Other

THÔNG BÁO XÉT TUYỂN BỔ SUNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM       Số: 070/2024/TB-THUV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hưng Yên, ngày 28 tháng 8 năm 2024   THÔNG BÁO XÉT TUYỂN BỔ SUNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY (Dành cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024)   1. Ngành xét tuyển bổ sung và điểm xét tuyển: TT Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp Điểm trúng tuyển 1.        Điều dưỡng 7720301 A00; A01; B00; B08 19 2.        Kỹ thuật Phục hồi chức năng 7720603 19 3.        Kỹ thuật Xét nghiệm y học 7720601 19 4.        Kỹ thuật Hình ảnh y học 7720602 19   2. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: từ 28/8 ~ 08/10/2024 3. Hồ sơ xét tuyển: 01 Phiếu đăng ký xét tuyển bổ sung năm 2024 (theo mẫu của nhà trường) 01 Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi – Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 01 Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời/ Bằng tốt nghiệp THPT 4. Hình thức nộp hồ sơ: Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung trực tiếp tại trường hoặc chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về địa chỉ: Phòng tuyển sinh Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Hotline: 0869 809 088 hoặc 024 6664 0325 5. Thời gian thông báo kết quả: nhà trường sẽ liên hệ trực tiếp với từng thí sinh để thông báo CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH NHÀ TRƯỜNG   HIỆU TRƯỞNG TS.KUSUMI MARI 📌 Thông báo Xét tuyển Bổ sung Hệ Đại học Chính quy năm 2024.

THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN PHỎNG VẤN VÀ TRẢ KẾT QUẢ XÉT TUYỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM   Số: 026/2024/TB-THUV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Hưng Yên, ngày 16 tháng 07 năm 2024 THÔNG BÁO Về việc điều chỉnh thời gian phỏng vấn và trả kết quả xét tuyển cho thí sinh theo phương án xét tuyển riêng của trường năm 2024 Căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022; Căn cứ Quyết định số 1139/QĐ-BGDĐT ngày 15/4/2024 kèm theo kế hoạch về triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024.; Căn cứ Thông báo tuyển sinh số 006/2024/CV-THUV ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2024 của trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam; Hội đồng tuyển sinh, Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo về việc điều chỉnh thời gian phỏng vấn và trả kết quả thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo phương án riêng (xét học bạ) của trường như sau: 1. Đối với phương thức xét tuyển thẳng theo kết quả học tập trung học phổ thông Thời gian nhận hồ sơ Thời gian trả kết quả xét tuyển   • Đợt 1: Từ 15/01 ~ 17/03/2024 • Đợt 2: Từ 18/03 ~ 21/04/2024 • Đợt 3: Từ 22/04 ~ 02/06/2024 • Đợt 4: Từ 03/06 ~ 07/07/2024 • Đợt 5: Từ 08/07 ~ 28/07/2024 • Đợt 6: Từ 29/07 ~ 11/08/2024   • Đợt 1: 20/03/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành • Đợt 2: 24/04/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành • Đợt 3: 05/06/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành • Đợt 4: 10/07/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành • Đợt 5: 31/07/2024 (Thứ tư) • Đợt 6: 14/08/2024 (Thứ tư)   2. Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông kèm với bài luận và phỏng vấn Thời gian nhận hồ sơ Thời gian phỏng vấn   • Đợt 1: Từ 15/01 ~ 17/03/2024 • Đợt 2: Từ 18/03 ~ 21/04/2024 • Đợt 3: Từ 22/04 ~ 02/06/2024 • Đợt 4: Từ 03/06 ~ 07/07/2024 • Đợt 5: Từ 08/07 ~ 28/07/2024 • Đợt 6: Từ 29/07 ~ 11/08/2024   • Đợt 1: 24/03/2024 (Chủ nhật) – Đã hoàn thành • Đợt 2: 21/04/2024 (Chủ nhật) – Đã hoàn thành • Đợt 3: 09/06/2024 (Chủ nhật) – Đã hoàn thành • Đợt 4: 10/07/2024 (Thứ tư)    – Đã hoàn thành • Đợt 5: 31/07/2024 (Thứ tư) • Đợt 6: 14/08/2024 (Thứ tư) Mọi thông tin chi tiết về hồ sơ, quý phụ huynh và thí sinh vui lòng liên hệ: Phòng Tuyển sinh – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị thương mại & du lịch Văn Giang (Ecopark), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Điện thoại: (024) 666 40325/ Hotline: 0869-809-088. Website: https://tokyo-human.edu.vn. Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn. Facebook: https://www.facebook.com/thuv.edu.vn. Nơi nhận: Lưu VT, PĐT. Website. TL.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG KURIYAMA AKIHIKO   THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN PHỎNG VẤN VÀ TRẢ KẾT QUẢ XÉT TUYỂN 2024 chữ ký 

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm: Giá trị tới ngưỡng/giá trị báo động

Giá trị tới ngưỡng/ báo động (critical values/panic values) được Tiến sĩ George Lundberg mô tả hơn 30 năm trước là các giá trị trong phòng xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đang gặp nguy hiểm đến tính mạng trừ khi hành động kịp thời và thích hợp được thực hiện để ngăn chặn nó [1]. Giá trị tới ngưỡng/báo động thể hiện trạng thái sinh lý bệnh khác quá xa so với giá trị bình thường ở mức thấp hoặc cao, có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh và đòi hỏi phải có các can thiệp lâm sàng kịp thời. Đây là “xét nghiệm yêu cầu thông báo ngay kết quả, bất kể kết quả đó là bình thường, bất thường, đáng kể hay nghiêm trọng”. Việc thông báo kết quả giá trị tới ngưỡng/báo động bao gồm việc chuyển tiếp kết quả này đến bác sĩ lâm sàng hoặc y tá chăm sóc người bệnh để có hành động cần thiết nhằm tránh gây tổn hại thêm cho người bệnh. Trong quyết định 2429 về tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm Y học cũng đưa ra yêu cầu về xây dựng quy trình xét nghiệm trong đó có điều mục quy trình xét nghiệm cần đưa ra: “Giá trị tới ngưỡng/báo động”. Tài liệu tham khảo GD L. When to panic over abnormal values. Med Lab Obs. 1972; 4:47–54. 2. Critical Values, last updated on 4/21/2023, Stanford Anatomic Pathology & Clinical Laboratories Tác giả: Trần Thị Thanh Huyền Giảng viên khoa Kĩ thuật xét nghiệm y học

GIỚI THIỆU VĂN HÓA NHẬT BẢN TRANH CUỘN

Thẩm mỹ là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Sự ưa chuộng cái đẹp được thể hiện ở nhiều khía cạnh trong đời sống người Nhật. Nhắc đến thẩm mỹ, không thể không kể đến hội họa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tranh cuộn. Tranh cuộn là gì? Các bạn đã từng nhìn thấy bức tranh này chưa? Đây là một bức tranh cổ của Nhật Bản gọi là tranh về muông thú. Bức tranh này thật đáng ngạc nhiên là đã hơn 800 năm tuổi, được cho là vẽ vào hậu kỳ thời Heian của Nhật Bản. Trong số những bức tranh cuộn còn lại đến hiện nay thì đó là một trong những vật cổ nhất, và được coi là quốc bảo. Emakimono (Tranh cuộn) là một loại tranh Nhật Bản được tạo ra bằng cách nối các mảnh giấy hoặc lụa để tạo ra một bức tranh kéo dài theo chiều rộng về một khung cảnh liên tục có thể nhìn từ phải sang trái. Chúng ta sẽ giữ cuộn giấy bằng tay trái và mở cuộn tranh, sau đó cuộn bức tranh đã xem xong lại bằng tay phải. Bức tranh cuộn nổi tiếng – Tranh muông thú Bạn đã từng nhìn thấy tranh cuộn trong các bộ phim anime về Ninja chưa? Thực ra tác giả của tranh muông thú không rõ ràng, vẫn không thể biết ai đã vẽ nó. Tôi đã nhìn thấy tranh thật tại một bảo tàng ở Tokyo. Tôi đã rất bất ngờ. Đó là bởi vì mặc dù nó là tác phẩm cách đây hơn 800 năm nhưng những con vật được phác họa trong đó sống động đến mức trông như thể sắp bay ra từ cuộn tranh. Tranh muông thú bao gồm bốn cuộn: Giáp Ất Bính Đinh. Trong đó nổi tiếng nhất là cuộn Giáp. Nó được vẽ bằng một màu mực đen. Tổng chiều dài của nó là khoảng 11,5m. Trong cuộn Giáp, có nhiều cảnh như thỏ, ếch và khỉ xuất hiện và chúng chơi đùa bằng cách nhảy xuống sông, đấu sumo, chơi cung tên và thậm chí rượt đuổi nhau, giống như những đứa trẻ thời đó. Hãy chú ý đến biểu cảm của các loài động vật. Có nhiều cảnh chúng cười đùa vui vẻ. Ví dụ, trong trận đấu sumo giữa thỏ và ếch, con ếch dùng chiêu xấu và cắn vào tai thỏ. Sau đó, ếch thắng nhưng bạn có thể thấy những chú ếch xung quanh đang cười lớn. Hôm nay tôi đã giới thiệu với các bạn tranh cuộn Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát thế giới quan của tranh cuộn Nhật Bản nhé. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ có những khám phá mới, chẳng hạn như sự khác biệt về văn hóa với Việt Nam và sự khác biệt về cách thể hiện trong hội họa.  Tác giả: Aoki Etsuko Giảng viên Tiếng Nhật

THUV Open Day 30/06/2024

Nhằm mang đến cái nhìn thực tế và sâu sắc nhất, hỗ trợ quyết định chọn trường, chọn nghề cho cho quý phụ huynh và học sinh năm học 2024 – 2025, Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam trân trọng thông báo về chuỗi chương trình thăm quan, trải nghiệm THUV, mở đầu bằng sự kiện THUV OPEN DAY 28/07/2024 Đối Tượng Tham Gia SỰ KIỆN NÀY DÀNH CHO AI? ️Học sinh THPT: Có niềm đam mê với Y học, chuẩn bị vào đại học và muốn tìm hiểu về THUV, về các ngành đào tạo, cơ hội học bổng, phương thức tuyển sinh,… của nhà trường. ️Phụ huynh: Muốn đồng hành cùng con trong việc lựa chọn môi trường học tập phù hợp, đảm bảo tương lai tươi sáng cho con. Tất cả thí sinh yêu thích lĩnh vực Y tế – Sức khỏe, muốn được học tập tại trường Đại học Y khoa chuẩn Nhật Bản THUV. Nội dung sự kiện Open Day Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp 1-1 với đội ngũ giảng viên chuyên khoa để hiểu được rõ nhất về ngành học trong tương lai và xác định ngành học phù hợp với sở thích, năng lực, mục tiêu nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Tham gia lớp học mô phỏng của các khoa, tận mắt quan sát và trực tiếp trải nghiệm các trang thiết bị tiên tiến, các mô hình, dụng cụ học tập nghiên cứu hiện đại để có cái nhìn thực tế về môi trường giáo dục mình sẽ gắn bó. Lắng nghe chia sẻ từ các bạn sinh viên đang học tập tại trường và biết thêm nhiều điều thú vị về THUV. Tìm hiểu những lộ trình phát triển sau khi ra trường, cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong nước và quốc tế cùng những gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của trường. Tìm hiểu về các cơ hội học bổng khi nhập học và khi học tập tại trường. Được hướng dẫn trực tiếp để hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường. Tham quan Bệnh viện trực thuộc trường – Bệnh viện Kusumi, nơi các bạn sẽ có cơ hội thực tập và làm việc sau khi ra trường. Đặc biệt, tại sự kiện Open Campus này, các bạn học sinh và phụ huynh sẽ có thêm 01 GIỜ thỏa thích khám phá và tự do trải nghiệm, lắng nghe tư vấn về các chuyên ngành, cơ hội thực tập, tiềm năng nghề nghiệp của ngành học mà mình quan tâm. Thông tin sự kiện Open Day Chương trình Open Day được tổ chức với hình thức trực tiếp và hoàn toàn miễn phí, với thông tin chi tiết như sau: Thời gian: 8h30-11h30 Chủ Nhật ngày 28/07/2024 Địa điểm: Hội Trường Education Center – Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam        ST01, Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Hình Thức Đăng Ký Open Day Để giúp Ban Tổ Chức chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo số lượng người tham gia, quý phụ huynh và học sinh quan tâm ưu tiên đăng ký trước tại: ĐĂNG KÝ THAM GIA OPEN DAY Ngoài ra, quý phụ huynh và học sinh cũng có thể tham khảo các hình thức sau: Đăng ký trực tiếp tại văn phòng tầng 1 Đăng ký qua Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn Đăng ký qua số điện thoại: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Mọi thông tin cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ:  BAN TUYỂN SINH   Số điện thoại: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088

Gian Hàng Từ Thiện “Trạm: Tết Yêu Thương”

Nằm trong chuỗi sự kiện gây quỹ ủng hộ cho những đối tượng thiếu may mắn tại Trung Tâm Bảo Trợ Và Công Tác Xã Hội Tỉnh Hưng Yên có một cái Tết 2024 an lành và đầy đủ, ngày 28/1/2024 vừa qua Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam đã tổ chức Gian Hàng Từ Thiện với nhiều mặt hàng gia dụng hữu ích, góp phần xây dựng thói quen mua sắm thân thiện với môi trường, đồng thời đóng vai trò như một phương thức quyên góp từ thiện dành cho quý cư dân tại khu vực Ecopark và các địa phận xung quanh. Giai đoạn 1 Từ 10/1-26/1 Gian hàng từ thiện là một hoạt động ý nghĩa nằm trong chương trình Trạm: Tết Yêu Thương đầy ý nghĩa đã khép lại. Từ 10/1-26/1 các vật dụng quyên góp từ cán bộ, nhân viên, sinh viên đã được bày trí làm thành Gian hàng từ thiện mở cửa tự do. Các sản phẩm gia dụng, quần áo nội địa Nhật với chất lượng tốt , giá rẻ hi vọng sẽ trở nên hữu dụng trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới của các hộ gia đình. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng, BTC sẽ quyên góp cho Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hưng Yên. Trong ngày 28/1/2024, quý khán giả của Hội thảo sức khỏe: Bệnh Tim Mạch Và Bệnh Thận không chỉ mang về các kiến thức hữu ích, được giải đáp các thắc mắc từ những chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Kusumi mà còn được tham gia mua hàng tại Gian hàng từ thiện. Trải nghiệm hai trong một này đã được nhiều người tham gia hưởng ứng nhiệt tình và bày tỏ mong muốn được thông báo về các sự kiện diễn ra tiếp theo. Ban tổ chức hết sức cảm ơn những nhà hảo tâm đã không quản cái lạnh khắc nghiệt của thời tiết, tham gia sự kiện tích cực, mang đến những góp ý mang nhiều tính xây dựng. Giai đoạn 2 (28/1-30/1) Hiện vật quyên góp sẽ được gửi trực tiếp tới Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội Hưng Yên. Hành trình Trạm: Tết đến cho 95 hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã đi được một nửa chặng đường với thật nhiều cảm xúc. Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh Viện Kusumi đã nhận được rất nhiều sự yêu thương, ủng hộ, động viên từ rất nhiều tấm lòng nhân ái. Cán bộ, nhân viên công ty mang trong mình sự nhiệt huyết, luôn tâm niệm rằng những hành động nhỏ hướng tới một mục đích lớn lao có thể tạo nên một tác động lớn, giúp ích cho cộng đồng. “Vì một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân”, hãy chung tay xây dựng một cộng đồng tử tế, giàu yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.  Mời quý độc giả cùng xem lại những khoảnh khắc THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Thời gian: 02/02/2024 Địa điểm: Trung tâm Bảo trợ và công tác xã hội tỉnh Hưng Yên Liên hệ: 0869 809 088

Oden-Món Ăn Mùa Đông Đặc Trưng Của Ẩm Thực Nhật Bản Có Thể Bạn Chưa Biết

1.Giới thiệu về món Oden Oden- món ăn có hình thức khá giống với món lẩu nhưng cách chế biến lại tương tự các món hầm với hương vị ngọt thanh, đây là món ăn truyền thống tạo nên nét văn hóa khi thời tiết bắt đầu xuất hiện các cơn gió lạnh ,nó được bán ở các quầy hàng trên các con phố, từ trong các nhà hàng sang trọng đến các cửa hàng tiện lợi…trên khắp đất nước Nhật Bản. Oden Nhật Bản có lịch sử ra đời khá lâu đời bởi món này xuất hiện từ Nhật Bản cách đây hơn 800 năm. Tuy nhiên, ngày xưa cách chế biến ban đầu của Oden khá đơn giản. Thế nhưng, trải qua thời gian dài phát triển thì món Oden truyền thống này bắt đầu có nhiều thay đổi tích cực. Oden ngày nay sử dụng nhiều nguyên liệu đa dạng hơn, cách chế biến cũng thay đổi đáng kể khiến cho món ăn này trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều lần.  Oden bắt đầu được bán nhộn nhịp ở Nhật Bản từ tháng 9, tháng 10 hàng năm. Vì lúc này thời tiết bắt đầu chuyển lạnh nên người Nhật Bản có xu hướng tiêu thụ các món ăn giúp ấm người và Oden là một lựa chọn hoàn hảo. 2. Hương vị Oden Oden bao gồm 2 phần : Nước dùng và các món ăn trong lẩu Nước dùng Oden :Thường được làm từ dashi (nước dùng cá ngừ, tảo kombu) và được gia vị bằng mirin, sake, và nước tương. Nước dùng này thường có hương vị đậm đà, ngọt, và có chút muối. Nước dùng này có màu sắc tương tự nước tương; nhưng nhạt hơn, vị thanh khiết chứ không quá đậm đà như các loại nước lẩu. Do các nguyên liệu được hầm lâu trong nước dùng nên nước dùng càng có vị ngọt thanh. Các món ăn trong lẩu : Mỗi gia đình và tùy vào vùng miền khác nhau  thì nguyên liệu của món Oden có thể thay đổi đôi chút, và người Nhật thường thích sáng tạo và điều chỉnh thành phần theo sở thích cá nhân .Tuy nhiên, người Nhật vẫn ưu tiên các loại thực phẩm phù hợp cho mùa đông giúp người ăn cảm giác ấm người lên tức thì như đậu phụ, củ cải trắng, trứng luộc, bạch tuộc, gân bò, thịt lợn, thịt bò, thịt bọc trong đậu phụ, các loại chả cá, nấm, bắp cải cuộn, khoai tây… Đây là hình ảnh món Oden mà mình đã đi ăn tại một quán trong thành phố Osaka 3. Oden và một số món ăn đi kèm Người Nhật thường ăn món lẩu Oden này với mù tạt để tăng thêm vị nồng và dậy mùi món ăn. Bên cạnh đó lẩu Oden hay được kết hợp cùng rượu sake. Hương vị cay nồng của rượu kết hợp với lẩu Oden làm cho cái lạnh giá mùa đông ở Nhật trở nên ấm áp hơn. 4. Giá trị tinh thần của Nhật Bản Oden không chỉ là một món ăn mà nó còn là một phần của văn hóa và tinh thần Nhật Bản. Khi chuẩn bị và chế biến món ăn này, mọi thứ phải được sắp xếp gọn gàng, mỗi thành phần cũng được chọn lựa và xử trí cẩn thận tương tự với tính cách của người Nhật. Quầy bán Oden thường là một khay to có rất nhiều ngăn nhỏ bên trong. Mỗi ngăn như vậy sẽ là một nguyên liệu khác nhau. Do đó, ưu điểm khi mua món Oden thì khách hàng có thể yêu cầu bất cứ nguyên liệu nào mà mình thích chứ không bắt buộc phải mua tất cả. Đến với Nhật Bản- cảm giác thưởng thức Oden ấm nóng ngay tại quầy ăn bên đường mang lại trải nghiệm thú vị hơn cho người ăn nên các quầy Oden ngoài trời lạnh lúc nào cũng đông khách. Tôi còn nhớ những ngày đông khi còn ở Nhật, ngày nghỉ đi chơi cùng bạn bè, ngoài trời -1,-2 độ không đếm được biết bao nhiêu lần mấy đứa rủ nhau ghé quán oden ven đường ngồi ăn chống đói và húp bát nước dùng ngọt thanh ấm nóng-một vị đăc trưng không lẫn đi đâu được. Nếu có cơ hội đến với xứ xở hoa anh đào ,bạn nhất định hãy thưởng thức món ăn này nhé. Khi nhìn các nguyên liệu Oden đa dạng thế này, nếu khó lòng để lựa chọn xem ăn gì, lời khuyên là hãy thử mỗi món một ít mới đã cơn thèm bạn nhé. Tác giả: Chu Thị Quyến Khoa Điều Dưỡng Ngành Điều dưỡng

SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG THUV NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên cứu khoa học trong ngành Điều dưỡng ở Việt Nam còn chưa phổ biến. Có rất ít các nghiên cứu điều dưỡng được tiến hành và xuất bản hàng năm. Nhật Bản là một nước có nền y học hiện đại, ngành Điều dưỡng phát triển. Người điều dưỡng của Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu từ rất xa xưa và có nhiều nghiên cứu có ý nghĩa lớn. Sau thời kỳ chiến tranh và xây dựng lại đất nước, nghiên cứu Điều dưỡng ở Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển sau năm 1970. Năm 2005, cuốn sách Nghiên cứu Điều dưỡng đầu tiên của tác giả Phạm Đức Mục và cộng sự đã được nhà xuất bản Y học phát hành. Từ năm 2006, môn học Nghiên cứu điều dưỡng lần đầu tiên được chính thức đưa vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo điều dưỡng bậc đại học. Sau hàng loạt nỗ lực biên soạn tài liệu và đào tạo về Nghiên cứu điều dưỡng, Hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA) đã quyết định tổ chức Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ nhất vào tháng 5/2002. Kể từ đó, các hội nghị tiếp theo được tổ chức đều đặn 2 năm 1 lần. Hội nghị lần thứ X vừa được tổ chức ngày 21 tháng 10 năm 2022 tại Hà Nội. Nghiên cứu Điều dưỡng có một vai trò cấp thiết và cần ưu tiên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Vì chỉ có nghiên cứu mới tạo ra kiến thức mới, Cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc và tăng giá trị nghề nghiệp. Nghiên cứu còn giúp Tăng cường hiệu suất và hiệu quả chi phí. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi có giảng dạy nghiên cứu Điều dưỡng cho sinh viên ngành Điều dưỡng. Học phần này giúp sinh viên có thể tiến hành được một nghiên cứu điều dưỡng. Sinh viên năm thứ 3 đã được học về nghiên cứu điều dưỡng. Lớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ thực hiện một đề cương nghiên cứu với các chủ đề về Điều dưỡng dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Một buổi bảo vệ đề cương nghiên cứu của Sinh viên dưới dự nhận xét và phản biện của các thầy cô. Các bạn có muốn học về nghiên cứu Điều dưỡng không? Hãy gia nhập THUV để được trải nghiệm nhé ! Tác giả: Th.BS Nguyễn Trọng Nghĩa Khoa Điều dưỡng Ngành Điều dưỡng

Kiểm soát chất lượng xét nghiệm và ứng dụng của thống kê y học

Phân tích định lượng trong các xét nghiệm lâm sàng đòi hỏi phải xác định chính xác nồng độ của một thành phần nhất định có trong mẫu sinh học. Vì các xét nghiệm lâm sàng được sử dụng trong lĩnh vực y tế nên tốc độ xét nghiệm là rất cần thiết, mặt khác, kết quả xét nghiệm đáng tin cậy cũng cần thiết vì dựa trên kết quả xét nghiệm có thể định hướng điều trị hoặc xác định chẩn đoán. Kiểm soát chất lượng trong lĩnh vực xét nghiệm lâm sàng là một phương pháp quản lý được áp dụng để duy trì chất lượng xét nghiệm ổn định bất chấp những mâu thuẫn này. Kết quả xét nghiệm có độ tin cậy cao là một phần của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế đáng tin cậy. Các mẫu sinh học được sử dụng trong các xét nghiệm lâm sàng hàng ngày là chất dịch cơ thể như máu và nước tiểu, và nồng độ của các thành phần có trong đó không được xác định cho đến khi có kết quả phân tích. Hoàn toàn không thể biết ngay tại chỗ kết quả định lượng nồng độ chưa biết này sẽ chính xác đến mức nào hoặc sai số sẽ lớn ra sao. Mục tiêu của xét nghiệm lâm sàng là thu được kết quả trong phạm vi sai số có thể chấp nhận được trong phân tích một lần. Độ chính xác trong xét nghiệm đề cập đến mức độ biến đổi khi cùng một mẫu được đo nhiều lần bằng cùng thiết bị đo và cùng thuốc thử. Điều này liên quan đến trách nhiệm kiểm soát chất lượng của kỹ thuật viên xét nghiệm phụ trách đo lường. Nội kiểm tra chất lượng (Internal Quality Control – IQC) gọi tắt là nội kiểm, là công cụ kiểm tra chất lượng hàng ngày trong nội bộ một phòng xét nghiệm, được thực hiện bởi nhân viên phòng xét nghiệm nhằm đánh giá liên tục các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm. Khi kết quả nội kiểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát, phòng xét nghiệm phải tìm ra nguyên nhân có thể gây sai số như: tình trạng thiết bị, hóa chất thuốc thử, chất lượng mẫu nội kiểm, thao thác thực hiện của nhân viên,… và khắc phục sự cố trước khi thực hiện xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm. Các phương pháp kiểm soát chất lượng được sử dụng ngày nay trong lĩnh vực xét nghiệm lâm sàng đều dựa trên lý thuyết xác suất làm lý thuyết cơ bản. W.A. Shewhart, người sáng lập ra phương pháp biểu đồ kiểm soát đã nói rằng: “Công việc của tôi trong hơn 35 năm là nghiên cứu về kiểm soát chất lượng. Điều tôi nhận ra qua công việc này là mọi giá trị đo được chỉ mang tính xác suất. Không có điều gì chắc chắn cả.” Tại Nhật Bản, phương pháp biểu đồ kiểm soát chất lượng được sử dụng phổ biến nhất trong xét nghiệm y học, đó là biểu đồ kiểm soát Xbar-R (hoặc biểu đồ kiểm soát Xbar-Rs-R).    “Xbar” biểu thị giá trị trung bình của các mẫu QC được đo vào ngày hôm đó và giá trị này thể hiện “độ chính xác”.    “R” biểu thị sự khác biệt giữa giá trị tối đa và tối thiểu của các mẫu QC được đo vào ngày hôm đó và thể hiện “độ chính xác của ngày hôm đó”.    “Rs” biểu thị sự khác biệt giữa giá trị trung bình trong ngày và giá trị trung bình của ngày hôm trước và biểu thị “độ chính xác hàng ngày”. Phương pháp này được sử dụng làm phương pháp kiểm soát độ chính xác mang tính thống kê, điển hình cho các phương pháp định lượng. Tài liệu tham khảo: 1.Shewhart, W. A. (1939) Statistical Methods from the Viewpoint of Quality Control. Graduate School, Department of Agriculture, Washington DC, 75. 2. Cách nghĩ về độ chính xác. Thông tin hỗ trợ phòng xét nghiệm. https://www.aandt.co.jp/jpn/medical/qc/ TS Trần Thị Thanh Huyền Giảng viên khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học

NHÌN LẠI NHỮNG HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG CỦA BUỔI HỘI THẢO CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM

Hội thảo: “Chăm sóc sức khỏe trẻ em” do Bệnh viện KUSUMI và Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam tổ chức ngày 25/12 đã diễn ra thành công tốt đẹp, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ và sinh viên y khoa trong quá trình học tập, bồi dưỡng kiến thức chăm sóc bệnh nhân nhi. Nội dung hội thảo Hội thảo mở đầu bằng phần trình bày của Bác sĩ Sugiura Kenta – Khoa Nhi Bệnh viện KUSUMI vềcác tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, cách thức tạo môi trường an toàn cho trẻ em, và phương pháp ứng phó khi trường hợp nguy hiểm xảy ra.   Phần tiếp theo của chương trình, nội dung Dự phòng và điều trị sâu răng sớm ở trẻ từ Bác sĩ Nguyễn Thị Trang – Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện KUSUMI đã cung cấp lượng lớn các  kiến thức hữu ích và thực tế, giúp bảo vệ răng miệng và phòng ngừa các bệnh về răng miệng ở trẻ nhỏ. Các thông tin và số liệu được đưa ra được cập nhật sát với tình hình hiện tại, mang đến cái nhìn mới mẻ cho khán giả tại hội thảo. Bác sĩ Lê Đức Tình – Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện KUSUMI trước tình trạng các bệnh về hô hấp liên tục tiến triển trong các năm gần đây, ảnh hưởng của thay đổi môi trường, khí hậu hiện tại, cũng đã chia sẻ các nguyên nhân nhiễm bệnh, các loại bệnh thường gặp, cách phòng ngừa và đối phó với bệnh tật ở đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ. Giao lưu khán giả Cuối chương trình, nhiều quý khán giả đã có những câu hỏi gắn liền với đời sống, trao đổi cùng bác sĩ để có những kiến thức mang về cho mình, được giải đáp các băn khoăn, thắc mắc trong việc chăm sóc, phòng ngừa và chữa bệnh ở trẻ nhỏ. Không khí sôi nổi và sự ủng hộ đến từ sinh viên nghiên cứu, quý phụ huynh Ecopark và các khu vực xung quanh tạo động lực lớn cho Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh Viện Kusumi trực thuộc tiếp tục mang đến những nội dung hữu ích cho cộng đồng. Vềcác sự kiện tiếp theo mời quý độc giả vui lòng liên hệ hoặc theo dõi trang page để được hướng dẫn đăng ký TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Hotline: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn