Cẩm nang

🌺🌺TẾT NHẬT – TẾT VIỆT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG 🎍🎍

     Những ngày đầu năm mới đang cận kề, nếu như với người Việt tết cổ truyền đóng vai trò như một thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, một khoảnh khắc thiêng liêng và quan trọng nhất trong năm, thì với người Nhật, Tết dương lịch lại là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng bậc nhất, một dịp để mọi người trong gia đình xa gần sum họp, cầu chúc và cùng nhau đón năm mới.      Tết dương lịch ở Nhật Bản thường diễn ra từ ngày 29/12 năm trước tới 4/1 năm tiếp theo. Trước tết, mọi người cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ dùng và trang trí đón năm mới. Thay vì trang trí cành mai, cây đào hay cây quất như người Việt Nam, các gia đình tại Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty của mình một cây nêu hoặc cây Kadomatsu gồm những cành thông xếp cạnh những ống tre tươi cắt vát chéo. Người Nhật quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới, còn thông mang lại sự may mắn và trường thọ.      Cũng như Việt Nam, năm mới là dịp tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, và các vị thần. Người Nhật đặt các loại bánh dày, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và mong được các thần linh phù hộ. Đây cũng là một phần lễ vô cùng quan trọng, để tưởng nhớ và thể hiện lòng thành kính, đạo hiếu với người đã khuất.      Trong dịp lễ này, người Nhật cũng ăn cơm tất niên, viết bưu thiếp, lì xì cho trẻ em và đi lễ chùa… Vào ngày đầu năm mới, trẻ em Nhật Bản cũng được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân, với hi vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ hay ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành.      Đi chùa đầu năm đã trở thành phong tục của người Nhật, những ngôi chùa trở thành những nơi thu hút đông khách nhất. Mọi người đến các đền, chùa để cầu mong hạnh phúc, may mắn trong năm mới. Họ thường mua bùa, rút quẻ và lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm.      Tuy là hai Quốc gia khác biệt về địa lý, nhưng truyền thống văn hóa của hai nước Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng. Chính vì sự đồng điệu đó, ngày càng nhiều người Việt Nam yêu mến, lựa chọn học tập và làm việc ở đất nước Nhật Bản thân yêu. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) một cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư Nhật Bản chính là cầu nối cho mối quan hệ khăng khít, gắn bó bền chặt của Việt Nam và Nhật Bản. THUV kính chúc các bạn một năm mới dồi dào sức khỏe, nhiệt huyết và thành công! Dương Thị Thu Hương 🌺🌺🌺⛩⛩🎍🎍🌺🌺🌺⛩⛩🎍🎍🌺🌺🌺⛩⛩🎍🎍🌺🌺🌺⛩⛩🎍🎍🌺🌺🌺⛩⛩🎍🎍🌺🌺🌺

THUV CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ – VƯƠN TẦM THẾ GIỚI✈✈

     Đại dịch COVID-19 đã mang đến những thay đổi to lớn trong xã hội của rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Kéo theo sự thay đổi đó là sự thay đổi trong xu hướng chọn nghề của giới trẻ hiện nay. Theo thống kê, hiện có 3 ngành nghề được giới trẻ hướng đến nhiều nhất là Công nghệ thông tin, Chăm sóc sức khỏe và Quản trị du lịch khách sạn. Trong đó, nhóm ngành Y – Dược vẫn luôn giữ được độ “Hot”. Đây là ngành thiết yếu và gần như không bao giờ lỗi thời. Dù mức độ cạnh tranh khá cao, tuy nhiên trong ngành này vẫn có những nghề thiếu nhân lực điển hình là Điều dưỡng viên. Dự đoán, ngành y-dược vẫn tiếp tục là miền đất hứa cho các bạn trẻ khi lựa chọn bước đường tương lai.      Nếu cánh cổng đại học mở ra cho những tân sinh viên một bầu trời với những ước mơ, hoài vọng về một tương lai xán lạn thì tấm bằng tốt nghiệp và những bước chân đầu tiên bước đi lập nghiệp lại đưa sinh viên tới những câu hỏi: Làm gì và ở đâu?      Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, với 100% vốn đầu tư Nhật Bản, cùng với khung chương trình đạo tạo chuẩn Nhật Bản, đưa chương trình dạy tiếng Nhật thành môn học chính thức, các lớp học thi kỳ thi quốc gia lấy chứng chỉ hành nghề tại Nhật Bản, hỗ trợ liên kết các bệnh viện tại Nhật Bản, là trường đang đi đầu trong việc định hướng nghề nghiệp và các con đường tiếp cận với việc làm ở nước ngoài – đặc biệt là thị trường Nhật Bản – cho sinh viên ngay khi còn ngồi trong ghế nhà trường, trang bị cho sinh viên những hàng trang tốt nhất về kỹ năng, kiến thức và năng lực ngoại ngữ.   Vậy Bạn được gì khi làm việc tại Nhật Bản?      Khi trở thành điều dưỡng viên ở Nhật, bạn sẽ học được khá nhiều điều mới mẻ. Không chỉ từ cách sử dụng các công cụ, máy móc hiện đại. Mà còn nâng cao được trình độ ngoại ngữ của mình khi thường xuyên giao tiếp với người bệnh, và đồng nghiệp là người bản địa. Thêm vào đó, bạn chịu được áp lực cao trong công việc, rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì, cẩn thận từ công việc chăm sóc người bệnh tại Nhật Bản..      Khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, bạn lại được học thêm một nền văn hóa. Người Nhật rất nguyên tắc và chú trọng giờ giấc, các nghi lễ chào hỏi… Mà đây đều là những điều cực kì cần thiết trong mọi công việc, không riêng ngành nghề điều dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng có cơ hội được ngắm nhìn những mùa hoa đặc trưng nổi tiếng tại xứ phù tang như mùa hoa anh đào, hoa tử đằng…      Làm việc tại Nhật Bản tạo cho bạn nhiều cơ hội giao lưu và kết bạn với các nước trên thế giới. Với thực trạng già hóa dân số, Nhật Bản đang đứng trước thách thức lớn khi thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động trẻ. Để giải quyết bài toán này, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra rất nhiều những chính sách mở rộng cửa để tuyển dụng thêm điều dưỡng – hộ lý từ nước ngoài đến làm việc. Không chỉ lao động Việt Nam, hiện nay tại các cơ sở y tế Nhật Bản, bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp các điều dưỡng viên người Indonesia, Philippines…      Nếu thi đỗ chứng chỉ quốc gia ngành điều dưỡng, bạn có thể làm việc lâu dài hoặc vô thời hạn tại Nhật Bản với mức lương cơ bản ngang với người Nhật đồng cấp.      Sau khi kết thúc thời gian làm việc tại Nhật Bản trở về Việt Nam, bạn đã hoàn toàn trưởng thành với vốn kinh nghiệm sống, bản lĩnh trong công việc cũng như có lợi thế lớn về ngoại ngữ.  Đó chính là ưu thế vượt trội của bạn. Bạn sẽ có cơ hội rất lớn để trở thành phiên dịch viên, phiên dịch y tế, làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân, cơ sở y tế nhà nước hoặc các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam …      Học tập là sự đầu tư cho tương lai. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn đồng hành cùng các bạn trẻ trong việc định hướng nghề nghiệp. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về các chương trình đi làm việc tại nước ngoài và tư vấn cho sinh viên. Với phương châm đào tạo nên một thế hệ nhân viên y tế giàu lòng nhân ái và sẵn sàng hội nhập thế giới,  THUV LUÔN SẴN SÀNG CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ – VƯƠN TẦM THẾ GIỚI của bạn!   Tham khảo https://vieclam365.net/cam-nang/xu-huong-chon-nghe-cua-gioi-tre-hien-nay/ https://blog.topcv.vn/top-7-nganh-nghe-hop-xu-huong-nghe-nghiep-trong-tuong-lai-o-viet-nam-nhat/ https://hss.asia/vi/bai-viet/duoc-va-mat-khi-lam-dieu-duong-tai-nhat-p776   Dương Thị Thu Hương 🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 Ngành Điều dưỡng    

LOÀI CHIM, PHÙ THỦY và CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC KHẨU TRANG ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

Chào các bạn! Các Bạn có biết bức hình dưới đây là gì không? Một chú chim hay một mụ phù thủy? Đáp án là tấm hình của một Bác sĩ tại thành phố Rome nước Ý vào thời điểm năm 1656. Đây không phải là hóa trang cosplay của các tín đồ truyện tranh, phim ảnh. Mà đây chính là hình ảnh Bác sĩ đeo khẩu trang các bạn ạ! Thế giới chúng ta hiện nay đang phải đối mặt với đại dịch COVID -19, còn vào thời điểm những năm 1656 trên bức ảnh bạn thấy, hầu hết những trận đại dịch xảy ra là xuất phát từ bệnh dịch hạch. Lúc đó, chỉ tính riêng thành phố Napoli của Ý đã có tới 300.000 người chết vì bệnh dịch hạch. Chiếc mặt nạ trông giống như cái mỏ chim nhưng bên trong chứa đầy các hương liệu như bạc hà, đinh hương, cánh hoa hồng, nhiều loại thảo mộc khác nhau, mật ong… ĐÂY CHÍNH LÀ CHIẾC MẶT NẠ ĐẦU TIÊN CỦA THẾ GIỚI CÁC BẠN Ạ! Người ta tin mùi hôi thối, không khí không sạch sẽ làm sinh ra bệnh tật nên cho rằng các hương liệu sẽ có tác dụng phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm một cách hiệu quả. Các bạn có để ý thấy bên tay phải bác sĩ cầm một cây gậy không? Cây gậy này chính là vật để bác sĩ tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh. Chúng ta đều biết khẩu trang có hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19. Vậy nhưng chiến dịch đeo khẩu trang trên toàn thế giới mới được thực hiện trong thời gian gần đây thôi. Nhưng vào 100 năm trước, năm 1918, khi dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát mạnh mẽ tại Mỹ, việc người dân tại một số thành phố bị yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang cũng đã được lịch sử ghi lại. Thời điểm đó, nếu ai không mang khẩu trang sẽ không được phép lên tàu điện. Hình dạng và chức năng của khẩu trang ngày càng được cải tiến. Khẩu trang hiện tại mà chúng ta đang dùng cũng có thể sẽ trở thành những đề tài ví dụ như “Ngày xưa người ta tin rằng khẩu trang như thế này là tốt”… mà con cháu chúng ta sẽ kể lại trong tương lai đấy! ? 鳥!? 魔法使い!? ~世界初のマスク~ これは何でしょうか? 鳥!? 魔法使い!? 正解は、1656年当時のイタリア、ローマの医師です。 コスプレ(仮装)ではありません。 真面目な(真剣な)マスクです。 今はCOVID-19がパンデミックを起こしていますが、当時のパンデミックはペストによるものが多かったのです。 この当時、イタリアのナポリだけでもペストで30万人の方が亡くなりました。 鳥のクチバシのようなマスクですが、クチバシの部分に香料(ミント、クローブ、バラの花びら、ハーブなどの薬草類やはちみつ等)を詰めていました。 世界で初めてのマスクです。 悪臭や悪い空気が病気を引き起こすと信じられていたので、この香料で感染を予防することが効果的と考えられていたのですね。  ちなみに、右手に持っている棒は、感染した患者に直接触れないようにするための杖です。 COVID-19の感染予防には、マスクが有効であると誰もが知っていますが、全世界的にマスクを着用するようになったのは、本当に最近のことです。  でも、100年前の1918年にアメリカでスペイン風邪が大流行した時には、アメリカの一部の都市で住民にマスク着用が義務付けられたという歴史もあります。 マスクをしていないと、路面電車への乗車を断られたりしたようです。   マスクの形状や機能は、どんどん進化しています。 私たちが今使用しているマスクも、「昔はこのようなマスクが良いと信じられていました」なんて未来の子孫に語られることになるかもしれませんね。   Ths. Sato Hiroko佐藤弘子 ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ???? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ???? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2021/

TẾT VIỆT & TẾT NHẬT Tetとお正月

Xin chào các bạn! Các bạn ơi, các bạn đã trải qua một kì nghỉ Tết như thế nào? Tôi được biết rằng Tết của Việt Nam là mọi người về quê cùng bạn bè, người thân cùng nhau ăn uống và tận hưởng khoảng thời gian thật sự vui vẻ, phải không các bạn? Dịp Tết ở Việt Nam, tôi thấy mọi người mua trang trí hoa đào hay các loại hoa có màu đỏ, rồi còn sắm những cây quất có quả màu vàng, tất cả tạo nên màu sắc Tết thật rực rỡ, thật đẹp. Ngay cả với một người Nhật như tôi, khi nhìn thấy những chiếc xe máy chở rất nhiều cành đào tết thì trong lòng cũng cảm thấy phấn khích, chộn rộn như thể Tết đang đến rất gần. Ở Nhật, hoa mận, cây trúc, cây thông được coi là các loài hoa và cây của ngày Tết. Tết năm nay của tôi cũng đậm chất Việt Nam với hoa lay ơn đỏ và bưởi vàng dâng lên “Tenjin-sama” – Các vị thần. Tôi cũng được nghe kể rằng, ở Việt Nam, trước những ngày Tết đến, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa, sân vườn sạch sẽ. Phong tục này cũng giống của người Nhật Bản. Nhật Bản đón năm mới với lịch mới (Tết dương lịch). Kì nghỉ năm mới, cũng gọi là Tết của Nhật kéo dài từ ngày 01/1 đến 07/1. Trước Tết, chúng tôi cũng lau dọn nhà cửa, vườn tược sạch sẽ. Và chúng tôi gọi việc lau dọn trong những ngày này là Osoji (Tổng vệ sinh). Người Nhật thường nghe tiếng chuông chùa và đón năm mới một cách lặng lẽ, thay vì hình ảnh pháo hoa sôi nổi, ồn ào như các bạn thường thấy. Năm mới đến, trẻ con được người lớn mừng tuổi. Đây cũng là nét giống nhau giữa Tết Nhật và Tết Việt. Ở Nhật Bản hay Việt Nam, đón mừng năm mới lúc nào cũng mang lại niềm vui. Khi tôi làm công việc điều dưỡng ở Nhật Bản, tôi đã từng trải qua buổi trực đêm và đón năm mới tại bệnh viện. Chỉ những người bệnh nặng lắm thì mới nhập viện trong những ngày đầu năm mới. Chúng tôi miệng vừa nói câu “Chúc mừng năm mới”, vừa giúp bệnh nhân lăn trở mình, hút đờm, thay bỉm…Trong lúc mọi người nghỉ ngơi đón tết thì vẫn có những người bệnh và gia đình đang phải chịu đau đớn, khổ cực. Để người bệnh có thể thanh thản, yên tâm; để họ có niềm tin năm mới sắp đến dù một chút ít thôi cũng sẽ là một năm vui vẻ, hạnh phúc nên cứ vừa tâm niệm như vậy, chúng tôi vừa cầm đèn pin đi kiểm tra khắp các phòng, giúp trở mình cho người bệnh…Điều dưỡng viên là người phải làm việc cả vào những khi mọi người đang vui vẻ nghỉ ngơi trong những kì nghỉ lễ. Có thể khi nghe như vậy, các bạn sẽ nghĩ đây là công việc vất vả, nhưng bản thân những điều dưỡng viên cũng sẽ cảm thấy nh vất vả trong công việc như được giảm bớt, cảm thấy được động viên khi nhìn thấy nụ cười hay nghe lời “cảm ơn vì anh chị đã phải chịu vất vả trong ngày Tết” trong lúc trở mình, rồi thay bỉm…cho người bệnh. Mong rằng qua câu chuyện tôi kể, dù ít hay nhiều, các bạn cũng sẽ dành sự quan tâm và hứng thú nhiều hơn tới công việc điều dưỡng. みなさんは、どのようにTetを過ごしましたか? ふるさとに帰って、親戚や友達と食事をして楽しく過ごすのが、ベトナムのTetの過ごし方と聞いています。 ベトナムではTetに桃の花や赤い花、金柑などの黄色い実のついた木を飾りますね。とても色鮮やかできれいです。日本人の私でも、荷台に桃の枝をたくさんつけて走るバイクを見ると。Tetがくる!とワクワクします。日本では、梅の花や竹、松などがお正月の花や木とされています。 今年のテトは、私もベトナム風に赤いグラジオラスの花と大きな黄色い実を、日本での「学問の神様」である「天神様(てんじんさま)」にお供えしました。 ベトナムでは、Tetの前に家や庭をきれいにすると聞きました。それは日本も同じです。日本は、新暦で新しい年を祝います。新しい年の1月1日から7日までを「お正月」と呼びます。お正月の前には家や庭を掃除します。これを「大掃除」と呼んでいます。新年は、花火でにぎやかに迎えるというより、お寺の鐘をききながら静かに迎えるのが一般的です。年が明けると、子どもたちは大人から「お年玉」をもらいます。これはベトナムと一緒ですね。ベトナムでも日本でも新しい年を迎えるのは、楽しいものです。 私は日本で看護師をしていたときに、夜勤をして、病院で新しい年を迎えた経験があります。お正月に入院しているのは、重症の患者さんばかりでした。「あけましておめでとうございます」と新年のあいさつをしながら、患者さんの体の向きを変えたり、痰をとったり、おむつ交換をしたりしました。みんなが休んでいるときにも、病気で辛い思いをしている患者さんとその家族がいます。その人たちが少しでも安楽と安心でありますように、そして、迎えた年が少しでも幸せな年でありますように…そう願いながら、懐中電灯をもって、病棟内を巡回し、患者さんの体の向きを変えていました。看護師はみんなが休んでいるときや楽しんでいるときにも勤務をしなければならない仕事です。辛いと思われるかもしれませんが、「お正月なのにありがとう」という患者さんの言葉や笑顔に励まされ、体の向きを変え、おむつ交換をしながら患者さんにタッチングすることで、看護師自身が癒される、そんな仕事でもあります。看護師という仕事に、みなさんが少しでも興味をもってくださったらうれしいです。 新しい2021年が、みなさんにとって、幸せで安心な1年でありますように。 Ths. Yukari Makino 🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺 Ngành Điều dưỡng  

HỌC TIẾNG NHẬT DỄ HAY KHÓ⁉️⁉️

Hiện tại đang có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi: “Học tiếng Nhật có khó không?”, “ Để có thể giao tiếp thành thạo tiếng Nhật thì có mất nhiều thời gian không?” hoặc những câu hỏi tương tự như vậy. Trong tiếng Nhật có 3 bộ chữ: Hiragana, Katakana, và Kanji. Bộ chữ Hiragana là bộ chữ mềm được cho là bộ chữ cơ bản nhất của tiếng Nhật mà hầu hết bất cứ ai học tiếng Nhật đều phải nắm vững. Bộ chữ Katakana là bộ chữ cứng phần lớn được dùng để viết những từ mượn từ nước ngoài. Và cuối cùng là bộ chữ Kanji bắt nguồn từ chữ Hán của Trung Quốc. Chính vì trong tiếng Nhật có đến 3 bộ chữ như vậy nên rất nhiều người khi mới bắt đầu học tiếng Nhật vô cùng dễ nản, đặc biệt là khi tất cả là dạng chữ tượng hình – khác hẳn với bộ chữ cái Alphabet mà chúng ta vẫn hay dùng trong tiếng Anh hay tiếng Việt. Tuy nhiên nếu nhìn nhận kĩ thì 2 bộ chữ Hiragana và Katakana không khó nhằn như bạn nghĩ. Nếu bạn thực sự chăm chỉ học 2 bộ chữ này hàng ngày thì cùng lắm chỉ mất 2 tuần là bạn đã có thể nắm được hết cả 2 rồi. Vấn đề chỉ thực sự nan giải khi bạn bắt đầu học tới chữ Kanji. Tính đến hiện nay thì Kanji có tổng cộng khoảng 3000 chữ, trong đó có tầm 1500 – 1900 chữ thông dụng. Mỗi chữ gần như được viết theo 1 cách khác nhau vì vậy việc nhớ được 1 lượng lớn chữ Kanji khá là khó khăn. Chính vì vậy Kanji có thể được coi là 1 trong những yếu tố tạo nên “độ khó” của tiếng Nhật. Tuy nhiên, cũng như mọi ngoại ngữ khác, chỉ cần chăm chỉ là bạn hoàn toàn có thể học giỏi. Chữ Kanji (Hán Tự) trong tiếng Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể, chữ Kanji trong bảng chữ cái của người Nhật có gốc rễ nhiều từ tiếng Hoa. Trong khi đó, tiếng Việt của chúng ta lại có nhiều âm Hán. Chính điều này đã tạo ra những thuận lợi đáng kể trong việc phát âm tiếng Nhật khi người Việt học loại ngôn ngữ này. Và điều quan trọng hơn hết đối với những người học ngoại ngữ đó là môi trường để nói. Cho dù bạn có vốn từ vựng rộng cũng như nắm tốt ngữ pháp đi chăng nữa mà không nói thường xuyên thì bạn cũng không thể giao tiếp tốt được. Với đội ngũ giảng viên người Nhật và giảng viên người Việt thành thạo tiếng Nhật,  THUV thực sự là một môi trường lý tưởng đối với những bạn muốn chinh phục loại ngôn ngữ này. Việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng đều có những thách thức và khó khăn. Tuy nhiên, chỉ cần chăm chỉ và quyết tâm, chắc chắn con đường chinh phục tiếng Nhật sẽ không còn quá xa xôi nữa. Chúc mọi người có nhiều niềm vui và khám phá nhiều điều thú vị khi học tiếng Nhật. Nguyễn Thị Phượng 🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻🔻

NHỮNG MÓN ĂN VIỆT NAM ĐƯỢC NGƯỜI NHẬT BẢN YÊU THÍCH

Khi khám phá văn hóa của một đất nước, có thể nói, văn hóa ẩm thực luôn là điều được nhiều người quan tâm tới nhất. Với đất nước Nhật Bản, một đất nước yêu thích những món ăn không nhiều dầu mỡ mà chú trọng đến hương vị tươi ngon, tinh khiết của nguyên liệu thì một số món ăn sau đây của Việt Nam rất được người Nhật Bản yêu thích. 1. Phở Không chỉ được người Nhật Bản vô cùng yêu thích, Phở còn là một món ăn nổi tiếng trên khắp thế giới bởi hương vị đặc trưng đến từ nước dùng và sợi phở thơm ngon không đâu có được. Phở bò được xem như “hoa hậu” trong nền ẩm thực Việt Nam khi là món ngon tiêu biểu được giới thiệu với bạn bè trên khắp thế giới. Nước dùng Phở bò được kết hợp từ xương bò ninh cùng quế, hoa hồi, hành khô, gừng, thảo quả, mùi khô nướng, tạo nên hương vị đặc trưng mà chỉ có Phở Việt Nam mới có. Sợi phở được trụng qua nước sôi, xếp vào bát cùng thịt bò thái mỏng, hành lá thái sợi, rau mùi xắt nhỏ, sau cùng là chan lên nước dùng nóng hổi thơm ngon có sức hấp dẫn khiến thực khách phải xuýt xoa mỗi khi ăn món ăn này. Một chút chanh tươi, tương ớt, tỏi tươi sẽ càng làm tăng vị ngon của món Phở. Ở Hà Nội, quẩy giòn được xem là bộ đôi không thể thiếu khi ăn phở. Một số quán phở nổi tiếng ở Hà Nội: Phở Bát Đàn, Phở Gánh, Phở Lý Quốc Sư… 2. Bún chả Nếu Phở bò được vinh danh nhờ hương vị hấp dẫn của nước dùng, thì Bún chả cũng không hề thua kém khi mang lại cho thực khách cảm giác khó quên từ nước chấm. Nước chấm có vị chua, cay, mặn, ngọt là sự kết hợp hài hòa của nước mắm, giấm, đường, tỏi ớt làm nên hương vị đặc trưng mà chỉ có bún chả mới có. Nước chấm Bún chả thường được cho thêm nộm đu đủ, cà rốt mang lại sự thích thú cho thực khách mỗi khi cắn vào thấy giòn giòn. Thịt và chả viên được tẩm ướp gia vị sau đó đem nướng trên than hoa là một phần không thể thiếu làm nên sự hấp dẫn của Bún chả. Bún chả thường được ăn kèm cùng các loại rau sống như xà lách, tía tô, giá đỗ. Một số quán Bún chả ngon tại Hà Nội: Bún chả Sinh Từ, Bún chả Hương Liên, Bún chả Hàng Quạt… 3. Bánh mỳ Những năm gần đây, Bánh mỳ Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới thậm chí nó còn được xem là “Bánh mỳ ngon nhất thế giới”. Có lẽ vì vậy mà người Nhật Bản cũng yêu thích món ăn dân dã này của Việt Nam chăng ? Món Bánh mỳ Việt Nam được yêu thích không chỉ bởi nó có hương vị đặc trưng mà còn bởi Bánh mỳ Việt Nam có rất nhiều cách để thưởng thức. Chúng ta có thể bắt gặp Bánh mỳ ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam và đặc biệt là tại mỗi vùng miền lại có một cách kết hợp hương vị khác nhau, tạo nên thế giới bánh mỳ vô cùng phong phú. Nếu ở Hà nội, món bánh mỳ thường có pate, ruốc, giò chả kèm tương ớt, rau mùi và dưa chuột thì tại Hải Phòng, món bánh mỳ que (bánh chỉ to bằng hai ngón tay) với nguyên liệu đơn giản là pate và tương ớt với lớp vỏ bánh nướng giòn tan cũng đủ làm thực khách vô cùng thích thú. Bánh mỳ Hội An có lẽ là món bánh mỳ nổi tiếng Nhất tại Việt Nam khi kết hợp bằng rất nhiều nguyên liệu là jambon, giò, chả, thịt xíu, thịt nướng, thịt gà, trứng, phô mai và các loại xốt được làm theo công thức riêng góp phần tạo nên nét riêng biệt của Bánh mỳ Hội An. Một số quán Bánh mỳ ngon tại Hà Nội: Bánh mỳ Pate Lãn Ông, Bánh mỳ chả Lê Đại Hành, Bánh mỳ Đinh Liệt… Trên đây là một số món Việt Nam được người Nhật Bản yêu thích. Có lẽ càng khám phá, người Nhật Bản sẽ càng yêu thích thêm nhiều món ăn của Việt Nam hơn nữa. Còn các bạn thì sao? Hãy đến với trường chúng tôi, Trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam để được học tập trong môi trường mang phong cách Nhật Bản và giao lưu nét đẹp văn hóa giữa hai nước nhé. Chúng tôi luôn chào đón bạn! Tác giả: Nguyễn Thị Huệ- Bộ phận Quảng cáo 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-dung/%e9%99%84%e5%b1%9e%e7%97%85%e9%99%a2%e7%9c%8b%e8%ad%b7%e5%b8%ab%e5%8b%9f%e9%9b%86-benh-vien-thuv-tuyen-dung-dieu-duong-vien/  

NHẬT KÝ HỌC TẬP- MÔN HỌC GIẢI PHẪU

Chào các bạn, Bài viết này mình sẽ chia sẻ về một chủ đề rất thú vị. Đó là Giải phẫu học. Đây là môn học đặc thù của ngành y, nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người. Có lẽ với bất kỳ một sinh viên y khoa nào, Giải phẫu luôn mang lại nhiều điều thú vị và hứng thú. Tuy nhiên, đây cũng là môn học rất khó phải không các bạn? Mình còn nhớ như in ngày đầu tiên khi học môn học này, những bài giảng lý thuyết của các thầy cô trên giảng đường với nhiều hình ảnh về các cấu trúc trong cơ thể người làm mình rất tò mò rồi thực sự bị cuốn hút và say mê. Hôm nào mình cũng phải đi thật sớm để được ngồi bàn đầu. Các thầy cô vừa giảng, vừa cầm viên phấn đủ màu vẽ lên bảng, mà hình vẽ thì rất đẹp và giống như thật. Rồi đến những buổi thực hành tại Viện giải phẫu ở phố Yec-Xanh, đó là lần đầu tiên khoác trên mình chiếc áo blu trắng, cảm xúc thật lâng lâng. Bước vào phòng thực hành là một cảm giác cay mắt và mũi bởi mùi formol ngâm xác người sộc lên. Phía xa xa là bàn, ghế và rất nhiều mô hình, tranh, ảnh về cấu trúc cơ thể con người. Dưới mỗi cái bàn đều có một thùng dài ngâm một xác người trong formol. Khi giảng, các thầy cô sẽ đưa xác lên trên mặt bàn để sinh viên có thể quan sát học tập. Cái xác thì màu xám nâu, cả cơ, động mạch, tĩnh mạch, thần kinh hay nội tạng đều màu xám cả. Thật khác với khi xem ảnh trên Atlat, trên Atlat dễ nhìn hơn vì động mạch được vẽ màu đỏ, tĩnh mạch màu xanh hay thần kinh thì màu vàng. Đến giờ giải lao, là nghịch ngợm khi cầm xương đùi, xương cẳng chân trêu nhau. Những khoảnh khắc đó thật tinh nghịch và khó quên. Nó đem lại cho mình sự đam mê và yêu thích đặc biệt đối với môn học này. Lịch sử ra đời của giải phẫu học được bắt nguồn từ thời Ai Cập cổ đại. Về sau, Hyppocrate đã dạy giải phẫu ở Hy Lạp. “Người Cha của Y học” cũng cho rằng “Khoa học y học bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thể con người”. Ông là người đầu tiên sử dụng từ “Anatomy” có nghĩa là chia cắt và phẫu tích để mô tả về Giải phẫu đại thể. Hiện nay, có ba cách mô tả giải phẫu đó là: Giải phẫu hệ thống, giải phẫu vùng và giải phẫu bề mặt. Giải phẫu hệ thống hay được giảng dạy trong trường Y hơn cả. Môn học Giải phẫu có tầm quan trọng rất lớn trong ngành Y. Có thể nói Giải phẫu là môn cơ sở của các môn cơ sở, là nền tảng cho các môn chuyên ngành và lâm sàng. Nếu chúng ta không biết gì về hình thái, cấu trúc các cơ quan trong cơ thể, thì thật khó để mô tả một trường hợp bệnh lý, chẩn đoán và chăm sóc, đôi khi còn có những quyết định sai lầm. Cho nên bác sỹ Mukhin người Nga đã nói rằng: “Người thầy thuốc mà không có kiến thức về giải phẫu học thì chẳng những vô ích mà còn có hại”. Với tầm quan trọng như vậy, làm thế nào để chúng ta có thể học tốt môn học này? Thực ra giải phẫu không khó như các bạn nghĩ. Vấn đề là chúng ta phải có phương pháp học tập hiệu quả vì môn học này luôn được dạy vào năm thứ nhất, nên nhiều bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm và chưa biết cách học. Trước hết, các bạn cần phải chăm chỉ. Vì khối lượng kiến thức lớn, hơn nữa lại mới hoàn toàn và nhiều kiến thức cần phải học thuộc lòng. Do vậy, nếu chúng ta không chăm chỉ học tập, thì sẽ chẳng thể nào nhớ hết được. Mỗi ngày các bạn nên dành 30 phút đến 1 giờ để học và nên học ngay sau buổi giảng của các thầy cô sẽ nhớ nhanh hơn. Đặc biệt, không nên để đến sát ngày thi mới học. Lúc đó có bù đầu học cả ngày lẫn đêm cũng sẽ không kịp và không hiểu sâu kiến thức, dẫn đên không nắm chắc được bài. Khi đã có sự chăm chỉ rồi, phương pháp học cũng là yếu tố quan trọng. Đối với giải phẫu, có một phương pháp học rất tốt giúp các bạn nhớ bài rất nhanh và lâu đó là phương pháp học bằng vẽ hình. Trước hết, chúng ta sẽ đọc sách, xem hình ảnh trong Atlas sau đó tưởng tượng lại hình thể, cấu trúc, đường đi và liên quan của một cơ quan nào đó rồi dùng bút chì, bút mầu vẽ lại ra giấy. Sau khi vẽ xong, các bạn tiếp tục chú thích các mốc giải phẫu cần phải nhớ. Hãy lưu lại tất cả hình vẽ đó để khi cần, chúng ta có thể xem lại được. Bạn nên vẽ đi vẽ lại nhiều lần đến khi thuộc mới thôi. Bạn không nhất thiết phải là người có năng khiếu vẽ vì vẽ đẹp được thì tốt, vẽ chưa đẹp nhưng vẽ đúng thì cũng đều hiệu quả như nhau. Ngoài cách học bằng phương pháp vẽ, các bạn kết hợp với phương pháp xem tranh, ảnh trên Atlas. Khi xem tranh ảnh sẽ ấn tượng và nhớ lâu hơn là đọc một bài chỉ toàn lý thuyết. Hiện có rất nhiều Atlas giải phẫu khác nhau và đều có ở thư viện của THUV, trong đó quyển của Bác sỹ, họa sỹ Frank H. Netter

BÁC SĨ ĐẶNG VĂN NGỮ – QUAN ĐIỂM SỐNG VÀ NHỮNG PHẨM CHẤT ĐÁNG QUÝ

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, người đã tìm ra loại nấm có thể tổng hợp Penicillin (nước lọc Penicillin), góp phần không nhỏ cho kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Đặng Văn Ngữ sinh ngày 04 tháng 04 năm 1910, quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông được sinh ra trong một gia đình nhà nho. Tuy nhiên, con đường học tập của Đặng Văn Ngữ cũng không được thuận lợi. Trong tự thuật ông từng nói “…Vì học dốt, nên mỗi năm tôi phải đổi trường để xin lên lớp trên, nếu không nhất định phải lưu ban…” Ông từng thi trượt vào trường Quốc học Huế, phải học lại một năm lớp nhất trường Giòng. Trường Giòng là trường tư nên không phải thi. Với những nỗ lực không ngừng của bản thân, ông đã dần tiến bộ. Trong một kỳ thi “Thành chung” trong hơn 40 học sinh trường Giòng đi thi chỉ có 2 người đỗ trong đó có Đặng Văn Ngữ. Sau đó ông được bố mẹ cho ra Hà Nội học ở Ban tú tài bản xứ mới thành lập ở trường Bưởi. Năm 1930, ông thi đỗ tú tài bản xứ và tú tài Tây, sau đó nhận được học bổng và theo học tại trường Y dược – thuộc đại học Đông Dương, năm 1937 thì tốt nghiệp Y khoa bác sĩ. Học đến năm thứ 2 Y khoa, ông được bố mẹ hỏi vợ cho là cô con gái 14 tuổi của Thượng thư bộ hình triều đình Huế – Tôn Thất Đàn (bà Tôn Nữ Thị Cung). Sau khi thi xong bác sĩ ông mới chính thức làm lễ cưới. Suốt thời gian “Làm rể” 6 năm ông chưa một lần thấy mặt bà Tôn Nữ Thị Cung. Trong thời gian học ở trường Đại học Y dược ông luôn đứng đầu lớp. Ông bắt đầu nghiên cứu và thích công việc nghiên cứu từ năm thứ 3 trung học. Sau khi kết thúc khóa học vì yêu thích nghiên cứu khoa học ông đã tình nguyện xin ở lại làm trợ lý cho trường Đại học Y khoa và chỉ được lĩnh phụ cấp mỗi tháng 60 đồng, không có lương (Nếu làm bác sĩ, mở phòng khám bệnh mỗi tháng có thể thu được 500-600 đồng, nếu vào ngạch bác sĩ bệnh viện lương tháng chừng 300 đồng). Năm 1941 Massuo Ota, một giáo sư Nhật Bản nghiên cứu về nấm sang thăm Việt Nam, từ cơ duyên này sau đó ông được gửi sang Nhật với tư cách là một phái viên của trường Đại học y dược. Sau khi sang Nhật, buổi sáng ông đi học tiếng Nhật, chiều đi nghiên cứu tại trường Đại học trong bộ môn của Giáo sư Ota. Ông cũng nhiều lần được đại sứ Pháp tại Nhật Bản lúc bấy giờ là Henry Cosmeno mời đến khám bệnh do không tin tưởng các bác sĩ Nhật Bản thời bấy giờ. Sau này khi chiến tranh Nhật – Mĩ diễn ra, ông cũng đã cứu chữa rất nhiều người dân Nhật Bản và được Thành phố Tokyo tặng bằng khen vì đã có công cứu chữa cho người dân thời kỳ Mĩ ném bom trong đại chiến thế giới lần 2. Năm 1945 ông được Giáo sư Ota tìm và nói ở Mĩ đã chế được Penicillin từ mốc xanh và bảo Đặng Văn Ngữ tìm tất cả các mốc xanh ở khắp mọi nơi xem loại nào có khả năng nhả chất kháng sinh không? Từ đó Đặng Văn Ngữ đã tìm ra một loại nấm có khả năng tiết ra Penicillin. Sau đó nghe theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ông đã về nước với hành trang mang theo là hai bộ quần áo và một giống nấm penicillin. Năm 1949, ông quay trở về Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến, tại chiến khu Việt Bắc ông đã nghiên cứu thành công Penicillin giúp điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn cho chiến sĩ, quân nhân. Vào ngày 01 tháng 04 năm 1967, Đặng Văn Ngữ và các đồng nghiệp của mình đã hy sinh bởi một cuộc ném bom B52 của kẻ thù. Bấy giờ, bác sĩ Đặng Văn Ngữ mới 57 tuổi, đang tuổi sung sức đối với người nghiên cứu khoa học tràn đầy nhiệt huyết vì một chí hướng cao đẹp. Giáo sư Đặng Văn Ngữ luôn mong muốn được cống hiến hết mình cho tổ quốc, không màng đến vinh hoa phú quý, lợi lộc. Với ông, được phục vụ tổ quốc, nhân dân, cứu người là niềm hạnh phúc lớn nhất. Đây cũng chính là kim chỉ nam sống của người thầy thuốc tài năng này. Trong những tháng ngày nghiên cứu vacxin chữa trị bệnh sốt rét ông quan niệm: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Qua đó có thể thấy được tình yêu nước sâu đậm, trách nhiệm và đam mê với nghề Y của giáo sư Đặng Văn Ngữ. Một người thầy thuốc không quản khó khăn, gian khổ, ngày đêm ông vẫn miệt mài nghiên cứu mang hết Tâm – Sức – Trí để có thể tìm ra các loại thuốc, vacxin sớm nhất. Qua đây chúng ta cũng nên trau dồi và học hỏi những phẩm chất đáng quý của vị giáo sư tài năng Đặng Văn Ngữ: Đó là tinh thần sáng tạo, đam mê làm việc, luôn sống trong sạch, liêm khiết hết mình vì nghề nghiệp, tổ quốc. Đặc biệt, ông luôn giữ cho mình được cái tâm, cái đức vốn có của của người thầy thuốc Việt Nam. Nguồn: Cuốn ĐẶNG VĂN NGỮ- Một trí thức lớn- Một nhân cách lớn, Nhà xuất bản y học  

MÓN ĂN DỊP NĂM MỚI

Chào các bạn! Tại Việt Nam các bạn thường làm gì vào dịp TẾT? Tại Nhật Bản từ ngày 1/1 đến ngày 15/1 hàng năm có rất nhiều sự kiện và lễ hội được tổ chức. Một trong số đó là tập quán ăn món “Ozoni”. Vậy Ozoni là món ăn như thế nào? Nhìn vào âm hán (âm hán của món ăn là TẠP CHỬ; TẠP = LẪN LỘN, TẠP NHAM, CHỬ = NẤU, THỔI) của từ chắc các bạn sẽ nghĩ rằng đó là “nấu/thổi nhiều thứ”? Đúng như tên gọi của nó, đây là món ăn được trộn bởi nhiều nguyên liệu sau đó nấu thành canh. Vậy tại sao, vào dịp đầu năm mới người Nhật Bản lại ăn món ăn này? Trong Ozoni người ta thường cho bánh dày vào. Đối với người Nhật Bản, từ thời xa xưa bánh dày được xem là món ăn của “Nắng”. Chính vì vậy, khi đón năm mới, họ sẽ dâng Ozoni cùng các lễ vật khác lên các vị thần và tổ tiên. Món bánh dày có trong Ozoni được dâng lên các vị thần và tổ tiên với ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn về những thu hoạch của năm cũ, bình an vô sự và cầu mong cho năm mới được mùa màng bội thu, gia đình được bình an. Vậy trong món Ozoni ngoài bánh dày ra, còn những nguyên liệu nào khác nữa? Điều thú vị là có rất nhiều loại Ozoni trên khắp đất nước Nhật Bản. Các bạn muốn ăn thử loại Ozoni nào?Tất cả các món Ozoni này đều trông rất ngon nên thật khó quyết định phải không? Bạn có muốn đi vòng quanh đất nước Nhật Bản để thưởng thức hết tất cả các món Ozoni! Hãy đến và cùng chúng tôi trải nghiệm các bạn nhé. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV), thông qua các sự kiện của trường, sinh viên và khách thăm quan có thể trải nghiệm văn hóa của Nhật Bản. Hãy đến và tham quan và trải nghiệm trường chúng tôi nhé. Chúng tôi luôn chào đón bạn! Cô Yokosawa Kaori – Giảng viên khoa Kỹ thuật phục hồi chức năng 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ

Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Đó là sự yêu thương, gắn bó, biết ơn và trân trọng giữa hai thế hệ. Thầy cô giáo là người mang trong mình sứ mệnh giáo dục, lòng nhiệt huyết và trái tim tràn đầy tình yêu thương với học trò. Học trò không chỉ được tiếp thu tri thức từ thầy cô giáo truyền đạt lại mà còn là người được thầy cô chia sẻ những kinh nghiệp quý giá trong cuộc sống. Tình cảm đó được nuôi dưỡng và bồi đắp qua rất nhiều thế hệ và trở thành nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, thầy cô trở thành người vô cùng đặc biệt đối với học trò. Đó không phải bởi vì thời gian gắn bó ngắn hay dài, mà đó là sự gắn kết bởi lòng biết ơn thầy cô đã hết lòng dìu dắt học trò ở những tiết học trên lớp, những buổi học phụ đạo. Tại trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam, trải qua 6 năm hình thành và phát triển, tình thầy trò vẫn luôn luôn thiêng liêng và để lại ấn tượng khó phai trong mỗi thầy cô, sinh viên. Dù có nhiều cách thể hiện tình cảm đó, nhưng tôi tin đó luôn là tình cảm trong sáng, tốt đẹp mà mỗi khi nghĩ về nó, các thầy cô và học trò đều rưng rưng xúc động. Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo các chuyên ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật xét nghiệm y học. Nếu bạn quan tâm, hãy đến tham quan và trải nghiệm cùng chúng tôi nhé. Chúng tôi luôn chào đón bạn! Nguyễn Hằng Hải- Phòng hành chính tổng hợp 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Trang chủ