February 2020

A FEW PAGES SUMMARY FROM MY DIARY MỘT VÀI DÒNG TÓM TẮT TỪ NHẬT KÝ CỦA TÔI

     Làm việc tại THUV thực sự là đáng giá. Giao tiếp với các sinh viên thân yêu là niềm vui lớn nhất của tôi. Nhưng mà, vẫn phải có một thời gian gián đoạn một tuần liền, đó chính là kì nghỉ Tết. Điều giúp tôi cảm thấy không tồi đối với kì nghỉ dài này đó chính là các bạn sinh viên rất vui vẻ. Tại sao lại không vui chứ? Đó là sự kiện dài nhất và lớn nhất trong năm. Là Tết âm lịch. Các sinh viên của tôi sẽ đi thăm hỏi họ hàng, ăn các món ngon, ghi dấu những kí ức đẹp cùng các thành viên trong gia đình, và quan trọng nhất là KHÔNG PHẢI HỌC BÀI ?. Mặc dù một nhóm sinh viên của tôi có bài thi sau tết, nhưng tôi hi vọng sẽ không phá hủy kì nghỉ vui vẻ của các bạn ấy. Các bạn có thể học trong thời gian này. Thực ra, đôi lúc tôi cảm thấy hài lòng vì các bạn có thể có được cơ hội nắm bắt tài liệu khóa học hiệu quả hơn. Tôi cũng cố gắng tận hưởng kì nghỉ Tết mặc dù nơi tôi ở đã biến thành một khung cảnh yên tĩnh. Hầu hết mọi người đều về quê ở một tỉnh khác. Không có người và xe chuyển động trên đường, tất cả cửa hàng đều đóng cửa. Nhưng vẫn có một loại cảm giác bình yên ẩn giấu mang lại niềm vui và một chút tâm tư. Kì nghỉ tết đã kết thúc rồi và chúng tôi đã sẵn sàng quay lại trường học. Nhưng có một kì nghỉ khác đang đợi chúng ta. Đại dịch virus Corona đã tấn công Trung Quốc và đang lan rộng khắp thế giới. Thật là buồn. Nhưng chúng tôi vẫn phải quay lại trường làm việc mà không có sinh viên ở đây. Sinh viên không được triệu tập đến trường vì lo ngại sự lây lan của virus. Không gian trường đại học trở nên yên tĩnh và thiếu đi năng lượng của các bạn sinh viên trẻ. Tôi hi vọng sự bùng phát virus Corana sẽ nhanh chóng được xử lý để mọi thứ sẽ trở lại bình thường, và tôi cũng hi vọng chúng ta sẽ có một năm 2020 đầy triển vọng. CÁC BẠN SINH VIÊN THÂN YÊU, CHÚNG TÔI RẤT NHỚ CÁC BẠN. TRƯỜNG HỌC SẼ KHÔNG CÒN LÀ TRƯỜNG HỌC NẾU THIẾU CÁC BẠN. Working at THUV is so rewarding. Communicating with dear students is one of my best joys. But there it is, there will be a break for one whole week. It is the TET Holiday. What makes me not feeling bad about this long break is that the students are happy. Why not be happy? It is the longest and biggest event of the year. It is the lunar New Year. They will be visiting their close relatives, eating delicious food, registering nice memories with their family members, and most importantly, NO STUDYING ? Although a group of my students has their final exam after the TET, I hope  I am not ruining their holiday enjoyment. They might be studying during this period. Actually, and somehow,  I feel good about this because they have earned an opportunity to grasp the course material more efficiently. I have tried to enjoy the TET holiday as well although the place has turned into a so quiet setting. Most people left going to their families in another province. No people or cars moving around on the streets and all stores are closed. But there was that some kind of hidden peaceful feeling that provides enjoyment and a piece of mindset. The TET holiday was over and here we are ready to go back to university. But another break was waiting for us. The coronavirus outbreak that has attacked China and spread all over the whole world. So sad.  But here we are going back to work already but no students are there. Being afraid of the spread of the infection, students were not allowed to convene to the university. The university environment is so quiet, and the young Vietnamese students’ energy is missing. I hope this coronavirus outbreak will be resolved soon and everything goes back to its normal and I hope we have a promisable year of the 2020. WE MISS YOU, DEAR STUDENTS. THE UNIVERSITY IS NOT THE SAME WITHOUT YOU. Dr. Raghda Shukri *********************************************************************** Giới thiệu giảng viên  Cô Raghda là hiện đang giữ chức vụ Trưởng khoa Điều dưỡng tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô phụ trách giảng dạy các giờ học khoa Điều dưỡng và các giờ học chuyên ngành y liên quan cho sinh viên các khoa. Ngoài ra cô còn đảm trách giảng dạy môn ngoại ngữ Tiếng Anh cho sinh viên tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Head of Nursing Department. Teaching Nursing courses and other health related courses to students of other university departments. Teaching English as a Foreign Language to students of all university departments. *********************************************************************** TỔ CHỨC OPENDAY THUV 8/3 ***********************************************************************

LỄ HỘI BÚP BÊ Ở NHẬT (Ngày 3 tháng 3 hàng năm)

Lễ hội búp bê là lễ hội được tổ chức để cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc cho các bé gái.Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc hình thành lễ hội búp bê lưu truyền trong dân gian. Nhưng không ai biết rõ truyền thuyết nào là chính xác. Mà người dân Nhật chỉ biết rằng, lễ hội búp bê ở Nhật bắt nguồn từ thời xa xưa, và bắt đầu từ những bé gái trong tầng lớp quý tộc, sau này mở rộng ra dân gian.   Ban đầu thì những con búp bê được làm bằng rơm và mang thả xuống sông với ý nghĩa: những điều xấu sẽ theo hình nhân búp bê chảy theo dòng sông, trách xa những đứa trẻ. Sau đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì người ta không mang búp bê đi thả sông nữa mà họ chế tạo những hình búp bê hina xinh đẹp để trưng bày trong nhà. Cùng với việc trưng bày búp bê hina thì vào ngày lễ các bé gái thường mời bạn bè của mình đến nhà chơi và thưởng thức các món ăn truyền thống. Các món truyền thống mà người dân Nhật thường ăn trong ngày lễ là chirashizushi với nguyên liệu là tôm (có râu già và lưng cong) tượng trưng cho việc sống thọ, có ngó sen với nhiều lỗ bên trong tượng trưng cho sự thấu đáo trong suy nghĩ, có đậu, đỗ tượng trưng cho sự khỏe mạnh và làm việc chăm chỉ. Đồ ăn với nghêu: với ý nghĩ bé gái sẽ tìm được người phù hợp với mình giống như 1 cặp vỏ của loài nghêu.   Tác giả: Đinh Thị Liễu Cô Đinh Thị Liễu hiện đang là giảng viên Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô có kinh nghiệm làm việc 4 năm tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi tại Nhật. TỔ CHỨC OPENDAY THUV 8/3

日本の行事 ~豆まき~ NGÀY LỄ CỦA NHẬT – NGÀY NÉM HẠT ĐẬU MAMEMAKI

Xin chào các bạn! Tôi tên là Suzuki, hiện đang phụ trách giảng dạy bộ môn Khoa học cơ bản tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Nếu kể về lễ hội của Nhật vào tháng 2 thì không thể không nói đến Ngày ném hạt đậu Mamemaki (hay còn gọi là Lễ Tiết phân). Các bạn biết đấy, ngày Lập xuân được xem là ngày bắt đầu của mùa xuân, còn Tiết phân được dùng để nhắc tới ngày trước ngày Lập xuân. Năm nay Lễ Tiết phân là ngày 3/2. Trong ngày Lễ Tiết phân, người Nhật sẽ trang trí nhành đông thụ và đầu cá mòi, những thứ ma quỷ rất ghét ở khu cửa ra vào và vừa ném hạt đậu vừa nói “Oni wa soto, Fuku wa uchi” (Quỷ hãy ở bên ngoài, May mắn hãy ở lại trong nhà) để cầu nguyện cho một năm khỏe mạnh, bình an. Tại các trường mẫu giáo, trong ngày này, bạn có thể thấy cảnh lũ trẻ ném đậu vào người mang mặt nạ đóng giả ma quỷ. Còn ở các đền, chùa lớn, các vận động viên thể thao và các nghệ sĩ thường tới ném hạt đậu khiến cho rất nhiều người tập trung lại thật đông đúc. Ở nhà, vào buổi tối mọi người sum vầy cùng nhau ném hạt đậu và sau đó ăn số hạt đậu bằng đúng số tuổi của mình, uống thứ trà có hạt đậu nành rang bên trong, có tên gọi là Fukucha (Trà may mắn). Lễ Tiết phân kết thúc thì có thể nói là mùa xuân bắt đầu, nhưng trên thực tế thì khoảng tháng 1, tháng 2 ở Tokyo là khoảng thời gian lạnh nhất trong năm, có cả tuyết rơi nữa. Phải đến giữa tháng 3, khi hoa anh đào bắt đầu nở thì mùa xuân mới thực sự tới các bạn nhé! こんにちは. 基礎教育を担当している鈴木敦子です. 日本での2月の行事といえば,豆まきです. 立春は春が始まる日ですが,節分は立春の前日で,今年は2月3日です. 節分には,鬼が嫌うヒイラギとイワシを玄関に飾り,「鬼は外,福は内」と言いながら豆をまき,1年間の無病息災を願います. 保育園では,園児が豆をまいて鬼のお面をつけた人を追い払う光景がみられます. 大きなお寺や神社では,スポーツ選手や芸能人が豆をまき,多くの人で賑わいます. 家では,夜,家族そろって豆まきをしますが,その後に,自分の年の数だけ豆を食べ,豆を入れた「福茶」を飲みます. 節分が終わると春が始まるはずですが,実際には1~2月は東京で一番寒い時期で,雪が降ることもあります. 3月の半ば頃になると桜が咲きはじめ,本格的な春が訪れます.   TS. Suzuki Atsuko **************************** Giới thiệu tác giả 作者紹介 Cô Suzuki Atsuko bắt đầu công tác tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam từ tháng 4/ 2018. Chuyên môn của cô là ngành Sinh lý học và hiện cô đang viết sách giáo khoa (tiếng Nhật) môn Sinh lý học. Cô Suzuki đã được Hội sinh lý học Nhật Bản công nhận là Nhà giáo giảng dạy Sinh lý học ưu tú. 2018年の4月から東京健康科学大学ベトナムに勤めています. 専門は生理学で,教科書を執筆している他,日本生理学会から生理学エデュケーターに認定されています. **************************** TỔ CHỨC OPENDAY THUV 8/3

THÔNG BÁO VỀ VIỆC PHÒNG TRÁNH DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19 TẠI THUV

Gửi tới cán bộ giảng viên, sinh viên THUV PHÒNG TRÁNH NHIỄM BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID – 19 Như cán bộ giảng viên, sinh viên đã biết, tình hình quan ngại về việc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID – 19 lan rộng. Đường lây truyền: được cho là lây truyền qua tiếp xúc, lây truyền qua các các giọt bụi nước chứa virus được hòa tan trong không khí (lây nhiễm qua aerosol), lây truyền qua không khí. Các nội dung dưới đây cán bộ giảng viên, sinh viên cũng đều đã biết, tuy nhiên để đảm bảo sự an toàn – phòng tránh nhiễm bệnh cho sinh viên và cán bộ giảng viên, kính mong cán bộ giảng viên, sinh viên hãy đọc kỹ và thực thiện triệt để các biện pháp phòng tránh. Giữ ngón tay/bàn tay của bạn sạch sẽ, không chạm tay lên mặt 1.1. Cố gắng một cách tối đa không chạm vào các vật không phải của mình. VD: tay vịn cầu thang, tay vịn – nút ấn thang máy, nắm tay cửa, điện thoại – máy tính của người khác… Luôn nhận thức rằng「tay của chính bản thân mình cũng có thể có nguồn lây nhiễm」và không nên chạm tay của mình lên mắt, mũi, miệng. Nếu dụi mắt (niêm mạc) bằng tay có mầm bệnh sẽ bị lây nhiễm. 1.2. Rửa tay thường xuyên, liên tục không chỉ khi đi vệ sinh hay trước khi ăn Sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Sau khi rửa tay dưới vòi nước chảy sử dụng khăn giấy (hoặc khăn tay sạch) lau khô nước. 1.3. Không tiếp xúc với người khác một cách bất cẩn (không chú ý) Không khoác tay, cầm tay, bá vai… người khác nếu không cần thiết. Duy trì việc sử dụng khẩu trang phù hợp, ho và hắt xì hơi đúng cách: giọt nước bọt có thể bay xa tới 2m 2.1 Đeo khẩu trang Đeo khẩu trang che kín từ mũi tới cằm. Không sờ vào mặt trước của khẩu trang. Thay khẩu trang tối thiểu 1 ngày 1 lần. 2.2 Ho và hắt xì hơi đúng cách Khi ho hay hắt xì hơi mà không đeo khẩu trang hãy sử dụng khăn tay (khăn mùi xoa) – khăn hoặc khuỷu tay/tay áo để che miệng và mũi. Thông khí một cách phù hợp  Mở của phòng học 1h một lần để thông khí. Khi có triệu chứng phải nghỉ ngơi và đi khám tại các cơ sở y tế phù hợp Triệu chứng chủ yếu: sốt trên 37.5 ℃, cảm giác mệt mỏi, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đau các khớp, đau họng, mắt đỏ – ngứa… Khi có triệu chứng mà vẫn đi làm, trường hợp có nhiễm COVID-19 thì sẽ làm phát tán vi rút ra môi trường xung quanh gây nguy hiểm cho sinh viên và cán bộ giảng viên khác. Cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của dịch, không để lại bệnh nặng Trường hợp bản thân cán bộ giảng viên, sinh viên hoặc người sống chung xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp COVID – 19, hoặc đã được chẩn đoán thì phải báo cáo theo trình tự dưới đây: Sinh viên: Sinh viên (hoặc người nhà) → Giáo viên chủ nhiệm → Ban học sinh viên → Ban giám hiệu. Cán bộ giảng viên: Bản thân cán bộ giảng viên (hoặc người nhà) → Ban học sinh sinh viên → Ban giám.  Trường hợp khẩn cấp báo cáo về Hotline 0868 217 406   Ngày 01 tháng 02 năm 2020 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Ban học sinh sinh viên

TẬP HUẤN PHÒNG TRÁNH DỊCH CORONA TẠI THUV?‍⚕️?

Để đảm bảo an toàn cho sinh viên khi trở lại học tập, vừa qua Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã tổ chức tập huấn về phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona cho toàn thể cán bộ giảng viên nhà trường.?? ?‍⚕️ Trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, buổi tập huấn được tổ chức nhằm kịp thời cập nhật những thông tin chuyên môn mới nhất, qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ giảng viên có khả năng phản ứng nhanh với các tình huống có thể xảy ra, đồng thời tăng cường kiến thức, kỹ năng để triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, quyết tâm kiểm soát, không để phát sinh dịch, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho toàn thể sinh viên THUV. Là trường đại học thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe, hơn ai hết toàn bộ cán bộ nhân viên và sinh viên THUV luôn ý thức được rằng muốn chăm sóc người bệnh thì trước tiên các cán bộ y tế phải ý thức được việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và người thân là điều vô cùng quan trọng. Chúc các bạn sinh viên và toàn thể quý vị luôn mạnh khỏe – có đầy đủ kiến thức để phòng tránh COVID-19 cho bản thân và gia đình. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ************************************************************************* TỔ CHỨC OPENDAY THUV 8/3 *************************************************************************

Tập thể dục trong Ecopark エコパークでのトレーニング

Tôi tên là Endo. Khi tôi 30 tuổi, tôi đã sống ở Mỹ. Tôi là trợ lý giáo sư tại Đại học Chicago. Nhiều người ở MỸ rất thích tập thể dục. Tôi bắt đầu tập thể dục vì tôi đã được truyền cảm hứng từ họ. Ngày nay thì việc tập thể dục đã trở thành sở thích của tôi. Tôi thích tập luyện cho cơ ngực lớn. Bạn có thể luyện tập cho cơ ngực lớn của mình bằng bài tập “nâng tạ” để giống như bức hình dưới đây. Chú ý nhịp thở trong lúc tập luyện là điều quan trọng. Thở ra lúc nâng thanh tạ và hít vào lúc hạ xuống. Thêm vào đó, quan trọng là phải để tâm vào cơ bắp. Nếu bạn tới THUV, tôi sẽ giảng bài cho bạn bằng tiếng Anh, bằng tiếng Nhật và tiếng Việt. Thêm vào đó, tôi có thể dạy bạn cách để luyện tập cho cơ ngực lớn. 私の名前は遠藤です。 私は30歳の時にアメリカに住んでいました。 私はシカゴ大学の講師をしていました。 多くのアメリカ人は運動をすることが好きです。 私は彼らに影響されて、運動を始めました。 今ではトレーニングが趣味となりました。 私は大胸筋のトレーニングが好きです。 大胸筋は、写真にあるような、「押す」運動で鍛えます。 トレーニングの間は呼吸に注意することが重要です。 バーベルを挙げる時に息を吐き、戻す時に息を吸います。 さらに、筋肉を意識することも重要です。 もしあなたがTHUVに入学すると、私はあなたに英語、日本語、ベトナム語で講義を行います。 さらに、大胸筋の鍛え方も教えて差し上げます。 TS. ENDO TAKAYUKI ✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍ 作者紹介 Giới thiệu tác giả Thầy Endo hiện đang giảng dạy các môn chuyên ngành khoa học y tế như: giải phẫu, sinh lý học, bệnh lý học và điều trị. Tại Nhật, thầy là một bác sĩ nha khoa. Ngoài ra, thầy còn là một nhà nghiên cứu khoa học. Chuyên ngành của thầy là khoa học thần kinh, đặc biệt là chức năng sinh lý của thân não. Sau một thời gian sang Việt Nam công tác thầy đã trang bị cho mình một lượng tiếng Việt tốt để có thể giao tiếp và phục vụ công tác giảng dạy tại THUV (Phần tiếng Việt trong bài viết là do chính bản thân thầy tự viết)  遠藤先生はTHUVにて医学を教えています。解剖学、生理学、病理学、治療学などです。 日本で歯科医師をしながら、研究者も実施しています。 先生の専門は心身健康科学です。特に脳幹の生理機能の研究です。ベトナム出張のきっかけにベトナム語を習い、現在ベトナム語で日常会話・授業等も行っています(記事は筆者が書いたそのものです) ✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍✍ OPENDAY THĂM QUAN TRẢI NGHIỆM TẠI THUV https://tokyo-human.edu.vn/to-chuc-openday-thuv-8-3/

TỔ CHỨC OPENDAY THUV 8/3

Nhằm truyền tải tới các bạn thí sinh, quý bậc phụ huynh nhưng thông tin mới nhất về TUYỂN SINH NĂM 2020 trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo tổ chức OPENDAY THĂM QUAN TRẢI NGHIỆM TẠI THUV nội dung như sau: Thời gian: từ 9:00 đến 11:30 ngày chủ nhật 8/3/2020 Địa điểm; Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam – khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên ?? KHI THAM GIA BẠN SẼ ĐƯỢC GÌ ?? ✍ Được giới thiệu về các ngành nghề đào tạo của nhà trường, trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại phục vụ việc học tập cũng như tham quan khuôn viên, các khu giảng đường và phòng thực hành tiền lâm sàng. ✍✍ Được các chuyên gia Nhật Bản cung cấp thông tin mới nhất và toàn diện nhất về trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, từ đó học sinh trung học phổ thông có những định hướng đúng đắn trong việc chọn ngành học đại học phù hợp với sở thích và đam mê của bản thân. ✍✍✍ Được tư vấn những thông tin mới nhất liên quan tới tuyển sinh. ✍✍✍✍ Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 nhà trường sẽ có chương trình đặt biệt danh cho tất cả quý khách tham gia. ĐĂNG KÝ THAM GIA TẠI ĐÂY (Click vào đây)   Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline 0868 217 406 hoặc số máy bàn 024 6664 0325 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV)

THUV-Hướng dẫn cách sử dụng đúng các chất sát khuẩn tay

QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ VIỆC VỆ SINH, KHỬ TRÙNG LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUT CORONA Quy tăc ứng xử khi ho, hắt hơi Ho là triệu chứng chính của những người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi ho hoặc hắt hơi thì sẽ đưa ra ngoài môi trường các giọt nhỏ, trong đó có chưa virus, vi khuẩn gây bệnh. Từ đó truyền bệnh sang người khác. Chính vì vậy, để tránh làm lây lan bệnh cho người đối diện thì khi ho hoặc hắt hơi nên che lại. Khi ho hoặc hắt hơi thì dùng những vật dụng như khăn giấy che miệng và mũi. Nguồn bệnh sẽ dính vào khăn giấy đã sử dụng nên sau khi sử dụng xong thì vứt ngay vào thùng rác Khi ho, hắt hơi kéo dài thì nên sử dụng khẩu trang Khi đeo khẩu trang thì phải đảm bảo khẩu trang che kín miệng và mũi. Khi có cơn ho hoặc cơn hắt hơi trong lúc không đeo khẩu trang thì không dùng tay che mà nên dùng mặt trong cua ống tay áo phía trên. Trường hợp dùng tay che thì ngay sau khi ho, hắt hơi nên rửa tay ngay.  Những điểm cần chú ý trước khi rửa tay  Cắt ngắn móng tay  Tháo đồ trang sức như đồng hồ, nhẫn…  Những nơi vết bẩn dễ bám lại  Đầu ngón tay, móng tay  Kẽ ngón tay  Vùng quanh ngón tay cái  Cổ tay, Nếp gấp cổ tay   Lấy dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng vào lòng bàn tay     Chà hai lòng bàn tay vào nhau       Chà các đầu ngón tay, móng tay.          Chà các kẽ ngón tay.      Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.      Đừng quên rửa cổ tay **************************************************************** Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam  

❓❓ NÊN DÙNG CỒN 70 ĐỘ HAY 90 ĐỘ ĐỂ SÁT KHUẨN NHANH❓❓

Suckhoedoisong.vn – Tôi có đọc hướng dẫn trên mạng về việc dùng cồn để rửa tay hoặc sát trùng các vật dụng phòng bệnh trong mùa dịch do nCoV. Tuy nhiên, có lúc tôi đọc được hướng dẫn dùng cồn 90 độ, có lúc lại hướng dẫn cồn 70 độ mới có tác dụng. Xin cho biết dùng loại cồn nào là thích hợp nhất? Nguyễn Thu Hà (Hà Nội) Bạn Hà thân mến, đúng là nếu đọc trên mạng thì thông tin thường bị nhiễu và giải thích không được kỹ nên nhiều người còn thắc mắc. Về câu hỏi của bạn, tôi được giải thích như sau: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cồn có tác dụng kháng khuẩn là do cồn gây biến tính protein của vi khuẩn, virus. Một số vi khuẩn như: Trực khuẩn mủ bị giết trong 10 giây bởi cồn có từ 30-100 độ; Serratia marcescens, E. coli (vi khuẩn hay gây tiêu chảy); Salmonella typhosa  bị giết trong 10 giây bởi cồn có nồng độ từ 40-100 độ. Các vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Streptococcus pyogenes bị giết sau 10 giây bởi cồn là 60 độ. Cồn từ 60-80 độ cũng là một tác nhân diệt virus mạnh làm bất hoạt các virus lipophilic (herpes, virus cúm…). Nhiều virus ưa nước (ví dụ: adenovirus, enterovirus, rhovirus và rotavirus…). Như vậy, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau. Như vậy, chúng ta cũng dễ nhận thấy với một số loại vi khuẩn, virus hay gặp thì nên dùng cồn có nồng độ từ 60 – 80 độ sẽ cho hiệu quả tối ưu. Trong thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Điều này còn được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh nên thời gian không đủ để có tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ. Vậy nên tôi khuyến cáo nên dùng cồn 70 độ, không nên dùng cồn 90 độ để sát khuẩn nhanh. Cũng cần phải nói thêm, việc sát khuẩn nhanh chỉ là biện pháp hỗ trợ trong việc giảm lây nhiễm virus. Tốt nhất vẫn là rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp khác. Việc cắt nhỏ bánh xà phòng hay mang theo những miếng xà phòng size nhỏ khi ra ngoài để sử dụng cũng là biện pháp dễ làm và mang lại hiệu quả cao. BS. Đào Trường Giang **************************************************************** Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tê) https://suckhoedoisong.vn/nen-dung-con-70-do-hay-90-do-de-sat-khuan-nhanh-n168624.html?fbclid=IwAR3jZHibJM9PeCpMLl5JMYUwJJpVoEa8EoHmR4TCR4ZEbYYn8qze0Ob3Rlk **************************************************************** Chân thành cảm ơn các tác giả đã đem đến cho độc giả nội dung bổ ích này.