Học ngành xét nghiệm y học ra làm gì? – Làm việc ở đâu?

Nằm trong hệ thống ngành y, ngành xét nghiệm y học đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam, đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ len lỏi vào mọi ngõ ngách, khía cạnh của đời sống. Vậy học xét nghiệm y học ra làm gì? Xem thêm: 4 lưu ý quan trọng cần biết về ngành xét nghiệm y học dự phòng Kỹ thuật xét nghiệm y học và những điều cần biết Mức lương của ngành xét nghiệm y học là bao nhiêu? 1. Ngành xét nghiệm y học là làm gì? 1.1. Ngành xét nghiệm y học làm gì?   Xét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y, sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện, cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những chẩn đoán, đưa ra kết luận bệnh sớm nhằm mục đích đề ra phương án điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời. 1.2. Sinh viên học ngành xét nghiệm y học ra làm gì? Có thể đảm nhận vị trí kỹ thuật viên xét nghiệm, bác sĩ, chuyên viên tư vấn, hướng dẫn xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến tuyến địa phương hoặc công tác tại các viện, phòng xét nghiệm y học trên cả nước. Khi công tác tại các vị trí kể trên, cử nhân xét nghiệm y học sẽ phải thực hiện các nghiệp vụ cụ thể của ngành như: Hướng dẫn và chuẩn bị cho bệnh nhân thực hiện việc lấy các mẫu bệnh phẩm Điều chế các loại thuốc thử dùng trong kiểm nghiệm Thực hiện đúng kĩ thuật, đảm bảo chính xác quy trình xét nghiệm Thống kê và lưu trữ kết quả xét nghiệm Giải thích, phân tích các kết quả xét nghiệm cho cán bộ y tế và bác sĩ để họ có thể nắm bắt, chẩn đoán tình trạng bệnh một cách chính xác, khách quan. 2. Những kiến thức kĩ năng nào sinh viên cần có khi học ngành xét nghiệm y học Xét nghiệm y học là một ngành ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào trong y học, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sử dụng nó một cách thụ động mà phải có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn tốt.  2.1. Về kiến thức của ngành xét nghiệm y học Sinh viên cần có kiến thức cơ bản về y khoa cũng như kiến thức chuyên ngành xét nghiệm y học. Sinh viên phải nắm chắc và thực hiện thành thạo quy trình, kỹ thuật xét nghiệm y khoa, từ việc lấy mẫu bệnh phẩm, pha chế thuốc, làm các xét nghiệm, phân tích kết quả đến việc bảo quản dụng cụ phục vụ cho công việc. Nắm vững kiến thức giúp sinh viên có thể chủ động, sáng tạo, độc lập trong quá trình công tác. 2.2. Về kĩ năng Sinh viên nên trau dồi cho mình các kỹ năng thật tốt để vận dụng có hiệu quả những kiến thức đã được học, trong đó phải kể đến kỹ năng sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại khi tiến hành quá trình xét nghiệm. Bên cạnh đó, sinh viên cần có kỹ năng ứng xử tốt, biết tôn trọng, lắng nghe, tận tụy, hết mình vì bệnh nhân và có tính thần hợp tác với đồng nghiệp. Kỹ năng ngoại ngữ cũng là một trong những kĩ năng cần thiết trong quá trình công tác nghiệp vụ xét nghiệm y học. Có ngoại ngữ tốt, sinh viên có thể nâng cao cơ hội việc làm tại các nước như Nhật Bản, Singapore, … 3. Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam – nơi cho những người đam mê xét nghiệm y học Nếu bạn đam mê chuyên ngành xét nghiệm y học nhưng lại không biết lựa chọn ngôi trường nào thì bạn có thể tham khảo và cân nhắc trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Trường hoạt động dựa trên các tiêu chuẩn và cơ sở khoa học thông dụng mang tính quốc tế. Với triết lý giáo dục kiên định, là mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là điểm đến đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho đội ngũ cán bộ y tế nước ta nói chung và ngành xét nghiệm y học nói riêng. 3.1. Theo học ngành xét nghiệm y học của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Sinh viên được giảng dạy kiến thức cơ sở và chuyên ngành như xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm bệnh lý học, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm kí sinh học, xét nghiệm chức năng sinh lý,… và các vấn đề chăm sóc sức khỏe khác. Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi kỹ năng thực hành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường tại các phòng thực hành hiện đại với các trang thiết bị nhập khẩu chất lượng cao. Trong quá trình học và thực tập, trường tạo điều kiện cho các em học sinh đến làm việc, tham quan tại các bệnh viên trong nước và Nhật Bản. 3.2. Cử nhân tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Được học tập và thi chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cả trong nước và thế giới, đặc biệt tại Nhật Bản. Sinh viên có hiểu biết toàn diện về sức khỏe, được rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp thông qua các lớp kỹ năng mềm của trường. Lựa chọn nghề nghiệp quan trọng bao nhiêu thì lựa chọn ngôi trường

Ngành xét nghiệm y học là gì? – Học xong ra làm việc ở đâu?

Khoa học – kĩ thuật phát triển mạnh mẽ cũng là lúc những công nghệ tiên tiến của thế giới thâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống và y học cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng ấy. Một trong những ứng dụng công nghệ ấy chính là xét nghiệm y học. Vậy, ngành xét nghiệm y học là gì ?  Xem thêm: Học ngành xét nghiệm y học ra làm việc ở đâu? 4 lưu ý quan trọng trong ngành xét nghiệm y học dự phòng Những điều cần biết về kỹ thuật xét nghiệm y học 1. Xét nghiệm y học là ngành gì ? Xét nghiệm y học (hay còn gọi là xét nghiệm y khoa) là một nghiệp vụ của ngành y, sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện, cung cấp thông tin chính xác về tình trạng của bệnh nhân. Hỗ trợ đưa ra những chẩn đoán, đưa ra kết luận bệnh sớm nhằm mục đích đề ra phương án điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời. Dù là một ngành khá mới mẻ, xong ngành xét nghiệm y học nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của quá trình khám, điều trị bệnh trong y học hiện đại. Bởi: Kết quả của xét nghiệm rất cụ thể, chính xác, do đó mà nó thể hiện tình trạng bệnh một cách khách quan nhất. Theo thống kê của ngành y nước ta hiện nay, có khoảng 70% quyết định y khoa được đưa ra dựa vào kết quả của xét nghiệm y khoa. Có thể dựa vào kết quả xét nghiệm để theo dõi sự tiến triển của quá trình khám chữa bệnh. Từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa ra những điều chỉnh trong phác đồ điều trị, tối ưu thời gian khám chữa bệnh. Các kết quả của nó khiến cho quá trình chữa bệnh và phòng bệnh trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn, tránh được những sai sót nhờ vào các công nghệ tiên tiến. Sự ra đời của xét nghiệm thực sự là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử ngành y giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh trong rất nhiều trường hợp. Có thể kể đến một vài loại xét nghiệm như: sinh thiết gan, sinh thiết thận, nghiệm pháp synacthen, xét nghiệm X quang, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận, xét nghiệm nhóm máu… 2. Bảng thuật ngữ xét nghiệm y học trong tiếng Anh Để có thể công tác tốt tại các bệnh viên, cơ sở y tế nói chung và phòng xét nghiệm nói riêng, chúng ta cần nắm vững được một số thuật ngữ chuyên ngành cơ bản. Vậy ngành xét nghiệm y học tiếng anh là gì? Cùng khám phá trong bảng dưới đây: STT Thuật ngữ tiếng Anh Nghĩa của thuật ngữ trong tiếng Việt 1 Xét nghiệm y học Medical Tests 2 Blood-test Xét nghiệm máu 3 CAT scan Chụp cắt lớp vi tính 4 Sample Lấy mẫu thử 5 Laboratory Phòng xét nghiệm 6 Blood chemistry test Xét nghiệm hóa học máu 7 Lead test Xét nghiệm chì 8 Liver function test Xét nghiệm chức năng gan 9 Pregnancy and newborns tests Xét nghiệm thai và xét nghiệm trẻ sơ sinh 10 Multiple marker test Xét nghiệm sàng lọc đa chỉ số 11 Bilirubin level Nồng độ sắc tố da cam 12 Radiology tests Xét nghiệm X quang 13 Throat culture (strep screen) Cấy trùng cổ họng 14 Stool test Xét nghiệm phân 15 Urine test Xét nghiệm nước tiểu 16 Electroencephalography (EEG) Điện não đồ  (EEG) 17 Biopsies Sinh thiết 3. Ngành xét nghiệm y học ra làm gì ? Hiện nay ở nước ta, tại các bệnh viện từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, huyện đều có phòng xét nghiệm y khoa, điều này mở ra cơ hội việc làm cho nhiều cử nhân theo học ngành xét nghiệm. Sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí như bác sĩ, chuyên viên tư vấn, hướng dẫn xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở y tế, viện, phòng xét nghiệm, khoa xét nghiệm. Người đảm nhận công tác kỹ thuật xét nghiệm được gọi là kỹ thuật viên xét nghiệm. Vậy một kỹ thuật viên xét nghiệm phải đảm nhận những công việc gì? Hướng dẫn, giúp đỡ và chuẩn bị cho bệnh nhân thực hiện việc lấy các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, … bảo đảm thực hiện đúng kỹ thuật và chất lượng mẫu bệnh phẩm. Điều chế các loại thuốc thử, pha hóa chất dùng trong kiểm nghiệm. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, máy móc để tiến hành kiểm nghiệm. Thực hiện quy trình xét nghiệm đúng kỹ thuật, bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác. Thống kê, lưu trữ các kết quả xét nghiệm, chuyển kết quả xét nghiệm tới các khoa được yêu cầu. Tư vấn, giải thích cho cán bộ y tế, bác sĩ về kết quả xét nghiệm. Phân tích, nhận định kết quả xét nghiệm. Điều chỉnh, kiểm tra lại tính chính xác của kỹ thuật xét nghiệm và kết quả xét nghiệm. Bảo quản, giữ gìn dụng cụ , hóa chất dùng trong xét nghiệm. Hướng dẫn cho kỹ thuật viên xét nghiệm để họ làm quen với nghiệp vụ. Hiện nay, trên cả nước có nhiều trường đào tạo ngành xét nghiệm, trong đó, trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo chuyên ngành xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế với 100% số vốn đầu tư từ Nhật Bản. Khi học tập tại trường, sinh viên không chỉ được bồi dưỡng kiến thức và năng lực thực tiễn ngành nghề mà còn được rèn luyện đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp. Hi vọng qua bài viết

Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học là bao nhiêu?

Xét nghiệm y học là một ngành khá mới tại Việt Nam, song với những bước tiến vượt bậc của khoa học công nghệ ngày nay, hứa hẹn trở thành một ngành thu hút và hot trong mùa tuyển sinh những năm tới. Dưới đây là tổng hợp điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học  của một số trường đại học y khoa trên toàn quốc cho các em học sinh tham khảo để lựa chọn trường phù hợp với sức học của mình. Xem thêm: Ngành xét nghiệm y học là gì?  Học ngành xét nghiệm y học ra làm gì? 4 lưu ý quan trọng về ngành xét nghiệm y học dự phòng bạn cần biết 1. Ngành xét nghiệm y học thi khối nào? Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành xét nghiệm y học trải dài từ Bắc tới Nam nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực y tế trong điều kiện nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người dân ngày càng tăng. Hầu hết các trường đều xét tuyển một hoặc một số các khối môn thi sau: D07 (Toán – Hóa – Tiếng Anh); A00 (Toán – Lý – Hóa); A02 (Toán – Vật lý – Sinh học); B00 (Toán – Hóa – Sinh học); C08 (Ngữ Văn – Hóa học – Sinh học). Kì tuyển sinh năm 2018, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xét tuyển 04 khối thi bao gồm: A00 (Toán – Vật lý – Hóa học); A01 (Toán – Vật lý – Tiếng anh); B00 (Toán – Hóa học – Sinh học); D09 (Toán – Sinh học – Tiếng Anh). 2. Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học các năm qua giao động từ 15 – 26,5 điểm tùy thuộc vào các trường đại học trên toàn quốc. Nằm trong hệ thống ngành y khoa – một trong những ngành chưa bao giờ hết hot những năm qua, chính bởi vậy mà điểm chuẩn của ngành xét nghiệm y học thường khá cao, đặc biệt tại các trường y dược trên khắp cả nước. Bởi vậy, nếu bạn tự tin vào điểm số của mình thì hãy nộp vào các trường công lập, còn nếu không, hãy lựa chọn các trường tư thục. Đừng quá nặng nề suy nghĩ trường công hay trường tư mà hãy tìm hiểu, xem xét chương trình và chất lượng giảng dạy của các trường như thế nào. 3. Ngành xét nghiệm y học lấy bao nhiêu điểm? Dưới đây là bảng thống kê điểm chuẩn khoa xét nghiệm y học năm 2018 của một số trường đại học trên cả nước update tháng 09/2018: STT Tên trường Khối xét tuyển Điểm chuẩn năm 2018 1 Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam A00, A01, B00, D08 15 2 Đại Học Văn Lang A00, B00, D07, D08 18 3 Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng A00, B00 18 4 Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương B00 19.35 5 Đại Học Y Hà Nội 21.55 6 Đại Học Y Dược – Đại Học Huế 19.25 7 Đại học Trà Vinh A00 25.5 8 Đại Học Công Nghệ Đồng Nai 15 10 Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên B00 19.75 11 Đại Học Trà Vinh A00, B00 16.75 Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là một ngôi trường đào tạo cán bộ xét nghiệm y học theo tiêu chuẩn quốc tế với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Những năm qua, trường luôn giữ mức điểm chuẩn không quá cao, tạo cơ hội cho những em học sinh có học lực khá đam mê ngành xét nghiệm y học được học tập, nghiên cứu tại môi trường hiện đại, tiên tiến. Trên đây là một số thông tin về điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hãy tìm hiểu thật kỹ các tiêu chí và điểm chuẩn tuyển sinh trước khi quyết định đăng kí nguyện vọng bởi điều này ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các bạn sau này. Hi vọng với những thông tin này, các sĩ tử có thể lựa chọn cho mình ngành học yêu thích cũng như ngôi trường phù hợp với bản thân.  

Tìm hiểu về ngành xét nghiệm y học năm 2018

Trong hoạt động chẩn đoán và chữa trị bệnh, xét nghiệm y học là một hoạt động quan trọng không thể thiếu. Chính vì vậy ngành xét nghiệm y học cũng trở thành sự lựa chọn của nhiều thí sinh và phụ huynh trước ngưỡng cửa đại học. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngành xét nghiệm y học để theo đuổi ngành này một cách đúng đắn nhất. Xem thêm: Mã ngành xét nghiệm y học năm 2018 Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học Ngành xét nghiệm y học là gì? – Học xong ra trường làm gì? 1. Tìm hiểu ngành xét nghiệm y học Ngành xét nghiệm y học:  Đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình trạng sức khỏe con người cũng như phát hiện các vấn đề y tế một cách chính xác nhất. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm, từ đó phát hiện và đưa ra bằng chứng về tình trạng bệnh. Nhờ đó bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp chữa trị thích hợp cho bệnh nhân. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành xét nghiệm y học sẽ có cơ hội làm việc tại: Vị trí kỹ thuật viên xét nghiệm ở các bệnh viện, cơ sở y tế hay các phòng khám tư nhân. Đặc biệt, việc các công ty nước ngoài đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam cũng đưa đến cơ hội việc làm rộng mở cho những bạn trẻ theo đuổi ngành học này. Các cơ quan y tế khác như viện xét nghiệm Trung ương, phòng xét nghiệm, cơ quan/tổ chức môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. 2. Trường đại học có ngành xét nghiệm y học Xét nghiệm y học là một ngành quan trọng trong hệ thống y tế, tuy nhiên số lượng trường đào tạo ngành hiện nay tại Việt Nam là chưa nhiều. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành, các bạn có thể lựa chọn những địa chỉ đào tạo uy tín như sau: Miền Bắc: Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam; Đại học Y Hà Nội; Đại học Y Hải Phòng Miền Nam: Đại học Y Dược TP.HCM; Đại học Y Dược Cần Thơ; Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch Trong đó, trường Đại học Y khoa Tokyo là địa chỉ đào tạo ngành xét nghiệm y học được nhiều phụ huynh và học sinh lựa chọn bởi: Chương trình đào tạo của trường theo tiêu chuẩn quốc tế có sự kết hợp giữa phương pháp giảng dạy Nhật Bản và Việt Nam, trường hướng đến việc bồi dưỡng kiến thức và năng lực thực tiễn cho sinh viên. Các bạn sinh viên sau khi ra trường sẽ có khả năng chuyên môn đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với sự phát triển của toàn ngành. 3. Điểm chuẩn chuyên ngành xét nghiệm y học là bao nhiêu? Với đặc điểm thuộc các ngành y dược, ngành xét nghiệm y học có điểm chuẩn khá cao so với những ngành nghề khác. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về ngành xét nghiệm y học với bảng điểm chuẩn của các trường như sau: Trường có chuyên ngành xét nghiệm y học Điểm chuẩn chuyên ngành xét nghiệm y học Đại học Y Hà Nội 26.5 điểm Đại học Y Hải Phòng 24.5 điểm Đại học Y Dược TP.HCM 26.25 điểm Đại học Y Dược Cần Thơ 25 điểm Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch 25.75 điểm Trong đó điểm chuẩn chuyên ngành xét nghiệm y học tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam năm 2017 là 15 điểm theo tổ hợp các môn A00, A01, B00, D08. 4. Xét duyệt ngành xét nghiệm y học tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam tuyển sinh theo 2 phương thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bạn học sinh có ý định học tập tại đây: 4.1. Xét kết quả kỳ thi THPT Quốc gia Thí sinh cần tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 và tổng điểm các môn thi tổ hợp xét tuyển không thấp hơn ngưỡng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Bên cạnh đó, không có môn nào thuộc tổ hợp xét tuyển thấp hơn 1 điểm. Với hình thức này, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xét tuyển những tổ hợp môn sau: A00: Toán – Vật lý – Hóa học A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh B00: Toán – Hóa học – Sinh học D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh 4.2. Xét hồ sơ và phỏng vấn Đối với phương thức xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn, thí sinh phải đảm bảo đã tốt nghiệp THPT hoặc dự kiến tốt nghiệp năm 2018 với điểm trung bình học tập mỗi năm THPT đều ≥ 6,8 điểm. Thí sinh tham gia xét tuyển phải trải qua 2 vòng như sau: Vòng 1: Xét học bạ và bài tham luận về lý do chọn trường, chuyên ngành. Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp. Để nắm rõ hơn về phương thức và thời gian xét tuyển, bạn có thể tham khảo thông tin trên trang web chính thức của trường tại đây.  5. Chương trình học ngành xét nghiệm y học Đối với ngành xét nghiệm y học hệ đại học, chương trình học sẽ kéo dài 4 năm ở hầu hết các trường đại học có chuyên ngành này. Sinh viên ngành xét nghiệm điều dưỡng sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về cấu tạo, chức năng cơ thể con người; khoa học thông tin và kỹ thuật y học cũng như đại cương về xét nghiệm y học. Bên cạnh

Mã ngành xét nghiệm y học năm 2018

Xét nghiệm y học là thuộc hệ thống các ngành y khoa, đóng vai trò quan trọng với hành trình chăm sóc sức khỏe và sự phát triển của y học hiện đại. Rất nhiều thí sinh muốn theo đuổi ngành xét nghiệm nhưng lại không biết tìm hiểu ở đâu. Với mã ngành xét nghiệm y học 2018, bạn có thể trên website của Bộ Giáo dục – đào tạo và tra cứu thông tin về các trường tuyển sinh – đào tạo ngành học này. Xem thêm: Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học là bao nhiêu? Ngành xét nghiệm y học là học gì? Học ngành xét nghiệm y học ra làm việc ở đâu? 1. Mã ngành xét nghiệm y học 2018 Xét nghiệm y học là ngành học đặc thù mà sinh viên khi theo học ngành này được trang bị các kiến thức và kỹ năng để có thể kiểm tra, phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch, … nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bệnh, từ đó phát hiện, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Ở nước ta hiện nay, có tới 70% số quyết định y khoa dựa trên kết quả xét nghiệm. Chính vì vậy mà người ta thường coi xét nghiệm như cánh tay phải đắc lực của bác sĩ trong chăm sóc sức khỏe. Trong kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Mã ngành xét nghiệm y học là 7720601. Với mã ngành này, bạn có thể lên website tuyển sinh chính thức của Bộ, nhập mã ngành và tìm hiểu phương án tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng đào tạo ngành xét nghiệm y học. 2. Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học Điểm chuẩn mã ngành xét nghiệm y học luôn được đánh giá là khá cao so với mức điểm chung. Dưới đây là điểm chuẩn một số trường tuyển sinh, đào tạo ngành kỹ thuật xét nghiệm y học năm 2017: STT Mã trường Tên trường Điểm chuẩn 1 THU Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam 15 2 DCL Trường Đại học Cửu Long 15.5 3 DHY Đại học Y Dược – Đại học Huế 24.5 4 DKY Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương 23.75 5 DNC Đại học Nam Cần Thơ 15.5 6 DTY Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên 23.75 7 DVT Đại học Trà Vinh 25.5 8 HBU Đại học quốc tế Hồng Bàng 15.5 9 TTN Đại học Tây Nguyên 21.5 10 DCD Đại học Công nghệ Đồng Nai 15.5 11 TYS Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 25.75 12 YCT Đại học Y dược Cần Thơ 25 13 YDN Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng 24.5 14 YDS Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh 26.25 15 YHB Đại học Y Hà Nội 26.5 16 YKV Đại học Y khoa Vinh 19.5 17 YPB Đại học Y Hải Phòng 24.5 18 YTC Đại học Y tế cộng đồng 24.8   3. Học xét nghiệm y khoa ở đâu? Những năm gần đây, Bộ Y tế không ngừng khuyến khích và tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng đào tạo ra đội ngũ nhân lực cho ngành y, nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể thấy, hiện nay rất nhiều trường đại học tuyển sinh đào tạo ngành xét nghiệm y học từ Bắc tới Nam. Có thể kể đến: Miền Bắc: Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam; Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương; Đại học Y dược Hải Phòng; Đại học Y Hà Nội; Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; … Miền Trung: Đại học Y dược – Đại học Huế; Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng; Đại học Y khoa Vinh; … Miền Nam: Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh; Đại học Y dược Cần Thơ; Đại học Công Nghệ Đồng Nai; Đại học Cửu Long… Trong số đó, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học đào tạo ngành xét nghiệm y học theo tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm. Sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm cảm giác “du học tại chỗ”. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không chỉ quan tâm đến đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành mà còn chú trọng đến giáo dục y đức với sứ mệnh đào tạo đội ngũ cán bộ y tế mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho cộng đồng. Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài, sinh viên theo học tại trường có cơ hội tiếp xúc và nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Hằng năm, trường tổ chức hoạt động trao đổi sinh viên, đồng thời, mời các bác sĩ, giáo sư tại các bệnh viện, trường đại học Nhật Bản sang chia sẻ kinh nghiệm và trực tiếp giảng dạy. Trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên học tập, thi lấy chứng chỉ và làm việc tại Nhật Bản. Hằng năm cứ đến mỗi kỳ xét tuyển đều có không ít các bậc phụ huynh, thí sinh bối rối và băn khoăn về vấn đề trường học và ngành học. Hi vọng với những chia sẻ về mã ngành xét nghiệm y học 2018, điểm chuẩn và trường đào tạo như trên có thể giúp đỡ cho những thí sinh có đam mê với ngành học này.  

Giải đáp thắc mắc về ngành phục hồi chức năng

Trong ba vấn đề của Y tế bao gồm: Phòng bệnh, chữa bệnh, hồi phục chức năng và nâng cao sức khỏe thì ngành phục hồi chức năng  ra đời muộn hơn do điều kiện kinh tế và nhận thức của con người. Tuy vậy, ngành hồi phục chức năng đang dần khẳng định vị thế quan trọng của mình trong hệ thống y tế cũng như trong chăm sóc sức khỏe con người. Xem thêm: Học ngành hồi phục chức năng sau này làm gì? Cơ hội và nghề nghiệp phát triển ngành hồi phục chức năng ở Việt Nam 1. Ngành phục hồi chức năng là gì? Ngành phục hồi chức năng là một chuyên ngành y tế, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp y học, xã hội, giáo dục và kỹ thuật phục hồi nhằm hồi phục, cải thiện khả năng hoạt động bình thường của bệnh nhân không may bị khiếm khuyết, bệnh tật, suy giảm chức năng vận động của cơ thể. Mục tiêu giúp cho bệnh nhân hòa nhập vào các hoạt động thường ngày và không còn cảm thấy bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Các phương pháp chính trong việc hồi phục chức năng là các phương pháp trị liệu, được gọi chung là vật lý trị liệu. Do đó ngành còn hay được gọi là ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng để thể hiện sự quan trọng của vật lý trị liệu trong việc hồi phục chức năng. 2. Cử nhân phục hồi chức năng ra trường làm gì? Đặc điểm của ngành phục hồi chức năng là chăm sóc cho bệnh nhân ở hầu hết mọi lứa tuổi. Trong khi đó, thực tế cho thấy rằng những người qua 40 tuổi đều có nhu cầu chăm sóc và điều trị bằng vật lý trị liệu, hồi phục chức năng. Chính vì vậy, các bạn trẻ theo đuổi ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngày một nhiều.   Thông thường, ngành phục hồi chức năng hệ đại học sẽ trải qua 4 năm học. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể làm việc tại khoa phục hồi chức năng tại các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm phục hồi chức năng; các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật; các tổ chức dành cho người khuyết tật;… Cụ thể, các tân cử nhân được trang bị các kiến thức để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn như: Điều trị phục hồi đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khuyết tật và khiếm khuyết. Khám, lượng giá vật lý trị liệu phục hồi chức năng, các kỹ thuật vật lý cơ bản và chuyên sâu. Lập kế hoạch, phác đồ hồi phục chức năng cho bệnh nhân. Nghiên cứu, phát triển các phương pháp hồi phục chức năng. Cố vấn phương pháp trị liệu cho các bệnh viện. Tham gia các hoạt động y tế cộng đồng. 3. Học ngành vật lý trị liệu và phục hồi chức năng ở đâu? Ở nước ta có rất nhiều trường y khoa đào tạo ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng, nhưng một trong số các trường được sinh viên tin tưởng lựa chọn để theo đuổi ước mơ của mình đó là Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Đây là ngôi trường Y đầu tiên được đặt tại Việt Nam dưới sự liên kết của hai Chính phủ Việt – Nhật. Trường hướng tới đào tạo nguồn lực mang tính quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất, chương trình học chuẩn hiện đại của Nhật Bản. Sinh viên học tập tại trường được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực thực tiễn ngành nghề cho sinh viên để có thể chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho mọi người, đáp ứng nhu cầu vật lý trị liệu hồi phục chức năng ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học tiếng Nhật trong suốt 4 năm học đại học, giúp quá trình xin việc ở Nhật Bản được dễ dàng hơn. Với sứ mệnh “nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và tính nhân văn, giúp trau dồi tinh thần tự lập, tương trợ lẫn nhau“ của đội ngũ cán bộ y tế để “mang lại sức khỏe, hạnh phúc” cho cộng đồng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai có đam mê và muốn học ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Trên đây là những tìm hiểu cơ bản về ngành phục hồi chức năng, ngành có vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.  

Sinh viên ngành phục hồi chức năng làm gì sau khi ra trường?

Phục hồi chức năng là một trong những ngày cực hot hiện nay và nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ. Những kiến thức cơ bản về ngành này như ngành phục hồi chức năng làm gì, kỹ năng và kiến thức cần có của một sinh viên phục hồi chức năng cũng như lựa chọn nơi nào để theo đuổi ước mơ vào ngành là điều mà rất nhiều bạn tân sinh viên tương lai cần phải tìm hiểu. Xem thêm: Cơ hội và nghề nghiệp phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam 1. Ngành phục hồi chức năng làm gì? Học ngành phục hồi chức năng ra làm gì? Đó là câu hỏi mà bất cứ bạn trẻ nào cũng quan tâm khi tìm hiểu về ngành. Sau khi ra trường, bạn có thể làm việc tại khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện, trung tâm y tế, các trường đại học, cao đẳng y tế – phục hồi chức năng, trung tâm phục hồi chức năng, các bệnh viện y học cổ truyền, các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật hay tổ chức của chính phủ và phi chính phủ về hỗ trợ trẻ em khuyết tật. Công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng cụ thể như sau: Hướng dẫn người bệnh điều trị bằng các kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi thực hiện các quy trình. Các kỹ thuật chính được thực hiện trong ngành phục hồi chức năng là nhiệt trị liệu, điện trị liệu, laser trị liệu, xoa bóp… Thực hiện các kỹ thuật, lượng giá vật lý trị liệu phục hồi chức năng và các kỹ thuật thông thường, chuyên sâu cho người bệnh. Thực hiện lập kế hoạch điều trị và tiên lượng thời gian phục hồi cho người bệnh. Theo dõi tình hình tiến triển bệnh của bệnh nhân theo thời gian cụ thể đồng thời có những tác động vào tinh thần người bệnh như an ủi, động viên, hướng dẫn các điều trị bệnh. Phối hợp với các kỹ thuật viên phục hồi chức năng khác để thực hiện các kỹ thuật điều trị. Kiểm tra các trang thiết bị y tế trước khi đưa vào điều trị đồng thời quản lý máy móc và báo cáo cho cán bộ quản lý nếu máy móc có vấn đề trong quá trình sử dụng. 2. Những kiến thức kỹ năng nào sinh viên cần có khi học ngành phục hồi chức năng? Sinh viên học ngành phục hồi chức năng sẽ được đào tạo các kiến thức cơ sở và chuyên ngành thông qua các giờ học và thực hành. Các kiến thức cần có: Sinh viên học ngành phục hồi chức năng cần phải nắm được các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, nguyên lý kỹ thuật công nghệ cùng với các kiến thức chuyên môn để vận dụng vào thực tế trong quá trình thực hiện các kỹ thuật điều trị cho bệnh nhân. Sinh viên phải hiểu biết rõ về các quy tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị, đảm bảo thực hiện quy trình và vận hành máy móc an toàn đồng thời báo cáo cho cán bộ quản lý nếu máy móc có vấn đề, hỏng hóc. Sinh viên phải có kiến thức về phương pháp luận khoa học trong thực hành kỹ thuật, học tập, nghiên cứu khoa học. Sinh viên cần phải tìm hiểu về pháp luật và các chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân để có thể tham gia các hoạt động y tế cộng đồng, từ thiện. Sinh viên ngành phục hồi chức năng cần phải biết ngoại ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, …) để không chỉ làm việc tại Việt Nam mà còn nâng cao cơ hội làm việc tại nước ngoài sau khi ra trường. Kỹ năng: Thiết lập các kỹ thuật khám – lượng giá vật lý trị liệu phục hồi chức năng và thực hiện các quy trình một cách thành thạo, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Vận hành máy móc một cách thành thạo, cẩn thận, bảo quản trang thiết bị dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Sinh viên học ngành phục hồi chức năng cần phải có khả năng làm việc nhóm, khả năng phối hợp và chia sẻ công việc với đồng nghiệp để thực hiện các kế hoạch hồi phục cho bệnh nhân. Đây là kỹ năng mà rất nhiều sinh viên ngành phục hồi chức năng còn thiếu. 3. Trường Đại học Y khoa Tokyo – nơi chắp cánh cho ước mơ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được coi là nơi mà các bạn sinh viên có thể du học Nhật Bản ngay tại đất nước mình. Đây là ngôi trường Y khoa đầu tiên được xây dựng trên nền tảng liên kết, hỗ trợ của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Tại ngôi trường danh giá này, các bạn sinh viên sẽ được học tập và đào tạo bởi các giảng viên hàng đầu ngành y của Nhật Bản và Việt Nam, những người sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức chính xác về ngành học cùng những kinh nghiệm, kỹ năng khi vào nghề. Trường luôn chú trọng về cơ sở vật chất để các sinh viên có thể học tập trong một môi trường đầy đủ và hiện đại nhất. Hơn 80 bàn máy tính được mở trong cả giờ học và giờ tự học, phòng thực hành dụng cụ chỉnh hình, thực hành phục hồi chức năng vật lý trị liệu có đầy đủ thiết như tay, chân giả, xe đạp thể dục, thang song song đi bộ, các loại máy vận động, … giúp sinh viên được thực hành một cách

Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu?

Ngành phục hồi chức năng là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong y tế hiện nay, đây cũng là ngành rất được chú trọng đào tạo tại các trường y trong những năm gần đây. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng  nhằm giúp các em học sinh có nguyện vọng theo học ngành phục hồi chức năng sẽ có căn cứ để đưa ra quyết định chọn trường Đại học phù hợp với mình. Xem thêm: Những điều cần biết về ngành hồi phục chức năng Sinh viên ngành phục hồi chức năng làm gì sau khi ra trường? Phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam- Cơ hội và nghề nghiệp 1 Ngành phục hồi chức năng thi khối nào? Các bạn tân sinh viên muốn theo học ngành phục hồi chức năng sẽ theo thi theo 2 khối A và B.  Khối A: Toán – Lý – Hóa. Khối B: Toán – Hoá – Sinh. Cách thức xét tuyển vào ngành phục hồi chức năng của các trường Đại học sẽ căn cứ vào điểm thi của các môn học khối A và khối B của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia. Thí sinh trúng tuyển phải đạt điều kiện có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển ngành phục hồi chức năng lớn hơn hoặc bằng điểm sàn theo Quy định của Bộ GD&ĐT: Toán – Lý – Hoá, Toán – Hoá – Sinh và điểm đó phải lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của trường Đại học mà bạn nộp đơn dự tuyển. 2. Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng Mức điểm chuẩn của ngành ngành phục hồi chức năng được đánh giá là khá cao trong những năm gần đây và có sự chênh lệch từ 1-2 điểm qua các năm, giao động từ 21 – 24,25 điểm và có sự thay đổi cụ thể tại từng trường Đại học. Dưới đây là điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của một số trường Y dược từ năm 2015 – 2017: Trường Đại học Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đại học Y dược TPHCM 23,25 22 24,25 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương 22,25 21 22 Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng 21,75 22,5 23,5   3. Ngành phục hồi chức năng đại học lấy bao nhiêu điểm?       Trước khi nộp đơn dự tuyển vào một trường Đại học, Cao đẳng, chắc chắn các bạn tân sinh viên tương lai sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về ngành nghề, điểm chuẩn của trường qua các năm và so sánh với các trường trong cùng lĩnh vực với nhau. Dưới đây là bảng điềm chuẩn ngành phục hồi chức năng năm gần nhất 2017 của một số trường Y khoa nổi tiếng, những số liệu này sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo trước khi lựa chọn nộp vào ngôi trường phù hợp: STT Tên trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam A00, A01, B00, D08 18 2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh B00 24.25 3 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương B00 22 4 Đại học Quốc tế Hồng Bàng A00, B00, D09 15.5 Trong số các ngôi trường Y dược ở trên, mức điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được cho là ở mức vừa sức với nhiều bạn học sinh có học lực khá trở lên có thể đạt được. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi đã giúp các bạn học sinh và phụ huynh biết được tổng quan điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của các trường đại học Y khoa nổi tiếng tại Việt Nam để đánh giá khả năng của mình và có cơ sở để quyết định chọn ngôi trường phù hợp với chính các em.