Cẩm nang

Ý NGHĨA CỦA BÚP BÊ HINA

  Xin chào mọi người! Trong bài viết lần này, tôi xin giới thiệu với các bạn về ý nghĩa của búp bê Hina. Ở Nhật Bản, khi bé gái chào đời, búp bê Hina được trang trí để nguyện cầu cho em bé sinh ra sẽ lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc. Hàng năm, các gia đình có bé gái còn tổ chức ăn mừng, và ngày ăn mừng này được gọi là “Lễ hội búp bê Hina”. “Trang trí búp bê Hina” có ý nghĩa mang ước nguyện em bé sinh ra sau này sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, và hình ảnh búp bê Hina được trang trí cũng chính là tái hiện hình ảnh một lễ cưới truyền thống của Nhật Bản. Cách trang trí búp bê Hina cũng rất phong phú, đa dạng theo các vùng miền trên toàn nước Nhật.  “Búp bê Hina” được trang trí vào mùa xuân, có ý nghĩa là sắp xếp, dọn dẹp thật gọn gàng theo đúng mùa, và cũng được cho rằng nó bắt nguồn từ ý nghĩa của “kỷ luật”. Trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh (Nhật Bản) nằm tại thành phố Iwatsuki – nơi từ xa xưa đã nổi tiếng là phố búp bê. Trong bài viết này, tôi muốn gửi tới các bạn một số hình ảnh về búp bê Hina được trang trí trên bậc thang tại cơ sở Iwatsuki của Trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh. Dưới đây là các bạn sinh viên Khoa Phục hồi chức năng (PT) đã trang trí búp bê đấy các bạn ạ. (Ảnh 1, Ảnh 2) Tiếp theo là hình ảnh trang trí tại căn nhà của tôi ở tỉnh Tochigi, và hình ảnh bộ trang phục của cô dâu mặc trong lễ cưới của Nhật Bản. (Ảnh 3, Ảnh 4) Các bạn ơi, chúng tôi rất mong đợi các bạn sẽ tới nhập học tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (Trường liên kết học thuật với Trường Đại học Khoa học Tổng hợp nhân sinh tại Nhật Bản) và tham gia thực tập tại Nhật Bản cùng chúng tôi!   みなさんこんにちは。今回は日本の「ひな人形の意味」についてご紹介します。   日本では、女の子が生まれると健やかな成長と幸せを願い、その思いを込めてお雛様を飾り ます。そして毎年「ひな祭り」を行いお祝いをします。    「ひな人形飾り」は 将来「幸せな結婚ができるように」と願を込めたものであり、 結婚式の場面を表現したものでもあります。  飾り方にも全国各地で様々ですが「おひな様は、春の飾り物。季節の節できちんと片づける」 等、躾(しつけ)の意味からも言われています。 人間総合科学大学は、昔から人形の町と言われている有名な岩槻に位置しています。   回、ご紹介しますのは、人間総合科学大学岩槻キャンパスの中の階段に飾られた雛人形を 写真でご紹介いたします。    PT学科の3年生が飾り付けをしていましたので、一緒に撮らせていただきました。 又一般の家庭での雛飾り(栃木県の私の実家)と日本の結婚式に着る花嫁衣裳です。   みなさんどうぞTHUVの日本との研修に参加されます様ご入学をお待ちしております。       Cô Matsumoto Sachiko sinh ra tại thị trấn Mashiko, tỉnh Tochigi. Đây là nơi có quang cảnh nông thôn đẹp và nổi tiếng về sản xuất đồ gốm. Nghệ nhân Hamada Shouji – được công nhận là danh nhân của Nhật Bản, chính là ông tổ của đồ gốm Mashiko. Trước khi công tác tại Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam, cô đã có thời gian dài giảng dạy về chuyên ngành Điều dưỡng tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh tại Nhật Bản. Cô Matsumoto có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các bệnh viện với vai trò là Điều dưỡng trưởng, làm công tác quản lý. Các chuyên ngành cô đang giảng dạy là Lịch sử điều dưỡng, Đào tạo điều dưỡng, Quản lý điều dưỡng, Lý thuyết điều dưỡng. Sở thích của cô là đi bộ, chăm sóc cây cảnh, xem phim. Cô nói, nguồn năng lượng của cô chính là việc mỗi ngày đều có thể nhìn thấy gương mặt rạng rỡ, tươi tắn của sinh viên. *生まれは栃木県益子町。田園風景の続くのどかなところです。陶器の焼き物が有名です。人間国宝の濱田庄司先生は益子焼の元祖です。   *THUVに赴任前は人間総合科学大学で長く学生の看護教育に携わっていました。 *臨床経験も長く主に看護部長として管理業務に携わっておりました。 *専門分野(主に看護の歴史、看護教育、看護管理、看護倫理 ) *趣味は散歩(ぶらりぶらり)と園芸(草花の世話)、映画鑑賞 です。 ■元気の源は学生の笑顔です。    

LỄ HỘI BÚP BÊ Ở NHẬT (Ngày 3 tháng 3 hàng năm)

Lễ hội búp bê là lễ hội được tổ chức để cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc cho các bé gái.Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc hình thành lễ hội búp bê lưu truyền trong dân gian. Nhưng không ai biết rõ truyền thuyết nào là chính xác. Mà người dân Nhật chỉ biết rằng, lễ hội búp bê ở Nhật bắt nguồn từ thời xa xưa, và bắt đầu từ những bé gái trong tầng lớp quý tộc, sau này mở rộng ra dân gian.   Ban đầu thì những con búp bê được làm bằng rơm và mang thả xuống sông với ý nghĩa: những điều xấu sẽ theo hình nhân búp bê chảy theo dòng sông, trách xa những đứa trẻ. Sau đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì người ta không mang búp bê đi thả sông nữa mà họ chế tạo những hình búp bê hina xinh đẹp để trưng bày trong nhà. Cùng với việc trưng bày búp bê hina thì vào ngày lễ các bé gái thường mời bạn bè của mình đến nhà chơi và thưởng thức các món ăn truyền thống. Các món truyền thống mà người dân Nhật thường ăn trong ngày lễ là chirashizushi với nguyên liệu là tôm (có râu già và lưng cong) tượng trưng cho việc sống thọ, có ngó sen với nhiều lỗ bên trong tượng trưng cho sự thấu đáo trong suy nghĩ, có đậu, đỗ tượng trưng cho sự khỏe mạnh và làm việc chăm chỉ. Đồ ăn với nghêu: với ý nghĩ bé gái sẽ tìm được người phù hợp với mình giống như 1 cặp vỏ của loài nghêu.   Tác giả: Đinh Thị Liễu Cô Đinh Thị Liễu hiện đang là giảng viên Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô có kinh nghiệm làm việc 4 năm tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi tại Nhật. TỔ CHỨC OPENDAY THUV 8/3

日本の行事 ~豆まき~ NGÀY LỄ CỦA NHẬT – NGÀY NÉM HẠT ĐẬU MAMEMAKI

Xin chào các bạn! Tôi tên là Suzuki, hiện đang phụ trách giảng dạy bộ môn Khoa học cơ bản tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Nếu kể về lễ hội của Nhật vào tháng 2 thì không thể không nói đến Ngày ném hạt đậu Mamemaki (hay còn gọi là Lễ Tiết phân). Các bạn biết đấy, ngày Lập xuân được xem là ngày bắt đầu của mùa xuân, còn Tiết phân được dùng để nhắc tới ngày trước ngày Lập xuân. Năm nay Lễ Tiết phân là ngày 3/2. Trong ngày Lễ Tiết phân, người Nhật sẽ trang trí nhành đông thụ và đầu cá mòi, những thứ ma quỷ rất ghét ở khu cửa ra vào và vừa ném hạt đậu vừa nói “Oni wa soto, Fuku wa uchi” (Quỷ hãy ở bên ngoài, May mắn hãy ở lại trong nhà) để cầu nguyện cho một năm khỏe mạnh, bình an. Tại các trường mẫu giáo, trong ngày này, bạn có thể thấy cảnh lũ trẻ ném đậu vào người mang mặt nạ đóng giả ma quỷ. Còn ở các đền, chùa lớn, các vận động viên thể thao và các nghệ sĩ thường tới ném hạt đậu khiến cho rất nhiều người tập trung lại thật đông đúc. Ở nhà, vào buổi tối mọi người sum vầy cùng nhau ném hạt đậu và sau đó ăn số hạt đậu bằng đúng số tuổi của mình, uống thứ trà có hạt đậu nành rang bên trong, có tên gọi là Fukucha (Trà may mắn). Lễ Tiết phân kết thúc thì có thể nói là mùa xuân bắt đầu, nhưng trên thực tế thì khoảng tháng 1, tháng 2 ở Tokyo là khoảng thời gian lạnh nhất trong năm, có cả tuyết rơi nữa. Phải đến giữa tháng 3, khi hoa anh đào bắt đầu nở thì mùa xuân mới thực sự tới các bạn nhé! こんにちは. 基礎教育を担当している鈴木敦子です. 日本での2月の行事といえば,豆まきです. 立春は春が始まる日ですが,節分は立春の前日で,今年は2月3日です. 節分には,鬼が嫌うヒイラギとイワシを玄関に飾り,「鬼は外,福は内」と言いながら豆をまき,1年間の無病息災を願います. 保育園では,園児が豆をまいて鬼のお面をつけた人を追い払う光景がみられます. 大きなお寺や神社では,スポーツ選手や芸能人が豆をまき,多くの人で賑わいます. 家では,夜,家族そろって豆まきをしますが,その後に,自分の年の数だけ豆を食べ,豆を入れた「福茶」を飲みます. 節分が終わると春が始まるはずですが,実際には1~2月は東京で一番寒い時期で,雪が降ることもあります. 3月の半ば頃になると桜が咲きはじめ,本格的な春が訪れます.   TS. Suzuki Atsuko **************************** Giới thiệu tác giả 作者紹介 Cô Suzuki Atsuko bắt đầu công tác tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam từ tháng 4/ 2018. Chuyên môn của cô là ngành Sinh lý học và hiện cô đang viết sách giáo khoa (tiếng Nhật) môn Sinh lý học. Cô Suzuki đã được Hội sinh lý học Nhật Bản công nhận là Nhà giáo giảng dạy Sinh lý học ưu tú. 2018年の4月から東京健康科学大学ベトナムに勤めています. 専門は生理学で,教科書を執筆している他,日本生理学会から生理学エデュケーターに認定されています. **************************** TỔ CHỨC OPENDAY THUV 8/3

THÔNG BÁO VỀ VIỆC PHÒNG TRÁNH DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19 TẠI THUV

Gửi tới cán bộ giảng viên, sinh viên THUV PHÒNG TRÁNH NHIỄM BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID – 19 Như cán bộ giảng viên, sinh viên đã biết, tình hình quan ngại về việc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID – 19 lan rộng. Đường lây truyền: được cho là lây truyền qua tiếp xúc, lây truyền qua các các giọt bụi nước chứa virus được hòa tan trong không khí (lây nhiễm qua aerosol), lây truyền qua không khí. Các nội dung dưới đây cán bộ giảng viên, sinh viên cũng đều đã biết, tuy nhiên để đảm bảo sự an toàn – phòng tránh nhiễm bệnh cho sinh viên và cán bộ giảng viên, kính mong cán bộ giảng viên, sinh viên hãy đọc kỹ và thực thiện triệt để các biện pháp phòng tránh. Giữ ngón tay/bàn tay của bạn sạch sẽ, không chạm tay lên mặt 1.1. Cố gắng một cách tối đa không chạm vào các vật không phải của mình. VD: tay vịn cầu thang, tay vịn – nút ấn thang máy, nắm tay cửa, điện thoại – máy tính của người khác… Luôn nhận thức rằng「tay của chính bản thân mình cũng có thể có nguồn lây nhiễm」và không nên chạm tay của mình lên mắt, mũi, miệng. Nếu dụi mắt (niêm mạc) bằng tay có mầm bệnh sẽ bị lây nhiễm. 1.2. Rửa tay thường xuyên, liên tục không chỉ khi đi vệ sinh hay trước khi ăn Sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Sau khi rửa tay dưới vòi nước chảy sử dụng khăn giấy (hoặc khăn tay sạch) lau khô nước. 1.3. Không tiếp xúc với người khác một cách bất cẩn (không chú ý) Không khoác tay, cầm tay, bá vai… người khác nếu không cần thiết. Duy trì việc sử dụng khẩu trang phù hợp, ho và hắt xì hơi đúng cách: giọt nước bọt có thể bay xa tới 2m 2.1 Đeo khẩu trang Đeo khẩu trang che kín từ mũi tới cằm. Không sờ vào mặt trước của khẩu trang. Thay khẩu trang tối thiểu 1 ngày 1 lần. 2.2 Ho và hắt xì hơi đúng cách Khi ho hay hắt xì hơi mà không đeo khẩu trang hãy sử dụng khăn tay (khăn mùi xoa) – khăn hoặc khuỷu tay/tay áo để che miệng và mũi. Thông khí một cách phù hợp  Mở của phòng học 1h một lần để thông khí. Khi có triệu chứng phải nghỉ ngơi và đi khám tại các cơ sở y tế phù hợp Triệu chứng chủ yếu: sốt trên 37.5 ℃, cảm giác mệt mỏi, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đau các khớp, đau họng, mắt đỏ – ngứa… Khi có triệu chứng mà vẫn đi làm, trường hợp có nhiễm COVID-19 thì sẽ làm phát tán vi rút ra môi trường xung quanh gây nguy hiểm cho sinh viên và cán bộ giảng viên khác. Cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của dịch, không để lại bệnh nặng Trường hợp bản thân cán bộ giảng viên, sinh viên hoặc người sống chung xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp COVID – 19, hoặc đã được chẩn đoán thì phải báo cáo theo trình tự dưới đây: Sinh viên: Sinh viên (hoặc người nhà) → Giáo viên chủ nhiệm → Ban học sinh viên → Ban giám hiệu. Cán bộ giảng viên: Bản thân cán bộ giảng viên (hoặc người nhà) → Ban học sinh sinh viên → Ban giám.  Trường hợp khẩn cấp báo cáo về Hotline 0868 217 406   Ngày 01 tháng 02 năm 2020 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Ban học sinh sinh viên

THUV-Hướng dẫn cách sử dụng đúng các chất sát khuẩn tay

QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ VIỆC VỆ SINH, KHỬ TRÙNG LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUT CORONA Quy tăc ứng xử khi ho, hắt hơi Ho là triệu chứng chính của những người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi ho hoặc hắt hơi thì sẽ đưa ra ngoài môi trường các giọt nhỏ, trong đó có chưa virus, vi khuẩn gây bệnh. Từ đó truyền bệnh sang người khác. Chính vì vậy, để tránh làm lây lan bệnh cho người đối diện thì khi ho hoặc hắt hơi nên che lại. Khi ho hoặc hắt hơi thì dùng những vật dụng như khăn giấy che miệng và mũi. Nguồn bệnh sẽ dính vào khăn giấy đã sử dụng nên sau khi sử dụng xong thì vứt ngay vào thùng rác Khi ho, hắt hơi kéo dài thì nên sử dụng khẩu trang Khi đeo khẩu trang thì phải đảm bảo khẩu trang che kín miệng và mũi. Khi có cơn ho hoặc cơn hắt hơi trong lúc không đeo khẩu trang thì không dùng tay che mà nên dùng mặt trong cua ống tay áo phía trên. Trường hợp dùng tay che thì ngay sau khi ho, hắt hơi nên rửa tay ngay.  Những điểm cần chú ý trước khi rửa tay  Cắt ngắn móng tay  Tháo đồ trang sức như đồng hồ, nhẫn…  Những nơi vết bẩn dễ bám lại  Đầu ngón tay, móng tay  Kẽ ngón tay  Vùng quanh ngón tay cái  Cổ tay, Nếp gấp cổ tay   Lấy dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng vào lòng bàn tay     Chà hai lòng bàn tay vào nhau       Chà các đầu ngón tay, móng tay.          Chà các kẽ ngón tay.      Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.      Đừng quên rửa cổ tay **************************************************************** Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam  

❓❓ NÊN DÙNG CỒN 70 ĐỘ HAY 90 ĐỘ ĐỂ SÁT KHUẨN NHANH❓❓

Suckhoedoisong.vn – Tôi có đọc hướng dẫn trên mạng về việc dùng cồn để rửa tay hoặc sát trùng các vật dụng phòng bệnh trong mùa dịch do nCoV. Tuy nhiên, có lúc tôi đọc được hướng dẫn dùng cồn 90 độ, có lúc lại hướng dẫn cồn 70 độ mới có tác dụng. Xin cho biết dùng loại cồn nào là thích hợp nhất? Nguyễn Thu Hà (Hà Nội) Bạn Hà thân mến, đúng là nếu đọc trên mạng thì thông tin thường bị nhiễu và giải thích không được kỹ nên nhiều người còn thắc mắc. Về câu hỏi của bạn, tôi được giải thích như sau: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cồn có tác dụng kháng khuẩn là do cồn gây biến tính protein của vi khuẩn, virus. Một số vi khuẩn như: Trực khuẩn mủ bị giết trong 10 giây bởi cồn có từ 30-100 độ; Serratia marcescens, E. coli (vi khuẩn hay gây tiêu chảy); Salmonella typhosa  bị giết trong 10 giây bởi cồn có nồng độ từ 40-100 độ. Các vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Streptococcus pyogenes bị giết sau 10 giây bởi cồn là 60 độ. Cồn từ 60-80 độ cũng là một tác nhân diệt virus mạnh làm bất hoạt các virus lipophilic (herpes, virus cúm…). Nhiều virus ưa nước (ví dụ: adenovirus, enterovirus, rhovirus và rotavirus…). Như vậy, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau. Như vậy, chúng ta cũng dễ nhận thấy với một số loại vi khuẩn, virus hay gặp thì nên dùng cồn có nồng độ từ 60 – 80 độ sẽ cho hiệu quả tối ưu. Trong thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Điều này còn được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh nên thời gian không đủ để có tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ. Vậy nên tôi khuyến cáo nên dùng cồn 70 độ, không nên dùng cồn 90 độ để sát khuẩn nhanh. Cũng cần phải nói thêm, việc sát khuẩn nhanh chỉ là biện pháp hỗ trợ trong việc giảm lây nhiễm virus. Tốt nhất vẫn là rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp khác. Việc cắt nhỏ bánh xà phòng hay mang theo những miếng xà phòng size nhỏ khi ra ngoài để sử dụng cũng là biện pháp dễ làm và mang lại hiệu quả cao. BS. Đào Trường Giang **************************************************************** Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tê) https://suckhoedoisong.vn/nen-dung-con-70-do-hay-90-do-de-sat-khuan-nhanh-n168624.html?fbclid=IwAR3jZHibJM9PeCpMLl5JMYUwJJpVoEa8EoHmR4TCR4ZEbYYn8qze0Ob3Rlk **************************************************************** Chân thành cảm ơn các tác giả đã đem đến cho độc giả nội dung bổ ích này.  

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIRUS CORONA hay VIRUS VŨ HÁN

VIRUS CORONA là virus gì ? Loài virus vành mới này được tìm thấy là ở nhóm động vật có nguồn gốc từ dơi và rắn. Trong chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc. Trong chợ có nhiều loại động vật hoang dã như rắn, dơi, chim, thỏ v.v. Virus có thể gây ra các bệnh tương tự như cảm lạnh thông thường, sổ mũi, nhức đầu, đau họng, sốt, ho, đau nhức cơ thể. Tại thời điểm này, dự đoán Virus corona có thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày. Nếu ai có bất kỳ triệu chứng nào ở trên và vừa đi từ thành phố Vũ Hán hoặc có kết nối với những người đi du lịch đến thành phố nói trên nên đi khám bác sĩ ngay. Tại thời điểm này, “chưa có thuốc” để điều trị, theo các triệu chứng xảy ra. Điều gì gây ra virus corona? “Virus Corona” hay “virus Vũ Hán” bắt đầu được tìm thấy ở Vũ Hán, Trung Quốc vào giữa tháng 12 năm 2019, nhiều bệnh nhân bị viêm phổi phải nhập viện. Theo điều tra cho thấy, hầu hết bệnh nhân đều đến từ Chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc – chợ buôn bán nhiều thú lạ. Theo kiểm tra cho thấy đó là một nhóm động vật có nguồn gốc dự đoán đến từ dơi và rắn trong chợ hải sản ở Vũ Hán. Triệu chứng ban đầu Trong thời kỳ đầu, các triệu chứng giống như cúm đã bị sốt cao hơn 38 độ C. Có thể có các triệu chứng nhiễm trùng phổi và hô hấp như nhức đầu, đau họng, ho khan, đau nhức cơ thể và khó thở. Tại sao phải cẩn thận? Nhiễm trùng “vi rút Corona” hoặc “vi rút Vũ Hán” có thể rất dễ lây truyền qua hệ hô hấp. Vi rút corona thường lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường hô hấp của người bệnh. Nếu bị nhiễm vi-rút mà không được điều trị thích hợp có khả năng biến chứng viêm phổi và gây tử vong. Làm thế nào để phòng ngừa? Tránh ở nơi đông người. Hoặc những nơi ô nhiễm độc hại. Không ở gần bệnh nhân có các triệu chứng nguy cơ như ho, hắt hơi, sốt… Đeo khẩu trang bảo vệ. Tránh đi vào những nơi buôn bán động vật hoặc gần gũi với động vật. Đặc biệt là động vật bị bệnh hoặc chết. Tránh ăn thực phẩm chưa nấu chín. Luôn rửa tay bằng xà phòng. Hoặc dùng cồn để rửa tay, không chạm trực tiếp tay chưa rửa vào mắt, mũi, miệng của bản thân cũng như người xung quanh. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, như khăn tay, kính, khăn. Giữ ấm cơ thể và ngủ đủ giấc. Tránh tiếp xúc với động vật hoặc đến những nơi buôn bán động vật và sản phẩm động vật. Nếu đi du lịch nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc khi trở về trong vòng 14 ngày bị sốt, hay gặp các rối loạn hô hấp, như ho, đau họng, sổ mũi, thở khò khè cần đeo mặt khẩu trang và nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất, đồng thời cung cấp các về chuyến du lịch. Cách đeo khẩu trang đúng cách để bảo vệ và chống lại virus corona Rửa tay kỹ trước khi đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang phải che cả mũi và miệng. Khẩu trang phải được lộn ngược. Khẩu trang phải được ôm chặt lấy khuôn mặt. Cuộn dây trên cùng phải vừa vặn không có khoảng trống giữa các mặt nếu chúng bị chùng xuống, bị nhoè hoặc bị hỏng phải thay thế ngay lập tức. Không sử dụng nhiều lần. Khẩu trang nên được thay đổi hàng ngày. Ngay cả khi đeo khẩu trang cũng phải luôn rửa tay thật kỹ, đặc biệt là khi hắt hơi hoặc ho. Khi vứt bỏ khẩu trang đã sử dụng bừa bãi, nên cho vào túi nhựa và vứt nó vào thùng rác. Khẩu trang vải nên giặt và phơi khô dưới nắng sau mỗi lần sử dụng. Vi rút Corona “hoặc” vi rút Vũ Hán “tại thời điểm này” “chưa có cách chữa trị “. Do đó, việc điều trị dựa trên các triệu chứng xảy ra.Vì vậy, mọi người nên tự bảo vệ mình và chăm sóc những người thân theo chỉ dẫn trên. Nếu các triệu chứng được coi là rủi ro, nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nguồn: Báo Giáo dục và thời đại;vnexpress; 24h.com; tuoitre.vn…

明けましておめでとうございます! CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

Xin chào các bạn! Chúc mừng năm mới! Ngày mồng 1 tháng 1 dương lịch là ngày tết ở Nhật Bản chào đón năm mới, là một ngày rất linh thiêng. Khoảng thời gian trước và sau mồng 1 tháng 1, sinh viên vào kì nghỉ đông, còn các cơ quan xí nghiệp sẽ có một kì nghỉ dài. Kì nghỉ tết dương lịch năm nay tại Nhật là từ 28/12/2019 đến 06/01/2020, gần giống như kì nghỉ tết âm lịch ở Việt Nam vậy. Vì là kì nghỉ lễ dài ngày nên tất cả mọi người đều chuẩn bị rất nhiều quà cáp, nhiều người sẽ về quê trong dịp này, còn các bạn trẻ thì rất hay đi du lịch nước ngoài. Nhân dịp đón năm mới, tôi xin kể về 12 con giáp tượng trưng cho mỗi năm ở Nhật Bản. Năm nay ở Nhật là năm con Chuột đấy các bạn ạ. Con giáp của năm vốn bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc, nó biểu hiện ý nghĩa của lịch và phương hướng. Ở Việt Nam cũng có 12 con giáp, nếu ở Nhật Bản 12 con giáp là: Tý (Chuột), Sửu (Bò), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tị (Rắn), Ngọ (Ngựa),  Mùi (Cừu), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Lợn rừng) thì ở Việt Nam có sự khác biệt một chút ở con giáp: Sửu (ở Nhật là Bò, còn ở Việt Nam là Trâu), Mão (ở Nhật là Thỏ, còn ở Việt Nam là Mèo), Mùi (ở Nhật là Cừu, còn ở Việt Nam là Dê), Hợi (ở Nhật là Lợn rừng, còn ở Việt Nam là Lợn) Tôi cảm thấy thật thú vị khi phát hiện ra sự khác biệt này. Ở Việt Nam có lẽ lí do các con giáp là Trâu, Mèo, Dê, Lợn được chọn là do các con vật này rất gần gũi trong cuộc sống phải không các bạn? 新年、明けましておめでとうございます。 1月1日は日本において、新しい年を迎えるということからたいへん神聖なものであり、この前後は、学生は冬休みで役所や企業の仕事も長期のお休みとなります。今回は2019年12月28日から2020年1月6日までで、ベトナムのテト休暇のような感じです。みんな長い休みとなるので、お土産をたくさん持って、実家へ帰省する人が多いのですが、若い人たちは海外旅行へ行くことが多いです。 さて、新年を迎えるにあたり、日本でよく聞かれるのが干支(十二支)ですが、今年の干支はねずみ年であります。もともと干支は、中国から伝わったものであり暦や方角を表現するものであります。ベトナムにもあるようですが、日本では子(ねずみ)・丑(うし)・寅(とら)・卯(うさぎ)・辰(たつ)・巳(へび)・午(うま)・未(ひつじ)・申(さる)・酉(とり)・戌(いぬ)・亥(いのしし)の12種からなっています。しかしベトナムでは、丑(うし)が水牛(すいぎゅう)、卯(うさぎ)が猫(ねこ)、未(ひつじ)が山羊(やぎ)、亥(いのしし)が豚(ぶた)と違いあり、とても興味深いです。これら水牛や猫、山羊、豚は、ベトナムの国にとって、とても身近な動物として受け入れられているということかもしれませんね。   KURIYAMA AKIHIKO 栗山明彦 ******************************* Giới thiệu tác giả 作者紹介 Thầy Kuriyama Akihiko hiện đang giữ chức vụ Phó hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Thầy cho biết, ngành Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tuy còn chưa quen thuộc tại Việt Nam, nhưng nó là kiến thức quan trọng trong phục hồi chức năng. Thầy mong đợi sẽ có thật nhiều bạn sinh viên sẽ nhập học vào Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. 副学長、義肢装具学科学科長を兼任してます栗山明彦と申します 専門は義肢装具学で、ベトナムではあまり聞き慣れないかと思いますが、リハビリテーションにおいては重要な医療系の学問です。 本校への多くの入学生をお待ちしております   ******************************* GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO https://tokyo-human.edu.vn/dao-tao/nganh-dung-cu-chinh-hinh-chan-tay-gia-he-dao-tao-4-nam/

そうだ 京都、行こう。 VÂNG, CHÚNG TA HÃY ĐI KYOTO THÔI!

Xin chào các bạn! “Vâng, chúng ta hãy đi Kyoto thôi” là slogan quảng cáo du lịch của hãng tàu điện JR Tokai, được đưa ra để giới thiệu về phong cảnh, đền chùa, sự kiện, lễ hội, ẩm thực, đặc sản…và các thông tin về thành phố Kyoto. Nếu là người Nhật, chỉ cần nghe “Vâng, chúng ta hãy đi Kyoto thôi” là mọi người đã có cảm giác muốn đi Kyoto ngay lập tức, quả là một câu slogan mang đầy sức mạnh ảo thuật diệu kỳ. Lá phong đỏ (momiji) ở Kyoto được mọi người rất yêu thích, vì thế mà vào mùa tham quan du lịch mùa thu, du khách tới đây rất đông. Hồi tháng 11, tôi đã đi thăm Kurikoin, nơi tôi ao ước được đi bấy lâu nay. Người ta thường gọi ví “lá phong đỏ phản chiếu sàn nhà”, nhưng hình ảnh lá phong phản chiếu trên những chiếc bàn mang vẻ dẹp không thể tả xiết. Tôi đã cảm nhận thấm thía câu “vẻ đẹp ngoạn mục”. Đi ngắm lá phong đỏ trong tiếng Nhật được gọi là Momijigari (lượm lá phong). Các bạn biết không, ở Nhật có tới 26 loại cây lá rộng màu đỏ rụng lá đấy. Ngoài ra, lá đỏ lại có màu khác nhau tùy thuộc vào khí hậu trong năm và tùy vào độ ẩm của lá, và mỗi năm lá mùa thu lại có phối màu khác nhau, đây chính là một điểm hấp dẫn mọi người. Lá phong đỏ rất hợp với hình ảnh của đền, chùa ở Nhật Bản và hình ảnh đền chùa cùng lá phong đỏ là một hình ảnh thật nổi bật. Ở Nhật nổi tiếng là địa danh ngắm hoa anh đào (sakura) nhưng ngắm cây cối, núi rừng phủ màu sắc của mùa thu như thế này cũng rất thú vị các bạn nhé! Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV), các bạn sinh viên của chúng tôi có nhiều cơ hội để có thể đi tham quan thực tập ngắn hạn và còn có cơ hội làm việc tại Nhật Bản nữa đấy. Các bạn có muốn trải nghiệm văn hóa Nhật Bản cùng chúng tôi không? Ngày 16/2 (Chủ nhật) tới đây, trường chúng tôi có Ngày hội văn hóa Nhật Bản các bạn nhé! Hãy tới dự hội cùng chúng tôi nhé! Chúng ta hãy cùng chào đón Ngày hội văn hóa Nhật Bản THUV nào!  「そうだ 京都、行こう。」はJR東海が京都の観光情報として、京都の風景、お寺や神社、イベント、お祭り、食事やお土産などの情報を案内するというものです。日本人であれば、「そうだ 京都、行こう。」というフレーズを聞くだけで京都に行きたくなるような魔法の言葉のような力を持っています。 京都の紅葉はとても人気で、秋の行楽シーズンは観光客で賑わいます。私は11月に、念願だった「瑠璃光院」の特別拝観に行きました。 通称「床もみじ」と言われていますが、テーブルに紅葉が反射され、何とも言えぬ美しさを放っていました。「息を飲む美しさ」とは、正にこの事だと感じました。このように紅葉を見ることを「紅葉狩り(もみじがり)」と言いますが、日本には紅葉する落葉広葉樹が26種類もあります。また紅葉はその年の気候や葉の水分量によって違う色合いになり、毎年同じ色合いにならないことも、人を引き付ける魅力の1つです。また紅葉は、日本のお寺や神社との相性が良く、その光景は圧巻です。 日本では桜のお花見も有名ですが、このように色付いた木や山を眺めることも1つの楽しみです。THUVでは、日本への研修旅行、また日本での就職チャンスがあります。ぜひ皆さんも日本文化を体験してみませんか?2月16日には文化祭があります。ぜひTHUVにお越し下さい。皆で楽しみましょう!! 横澤 香(Yokosawa Kaori) *********************************************************************** Giới thiệu tác giả  作者紹介 Cô Yokosawa Kaori đã có kinh nghiệm làm việc với tư cách là Kĩ thuật viên Phục hồi chức năng tại các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc người già. Đến tháng 2/2020 này là kỉ niệm tròn 1 năm cô làm việc tại Việt Nam. Món ăn Việt Nam mà cô yêu thích là Bún chả, Nem rán và Chè.  病院、介護老人保健施設で8年間理学療法士として働いていました。2月でベトナムに赴任して1年になります。好きなベトナム料理は「Bun cha」と「Nem Ran」と「Che」です。  *********************************************************************** GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

TRƯỜNG TIỂU HỌC LÂU ĐỜI NHẤT NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỌC 日本で一番古い小学校と解剖生理学

Xin chào các bạn! Tôi tên là Sato Hiroko, trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV). Các bạn biết không, ở tỉnh Nagano của Nhật Bản, có một thành phố có tên Matsumoto. Nơi đây có một thành cổ cũng có tên là thành Matsumoto và còn có trường tiểu học lâu đời nhất Nhật Bản. Tại trường tiểu học này vẫn còn lưu những cuốn sách giáo khoa từ xưa học sinh tiểu học đã từng sử dụng. Trong những cuốn sách này có cả hình minh họa của bộ xương hay nội tạng của con người đấy các bạn ạ. Trong phần giải thích cho những hình minh họa đó có viết rằng “Khi đốt cháy cơ thể người, protein sẽ bị đốt cháy và mất đi, chỉ còn lại phần xương. Xương bị đốt cháy sẽ trở nên giòn và dễ bị vỡ vụn.” Tôi cảm thấy rất ngạc nhiên khi học sinh tiểu học cũng đã được học những kiến thức về giải phẫu sinh lý học như vậy. Thật là hay khi có thể biết được cơ chế của cơ thể ngay từ lúc chúng ta còn là trẻ thơ các bạn nhỉ! Ngoài ra, bất ngờ nữa với tôi là trong sách giáo khoa toán học được lưu trữ có viết cả cách tính lãi các khoản nợ. Tôi đã có thể cảm nhận thực sự về nội dung giảng dạy được thay đổi qua từng thời kì. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là ngôi trường đại học mà các bạn có thể học về y học Nhật Bản. Trường chúng tôi hiện tại có các khoa đào tạo như sau: Khoa Điều dưỡng, Khoa Kỹ thuật phục hồi chức năng, Khoa Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Khoa Kỹ thuật hình ảnh y học, Khoa Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức ngày hội Open day (Ngày hội tham quan và trải nghiệm học tập tại trường). Chúng tôi đang chờ đón các bạn!  こんにちは! 教務部長の佐藤弘子です。 日本の長野県に松本市というところがあります。 松本市には松本城という有名なお城があります。 そして、日本で一番古い小学校もあります。 その小学校には、昔の小学生が使っていたテキストも保存されていました。 全身の骸骨や内臓のイラストも載っていたんです。 そのイラストの説明では、「身体を燃やすと、タンパク質は燃えて無くなり、骨が残る。骨は燃やすと脆くなり、簡単に破砕できる・・・」と書いてあります。 解剖生理学について、小学生の時から勉強していたのに驚きました。 子どもの時から自分の身体の仕組みについて知るのはとても良いことですね。 他にも算数のテキストが保存されていて、借金の利息の計算方法が書いてあって、それにも驚きました。 その時代ごとに教育内容は変わることを実感しました。 東京健康科学大学ベトナムは、日本の医療を学べる大学です。 看護学科、理学療法学科、臨床検査学科、診療放射線学科、義肢装具学科では、オープンデイも開催しています。 皆さんのご来学をお待ちしております!!   Giới thiệu tác giả Cô Sato Hiroko hiện đang giữ chức vụ Trưởng phòng đào tạo tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.  Cô từng tham gia giảng dạy Khóa đào tạo Giảng viên ngành Điều dưỡng nhằm giúp đối tượng tham gia học đạt được Chứng chỉ giảng viên Điều dưỡng tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh của Nhật Bản.  Cô có kinh nghiệm lâm sàng; kinh nghiệm làm giảng viên Điều dưỡng tại nhiều trường đại học, cao đẳng.   THUVで教務部長をしております。 日本の人間総合科学大学では、看護教員の資格を取るための「看護教員養成コース」で教員をしていました。 他大学や専門学校での看護教員、及び臨床での看護師としての経験があります。