September 2020

Sự khác biệt giữa Tết Trung thu của Nhật và Việt Nam

Từ xa xưa Trung thu Việt nam đã gắn liền với sự tích về chú Cuội ngồi gốc cây đa, chị Hằng Nga xinh đẹp. Còn tại đất nước Nhật Bản, người dân nơi đây lại quan niệm rằng có một chú Thỏ Ngọc đang sinh sống ở trên mặt trăng cao tít, mỗi khi họ ngồi ngắm trăng thường tưởng tượng như mình đang thấy hình bóng một chú thỏ đang ngồi ăn bánh bao, hoặc là đang đứng giã bánh Tsuki-Dango.   Với người Việt, Trung thu là ngày Tết của trẻ em, gắn liền với những chiếc đèn ông sao xinh xắn, lung linh rực rỡ đủ màu sắc do bố mẹ làm hoặc mua cho con trẻ. Ngoài đường rộn ràng tiếng trống vẫy gọi của các tốp múa lân đi khắp các ngõ chốn để mời gọi các em nhỏ cùng nhau ra vui chơi, rước đèn quanh xóm, cùng chơi các trò chơi dân gian dưới ánh trăng vàng rộm của đêm rằm, sau đó là cùng nhau phá cỗ trung thu, quây quần bên gia đình và ăn món bánh truyền thống: bánh nướng, bánh dẻo và các trái cây đặc trưng của mùa thu như hồng ngâm và bưởi đào… Đây cũng là dịp để mọi người tặng nhau những chiếc bánh trung thu để  thể hiện lòng biết ơn của mình đến những người thân yêu trong gia đình cũng như bạn bè, thầy cô… Còn ở Nhật Bản, lễ hội Trung thu được gọi là Otsukimi – lễ hội ngắm trăng, được tổ chức vào rằm tháng tám (15/8 âm lịch). Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Susuki,… Ngoài 15/8 âm lịch, Otsukimi (lễ hội ngắm trăng) được tổ chức lần 2 khoảng 1 tháng sau vào ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là “trăng sau”. Người Nhật quan niệm khi đã ngắm trăng đêm 15 thì phải ngắm trăng vào đêm 13. Vì nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi”. Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản. Và thời gian này còn là dịp để những người con xa xứ về thăm gia đình, cùng làm và ăn những món ăn truyền thống của họ, và chuẩn bị những trang phục đẹp để đi lễ hội. Hòa cùng không khí rộn ràng của Tết trung thu, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt nam (THUV) cũng được trang trí rực rỡ khiến cho không khí trung thu trở nên tưng bừng hơn, để chào mừng các bạn sinh viên sau kỳ nghỉ hè đã quay lại trường, bắt đầu 1 năm học mới, và cũng là để hân hoan đón chào các tân sinh viên đã tin tưởng và gửi gắm ước mơ, tương lai của mình, các bạn sẽ cùng đồng hành gắn bó suốt 4 năm thanh xuân của mình với mái trường Đại học Y khoa Tokyo mến yêu này…. Ngô Thị Thanh Hà   Giới thiêu tác giả Cô Ngô Thị Thanh Hà hiện đang làm việc tại Phòng Hành chính – nhân sự của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.  Cô có kinh nghiệm từng sinh sống và làm việc tại Nhật Bản 6 năm.   Tuyển sinh

NGẮM TRĂNG RẰM THÁNG 8 TẠI NHẬT BẢN & VIỆT NAM 日本とベトナムのお月見

Các bạn ơi, đã qua mùa hạ và Tết Trung thu cũng đã đến rồi. Những chiếc bánh trung thu được bày khắp các phố phường làm cho chúng ta có cảm giác thật sự là mùa thu đang tới. Ở Nhật, ngày Tết Trung thu được gọi tên là “Jugoya” (Tiếng Việt: Đêm rằm) và người Nhật có tập tục ngắm trăng trong ngày này. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về tập tục ngắm trăng ở Nhật nhé! Tập tục ngắm trăng được biết đến vào đêm ngày 15/8 âm lịch và 13/9 âm lịch. Người Nhật sẽ trang trí bông cỏ lau ở khung cửa sổ hay ban công nơi có thể nhìn thấy ông trăng, chuẩn bị bánh Dango (Một loại bánh nếp gần giống bánh trôi của VN nhưng không có nhân bên trong), khoai sọ hoặc hạt dẻ – những sản vật thu hoạch được cùng với rượu Sake để cúng lễ và tưởng nhớ tớ tổ tiên, cảm ơn đất trời và cầu mong một mùa màng bội thu. Bánh Dango có hình tròn tượng trưng cho hình ảnh vầng trăng. Bánh được xếp thành hình tháp để dâng cúng tổ tiên, số viên bánh cũng tương ứng là 15 viên bánh nếu là đêm rằm và 13 viên bánh nếu là đêm ngày 13. Bông cỏ lau trông giống như bông lúa, được trang trí ngoài ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu còn mang ý nghĩa trừ tà. Từ xa xưa, ở Nhật Bản người ta đã tôn thờ mặt trăng. Có rất nhiều câu chuyện cổ tích, những bài đồng dao về chủ đề mặt trăng, bởi thế hình ảnh mặt trăng vô cùng gần gũi với mọi người. Chẳng hạn như “Truyện cổ tích Công chúa Kaguya” vô cùng nổi tiếng được truyền lại từ nửa cuối thế kỉ thứ 9, đầu thế kỉ thứ 10 mà người Nhật Bản ai ai cũng đều biết. Năm 2013, câu chuyện cổ tích này đã được chuyển thể thành phim hoạt hình, không biết bạn đã được xem chưa? Câu chuyện kể về một ông lão đốn tre đã thấy một bé gái bé xíu từ trong một cây tre phát sáng và đem cô bé về nuôi. Chẳng mấy chốc cô bé lớn lên, trở thành một nàng thiếu nữ xinh đẹp, tới nỗi mọi người gọi nàng là “công chúa Kaguya”. Biết bao người lần lượt tới cầu hôn nàng nhưng bị chối từ vì không trả lời được câu hỏi khó nàng đưa ra, ngay cả nhà vua cũng vậy. Cuối cùng nàng phải trở về mặt trăng, quê hương nơi nàng sinh ra. Vậy đó, khi chúng ta ngắm trăng, chúng ta có thể thấy phần màu hơi tối trên mặt trăng có hình thù gì đó phải không nào? Ở Nhật Bản, người ta thường nói rằng đó chính là hình ảnh của một chú thỏ đang giã bột làm bánh mochi các bạn ạ. Tại Việt Nam, mọi người lại bảo rằng đó chính là hình của Chú Cuội ngồi dưới gốc cây Đa. Trung thu năm nay – đêm 15 âm lịch lại chính là ngày 1 tháng 10. Nếu bầu trời quang đãng, các bạn có dự định ngắm trăng không?   暑い夏が過ぎ、もうすぐ中秋節 Tết Trung thu ですね。街のあちこちで月餅を見かけるようになると、秋の訪れを感じます。 日本では、中秋節の日を“十五夜”とよび、“お月見”をする習慣があります。 今日は、日本の“お月見”というイベントを紹介します。 “お月見”は、旧暦8月15日の十五夜と旧暦9月13日の十三夜が有名です。 月が見える窓辺やベランダにススキの穂を飾って、月見団子、里芋や栗などの収穫物、御酒をお供えし、月を愛でながら祖先を偲び、秋の収穫に感謝して豊作を祈ります。 月見団子は満月のように丸いお団子で、十五夜には15個、十三夜には13個のお団子をピラミッドのように積んでお供えします。 ススキは稲穂に似ているので、お米の収穫を祈って飾りますが、ススキは魔除けにもなります。 日本では古くから、月は信仰の対象とされています。月にまつわる物語や童謡がたくさんあって、月を身近に感じています。 たとえば“かぐや姫の物語”は9世紀後半~10世紀中頃に成立した、とても有名な物語で、日本人は誰もが知っています。2013年にアニメーション映画が公開されたのですが、見たことがありますか? 竹取りの翁が、光る竹の中から小さな女の子を見つけて育てるのですが、瞬く間に美しく成長し、“かぐや姫”と呼ばれるようになります。次々と求婚者が訪れますが、かぐや姫は求婚者に難題を出しては退け、ついには帝からの求婚も断り、生まれ故郷の月に帰ってしまう、というお話です。 さて、月を眺めると、少し暗い部分があって、何か模様のようなものが見えますね。日本では、この模様は“月にはウサギがいて、お餅をついている”と言い伝えられています。ベトナムでは“大きな木とその下で休む男性”に見えるそうですね。 今年の中秋/十五夜は10月1日です。晴れたら、皆で美しい月を眺めてみませんか? TS.SUZUKI Atsuko 鈴木敦子博士 ??⭐⭐????????????⭐⭐????????????⭐⭐?????????? Giới thiệu tác giả 筆者紹介 Cô Suzuki Atsuko phụ trách giảng dạy các môn khoa học cơ bản Chuyên ngành của cô là sinh lý học, cô thường viết sách Giáo khoa và ngoài ra cô còn được Hiệp hội sinh lý học Nhật Bản công nhận là Chuyên gia giáo dục sinh lý học 基礎科学を担当しています。 専門は生理学で、教科書を執筆している他、日本生理学会から生理学エデュケーターに認定されています。 ??⭐⭐????????????⭐⭐????????????⭐⭐?????????? TUYỂN SINH KHÓA 2020 – XÉT HỌC BẠ & PHỎNG VẤN

MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐẬM NÉT VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI THUV

Hội nhập quốc tế – Xu hướng phát triển tất yếu của thời đại ngày nay           Hội nhập quốc tế – toàn cầu hóa là hướng phát triển trong xã hội hiện đại ngày nay. Con người muốn tồn tại và phát triển cần có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác. Đất nước Việt Nam sau những năm tháng chiến tranh đã đẩy mạnh phát triển khôi phục kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế. Đặc biệt từ năm 2013, Việt Nam coi hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm trong xương sống ngành kinh tế. Ngày nay, hội nhập quốc tế của Việt Nam được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa, xã hội và ngành Y tế cũng không phải là một ngoại lệ.  Với sứ mệnh đào tạo cán bộ y tế trình độ cao, sẵn sàng hội nhập với thế giới, và bắt kịp xu thế phát triển của thời đại, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) với vốn đầu tư 100% từ Nhật Bản, đã được thành lập từ năm 2016 – một ngôi trường quốc tế đậm nét văn hóa Nhật Bản trong lòng khu đô thị xanh Ecopark. Môi trường học tập quốc tế tại THUV             Với định hướng phát triển thành một trong những Trường Đại học hàng đầu trong khu vực, môi trường học tập quốc tế tại THUV được thể hiện thông qua 4 lĩnh vực lớn là: chương trình học tập, ngôn ngữ đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Chương trình học tập tiêu chuẩn Nhật Bản ở THUV: toàn bộ chương trình đào tạo chi tiết của tất cả các ngành học đều được chuyển giao từ trường liên kết UHAS (Trường Đại học Khoa học Tổng hợp nhân sinh Nhật Bản), ngôi trường đã có gần 70 năm đào tạo trong lĩnh vực y tế tại Nhật Bản. Các bạn SV sẽ có cơ hội tiếp cận, học tập những gì tiên tiến nhất trong lĩnh vực y tế từ một nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Đơn cử như chuyên ngành Điều dưỡng (ĐD), sinh viên sẽ được học từ tư duy logic – phản biện, cơ chế nguồn gốc vấn đề/ triệu chứng rồi áp dụng vào quy trình ĐD để chẩn đoán và chăm sóc người bệnh. Từ đó, sinh viên hiểu được mình đang làm gì và tại sao lại làm vậy; những nguy cơ gì có thể xảy ra trên người bệnh khi chăm sóc và cách xử trí chứ không phải làm như một cái máy với những bước được lặp đi lặp lại. Quy trình ĐD được dạy ở THUV rất khác so với các trường của Việt Nam, tiến bộ hơn, đề cao vai trò chủ động sáng tạo và độc lập của điều dưỡng viên. Ngôn ngữ đào tạo tại THUV là 3 thứ tiếng: Nhật, Anh, Việt. Với những bạn SV năm thứ nhất, ngôn ngữ tiếng Việt được sử dụng nhiều hơn vì các bạn đang trong năm học hoàn thiện kỹ năng tiếng Nhật và tiếng Anh. Sang các năm học sau, các môn học sẽ được giảng dạy bằng cả tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài thời gian học, các bạn SV cũng thường xuyên được tương tác và giao tiếp với các thầy cô người Nhật bản xứ và người Việt bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên: Hầu hết giảng viên tại THUV đều là giảng viên quốc tế, đa phần đến từ Nhật Bản. Các giảng viên người Việt Nam cũng đều có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm lâm sàng, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện của Nhật Bản, được tuyển chọn kỹ lưỡng và rất tâm huyết, nhiệt tình với sinh viên. Cơ sở vật chất tại THUV: Tọa lạc ngay vị trí trái tim của KĐT Ecopark trong khuôn viên rộng rãi rợp bóng cây xanh, cơ sở vật chất của THUV được thiết kế, xây dựng và mua sắm theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Nhật Bản. Toàn bộ trang thiết bị giảng dạy đều rất hiện đại và được nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản. Đặc biệt là các mô hình phục vụ cho học thực hành. Thư viện: Nằm ngay tầng 1 của THUV, là không gian Thư viện với hàng nghìn đầu sách bằng Tiếng Nhật, Anh và Việt phong phú cho mỗi chuyên ngành học, đáp ứng nhu cầu học tập và tham khảo tài liệu cho cả sinh viên và giảng viên. Khuôn viên bao quanh thư viện luôn xanh mát, yên tĩnh với nhiều cây xanh và khoảng không gian mở cho các em sinh viên có thể vui chơi, học nhóm và thư giãn.   Trung tâm đào tạo y tế Nhật Việt (JVMEC): Có thể nói JVMEC là một điểm nhấn trong kiến trúc của THUV. Với sức chứa khoảng 300 người, nơi đây thường diễn ra các hoạt động đào tạo và các hoạt động ngoại khóa giao lưu văn hóa Việt – Nhật; cũng như tổ chức các sự kiện, hội nghị của THUV. Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam: Ngành Y là một ngành đặc thù bởi lý thuyết luôn gắn chặt với thực tế lâm sàng. Việc Bệnh viện trực thuộc THUV đang xây và dự kiến hoàn thành cuối năm 2021 là mảnh ghép hoàn hảo cuối cùng trong mô hình kết cấu Viện-Trường, đồng bộ hóa với cơ sở vật chất cực kỳ hiện đại, khép kín và đầy đủ của THUV. Với mức đầu tư lên đến hàng chục triệu USD và được xây dựng, giám sát bởi nhà

THUV TRÁI CHÍN ĐẦU MÙA

Trường tôi là Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV), trường đang ngự trong khu đô thị Ecopark xanh tươi xinh đẹp – điểm giao thoa giữa Hưng Yên và Hà Nội. Các bạn thấy chủ đề bài viết là “THUV trái chín đầu mùa” nhưng ở đây không phải là “thứ Đặc Sản hoa quả của vùng miền” mà tôi muốn nói đến các bạn sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp ra trường.        Các bạn ạ! 4 năm các bạn ở THUV chỉ là một quãng thời gian sinh viên ngắn ngủi so với những hành trình tiếp theo của các bạn. Nhưng 4 năm học đó là một nền móng cực kỳ quan trọng để học hỏi, trau dồi kiến thức vững chắc cho mình.                        Nhớ ngày nào các bạn còn là tân sinh viên với nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm và thấy cái gì cũng mới mẻ đối với mình. Cũng nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, của bạn bè mà giờ nhìn lại thấy các bạn trưởng thành hơn và vững bước hơn trên những chặng đường tiến về phía trước. Các bạn sinh viên sẽ nhớ nhất những gì khi ra trường nhỉ? Đó là những kỉ niệm cùng thầy cô, bạn bè, những người đã đồng hành cùng mình trong suốt bốn năm học qua; những chuyến đi tham quan thực tế; những giây phút bạn bè cùng quây quần bên nhau, cùng chia sẻ nhiều vui buồn trong cuộc sống… Thời sinh viên là thế, cá tính lắm, mạnh mẽ lắm và lắm lúc cũng có những bất đồng quan điểm. Nhưng khi qua rồi nào ai có thể quên được! Con đường ngày ngày tới trường, những giờ học tập trên lớp, những hàng cây Giáng hương xanh biếc và những gốc phượng vĩ quanh trường… giờ phải xa rồi, bạn nào mà không ngậm ngùi, luyến tiếc…        Trong giây phút của ngày lễ tốt nghiệp, không chỉ riêng tôi mà rất nhiều các thầy cô và các bạn sinh viên cũng thế, thật nhiều cảm xúc nhưng cũng thật nhiều hân hoan không kể xiết.                  Thế là sau bao ngày tháng vất vả, mệt mài học tập thì ngày ấy cũng đã đến, ngày các bạn được trao tay tấm bằng tốt nghiệp. Trong phút giây thiêng liêng này, các bạn một lần nữa cám ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, cám ơn thầy cô giáo đã giảng dạy và cám ơn những người bạn đã đồng hành cùng mình trong suốt quãng đường sinh viên ở THUV. Một chặng đường mới sẽ đến với nhiều thử thách và cơ hội cho bước hành trình của các bạn. Nhưng tôi luôn luôn tin rằng những kiến thức các bạn đã học được, những kinh nghiệm mà các bạn đã trải qua sẽ là vốn hành trang để các bạn vững bước hơn. Các bệnh viện lớn ở Nhật Bản với trang thiết bị cơ sở hiện đại số 1 thế giới mà THUV liên kết đang vẫy gọi, đón chào các bạn! Chúc các bạn sẽ lựa chọn được định hướng công việc cho mình và nhớ không quên yêu ngành, yêu nghề mà mình đã chọn. Vì ngành của các bạn vô cùng cao quý!  Nguyễn Hằng Hải Giới thiệu tác giả Anh Nguyễn Hằng Hải có kinh nghiệm 10 năm làm việc tại công ty TNHH QUỐC TẾ VINATA (Nhật Bản) – Nhà thầu chính xây dựng TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM. Sau khi tự tay mình xây dựng nên ngôi trường tươi đẹp này anh bị chính sự tươi đẹp đó làm rung động trái tim và chuyển về công tác tại trường. Hiện tại anh đang công tác tại Bộ phận phòng hành chính tổng hợp (Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị).     Tuyển sinh

THÔNG BÁO NGƯỠNG ĐIỂM SÀN XÉT TUYỂN NĂM 2020

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:  023/2020/TB-THUV   Hưng Yên, ngày 17 tháng 9 năm 2020   THÔNG BÁO Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Tuyển sinh Đại học hệ chính quy xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp năm 2020   Căn cứ thông tư 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020 ban hành quy chế tuyển sinh Đại học; tuyển sinh trình độ Cao đẳng nhóm ngành giáo dục mầm non; Căn cứ Đề án tuyển sinh năm 2020 của Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam; Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm nhận hồ sơ xét tuyển) hệ Đại học chính quy dựa vào kết quả thi tốt nghiệp năm 2020 (bao gồm điểm ưu tiên) như sau:   Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Mã ngành Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Điều dưỡng A00 (Toán, Lý, Hóa) A01 (Toán, Lý, Anh) B00 (Toán, Hóa, Sinh) B08 (Toán, Sinh, Anh) 7720301 19 Kỹ thuật Phục hồi chức năng 7720603 19 Kỹ thuật Xét nghiệm y học 7720601 19 Kỹ thuật Hình ảnh y học 7720602 19 Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả 7720399 19   Thông tin chi tiết về tuyển sinh của trường, thí sinh vui lòng liên hệ: Văn phòng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01, khu đô thị Ecopark (cạnh làng gốm Bát Tràng, Hà Nội), huyện Văn Giang, Hưng Yên Điện thoại: 086 821 74 06 hoặc (024) 6664 0325   Nơi nhận: –     Website; –     BGH (để báo cáo) –     PĐT, VP; HIỆU TRƯỞNG TS. KUSUMI MARI (đã ký)

Trải nghiệm giao lưu văn hóa ở Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Chào các bạn! Vậy là dịch bệnh Covid 19 đã làm gián đoạn việc tổ chức lễ hội văn hóa Nhật Bản năm 2020 ở Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam. Nhưng trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những hoạt động văn hóa thường tổ chức trong năm ở Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam nhé. Lễ hội văn hóa Nhật Bản thường được nhà trường tổ chức vào thời điểm tháng 4.   Ở đây các bạn sinh viên của trường sẽ giới thiệu văn hóa Nhật bản qua các gian hàng như: Ẩm thực với các món ăn truyền thống Nhật Bản, Thời trang với trang phục Kimono, Nghệ thuật gấp giấy origami, Trà đạo, Thư pháp và các chương trình văn hóa nghệ thuật Nhật Bản.   Vào giữa tháng 4 đến khoảng ngày 5 tháng 5 hàng năm, tại Nhật Bản có phong tục trang trí “CỜ CÁ CHÉP”. Mọi người trang trí sân vườn bằng việc treo các lá cờ hình cá chép với mong muốn những đứa trẻ của mình sẽ luôn mạnh khỏe, trưởng thành và thành công trong cuộc sống như những chú cá chép đang bơi một cách dịu dàng trên bầu trời rộng lớn. Các bạn thí sinh đang ấp ủ ước mơ thành công trong cuộc sống, hãy tới để ngắm những chú cá chép đang vùng vẫy trên bầu trời Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) nhé! Mong muốn của các bạn sẽ trở thành hiện thực. Ở trường Đại học y khoa tokyo hàng năm thường có các hoạt động giao lưu văn hóa với các trường ĐH trong nước và nước ngoài. Sinh viên ĐH tổng hợp nhân sinh Nhật bản giao lưu thăm quan trường THUV.   Các bạn sinh viên trường ĐH Long Beach đến tham quan giao lưu với sinh viên THUV. Sinh viên THUV tham quan và thực tập tại các bệnh viện liên kết và Trường Đại học Khoa học Tổng hợp Nhân Sinh Nhật Bản.     Sinh viên THUV cũng thường xuyên tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài trời như tham gia giải chạy Marathon của Ecopark.   Các bạn sinh viên THUV rất năng động và hoạt náo Halloween. Các bạn ý đã làm không khí của trường thật đáng sợ (nhưng mà rất vui) đấy?   Khi mùa xuân về không khí tết rộn rã thì ở THUV cũng có tết rất riêng trong đó có nét Nhật Bản đấy bạn.   Các bạn muốn học tập hoặc có mong muốn sau này làm việc tại Nhật Bản hãy đến với Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nhé! Bạn sẽ được trải nghiệm du học Nhật Bản tại Việt Nam! Không chỉ học tập chuyên môn ở trường, bạn còn có cơ hội trải nghiệm văn hóa Nhật Bản với nhiều hoạt động ngoại khóa. Lê Sỹ Dinh   Giới thiệu tác giả Anh Lê Sỹ Dinh tốt nghiệp kỹ sư khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hiện anh đang công tác tại Phòng Hành chính tổng hợp – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chuyên phụ trách hỗ trợ IT.   Tuyển sinh  

XÂY DỰNG BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM

Đầu tháng 8 vừa qua Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đơn vị chủ đầu tư Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam cùng Công ty TNHH Quốc tế VINATA (trước đây là Công ty TNHH Liên doanh VINACONEX – TAISEI) đã tiến hành động thổ và khởi công xây dựng công trình Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Nằm bên cạnh Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam trong khuôn viên khu đô thị Ecopark, Bệnh viện có qui mô ban đầu là 81 giường bệnh với các chuyên khoa chính : Khoa Nội tổng hợp, Khoa Nhi, Khoa chấn thương chỉnh hình, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa Răng hàm mặt, Khoa đông y. Ngoài các chuyên khoa chính nêu trên bệnh viện còn có khu vực tầm soát khám sức khỏe, các khu vực phụ trợ phục vụ cho người bệnh trong suốt quá trình khám chữa bệnh như nhà ăn, caffe, cửa hàng tiện lợi… Với phương châm mang tiêu chuẩn y tế Nhật Bản tới với người dân Việt Nam sau khi đi vào hoạt động Bệnh viện sẽ thực hiện khám chữa bệnh chăm sóc toàn diện, các hoạt động nâng cao sức khỏe phòng bệnh cho người dân. Ngoài chức năng là một cơ sở khám chữa bệnh, với việc thành lập Bệnh viện sẽ giúp cho sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) có thêm một cơ sở thực tập tiêu chuẩn và một môi trường làm việc chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp. Theo kế hoạch dự kiến Bệnh viện sẽ khánh thành và đi vào hoạt động vào quý III năm 2021. Hãy cùng chờ và trải nghiệm dịch vụ y tế Nhật Bản ngay tại Ecopark các bạn nhé. Để có cơ hội học tập và làm việc tại BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM hãy đăng ký để trở thành sinh viên THUV tại số máy hotline 0868 217 406 hoặc Fanpage https://www.facebook.com/thuv.edu.vn/ THUV ????????????????????????????????????? https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2020/

Sinh Viên khóa 1 tốt nghiệp và hành trang chuẩn bị đến Nhật làm việc.

【第1期卒業生の3名が、日本の黒沢病院の就職にむけて渡航準備中】 3 SINH VIÊN XUẤT SẮC KHÓA ĐẦU TIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM (THUV) HÀNH TRANG CHUẨN BỊ TỚI NHẬT BẢN LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN KUROSAWA – NHẬT BẢN THUVの第1期卒業生の内、3名が日本の黒沢病院へ就職するため、日本への渡航準備を始めています。 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam vui mừng thông báo 3 bạn sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường đang bắt đầu chuẩn bị hành trang tới Nhật Bản để sắp tới sẽ làm việc tại bệnh viện Kurosawa – Bệnh viện liên kết với Trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh Nhật Bản (Đây cũng là Trường liên kết học thuật với THUV) THUVでの4年間、日本式の医療教育や日本語を勉強しました。また、在学中には、日本へ研修しに行き、日本の病院を見て回り勉強をしました。 Các bạn sinh viên của chúng tôi đã học tiếng Nhật rồi tiếp thu những kiến thức chuyên môn về y tế theo phương thức đào tạo của Nhật Bản. Trong thời gian học tập tại THUV, các bạn đều đã được đi thực tập trải nghiệm tại Nhật, tham quan và học hỏi ngay tại bệnh viện của Nhật. この3名は、在学中に日本語で、黒沢病院の就職面接を受け、併せて、黒沢病院から奨学金を受け取りながら、勉強をしてきました。 3 bạn sinh viên ưu tú của THUV đã từng nhận được học bổng của bệnh viện và tham dự phỏng vấn xin việc bằng tiếng Nhật với phía bệnh viện Kurosawa từ khi còn đang học tại trường.   卒業式には、黒沢病院の理事長先生と副理事長先生、ベトナムのスタッフからの祝辞ビデオが届き「卒業おめでとう。黒沢病院で、楽しく仕事をしましょう。遊びも大事なので、日本へ来たら、みんなでディズニーランドへ行こう。待っています」と、メッセージが届きました。 Trong Lễ tốt nghiệp đầu tiên vừa diễn ra tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, phía bệnh viện bao gồm Chủ tịch kiêm Giám đốc bệnh viện, phó Chủ tịch, bệnh viện và cả các nhân viên y tế người Việt Nam đang làm việc tại bệnh viện cũng gửi lời chúc mừng: “Chúc mừng các bạn sinh viên THUV đã tốt nghiệp thành công. Chúng ta hãy cùng nhau làm việc thật vui vẻ tại bệnh viện Kurosawa nhé! Ngoài thời gian làm việc, vui chơi thư giãn cũng vô cùng quan trọng. Khi nào các bạn tới Nhật Bản, chúng ta sẽ cùng nhau đi tới khu vui chơi Disneyland nhé! Chúng tôi đang chờ đón các bạn!”   Tuyển sinh

NHẬT KÝ GIẢNG DẠY số 19– THẦY ENDO TAKAYUKI 教員日誌 第19回 遠藤先生

Xin chào. Tôi tên là Endo Takayuki. こんにちは。私は遠藤隆行と申します。 Hôm nay tôi muốn giới thiệu cho các em 1 bài báo khoa học thú vị. 本日、皆さんに面白い論文を紹介したいと思います。 300 triệu năm trước, tổ tiên của chúng ta được sinh ra từ những quả trứng. 3億年前、我々の祖先種は卵から生まれていました。 Sau đó, đến 200 triệu năm trước, sinh vật cái có tử cung. Chúng ta đã tiến hóa thành một loài động vật có vú. その後、2億年前に、我々は子宮を得ました。我々は哺乳類に進化したのです。 Bằng cách nuôi dưỡng bào thai trong tử cung, bộ não của chúng ta có thể phát triển lớn hơn. 子宮で胎児を育てることにより、我々は脳を大きく成長させることが出来るようになりました。 Vào năm 2000, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Di Truyền đã xuất bản bài báo khoa học y tế thú vị. 2000年に、遺伝学研究所の研究グループが興味深い医学論文を発表しました。 Họ đã nghiên cứu về protein hợp bào”syncytin”. Protein này kiểm soát sự hình thành nhau thai. 彼らは「シンシチン」というタンパク質を研究しました。そのタンパク質は胎盤の形成を調整するものです。 Họ phát hiện ra rằng các gen hợp bào có nguồn gốc từ virus. 彼らはシンシチンの遺伝子がウイルス由来のものであることを発見したのです。 Điều đó có nghĩa là con người chúng ta có trí thông minh do nhiễm virus. つまり、人間の知性はウイルス感染によって得られたものであるといえるのです。 Vậy các em vẫn còn sợ bị nhiễm virus sao? 皆さんはまだウイルス感染を恐れますか? Tài liệu tham khảo : 参考文献: Mi S. et al., Syncytin is a captive retroviral envelope protein involved in human placental morphogenesis. Nature 403(6771), 785-789, 2000. By Endo Takayuki —————————————————————————————————————————- Chân thành cảm ơn thầy Endo đã cung cấp bài viết và ảnh tư liệu. Xin cung cấp thêm với độc giả Tiến sĩ Endo đã sang Việt Nam và giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được 4 năm. Thầy phụ trách các môn Giải phẫu, Sinh lý, Bệnh lý học, Bệnh và điều trị… Sau 4 năm ở Việt Nam thầy đã tự học cho bản thân vốn tiếng Việt như những gì thầy đã thể hiện ở bài viết trên. Thầy là một con người thân thiện, vui tính, luôn hòa đồng cùng mọi người. Hy vọng một trong số các bạn sẽ trở thành sinh viên của nhà trường trong tương lai. 遠藤先生は4年前来越し東京健康科学大学ベトナムの講師として活躍されています。先生の担当科目は解剖学、生理学、病理学、疾病と治療などです。来越4年目で自己学習によってベトナム語はご覧のようなレベルまで達成しました。遠藤先生は親切で、面白い、お付き合いしやすい先生です。ご覧の皆さんがいつか遠藤先生の生徒になることを願っています。   Tuyển sinh

Không có áp lực không có kim cương

   Khi sinh ra chúng ta không có quyền quyết định thời đại, xã hội, đất nước, cha mẹ hay màu da của mình, nhưng khi lớn lên chúng ta dần có quyền tự quyết định như chơi với ai, học chuyên ngành gì, kết hôn với ai, sống ở đâu…      Có thể ở thời điểm hiện tại các bạn không suy nghĩ nhiều về điều đó,  nhưng mọi quyết định dù nhỏ cũng sẽ dẫn tới những bước ngoặt lớn trên con đường mình đi sau này.    Ví dụ như:  – chơi với những người bạn tốt, bạn sẽ trở nên tốt hơn.                   – kết hôn với đúng người, gia đình bạn sẽ hạnh phúc.                  –  chọn đúng trường, đúng ngành học với đam mê và cố gắng bạn sẽ thành công.     Khi đang ngồi trên ghế nhà trường các bạn hãy trau dồi cho mình thật vững những kiến thức chuyên môn, những kiến thức về ngoại ngữ, tin học, những kỹ năng mềm…     Hãy tận hưởng những giờ học, những bài giảng thú vị, hãy trân trọng tình cảm mà bạn bè thầy cô dành cho mình, vì khi nó qua đi bạn sẽ không thể có được quãng thời gian đẹp như vậy một lần nữa.Tất cả những điều đó sẽ là một bước đệm chuẩn bị cho con đường thành công của các bạn sau này.    Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam có thể trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng là hành trang tốt nhất, tạo tiền đề để bạn thành công và hạnh phúc sau này.     Dù sinh ra và lớn lên ở đâu,  trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, vẫn luôn có cơ hội cho mọi người. Hãy ước mơ, đặt mục tiêu và thực hiện,  vì chỉ có hành động mới đem lại kết quả. Hãy dám quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Vấp ngã ở đâu thì đứng dậy ở đó. Những thành công và cả thất bại sẽ là những bài học, những trải nghiệm, giúp bạn mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn. Chính các bạn chứ không phải ai khác sẽ viết nên câu chuyện đời mình. Mong rằng chúng ta của ngày hôm nay sẽ tốt hơn phiên bản chúng ta của ngày hôm qua. Các bạn sinh viên THUV hãy cố gắng học tập rèn luyện, đem kiến thức, kỹ năng, sức trẻ và sự nhiệt huyết, tạo nên những giá trị cống hiến cho gia đình và xã hội.  Nguyễn Văn Hiếu Tác giả Thầy Nguyễn Văn Hiếu hiện đang công tác tại Khoa Điều dưỡng –  Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Thầy có kinh nghiệm 4 năm làm việc tại các bệnh viện Việt Nam và 5 năm làm việc tại Bệnh viện Joban tỉnh Fukushima – Nhật Bản.     Tuyển sinh