Tìm hiểu về vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng

Điều dưỡng là một hoạt động thuộc lĩnh vực y học với nhiệm vụ chính của điều dưỡng viên là chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt trong phục hồi chức năng, điều dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân đạt được kết quả trị liệu tích cực nhất. Bài viết về vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động điều dưỡng trong lĩnh vực này.
Xem thêm:

1. Khái quát về ngành điều dưỡng

Chuyên gia Nhật hướng dẫn học viên điều dưỡng Việt Nam

Ngành điều dưỡng có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực y khoa, là hoạt động kiểm tra tình trạng bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình điều trị cho đến khi phục hồi hoàn toàn. Bên cạnh đó, những người điều dưỡng viên còn đóng vai trò như những người bạn chia sẻ, trò chuyện với người bệnh, giúp học giải tỏa các lo lắng và thúc đẩy quá trình phục hồi.

Một số nhiệm vụ chính của người điều dưỡng có thể kể đến như theo dõi, giám sát tình trạng bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc; thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe; lập kế hoạch giúp bệnh nhân và gia đình phòng ngừa tái bệnh,…

Điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng sẽ có vai trò đặc biệt khi học sẽ giúp đỡ người bệnh thực hiện các hoạt động phục hồi, giảm những khó khăn do khuyết tật gây nên và giúp người bệnh hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng.

2. Vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng

Vai trò của điều dưỡng rất quan trọng

Phục hồi chức năng là một lĩnh vực đặc biệt khi bệnh nhân sẽ bị giảm hoặc mất các chức năng của cơ thể, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy điều dưỡng phục hồi là một quá trình chăm sóc và phục hồi lâu dài, yêu cầu những hoạt động hỗ trợ đa dạng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động phục hồi.

Vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng là cực kỳ quan trọng khi điều dưỡng viên là những người ở bên cạnh chăm sóc người bệnh trong quá trình phục hồi. Đặc biệt khi người bệnh gặp vấn đề về chức năng thì điều dưỡng viên sẽ là cầu nối của họ với bác sĩ cũng như cộng đồng. Nếu không có hoạt động điều dưỡng, người bệnh có thể khó khăn khi phục hồi cũng như khi hòa nhập trở lại với cộng đồng, xã hội.

3. Nhiệm vụ của ngành điều dưỡng trong phục hồi chức năng

Nhiệm vụ của điều dưỡng là khá nặng

Bên cạnh nhiệm vụ thông thường của điều dưỡng viên, hoạt động điều dưỡng trong phục hồi chức năng còn có một số nhiệm vụ đặc biệt khác. Những nhiệm vụ chính sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động điều dưỡng trong quá trình phục hồi chức năng.

  • Lập kế hoạch và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
  • Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động phục hồi như vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu,…
  • Phối hợp với bác sĩ đề ra và thực hiện các biện pháp phục hồi phù hợp, hiệu quả cho người bệnh.
  • Giáo dục hướng dẫn cho người bệnh và gia đình cách chăm sóc và tự chăm sóc, giảm tác động của khuyết tật lên, giúp người bệnh thuận lợi hơn trong cuộc sống thường ngày.
  • Chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh giúp họ xua tan lo lắng và nỗi sợ do thương tật để lại cũng như thoải mái hơn trong quá trình hồi phục sức khỏe.
  • Tạo không khí thoải mái, dễ chịu trong suốt thời gian trị liệu, đưa đến kết quả phục hồi tốt nhất.
  • Giải thích, giáo dục cho người thân và mọi người xung quanh hiểu và đồng cảm với người khuyết tật, giúp học hòa nhập xã hội nhanh chóng hơn.

4. Yêu cầu đối với nhân viên điều dưỡng phục hồi chức năng.

Yêu cầu với điều dưỡng khá cao

  • Đầu tiên, nhân viên điều dưỡng phục hồi chức năng phải có kiến thức chuyên môn vững chắc trong hoạt động điều dưỡng cũng như phục hồi chức năng. Đây là cơ sở để điều dưỡng viên thực hiện đúng và đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự phục hồi tốt nhất cho người bệnh.
  • Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cũng phải là người có tinh thần trách nhiệm, có lòng yêu nghề và khả năng ứng biến với các tình huống để đối mặt với một công việc khá vất vả như điều dưỡng phục hồi.
  • Một yêu cầu quan trọng khác đối với điều dưỡng viên phục hồi chức năng đó là sự nhạy cảm và sự linh hoạt để đáp ứng những nhu cầu về thể chất và tình cảm của người bệnh, giúp họ có tinh thần tốt nhất để thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng.

Điều dưỡng phục hồi là một hoạt động không thể thiếu trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh. Với vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng, điều dưỡng viên thực sự là nhân tố quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân.

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.