế nhưng các loài hoa khác làm thế nào để biết được đã đến đúng mùa đây nhỉ? Trong hơn 3 tỷ năm kể từ khi sự sống được sinh ra trên Trái đất, người ta cho rằng sự sống không có các tổ chức giống như mắt hay không có các cơ quan phản ứng nào cảm nhận ánh sáng. Khoảng 500 triệu năm trước, người ta đã nghĩ rằng sự khởi đầu của cảm biến ánh sáng xảy ra trong kỷ Cambri (thời kỳ Cambri) do một đột biến thừa hưởng gen cảm nhận ánh sáng từ thực vật. Đôi mắt tinh tường của chúng ta chính là món quà được ban tặng từ các loài cây cỏ, nó đã được phát triển thành cơ quan cảm nhận màu sắc, ánh sáng, cũng vì vậy mà chúng ta có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của các loài hoa.    このところ、世界中で新型コロナウイルス (COVID-19)の感染対策で学校はお休みになり、イベントやコンサート等も自粛、海外渡航も規制されているという状況が続いております。   本来、この時期の日本は、冬の寒い時期から解放されて、徐々に昼間の時間が長くなり、様々な花が咲きだし、世界の皆さんにも見て頂きたい美しいお花見の季節を迎えます。   そして、日本を代表する桜は「ソメイヨシノ」ですが、これは約350年前に、東京の現在の豊島区という地域の植木職人達が一本の桜から接ぎ木をして増やした『クローンの桜』なのです。   この桜の容姿は、枝を大きく広げ沢山の花を枝につける華やかな姿が、日本人に大変好まれ日本中に広められていったという経緯があります。     桜の季節の日本では、家族や友達が集ってお弁当等を持参して、桜の花を愛でながら宴会やバーベキュー等を行います。しかし、今年は「お花見での宴会自粛」という制限が有りますので、お散歩をしながら花見をするという状況になっております。   さて、桜を観察していると 『何故同じ時期に一斉に咲くのか、光や温度をどのように感じているんだろう? 「暖かくなったから—-一斉に咲きましょう」と話しているのだろうか? 等の疑問が私には生じてきます。   ソメイヨシノは、クローンなので一斉に咲くのは分かりますが、他の花々はどのように季節を理解しているのでしょうね? 地球に生命が誕生して約30億年以上もの間、生命には目のような組織が無く、光を感じる反応器官も無かったと言われています。   約5億年前のカンブリア期に、植物から光を感じる遺伝子を受け継いだことによる突然変異によって、光を感じることの始まりが起こったと考えられています。   私達の精巧な『目』は、植物からの贈り物として、光や色を感じる器官に発達できたおかげで、花の美しさ を満喫することができているのですね。   コラムは字数制限がありますのでーーこのへんで     Kobori Junko ✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍ Giới thiệu tác giả. Cô Kobori Junko đã từng công tác tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh Nhật Bản, cô phụ trách đào tạo giáo viên điều dưỡng, đào tạo nhân viên y tế công tác tại phòng y tế trong các trường học. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, từ khóa sinh viên đầu tiên của trường, trong học phần Điều dưỡng cơ bản, cô Kobori đã phụ trách giảng dạy môn Lý thuyết điều dưỡng cơ bản và môn Đánh giá tình trạng sức khỏe; trong học phần Chăm sóc sức khỏe người lớn, cô phụ trách giảng dạy môn Chăm sóc người bệnh giai đoạn cấp tính… Năm 2019, cô đã đảm nhiệm giảng dạy học phần Tổng quan điều dưỡng tại cộng đồng/ tại nhà và Lý thuyết điều dưỡng tại cộng đồng/ tại nhà. 私は、人間総合科学大学では主に看護教員養成と養護教諭養成を担当しておりました。   東京健康科学大学ベトナムでは、第1期生の時から、基礎看護学では基礎看護援助論とヘルスアセスメント、成人看護学では、急性期の看護等を担当致しました。   2019年、地域・在宅看護概論と援助論を担当しました。        Tuyển sinh

NHẬT KÝ KHUNG CẢNH MÙA XUÂN THÁNG 3/2020 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV)

Chào các bạn! Tôi là Lê Sỹ Dinh, hiện đang công tác tại Phòng Hành chính tổng hợp – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Vây là kỳ nghỉ tết dài nhất của các bạn sinh viên vẫn chưa kết thúc khi mà đại dịch Covid 19 vẫn đang diễn ra trên khắp thế giới và Việt Nam. Trải nghiệm thời gian qua của các bạn như thế nào? Còn sau đây là cảm nhận và trải nghiệm của tôi, một cán bộ nhân viên của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Tôi đoán rằng khi lần đâu tiên các bạn nhận được thông báo nghỉ học 1 tuần sau tết thì các bạn vỡ òa trong vui sướng. Tôi cũng vậy thôi ?! Nhưng sau đó chúng tôi đã quay trở lại làm việc, còn các bạn vẫn tiếp tục kỳ nghỉ dài hơn 2 tháng. Còn bây giờ chắc hẳn phần lớn các bạn mong muốn đi học lại rồi phải không? Trong một thời gian dài trường vắng bóng các bạn thì chúng tôi rất nhớ không khí vui vẻ cười nói rôm rả, tiếng bước chân vội vã khi muộn giờ, nhớ những trò đùa vui náo động sân trường của các bạn đấy!  Vậy mà bây giờ đã là cuối tháng 3, những cây Osaca đỏ đã nở hoa khi nhìn từ lớp học của các bạn. Khung cảnh thật trống vắng và yên tĩnh lạ lùng! Đã mấy tuần rồi mỗi buổi sáng những chuyến Ecobus không còn thường xuyên xuất hiện trước cổng trường, không thấy từng tốp các bạn xuống xe vào trường nữa. Các bác bảo vệ vì thế cũng nhàn rỗi hơn. Canteen, thư viện đã đóng cửa. Hành lang, các phòng học dài hơn vì thiếu vắng bóng người. Sân trường không còn rộn ràng tiếng cười nói. Mỗi ngày đến trường chúng tôi thấy không khí làm việc không được sôi động và trôi qua nhanh như những ngày các bạn đến trường. Tôi biết các bạn dù ở nhà nhưng vẫn học online, thời gian học như ở trường, vẫn kiểm tra và làm bài tập đầy đủ. Những ngày này, công việc của tôi cũng bận rộn hơn vì phải hỗ trợ các thầy cô giảng dạy online. Chúng tôi cũng như các bạn, mới đầu cũng bỡ ngỡ khi phải thay đổi phương pháp dạy học, tiếp cận tương tác với sinh viên trên bài học trực tuyến. Để mang lại kiến thức và giúp các bạn tiếp tục chương trình học theo đúng tiến độ, chúng tôi đã nỗ lực hết sức, vậy nhưng để mang lại không khí lớp học vui vẻ và sôi động thì quả là khó. Cả 1 phòng học rộng chỉ có 1 thầy cô ngồi dạy online với các bạn, không khí phòng học yên tĩnh, trầm lắng hơn. Sáng nay, khi đi 1 vòng quanh khuôn viên trường tôi đã bắt gặp những nụ hoa Sakura đầu tiên đã chớm nở và tôi đã ghi lại được khoảnh khắc những giọt sương sớm vẫn còn đọng lại trên những cánh hoa Sakura tràn đầy sức sống. Phía trong trường, 2 hàng hoa dạ yến thảo đang khoe đủ sắc màu đẹp nhất. Ngoài sảnh, những bông hồng trắng cũng đã nở rộ. Các bạn thấy không, ở Trường Đại học Y khoa Tokyo, hương sắc mùa xuân vẫn còn ở lại. Chúng tôi, những cán bộ nhân viên, giảng viên Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam mong đại dịch COVID-19 sẽ qua nhanh và các bạn sinh viên sẽ sớm quay trở lại trường học tập. Hoa đã nở rộ trong khuôn viên trường vẫn đang đón đợi các bạn sinh viên quay trở lại…                                Lê Sỹ Dinh   Giới thiệu tác giả Anh Lê Sỹ Dinh tốt nghiệp kỹ sư khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hiện anh đang công tác tại Phòng Hành chính tổng hợp – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chuyên phụ trách hỗ trợ IT.   Tuyển sinh

CHÚNG TA NHẤT ĐỊNH SẼ CHIẾN THẮNG BỆNH DỊCH!

“ Cô ơi, hôm nay mới mùng 62 Tết ạ” Lần đầu tiên có một cái Tết thật dài. Sau kì nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, cán bộ giảng viên sinh viên Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hân hoan quay lại trường để bắt đầu một học kỳ mới với bao dự định, kế hoạch học tập đã đặt ra. Nhưng một diễn biến nằm ngoài tưởng tượng của chúng ta được mang tên SARS-CoV-2 hay còn gọi là virut Corona. Dịch bệnh này gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Tới nay, dịch bệnh đã lan ra hầu hết các quốc gia trên thế giới với hàng trăm nghìn ca nhiễm và hàng chục nghìn người đã tử vong kể từ khi bùng phát. Ngày 11.3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch trên toàn cầu. Tại Việt Nam, ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên được phát hiện vào ngày 23 tháng 1. Sự nguy hiểm của dịch bệnh này nằm ở chỗ tốc độ lây lan rất nhanh và người nhiễm bệnh ngay cả khi không có biểu hiện lâm sàng như ho, sốt hay khó thở. Sự sợ hãi, nỗi lo về dịch bệnh bao trùm khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S và không ngoại trừ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu phát hiện ca bệnh đầu tiên, Ban lãnh đạo Trường đã triển khai các phương thức phòng tránh bệnh dịch ngay tại Trường; thực hiện triệt để các khuyến cáo, yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Quốc gia. Sinh viên thay vì đến trường chuyển sang hình thức học trực tuyến tại nhà để tránh tụ tập đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên kế hoạch thực tập của sinh viên Trường tại các cơ sở bệnh viện liên kết vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch. Hơn ai hết, trong thời điểm dịch bệnh, đội ngũ nhân viên y tế càng phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình là những chiến sỹ áo trắng trên tuyến đầu phòng chống dịch bệnh. Sinh viên Nhà trường, những cán bộ y tế trong tương lai đã thấm nhuần ý thức này càng cố gắng học tập, trau dồi kiến thức y khoa, sẵn sàng tham gia chung tay cùng cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh. Thời điểm này, tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát hơn, người dân đang dần trở lại cuộc sống thường ngày như lời hẹn ước ngắm hoa anh đào Vũ Hán  nở rộ khi mùa xuân về. Hoa anh đào trong khuôn viên Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam của chúng tôi cũng bắt đầu nở như niềm tin vào mùa xuân của đất nước. Chúng ta nhất định sẽ chiến thắng bệnh dịch!   Nguyễn Thị Yến ******************************* Giới thiệu tác giả Cô Nguyễn Thị Yến đang công tác tại bộ phận hành chính nhân sự của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp Nhật Bản.   Tuyển sinh

THƯ VIỆN TRÁI TIM CỦA THUV

Trường tôi nằm trong Khu đô thị Ecopark – một thành phố xanh tươi, xinh đẹp, đầy nhộn nhịp. Con đường tới trường trải rộng rợp bóng cây, đón những bước chân vào giảng đường. Cùng đó vang ngân nga bài hát của trường buổi sáng. Khi tiếng nhạc  vừa kết thúc cũng là lúc các bạn đã vào lớp, tiếng giảng bài của thầy cô cũng bắt đầu. Đó là Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) của tôi.               THUV mở thư viện cả sáng cả chiều. THUV thường xuyên có nhiều sách mới được chọn lọc mua trong nước, ngoài nước và được thầy cô mang sang từ Nhật, rất nhiều sách hay cho sinh viên tham khảo.                      Thầy cô trong ban thư viện luôn vui vẻ hòa đồng để các bạn có môi trường thoải mái trong thư viện. Các bạn sinh viên THUV chăm chỉ lắm nhé, không chỉ khi được giáo viên hướng dẫn hay ra đề kiểm tra, thi cử các bạn mới vào mượn, hàng ngày các bạn vẫn vào thư viện rất đông. Số đầu sách vô cùng phong phú với sách tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh. Sách luôn phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức còn thiếu. Thủ tục mượn sách rất nhanh gọn. Các bạn chỉ vừa hé nở nụ cười là thủ tục đã xong?. Bàn ghế thì rất nhiều, sang trọng, sạch sẽ, đủ cho cả trăm bạn cùng ngồi. Có thể nói, thư viện THUV là nơi thoả sức để các bạn nói về những cái mình đã được đọc, nói về suy nghĩ và cảm nhận của mình cùng những bài học bổ ích từ sách.                        Như thế các bạn sẽ được thể hiện khả năng hùng biện của chính mình, sẽ có bản lĩnh hơn trong bước đường phía trước và hơn hết sẽ có động lực trong việc đến thư viện trường, đọc và học một cách say mê. Tôi còn nhớ những lần được đưa các nhóm bạn đến thăm quan trường. Tôi đặc biệt ấn tượng khi nghe các bạn ấy khen về thư viện trường không dứt.                                          Những quyển sách được trưng bày theo chủ đề, ngôn ngữ, theo khoa nên tìm rất dễ dàng. THUV luôn dành nguồn kinh phí đặc biệt cho thư viện để mong muốn các bạn có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, tích cực đọc và mượn sách.                         THUV có một thư viện luôn tràn ngập ánh sáng, con đường tràn ngập sắc hoa, cửa vào trong có 2 chậu Phất Dụ Trúc xanh tươi tốt và chỉ cần kéo nhẹ rèm cửa sổ lên là thiên nhiên ở bên mình. THUV cố gắng thường xuyên cập nhật nhiều sách, vì thư viện là trái tim của THUV, trái tim đó mong muốn các bạn được mở mang trí tuệ, được bay đi khắp nơi trên thế giới, đến các vùng đất lạ, học những bài học mới. Thư viện THUV chắc chắn là nơi bước chân đến sẽ chẳng muốn rời. ***************************************** Tác giả Nguyễn Hằng Hải Anh Nguyễn Hằng Hải có kinh nghiệm 10 năm làm việc tại công ty TNHH QUỐC TẾ VINATA  (Nhật Bản) – Nhà thầu chính xây dựng trường ĐH Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Hiện tại anh đang công tác tại Bộ phận Hành chính – Tổng hợp (Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị). *****************************************    

抹茶のお話 一椀の抹茶から健康を! CÂU CHUYỆN VỀ MATCHA – SỨC KHỎE TỪ MỘT CỐC MATCHA

Xin chào các bạn! Các bạn biết không, điều ngạc nhiên đối với tôi khi đến Việt Nam là việc người Việt Nam thích Matcha. Chúng ta có thể thấy có rất nhiều đồ ăn thức uống có chứa vị Matcha như: Sô cô la matcha, bánh ngọt matcha, hay Matcha Latte (Matcha kết hợp với sữa). Matcha là thứ bột được nghiền nhỏ ra từ lá trà, và thức uống pha bột Matcha trong nước nóng cũng được gọi là Matcha. Vì vậy, Matcha thứ thiệt sẽ không ngọt các bạn nhé. Một số người còn cảm thấy Matcha có vị “đắng”. Người ta nói rằng, “Trà” được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ khoảng 1000 năm trước. Thời điểm mới du nhập vào Nhật Bản, trà không phải là một thứ đồ uống để thưởng thức mà được coi là “Thuốc” . Khoảng năm 1200, nhà sư có tên Eisai đã viết cuốn sách y học “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký”, trong đó có câu mở đầu “Trà là loại thuốc tiên dưỡng bệnh…”. Cũng vào thời điểm đó, trong cuốn sách Azuma Kagami viết năm 1214 có lưu lại rằng nhà sư Eisai đã cho vị tướng quân (tiếng Nhật: Shogun) uống một cốc Matcha để giải rượu ngày hôm sau. Tướng quân mà cũng say rượu tới tận ngày hôm sau đấy các bạn ạ, cứ tưởng tượng ra điều đó là lại khiến tôi bật cười. Trong một nghiên cứu gần đây, kết quả so sánh giữa Nhóm uống 1 ngày 2 cốc Matcha trong vòng 2 tuần và Nhóm uống đồ uống giả Matcha cho thấy: Nhóm uống Matcha sau 1 tuần, thành phần tổng thể của hệ vi sinh đường ruột thay đổi, và sau 2 tuần, Fusobacterium – một loại vi khuẩn xấu liên quan đến bệnh viêm ruột đã bị giảm, người ta cũng xác nhận được rằng Coprococcus tăng lên. Đây là một loại vi khuẩn tốt tạo ra Acid Butyric và được chú ý bởi được coi như nguồn dinh dưỡng cho các tế bào ruột. (Theo Inoue Ryo và cộng sự, Ảnh hưởng của việc hấp thụ Matcha đối với hệ vi sinh đường ruột – Hiệp hội khoa học chất xơ Nhật Bản, 2018) Hệ vi sinh đường ruột rất quan trọng đối với việc điều hòa tình trạng dạ dày, nhưng những năm gần đây nó còn được chú ý bởi được biết đến là có liên quan mật thiết tới các bệnh phát sinh từ thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày như: béo phì, ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch… Tuy thế, nếu ăn quá nhiều bánh ngọt hay sô cô la vị Matcha cũng sẽ dẫn tới tăng lượng calo hấp thụ và tất nhiên là không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Mọi người hãy uống thức uống vị Matcha nhưng không có đường nhé! Không phải chỉ có vị đắng đâu, mà ở sâu trong mùi thơm và vị đắng, bạn sẽ cảm nhận được “vị ngọt” của Matcha đấy! Chúng ta hãy cùng làm tăng số lượng vi khuẩn tốt trong ruột nhé! Thêm một cốc Matcha thêm sức khỏe!   Tư liệu tham khảo Nakayama Seiji – Tạp chí Đại học Y khoa Tokyo Ariake, Tập 4: 33-37, năm 2012 – Matcha và Tiền đề của Sức khỏe,     Nesle Amuse, https://nestle.jp/matcha/health/ ベトナムに来て、驚いたことのひとつにベトナムの人たちが抹茶が好き!ということです。 抹茶味のチョコレート、抹茶味のケーキ、抹茶ラテなどの抹茶味のものがたくさんありますね。   抹茶はお茶の葉を細かくしてパウダーにしたもので、それをお湯にといた飲み物も抹茶といいます。 ですから、本当の抹茶は甘くありません。「にがい」と感じる人もいるでしょう。 「お茶」は日本に1000年ほど前に中国から伝えられたといわれています。このころのお茶はいまのように楽しむものではなく「薬」と考えられていました。1200年ごろには栄西(えいさい)というお坊さんが「茶は養生(ようじょう)の仙薬(せんやく)なり・・・」で始まる「喫茶養生記(きっさようじょうき)」という医書を書いています。当時の将軍の二日酔(ふつかよ)いを直すために栄西が一杯の茶をあげたとそのころの本(「吾妻鏡(あずまかがみ)」1214年)に書かれているそうです。将軍も二日酔いをしたのですね、想像するとちょっと笑ってしまします。 最近の研究では、1日2杯の抹茶を2週間飲んだグループとにせものの抹茶飲料を飲んだグループとを比較した結果、抹茶を飲んだグループでは飲んだ1週間後から腸内フローラ(腸内細菌叢(ちょうないさいきんそう))の全体構成が変化し、2週間後には炎症性腸疾患とも関係する悪玉菌であるFusobacteriumが減少し、腸の細胞の栄養となることでも注目されている酪酸をつくる善玉菌Coprococcusが増加することが確認されました。(井上亮ら,抹茶摂取による腸内細菌叢への影響, 日本食物繊維学会, 2018) 腸内フローラはおなかの調子を整えるために重要ですが、近年、肥満やがん・糖尿病・心疾患などの生活習慣病、アレルギーなどとも密接な関係があることが知られるようになり、注目されています。 けれども、抹茶味のチョコレートやケーキの食べすぎは、摂取カロリーの増加につながり、健康のためにはよくありません。 砂糖の入っていない本物の「抹茶」を飲んでみてください。「にがい」だけではなく、お茶の深い香りや「にがさ」のなかの「甘み」を感じることができますよ。そして腸内の善玉菌を増やしましょう! 一碗の抹茶から健康に!   参考文献 中山清治 東京有明医療大学雑誌 Vol. 4:33-37,2012 抹茶と健康最前線,ネスレアミューズ,https://nestle.jp/matcha/health   Makino Yukari ******************************* Giới thiệu tác giả Cô Makino hiện đang là giảng viên khoa điều dưỡng tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV), cô giảng dạy các môn: Điều dưỡng cơ bản, Chăm sóc sức khỏe người lớn, Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi… Sở thích của cô là Sô cô la, các đồ ăn ngon. Hiện tại thứ cô muốn có là thời gian và bộ trang phục Kimono truyền thống của Nhật Bản. 看護学科 教員 THUVでは基礎看護学、成人看護学、老年看護学などを教えている 好きなものは チョコレート、おいしいもの 今ほしいものは 時間、日本の伝統的な着物   Tuyển sinh

埼玉県探訪 (浦和レッズ サッカチーム)KHÁM PHÁ TỈNH SAITAMA (CLB BÓNG ĐÁ URAWA REDS)

Xin chào các bạn! Nơi tôi sống ở Nhật Bản là căn nhà tại địa danh Urawa Misono, thuộc tỉnh Saitama. Tỉnh Saitama nổi tiếng về sự cuồng nhiệt với môn thể thao bóng đá, ở đây có đội tuyển bóng đá chuyên nghiệp Urawa Reds, đồng thời sân vận động Saitama cũng là cơ sở của đội bóng này. Ngôi nhà tôi đang sống chỉ cách sân vận động Saitama 1 cây số, đi bộ tới đây cũng chỉ mất 10 phút. Bước ra khỏi nhà là có thể nhìn thấy toàn cảnh sân vận động. Những khi có trận đấu bóng vào buổi tối, có thể ngắm ánh sáng rực rỡ tỏa ra từ đèn chiếu sáng sân vận động và nghe thấy những bài hát, tiếng cổ vũ từ các fan cổ vũ cuồng nhiệt cho đội Urawa Reds. Sức chứa của sân vận động có thể lên tới trên 60.000 người. Bởi thế, ngày diễn ra trận đấu, có thể thấy khán giả xếp thành hàng dài thẳng tắp suốt từ ga Urawa Misono đến sân vận động. Thi thoảng gia đình tôi cũng có dịp cùng nhau đi xem trận đấu bóng đá, quả là khác so với xem trận đấu qua ti vi, xem trực tiếp tại sân vận động không khí thực sự hào hứng, sôi nổi. Chúng tôi có thể trải nghiệm cảm giác trực tiếp ở nơi đang diễn ra trận đấu và có thời gian thực sự vui vẻ cùng với các đội cổ vũ ngay tại sân vận động. Qui mô của nhóm cổ vũ cho đội bóng Urawa Reds lớn nhất trong số các nhóm cổ vũ đội bóng đá chuyên nghiệp và sức mạnh của nhóm cổ vũ này được biết đến là đứng đầu nước Nhật. Lẽ tất nhiên, những thứ đồ trang bị để cổ vũ cho đội Urawa Reds sẽ phải là từ việc mặc áo phông cộc tay, khoác khăn quàng màu đỏ đến việc chỗ ghế ngồi tràn ngập một màu đỏ đến ngạc nhiên. Gia đình tôi cũng là một fan hâm mộ của đội bóng Urawa Reds, mọi người cùng hợp nhất lại cổ vũ cho đội bóng và lại tự mỉm cười khi nhìn lại hình ảnh của nhau lúc cổ vũ. Sinh viên Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam có nói với tôi rằng ở Việt Nam, môn bóng đá cũng được rất được ưa chuộng. Nếu có cơ hội, nhất định tôi sẽ đi xem trận đấu bóng chuyên nghiệp tại sân vận động ở Hà Nội. Dù thể thao hay âm nhạc, thì chắc chắn những người yêu thích văn hóa, thể thao đều có chung cảm xúc, thứ cảm xúc vượt qua biên giới của một quốc gia. Tôi rất mong đợi một ngày nào đó sẽ được xem trận đấu bóng quốc tế giữa đội tuyển Việt nam và đội tuyển Nhật Bản. 日本での住まいは、埼玉県浦和美園というところに自宅があります。埼玉県での熱狂的なスポーツとして、「浦和レッズ」のプロサッカーチームがあり、埼玉スタジアムがこのチームの拠点となっています。自宅から1Kmの離れた距離に埼玉スタジアムがあり、歩いても10分少々のところにあります。 自宅の玄関を出たところにスタジアムの全景が見えて、夜の試合では、スタジアムの照明が鮮やかに輝き、浦和レッズの熱狂的な応援団の声や応援歌が聞こえてきます。 スタジアム内の収容人員は、最大6万人を超えるため、試合のある日は、浦和美園駅からスタジアムまで移動する観戦者が一直線に連なります。ときどき、我が家の家族と一緒に観戦しに行くことがありますが、スタジアム内での観戦は、テレビ観戦と違ってかなりエキサイトで、臨場感を身近に味わうことができ、実に楽しい時間を会場の応援団と共有できます。 何しろ、この浦和レッズの応援団の規模は、他のプロサッカーチームの応援団でのなかでも大きく、応援団の持つパワーは東西で随一でとして知られています。 もちろん、浦和レッズの応援グッズでもある赤のTシャツとマフラーを身につけて、赤一色で埋められた席からの応援は目を見張るものがあり、浦和レッズファンでもある我が家の家族が一丸となって応援する姿に自笑する次第です。 ベトナムもサッカーが盛んであるということを本学の学生より聞いていますが、ハノイ市内にある競技場でプロのサッカー試合を観戦できる機会があればぜひとも、見に行きたいものです。 スポーツにしても音楽にしても、それぞれの国が有する文化やスポーツなどを愛する人々の想いは、国を超えても共通していることに違いありません。 ベトナムチームと日本チームとの国際試合の実現する日が来るのを心待ちにしています。   TS.Satoh Yukimitsu ******************************* Giới thiệu tác giả Thầy Satoh Yukimitsu vốn trực thuộc Khoa phóng xạ tại bệnh viện ở Nhật Bản. Chuyên môn của thầy là Kỹ thuật y học hạt nhân lâm sàng, Quản lý an toàn bức xạ,  An toàn y tế, Quản lý nguy cơ,  Công thái học, Quản lý y tế. Thời gian gần đây, thầy kiêm nhiệm cả việc giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng có khoa Kỹ thuật hình ảnh y học, khoa Xét nghiệm y học, khoa Điều dưỡng. Sau khi rời bệnh viện trực thuộc trường đại học, thầy làm công tác đào tạo, huấn luyện quản lý rủi ro trong Giáo dục an toàn y tế tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc người già trên toàn Nhật Bản. Thầy còn hướng dẫn phòng tránh sự cố y tế trực tiếp tại cơ sở (bệnh viện…), thực hiện công việc tư vấn về kiện tụng trong y tế. Sau đó, thầy nhận được lời mời từ một trường đại học mới thành lập ở tỉnh Fukuoka và chính thức làm giảng viên tại đây. Sau khi nghỉ việc tại đây, thầy nhận lời mời của Trường Đại học Khoa học Tổng hợp nhân sinh tại tỉnh Saitama và phụ trách giảng dạy các môn Công thái học, Quản lý an toàn sức khỏe tại Khoa Điều dưỡng và Khoa Phục hồi chức năng. Tháng 9 năm nay thầy bắt đầu làm giảng viên chính thức tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Thầy nghĩ rằng mình thật có duyên với Việt Nam khi có cơ hội thực hiện đào tạo về kỹ thuật y học. Thầy và tất cả các thầy cô tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam cùng nhau hợp lực và luôn cố gắng hết sức để giảng dạy các bạn sinh viên đã tin tưởng lựa chọn trường làm nơi học tập. Sở thích của thầy là chơi nhạc (Piano, nhạc cụ điện tử, đàn arccodion), du lịch tự do (chụp ảnh), du lịch suối nước nóng. Ước mong của thầy là sẽ có một câu lạc bộ âm nhạc cho sinh viên và giảng viên trong toàn trường. 日本の大学病院の放射線部に所属し、専門は臨床核医学技術、放射線安全管理、医療安全学、 危機管理学、人間工学、医療経営学などを専門として従事してきました。この間、診療放射線学科、臨床検査学科、看護学科のある大学、専門学校の講師を兼務してきました。 大学病院を退職後は、全国の病院、老健施設の医療安全教育及びリスクマネジャー養成のための教育・研修等の指導、医療事故防止のための現地(病院など)での指導、医療訴訟に関する相談などの業務を 遂行した後、福岡県に新設された大学より招聘を受け、診療放射線学科の教授として赴任し、 退職後、本学の提携校である埼玉県の大学より招聘を受けて着任し、看護学科、理学療法学科において、「人間工学」、「健康危機管理論」の科目を担当し、本年9月、THUV校に診療放射線学科長として出向して着任しました。 ベトナムの地で医療技術教育の機会が与えられたのも何かのご縁と感じております。 本学に集う教職員の皆さんとともに協働的に一丸となって、本学を選択して入学してくれました学生の教育活動全般にわたり尽力していきます。 趣味は、楽器演奏(ピアノ・キーボード・アコーディオン)、食べ歩きぶらり旅(写真撮影)、 温泉めぐりなど。 将来、本学にも学生―教職員の合同音楽サークルができるのが夢 ******************************* Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học

なぜ?どうして?・・・考えること。 SUY NGHĨ VỀ CÂU HỎI VÌ SAO, TẠI SAO

Xin chào các bạn! Dưới đây là khung cảnh trong công viên ở khu đô thị Ecopark. Đây cũng là con đường hàng ngày tôi đi làm về. Mùa này là mùa hoa hồng đang nở. Hoa hồng đỏ mang ý nghĩa “Anh yêu em”, “Tình yêu”, “Cái đẹp”, “Nhiệt huyết”, “Tình yêu nồng nàn”. Hoa hồng xanh mang ý nghĩa “Giấc mơ thành hiện thực”, “Không thể”, “Phép màu”, “Sự phù hộ của thần linh” Hoa hồng trắng mang ý nghĩa “Sự thuần khiết”, “Tôi xứng đáng với bạn”, “Sự tôn trọng sâu sắc” Hoa hồng vàng mang ý nghĩa “Tình yêu phai nhạt”, “Sự ghen tuông”, “Tình bạn” Hoa màu hồng mang ý nghĩa “Dịu dàng”, “Yêu kiều”, “Ấn tượng” Nụ hoa hồng đỏ mang ý nghĩa “Sự thuần khiết và đáng yêu”, “Tình yêu thuần khiết” Nụ hoa hồng trắng mang ý nghĩa “Quá trẻ để yêu”, “Thời thiếu nữ” Nói vậy nhưng chúng ta chẳng mấy khi nhìn thấy hoa hồng xanh các bạn nhỉ. Chắc có lẽ cũng vì nó vốn có ý nghĩa là “Không thể”… Tại Khoa Kỹ thuật hình ảnh y học Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV), các bạn có thể tham dự giờ học theo chương trình học của Nhật Bản, chắc hẳn các bạn sẽ hiểu ra rất nhiều sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đấy! Bạn có hứng thú học về tia bức xạ mà mắt thường không nhìn thấy không? Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những điều thú vị đó nhé!   エコパーク内にある公園の景色です。 いつもの帰り道です。 この季節はバラが咲いています。 赤いバラの花言葉は「あなたを愛してます」「愛情」「美」「情熱」「熱烈な恋」。 青いバラの花言葉は「夢かなう」「不可能」「奇跡」「神の祝福」。 白いバラの花言葉は「純潔」「私はあなたにふさわしい」「深い尊敬」。 黄色いバラの花言葉は「愛情の薄らぎ」「嫉妬」「友情」。 ピンクのバラの花言葉は「しとやか」「上品」「感銘」。 赤いバラのつぼみの花言葉は「純粋と愛らしさ」「純粋な愛に染まる」。 白いバラのつぼみの花言葉は「恋をするには若すぎる」「少女時代」。 そういえば、青いバラはあまり見ることがないですね。 しかも、「不可能」という意味があるし…。 実は、バラは、棘をもっているけど、あれをもってないんです。 THUVの診療放射線学科で日本式の授業を学ぶといろんな事象がわかるようになるかもしれませんね。   目に見えない放射線・・・興味わきませんか?     栗山巧 TS. Kuriyama Takumi   作者紹介文(簡単なプロフィール)Giới thiệu tác giả (giới thiệu đơn giản) Thầy Kuriyama Takumi trực thuộc Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Thầy chủ yếu đảm nhiệm các giờ học giảng dạy liên quan đến tia bức xạ. Thầy nói rằng, thầy đang tận dụng thời gian để học tiếng Việt nhưng tiếng Việt rất khó. Cũng bởi vậy mà thầy có thể cảm nhận một cách thấm thía độ khó của việc học tiếng Nhật đối với các bạn sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Ước muốn của thầy là một ngày nào đó có thể nói chuyện bằng tiếng Việt với mọi người. Hẹn gặp lại các bạn nhé!   診療放射線科の栗山巧(くりやまたくみ)です。 主に放射線に関連した授業を行っています。 寝る間を惜しんで、ベトナム語を勉強していますが、とても難しいです。 THUVの学生が日本語を勉強する難しさを身に染みて感じています。 いつか皆さんとベトナム語で話せるようになることが夢です。 再見・・・いゃいゃ、Hẹn gặp lại  

NHẬT KÝ GIẢNG DẠY số 18 – THẦY ENDO TAKAYUKI 教員日誌 第18回 遠藤先生

Chào cả nhà thân mến! Tôi tên là Endo Takayuki. 親愛なる皆様こんにちは。私は遠藤隆行と申します。 Hôm nay, tôi dạy sinh viên môn Bệnh lý học. 本日、学生に病理学の講義をしました。 Bệnh lý học là môn học nghiên cứu về nguyên nhân và hậu quả của bệnh. 病理学という学問は、病気の原因と結果を勉強する学問です。 Nó là cầu nối giữa khoa học và y học. この科目はいわば科学と医学の架け橋といえるでしょう。 Sinh viên THUV sẽ học nhiều về bệnh và nguyên lí bệnh học. THUVの学生たちはたくさんの病気とその理論を勉強します。 Năm 1989, bác sĩ David Strachan đưa ra ” Giả thuyết về sự sạch sẽ”. 1989年に、デヴィッド・ストラッカン博士は「衛生仮説」を提唱しました。 Vào thế kỉ 20, nhiều trẻ em được nuôi dạy trong môi trường quá sạch 20世紀に入ってから、多くの子供たちはとても清潔な環境で育てられました。 Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là nhiều trẻ em mất cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn. しかしながら、これは、多くの子供たちが微生物に晒される機会を失ったことを意味していたのです。 Vì vậy, những đứa trẻ này hay bị ốm vặt, hen suyễn, dị ứng. それ故に、彼らは花粉症、喘息、アレルギーに罹患しやすくなってしまいました。 Quá sạch sẽ làm con người yếu đi. 清潔過ぎる環境は人間を弱くするのです。 Sinh viên THUV sẽ đối mặt với vấn đề khó khăn trong y học. THUVの学生たちは、この医学の難題に立ち向かいます。 Ái chà chà. Nhưng sinh viên hãy yên tâm. THUV quá sạch! おっと、THUVは清潔です。安心して下さい。 Tài liệu tham khảo : 参考文献: Strachan D. P. Hay fever, hygiene, and household size. British Medical Journal 299(6710), 1259-1260, 1989. By Endo Takayuki —————————————————————————————————————————- Chân thành cảm ơn thầy Endo đã cung cấp bài viết và ảnh tư liệu. Xin cung cấp thêm với độc giả Tiến sĩ Endo đã sang Việt Nam và giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được 3 năm. Thầy phụ trách các môn Giải phẫu, Sinh lý, Bệnh lý học, Bệnh và điều trị… Sau 3 năm ở Việt Nam thầy đã tự học cho bản thân vốn tiếng Việt như những gì thầy đã thể hiện ở bài viết trên. Thầy là một con người thân thiện, vui tính, luôn hòa đồng cùng mọi người. Hy vọng một trong số các bạn sẽ trở thành sinh viên của nhà trường trong tương lai. 遠藤先生は4年前来越し東京健康科学大学ベトナムの講師として活躍されています。先生の担当科目は解剖学、生理学、病理学、疾病と治療などです。来越5年目で自己学習によってベトナム語はご覧のようなレベルまで達成しました。遠藤先生は親切で、面白く、お付き合いしやすい先生です。ご覧の皆さんがいつか遠藤先生の生徒になることを願っています。 Thông tin tuyển sinh năm 2019 của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 東京健康科学大学ベトナム2019年の学生募集情報 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/  

THUV-Hướng dẫn cách sử dụng đúng các chất sát khuẩn tay

QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ VIỆC VỆ SINH, KHỬ TRÙNG LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUT CORONA Quy tăc ứng xử khi ho, hắt hơi Ho là triệu chứng chính của những người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi ho hoặc hắt hơi thì sẽ đưa ra ngoài môi trường các giọt nhỏ, trong đó có chưa virus, vi khuẩn gây bệnh. Từ đó truyền bệnh sang người khác. Chính vì vậy, để tránh làm lây lan bệnh cho người đối diện thì khi ho hoặc hắt hơi nên che lại. Khi ho hoặc hắt hơi thì dùng những vật dụng như khăn giấy che miệng và mũi. Nguồn bệnh sẽ dính vào khăn giấy đã sử dụng nên sau khi sử dụng xong thì vứt ngay vào thùng rác Khi ho, hắt hơi kéo dài thì nên sử dụng khẩu trang Khi đeo khẩu trang thì phải đảm bảo khẩu trang che kín miệng và mũi. Khi có cơn ho hoặc cơn hắt hơi trong lúc không đeo khẩu trang thì không dùng tay che mà nên dùng mặt trong cua ống tay áo phía trên. Trường hợp dùng tay che thì ngay sau khi ho, hắt hơi nên rửa tay ngay.  Những điểm cần chú ý trước khi rửa tay  Cắt ngắn móng tay  Tháo đồ trang sức như đồng hồ, nhẫn…  Những nơi vết bẩn dễ bám lại  Đầu ngón tay, móng tay  Kẽ ngón tay  Vùng quanh ngón tay cái  Cổ tay, Nếp gấp cổ tay   Lấy dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng vào lòng bàn tay     Chà hai lòng bàn tay vào nhau       Chà các đầu ngón tay, móng tay.          Chà các kẽ ngón tay.      Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.      Đừng quên rửa cổ tay **************************************************************** Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam