Sự kiện

HỌC TIẾNG NHẬT CÙNG THUV Part 2

Xin chào các bạn!      Nghe tên Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hẳn bạn sẽ nghĩ rằng vào học tại đây chắc chắn phải học tiếng Nhật đúng không nào? Đúng rồi đấy bạn ạ. Nhưng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam tuyển sinh không yêu cầu đầu vào bằng tiếng Nhật các bạn nhé!      Hầu hết các bạn sinh viên tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nhập học tại trường và đồng thời bắt đầu làm quen với tiếng Nhật luôn.      Các bạn hãy cùng xem cách học và dạy tiếng Nhật của chúng tôi như thế nào nhé!      Đầu tiên, ngay từ thời điểm nộp hồ sơ chuẩn bị nhập học Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, các bạn tân sinh viên đã được khảo sát trình độ tiếng Nhật. Hầu hết các bạn đều chưa từng học hay làm quen với tiếng Nhật. Vậy nên, trước khi có sự hỗ trợ trực tiếp từ thầy cô chuyên về tiếng Nhật, các bạn được gửi tài liệu hướng dẫn làm quen với tiếng Nhật, hiểu được tầm quan trọng của môn tiếng Nhật trong quá trình học tại trường và chuẩn bị sẵn sàng những dụng cụ học tập cần thiết như: vở, bút chì, bút bi, tẩy, bảng cá nhân… Đồng thời, các bạn còn cần phải thực hiện bài tập tô lại những chữ cái tiếng Nhật, học những câu nói tiếng Nhật ngắn, dễ nhớ qua video hướng dẫn được thực hiện bởi chính những giảng viên người Nhật Bản tại trường để làm quen dần trước khi vào học chính thức. Video dạy tiếng Nhật do thầy Endo Takayuki thực hiện      Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam luôn tổ chức những khóa học phụ đạo trước khi các bạn vào học chính thức. Và những giờ học bảng chữ cái tiếng Nhật thật vui vẻ luôn là một phần quan trọng của những khóa học này. Các cô giáo dạy tiếng Nhật dạy sinh viên một cách bài bản từng nét chữ tiếng Nhật. Có bạn cảm thấy viết thật là khó, có bạn đã từng làm quen rồi nên rất ung dung. Những bạn mới làm quen xin đừng lo lắng nhé, vì các cô luôn dạy thật tỉ mỉ với tốc độ vừa phải để các bạn có thể theo được. Còn những bạn đã từng học một chút tiếng Nhật thì sao? Liệu có cảm thấy nhàm chán không? Câu trả lời là “không” bạn nhé! Bạn có tin được rằng, cô giáo người Nhật không biết tiếng Việt nhưng các bạn sinh viên người Việt vẫn có thể hiểu cô đang nói gì không? Chính vì những giờ học sinh động như vậy mà ngay cả với những bạn thậm chí có thể giao tiếp tiếng Nhật tốt rồi vẫn cảm thấy hào hứng trong những giờ học đấy! Mời bạn hãy tới Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam để trải nghiệm cùng các bạn sinh viên của chúng tôi nhé!      Trường Đại học Y khoa Tokyo có những giảng viên người Nhật vừa am hiểu về chuyên môn ngành y, có kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng Nhật và còn vô cùng yêu quý sinh viên của mình. Bạn hãy yên tâm nhé! Sau khi vào học chính thức tại trường, bạn có muốn biết các bạn sinh viên của chúng tôi sẽ học như thế nào không? Mời bạn đón chờ phần tiếp theo của bài viết nhé! ??????????️?️?️???????????????????️?️?️????????? GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Cô Trương Thị Thùy Linh hiện đang làm việc tại phòng Hành chính nhân sự – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô đã có kinh nghiệm 4 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản. Cô Linh cũng là giảng viên môn tiếng Nhật, hỗ trợ các bạn sinh viên Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nâng cao năng lực tiếng Nhật. Mục tiêu của cô là các bạn sinh viên sẽ trở nên yêu thích bộ môn tiếng Nhật thông qua những giờ học vui vẻ, thoải mái. ??????????️?️?️???????????????????️?️?️????????? https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2020/

Khám phá Phòng thực hành của Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (Phần 2)

Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế; có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương; điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau cho người bệnh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Công việc của một điều dưỡng được hiểu một cách đơn giản là chăm sóc người bệnh thông qua việc thực hiện các thủ thuật điều dưỡng. Khác với trước đây, hiện nay sinh viên thực tập các kỹ thuật này trên bạn của mình hoặc trên người bệnh. Với những người bạn khỏe mạnh, khi thực hiện kỹ thuật sẽ khó có thể bộc lộ chân thực những khó khăn hay nhu cầu của người bệnh. Trong khi đó, nếu chưa thật sự thành thạo các kỹ thuật đã tiến hành trên người bệnh thật, sẽ ít nhiều gây ra những bất tiện cho người bệnh. Chính vì vậy, việc thực hành trên mô hình và các trang thiết bị hiện đại được cài đặt và chế tạo các chức năng giống như con người ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Nhật. Ở Việt Nam, Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam rất vinh dự và tự hào khi sở hữu các trang thiết bị thực hành hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu thực hành của sinh viên trên tất cả các kỹ thuật điều dưỡng, xóa nhòa khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên tự tin, sẵn sàng thực hiện kỹ thuật chuyên môn khi đến các cơ sở thực tập. Đến với phòng thực hành điều dưỡng, đầu tiên có thể kể đến người bạn Sakura, đó là một mô hình được thiết kế mô phỏng một người trưởng thành từ chiều cao, cân nặng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Với chất liệu PVC, bề mặt không thấm nước, thiết kế cổ, các khớp tay chân có thể cử động dễ dàng theo các tư thế khác nhau. Sakura không chỉ được sử dụng trong kỹ thuật tắm/lau người tại giường, mà còn được sử dụng trong nhiều các kỹ thuật khác như: chăm sóc hậu môn nhân tạo, đặt sonde dạ dày, thông tiểu… Tiếp đến là các bạn nhỏ dễ thương, có kích thước từ sơ sinh cho đến vài tháng tuổi. Mỗi em bé giúp các bạn cảm nhận được quá trình phát triển của con người qua mỗi thời kỳ, từ đó có những phương pháp chăm sóc thích hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhỏ tuổi nhất có thể kể tới các em bé sơ sinh, các bạn đã từng bế trên tay các em bé sơ sinh bao giờ chưa? Nhìn các thiên thần nhỏ xíu, chắc hẳn không ít bạn e dè, liệu đôi tay lóng ngóng của mình có làm rơi em bé? Liệu thao tác xoay chuyển có làm em bé đau? Đến với phòng thực hành điều dưỡng, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về điều đó. Các bạn sẽ được tắm cho các em bé sơ sinh với cân nặng, chiều cao như một em bé thật sự, cảm giác rất thú vị, hồi hộp khi lần đầu thao tác, tuy nhiên khi đã hiểu và thao tác thuần thục, các bạn sẽ thấy việc tắm bé thật sự rất dễ dàng. Bạn thấy đấy, đến với phòng thực hành điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam chúng ta sẽ có vô vàn nhưng điều lý thú để khám phá. Kỳ sau mình sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn thật nhiều điều thú vị hơn nữa để chúng mình cùng học tập nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong thời gian sắp tới.   Dương Thị Thu Hương   Giới thiệu tác giả Cô Dương Thị Thu Hương hiện đang là giảng viên Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.Cô có kinh nghiệm 2 năm làm việc tại Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông – Tp Vinh – Nghệ An và 3 năm làm việc tại Bệnh viện Showa – TP. Shimonoseki – tỉnh Yamaguchi – Nhật Bản.   Tuyển sinh

TIẾP NHẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ CHỦ TỊCH HỘI VẬT LÝ TRỊ LIỆU VIỆT NAM

Vừa qua cán bộ giảng viên và sinh viên Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam vô cùng vinh dự được tiếp nhận những tài liệu tham khảo liên quan tới lĩnh vực Phục hồi chức năng từ Chủ tịch Hội vật lý trị liệu Việt Nam thầy Trần Văn Dần. Trong xu thế phát triển của thời đại việc áp dụng những kiến thức mới vào trong giảng dạy được nhà Trường luôn trú trọng và thực hiện. Tuy nhiên bên cạnh việc giáo dục những kiến thức mới cho sinh viên thì việc củng cố những kiến thức cơ bản, những tinh hoa của ngành nghề, những vấn đề tồn tại của đất nước là điều không thể thiếu. Công tác đào tạo cán bộ Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam dựa trên việc tham khảo các tài liệu tại Nhật Bản và tài liệu đang được sử dụng tại Việt Nam. Biết được số tài liệu tiếng Việt của nhà Trường đang còn hạn chế, Thầy Dần đã chủ động tìm hiểu và gửi tặng nhà trường những tài liệu quý của Thầy. Với những tài liệu Thầy gửi tặng, giảng viên và sinh viên nhà trường sẽ phát huy để hướng tới mục tiêu đào tạo ra những cán bộ y tế “giàu lòng nhân ái” sẵn sàng “mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho cộng đồng”. Thầy Trần Văn Dần hiện đang công tác tại Hội Vật lý trị liệu Việt Nam với cương vị là Chủ tịch Hội. Thầy là một trong những người tiên phong trong các hoạt động nâng cao vị thế của ngành nghề trong xã hội và tiếng nói của Hội vật lý trị liệu Việt Nam trên trường Quốc tế. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng ngoài việc điều trị cho người bệnh, người khuyết tật tái hòa nhập cộng đồng thầy còn tham gia vào các công tác đào tạo học viên, đào tạo cán bộ những chủ nhân của Ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng trong tương lai. Chúc Thầy Dần luôn dồi dào sức khỏe để cống hiến, chúc Hội vật lý trị liệu Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ??????????????????????????? THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG ĐỢT 01 NĂM 2020