Khác

Tia hoàng hôn ngược /Anticrepuscular Rays

Chiều tối ngày 5/9, bầu trời chia làm hai màu là màu cam và màu xanh. Tôi dừng xe lại và chụp ảnh. Ở Nhật Bản, những hình dạng bất thường của bầu trời và mây thường được cho là dấu hiệu của một trận động đất. Một thảm họa nào đó có thể sắp xảy ra! Tôi lo sợ nên vội mua một bình chữa cháy gia dụng để có thể đối phó khi có động đất và hỏa hoạn. Tuy nhiên, sau này khi tìm hiểu, tôi hiểu ra rằng đó là một hiện tượng tự nhiên gọi là “tia phản hoàng hôn”. “Tia phản hoàng hôn” còn được gọi là ”tia hoàng hôn ngược” xảy ra khi độ ẩm cao vào mùa hè, bầu trời sẽ có màu này do ánh sáng mặt trời xuyên qua các đám mây. Ngày xưa, khi chưa rõ nguyên nhân, người ta sợ hãi, nói những điều như “Đức Phật giáng trần” hay “dấu hiệu tai họa”. Con người rất lo lắng về những điều không rõ nguyên nhân, nhưng trong thời hiện đại, khi khoa học phát triển và nhiều hiện tượng khác nhau đã được làm sáng tỏ, cho phép chúng ta có thể yên tâm sống. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị đề phòng trường hợp thảm họa xảy ra vào bất cứ lúc nào. Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học nơi các bạn có thể học về y khoa Nhật Bản. Chúng tôi tuyển sinh các khoa gồm: Khoa Điều dưỡng, Khoa Kỹ thuật phục hồi chức năng, Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học và Khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học. Chúng tôi chờ đón bạn đến với trường chúng tôi. Tác giả: Hiroko Sato Trưởng Phòng Đào Tạo Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam

Thế Giới Nhìn Từ Xe Lăn

Khung cảnh mà bạn đang nhìn thấy là khung cảnh như thế nào? Nếu bạn phải ngồi xe lăn vì chấn thương hoặc bệnh tật, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn. Bạn có thể nhận thấy rằng con đường bạn thường đi bộ có cảm giác hẹp hơn hoặc mất nhiều thời gian hơn. Có nhiều loại xe lăn khác nhau, bao gồm xe lăn tự vận hành, xe lăn cần hỗ trợ và xe lăn thể thao. Trong khoa Kỹ thuật phục hồi chức năng, chúng tôi học về cuộc sống hàng ngày và môi trường. Ngồi trên xe lăn, chúng tôi đã sử dụng con dốc để trải nghiệm việc lên xuống dốc, dùng thảm để trải nghiệm leo qua các bậc thang, sử dụng những con đường hẹp, thang máy.   Khi hỏi sinh viên về ấn tượng của mình sau khi trải nghiệm cả xe lăn tự vận hành và xe lăn cần hỗ trợ từ người khác các bạn đã đưa ra ý kiến như sau. Với xe lăn tự vận hành: “Thật khó để đi lên dốc, xuống dốc và lên bậc thang”, ”Tay em rất mệt.” “Em đã phải rất vội vã vì thang máy đóng cửa nhanh.” Trong trường hợp xe lăn hỗ trợ, về phía người hỗ trợ đã nêu ý kiến rằng “Cần cẩn thận về vấn đề an toàn” và “Điều khiển xe chính xác dựa vào nội dung trao đổi”. Về phía người được hỗ trợ thì có ý kiến là “Cảm thấy an toàn”. Thông qua những trải nghiệm này, tôi có thể tự mình nhận ra rằng ngay cả trong những tình huống cuộc sống hằng ngày, khuyết tật cũng có thể khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, nếu bạn phải ngồi trên xe lăn, bạn cần bao nhiêu không gian để di chuyển theo đường thẳng hoặc vòng tròn? Suy nghĩ từ lập trường của bệnh nhân là rất quan trọng và sâu sắc. Tài liệu tham khảo: Taho Hosoda, Sách “Môi trường sống”, NXB Nankodo, 2016 Tác giả: Yokosawa Kaori Giảng viên khoa Phục Hồi Chức Năng 🇻🇳 🇻🇳🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲⭕8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣⭕9️⃣⭕8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG THUV NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên cứu khoa học trong ngành Điều dưỡng ở Việt Nam còn chưa phổ biến. Có rất ít các nghiên cứu điều dưỡng được tiến hành và xuất bản hàng năm. Nhật Bản là một nước có nền y học hiện đại, ngành Điều dưỡng phát triển. Người điều dưỡng của Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu từ rất xa xưa và có nhiều nghiên cứu có ý nghĩa lớn. Sau thời kỳ chiến tranh và xây dựng lại đất nước, nghiên cứu Điều dưỡng ở Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển sau năm 1970. Năm 2005, cuốn sách Nghiên cứu Điều dưỡng đầu tiên của tác giả Phạm Đức Mục và cộng sự đã được nhà xuất bản Y học phát hành. Từ năm 2006, môn học Nghiên cứu điều dưỡng lần đầu tiên được chính thức đưa vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo điều dưỡng bậc đại học. Sau hàng loạt nỗ lực biên soạn tài liệu và đào tạo về Nghiên cứu điều dưỡng, Hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA) đã quyết định tổ chức Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ nhất vào tháng 5/2002. Kể từ đó, các hội nghị tiếp theo được tổ chức đều đặn 2 năm 1 lần. Hội nghị lần thứ X vừa được tổ chức ngày 21 tháng 10 năm 2022 tại Hà Nội. Nghiên cứu Điều dưỡng có một vai trò cấp thiết và cần ưu tiên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Vì chỉ có nghiên cứu mới tạo ra kiến thức mới, Cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc và tăng giá trị nghề nghiệp. Nghiên cứu còn giúp Tăng cường hiệu suất và hiệu quả chi phí. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi có giảng dạy nghiên cứu Điều dưỡng cho sinh viên ngành Điều dưỡng. Học phần này giúp sinh viên có thể tiến hành được một nghiên cứu điều dưỡng. Sinh viên năm thứ 3 đã được học về nghiên cứu điều dưỡng. Lớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ thực hiện một đề cương nghiên cứu với các chủ đề về Điều dưỡng dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Một buổi bảo vệ đề cương nghiên cứu của Sinh viên dưới dự nhận xét và phản biện của các thầy cô. Các bạn có muốn học về nghiên cứu Điều dưỡng không? Hãy gia nhập THUV để được trải nghiệm nhé ! Tác giả: Th.BS Nguyễn Trọng Nghĩa Khoa Điều dưỡng Ngành Điều dưỡng

Kiểm soát chất lượng xét nghiệm và ứng dụng của thống kê y học

Phân tích định lượng trong các xét nghiệm lâm sàng đòi hỏi phải xác định chính xác nồng độ của một thành phần nhất định có trong mẫu sinh học. Vì các xét nghiệm lâm sàng được sử dụng trong lĩnh vực y tế nên tốc độ xét nghiệm là rất cần thiết, mặt khác, kết quả xét nghiệm đáng tin cậy cũng cần thiết vì dựa trên kết quả xét nghiệm có thể định hướng điều trị hoặc xác định chẩn đoán. Kiểm soát chất lượng trong lĩnh vực xét nghiệm lâm sàng là một phương pháp quản lý được áp dụng để duy trì chất lượng xét nghiệm ổn định bất chấp những mâu thuẫn này. Kết quả xét nghiệm có độ tin cậy cao là một phần của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế đáng tin cậy. Các mẫu sinh học được sử dụng trong các xét nghiệm lâm sàng hàng ngày là chất dịch cơ thể như máu và nước tiểu, và nồng độ của các thành phần có trong đó không được xác định cho đến khi có kết quả phân tích. Hoàn toàn không thể biết ngay tại chỗ kết quả định lượng nồng độ chưa biết này sẽ chính xác đến mức nào hoặc sai số sẽ lớn ra sao. Mục tiêu của xét nghiệm lâm sàng là thu được kết quả trong phạm vi sai số có thể chấp nhận được trong phân tích một lần. Độ chính xác trong xét nghiệm đề cập đến mức độ biến đổi khi cùng một mẫu được đo nhiều lần bằng cùng thiết bị đo và cùng thuốc thử. Điều này liên quan đến trách nhiệm kiểm soát chất lượng của kỹ thuật viên xét nghiệm phụ trách đo lường. Nội kiểm tra chất lượng (Internal Quality Control – IQC) gọi tắt là nội kiểm, là công cụ kiểm tra chất lượng hàng ngày trong nội bộ một phòng xét nghiệm, được thực hiện bởi nhân viên phòng xét nghiệm nhằm đánh giá liên tục các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm. Khi kết quả nội kiểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát, phòng xét nghiệm phải tìm ra nguyên nhân có thể gây sai số như: tình trạng thiết bị, hóa chất thuốc thử, chất lượng mẫu nội kiểm, thao thác thực hiện của nhân viên,… và khắc phục sự cố trước khi thực hiện xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm. Các phương pháp kiểm soát chất lượng được sử dụng ngày nay trong lĩnh vực xét nghiệm lâm sàng đều dựa trên lý thuyết xác suất làm lý thuyết cơ bản. W.A. Shewhart, người sáng lập ra phương pháp biểu đồ kiểm soát đã nói rằng: “Công việc của tôi trong hơn 35 năm là nghiên cứu về kiểm soát chất lượng. Điều tôi nhận ra qua công việc này là mọi giá trị đo được chỉ mang tính xác suất. Không có điều gì chắc chắn cả.” Tại Nhật Bản, phương pháp biểu đồ kiểm soát chất lượng được sử dụng phổ biến nhất trong xét nghiệm y học, đó là biểu đồ kiểm soát Xbar-R (hoặc biểu đồ kiểm soát Xbar-Rs-R).    “Xbar” biểu thị giá trị trung bình của các mẫu QC được đo vào ngày hôm đó và giá trị này thể hiện “độ chính xác”.    “R” biểu thị sự khác biệt giữa giá trị tối đa và tối thiểu của các mẫu QC được đo vào ngày hôm đó và thể hiện “độ chính xác của ngày hôm đó”.    “Rs” biểu thị sự khác biệt giữa giá trị trung bình trong ngày và giá trị trung bình của ngày hôm trước và biểu thị “độ chính xác hàng ngày”. Phương pháp này được sử dụng làm phương pháp kiểm soát độ chính xác mang tính thống kê, điển hình cho các phương pháp định lượng. Tài liệu tham khảo: 1.Shewhart, W. A. (1939) Statistical Methods from the Viewpoint of Quality Control. Graduate School, Department of Agriculture, Washington DC, 75. 2. Cách nghĩ về độ chính xác. Thông tin hỗ trợ phòng xét nghiệm. https://www.aandt.co.jp/jpn/medical/qc/ TS Trần Thị Thanh Huyền Giảng viên khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN QUẢNG CÁO

Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo tuyển dụng nhân viên Quảng Cáo như sau Vị trí tuyển dụng Nhân viên quảng cáo Loại hình công việc Nhân viên chính thức Cơ quan tuyển dụng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa điểm làm việc Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01, KĐT thương mại và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Bộ phận làm việc Bộ phận hành chính Mô tả công việc Các nội dung công việc liên quan đến hành chính, quảng cáo Hoạch định chiến lược quảng cáo dựa trên phân tích liên quan đến tuyển sinh đại học, triển khai các hoạt động thực tiễn dựa trên chiến lược đã hoạch định Biên soạn tài liệu quảng cáo, xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả Điều kiện ứng tuyển Có từ 3 năm kinh nghiệm đi làm Tốt nghiệp Đại học trở lên Có kinh nghiệm làm việc liên quan đến kinh doanh hay quảng cáo Có khả năng xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng dựa trên phân tích khách quan Có thể sử dụng Tiếng Nhật hoặc tiếng Anh trong công việc(Điều kiện bắt buộc) Nắm bắt được sứ mệnh sáng lập trường và yêu thích lĩnh vực giáo dục Thời gian làm việc 8:00 – 17:00 (Nghỉ trưa 12:00 -13:00) Ngày nghỉ Nghỉ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ theo quy định pháp luật(Có thể đi làm nếu có yêu cầu khác ) Chế độ lương & phúc lợi ★  Lương: thỏa thuận ★  Chế độ bảo hiểm, phúc lợi: theo qui định Luật lao động và qui định của công ty Thời gian bắt đầu làm việc Thỏa thuận khi phỏng vấn Khác Ứng viên có thời gian di chuyển từ nhà đến trường nhiều hơn 1 tiếng không phù hợp với vị trí tuyển dụng (Trường không có xe đưa đón). Bộ phận trực thuộc là bộ phận hành chính nên trong quá trình làm việc ngoài các nội dung công việc liên quan đến quảng cáo, nhân viên sẽ hỗ trợ các công việc hành chính khác Bản sao bằng cấp và chứng chỉ về trình độ chuyên môn cần nộp sau khi được tuyển dụng. Phương thức xét tuyển ★  Vòng 1: Xét loại hồ sơ ★  Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp ※  Kết quả tuyển dụng sẽ được thông báo qua E-mail hoặc điện thoại của ứng viên sau khi đợt xét tuyển kết thúc. Hồ sơ ứng tuyển 1. Sơ yếu lý lịch 2. Các bằng cấp liên quan (bản Scan nếu ứng tuyển qua email, bản copy nếu gửi qua đường bưu điện) ※ Hồ sơ ứng tuyển không được trả lại trong bất cứ trường hợp nào. Đại chỉ liên hệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ Địa chỉ: ST-01, khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. (phong bì ghi rõ vị trí ứng tuyển) E-mail: admin@tokyo-human.edu.vn TEL: (+84)-0869-809-088  /  (+84)-024-6664-0325    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ    

NHÌN LẠI NHỮNG HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG CỦA BUỔI HỘI THẢO CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM

Hội thảo: “Chăm sóc sức khỏe trẻ em” do Bệnh viện KUSUMI và Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam tổ chức ngày 25/12 đã diễn ra thành công tốt đẹp, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ và sinh viên y khoa trong quá trình học tập, bồi dưỡng kiến thức chăm sóc bệnh nhân nhi. Nội dung hội thảo Hội thảo mở đầu bằng phần trình bày của Bác sĩ Sugiura Kenta – Khoa Nhi Bệnh viện KUSUMI vềcác tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, cách thức tạo môi trường an toàn cho trẻ em, và phương pháp ứng phó khi trường hợp nguy hiểm xảy ra.   Phần tiếp theo của chương trình, nội dung Dự phòng và điều trị sâu răng sớm ở trẻ từ Bác sĩ Nguyễn Thị Trang – Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện KUSUMI đã cung cấp lượng lớn các  kiến thức hữu ích và thực tế, giúp bảo vệ răng miệng và phòng ngừa các bệnh về răng miệng ở trẻ nhỏ. Các thông tin và số liệu được đưa ra được cập nhật sát với tình hình hiện tại, mang đến cái nhìn mới mẻ cho khán giả tại hội thảo. Bác sĩ Lê Đức Tình – Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện KUSUMI trước tình trạng các bệnh về hô hấp liên tục tiến triển trong các năm gần đây, ảnh hưởng của thay đổi môi trường, khí hậu hiện tại, cũng đã chia sẻ các nguyên nhân nhiễm bệnh, các loại bệnh thường gặp, cách phòng ngừa và đối phó với bệnh tật ở đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ. Giao lưu khán giả Cuối chương trình, nhiều quý khán giả đã có những câu hỏi gắn liền với đời sống, trao đổi cùng bác sĩ để có những kiến thức mang về cho mình, được giải đáp các băn khoăn, thắc mắc trong việc chăm sóc, phòng ngừa và chữa bệnh ở trẻ nhỏ. Không khí sôi nổi và sự ủng hộ đến từ sinh viên nghiên cứu, quý phụ huynh Ecopark và các khu vực xung quanh tạo động lực lớn cho Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh Viện Kusumi trực thuộc tiếp tục mang đến những nội dung hữu ích cho cộng đồng. Vềcác sự kiện tiếp theo mời quý độc giả vui lòng liên hệ hoặc theo dõi trang page để được hướng dẫn đăng ký TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Hotline: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

BỆNH VIỆN KUSUMI THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

BỆNH VIỆN KUSUMI – BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM thông báo tuyển dụng: 1. Vị trí tuyển dụng Bệnh viện Kusumi – Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam có 100% vốn đầu tư và trang thiết bị hiện đại đến từ Nhật Bản đang tuyển dụng các vị trí quan trọng sau: Vị trí Số lượng Chi tiết BS Khoa cấp cứu 01 https://kusumihospital.vn/bac-sy-khoa-cap-cuu/ Bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng 01 https://kusumihospital.vn/bac-sy-khoa-phuc-hoi-chuc-nang/ Bác sĩ Khoa Gây mê 01 https://kusumihospital.vn/bac-sy-khoa-gay-me/ Điều dưỡng viên 32 https://kusumihospital.vn/dieu-duong-vien/ Kĩ thuật viên Khoa Phục hồi chức năng 01 https://kusumihospital.vn/ky-thuat-vien-khoa-phuc-hoi…/   2. Phúc lợi Mức lương: thỏa thuận theo năng lực và kinh nghiệm.  Môi trường làm việc, chuyên nghiệp năng động thân thiện, hỗ trợ nhân viên nhanh chóng hòa nhập với Công ty Được tham gia BHXH, BHYT theo đúng quy định của Luật lao động; Chế độ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân (Chồng con và Tứ thân phụ mẫu) hằng năm bởi hệ thống y tế công ty. 3. Cách thức và quy trình ứng tuyển Hồ sơ ứng tuyển: CV (Curriculum Vitae) – Mô tả chi tiết quá trình công tác (công việc, vị trí đảm nhiệm) theo trình tự thời gian, lưu ý ghi rõ điện thoại và email liên hệ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có) Nộp trực tuyến : Kusumihospital@tokyo-human.edu.vn

  THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG TRỢ LÝ KHOA ĐIỀU DƯỠNG  

Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo tuyển dụng nhân viên khoa Điều dưỡng như sau: Vị trí tuyển dụng Trợ lý khoa Loại hình công việc Nhân viên chính thức Số lượng tuyển dụng 01 (một) người Mô tả công việc ★  Trợ giảng trong công tác giảng dạy tại khoa Điều dưỡng ★  Phối hợp tổ chức, quản lý và hướng dẫn sinh viên ở các học phần được phân công (thực tập ở bệnh viện, thực hành….) ★  Biên-Phiên dịch tài liệu Việt-Nhật ★  Tham gia các công việc khác của Khoa Điều dưỡng và của nhà trường. Điều kiện ứng tuyển ※  Tốt nghiệp Đại học ngành Điều dưỡng ※  Có chứng chỉ năng lực Nhật ngữ từ N2 trở lên. ※  Hiểu rõ sứ mệnh sáng lập của nhà trường, yêu thích công tác đào tạo sinh viên ※  Có kỹ năng giao tiếp tốt, có trách nhiệm đối với công việc ※  Ưu tiên ứng viên tốt nghiệp sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) ※  Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc lâm sàng hoặc có kinh nghiệm giảng dạy. ※  Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng Việt Nam hoặc Nhật Bản Chế độ lương & phúc lợi ★  Lương: theo thỏa thuận ★  Chế độ bảo hiểm, phúc lợi: theo quy định Luật lao động và quy định của nhà trường Địa điểm làm việc Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01, KĐT thương mại và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Hạn nhận hồ sơ Hồ sơ được nhận từ ngày ra thông báo tuyển dụng cho đến khi tuyển dụng đủ số lượng. Ưu tiên những ứng viên nộp hồ sơ sớm nhất. Thời gian bắt đầu làm việc Thỏa thuận khi phỏng vấn Phương thức xét tuyển ★  Vòng 1: Xét duyệt hồ sơ ★  Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp ※  Kết quả tuyển dụng sẽ được thông báo qua E-mail hoặc điện thoại của ứng viên sau khi đợt xét tuyển kết thúc. ※  Lưu ý: trong trường hợp cần thiết nhà trường có thể tiến hành phỏng vấn lần 2. Hồ sơ ứng tuyển 1.      Sơ yếu lý lịch (Sơ yếu lý lịch) 2.      Các bằng cấp liên quan (bằng tốt nghiệp, chứng chỉ…bản sao có công chứng, hoặc scan bản gốc). Lưu ý nộp kèm bản Scan văn bằng để nhà trường xác nhận. 3.      Hồ sơ kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học theo mẫu tại đây (Hồ sơ kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học). ※ Ứng viên phải nộp bản sao (bản cứng) các văn bằng chứng chỉ liên quan sau khi trúng tuyển. ※ Hồ sơ ứng tuyển không được trả lại trong bất cứ trường hợp nào. Địa chỉ nhận hồ sơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ Địa chỉ: ST-01, khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. (phong bì ghi rõ HỒ SƠ ỨNG TUYỂN TRỢ LÝ KHOA ĐIỀU DƯỠNG) Địa chỉ liên lạc E-mail: admin@tokyo-human.edu.vn TEL: (+84)-0869-809-088  /  (+84)-024-6664-0325   TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ  

Chính Sách Không Nâng

ノーリフティングポリシー(No Lifting Policy)   Xin chào các bạn, Các bạn đã từng nghe thấy cụm từ No Lifting Policy chưa? No Lifting Policy được Hiệp hội No Lift Nhật Bản định nghĩa là “Nghiêm cấm việc chỉ sử dụng sức người với các hành động như đẩy, kéo, nâng, vặn, vận chuyển.” “Chính sách không nâng” được ra đời vào năm 1998, Hội Điều dưỡng Australia đã khuyến cáo rằng nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ thay vì chỉ dựa vào sức người khi hỗ trợ di chuyển vì việc này có thể gây đau lưng. Với các kỹ thuật thay đổi tư thế, kỹ thuật vận chuyển người bệnh, điều dưỡng viên dù có vận dụng quy trình cơ thể khi thực hiện kỹ thuật, nhưng nếu lặp đi lặp lại các hỗ trợ cần đến nhiều lực của cơ thể chẳng hạn như di chuyển người bệnh từ giường sang xe lăn, di chuyển người bệnh vào nhà vệ sinh khi người bệnh đi tiểu, di chuyển khi hỗ trợ tắm rửa… thì có nhiều điều dưỡng viên than phiền về vấn đề đau lưng. Một số điều dưỡng viên thậm chí đã nghỉ việc vì bệnh đau lưng. Ở Nhật Bản, số ca mắc bệnh đau lưng đang gia tăng tại các cơ sở phúc lợi xã hội như cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã ban hành “Hướng dẫn phòng ngừa đau lưng tại nơi làm việc ”. Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật hỗ trợ di chuyển sử dụng dụng cụ hỗ trợ đang được thực hiện tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. 1. Hỗ trợ di chuyển sử dụng máy nâng hạ di chuyển người bệnh Hình ảnh giờ học hỗ trợ di chuyển người bệnh từ giường ⇔ Xe lăn  (di chuyển người bệnh từ giường sang xe lăn và ngược lại) 2. Kỹ thuật thay đổi tư thế sử dụng tấm trượt và găng tay trượt 3. Ván trượt Thay đổi tư thế và di chuyển lên xuống, trái phải có thể thực hiện được một cách dễ dàng chỉ với một lực nhỏ. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho điều dưỡng viên, giảm các tư thế gây gánh nặng cho phần lưng, giảm thiểu phát sinh chứng đau lưng. Vì vậy sẽ làm giảm số lượng nhân viên bỏ việc do đau lưng, đảm bảo nguồn nhân lực tại nơi làm việc. Không có ma sát, không gây tổn thương cho da của người được chăm sóc và có thể ngăn ngừa loét do tỳ đè. Có thể di chuyển một cách an toàn và dễ dàng, dự phòng người bệnh phải nằm liệt giường và hỗ trợ để họ tự lập trong di chuyển. Theo thống kê của Cục Thống kê Bộ Nội vụ và Truyền thông vào tháng 9 năm 2023, tại Nhật Bản, tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số là 29,1%. Nhiều người bệnh nhập viện là người cao tuổi và nhiều người trong số họ không thể tự cử động cơ thể. Tấm trượt được chuẩn bị sẵn bên giường những người bệnh không thể tự cử động. Những dụng cụ hỗ trợ để cả người chăm sóc và người được chăm sóc di chuyển một cách an toàn và thoải mái được khuyến khích sử dụng. Các giờ học về việc vận dụng dụng cụ hỗ trợ được tổ chức tại nhiều trường đại học có khối ngành chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản. Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học nơi các bạn có thể học về y khoa theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Chúng tôi tổ chức các lớp học sử dụng dụng cụ hỗ trợ nhập khẩu từ Nhật Bản và bạn có thể học các kỹ thuật thông qua trải nghiệm thực tế. Các bạn có muốn cùng học với chúng tôi tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không? Tác giả: Yoko Oguma Giảng viên khoa điều dưỡng Ngành Điều dưỡng