Cẩm nang

VẬN ĐỘNG THỂ LỰC ĐỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE

Trong những năm gần đây, tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng đang trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng tại nước ta, đặc biệt là tại các đô thị. Nguyên nhân chính là do chế độ dinh dưỡng dư thừa năng lượng, dư thừa chất béo, ăn ít rau và ít vận động thể lực. Vì vậy, việc vận động thể lực là rất cần thiết để nâng cao sức khỏe. Thời gian vận động thế nào? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian vận động thể lực được khuyến nghị như sau: Đối với trẻ em 1 – 5 tuổi:vận động thể lực ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Đối với trẻ em 5 – 17 tuổi: ít nhất 60 phút vận động cường độ trung bình và mạnh hằng ngày. Chủ yếu là vận động dạng hiếu khí. Vận động cường độ mạnh nên bao gồm các hình thức làm mạnh khối cơ, tối thiểu 3 lần mỗi tuần. Đối với người trưởng thành 18 – 64 tuổi:ít nhất 150 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc ít nhất 75 phút vận động cường độ mạnh. Để có lợi cho sức khỏe cần tăng thời gian vận động lên 300 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc ít nhất 150 phút vận động cường độ mạnh. Đối với người trưởng thành trên 65 tuổi:ít nhất 150 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc ít nhất 75 phút vận động cường độ mạnh hoặc 75 phút kết hợp cường độ trung bình và cường độ mạnh. Để có lợi cho sức khỏe nên tăng thời gian vận động đến 300 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc 150 phút vận động cường độ mạnh hoặc 150 phút kết hợp cường độ trung bình và cường độ mạnh. Các bài vận động tăng sức mạnh các nhóm cơ chính: ít nhất 2 – 3 ngày mỗi tuần. Trường hợp không vận động thể lực đạt khuyến nghị vì lý do sức khỏe vẫn nên hoạt động thể chất tùy theo khả năng và điều kiện cho phép. Nên cố gắng đạt 30 phút mỗi ngày. Vận động thể lực giúp phát triển chiều cao, tăng cường thể lực, phòng ngừa thừa cân béo phì, đái tháo đường. Các mức độ hoạt động thể lực Hoạt động thể lực cường độ nhẹ: bao gồm các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày như đi lại, vệ sinh cá nhân, làm việc nhà, lao động văn phòng, điều khiển phương tiện giao thông… Hoạt động thể lực cường độ nhẹ chiếm đa số hoạt động thể lực trong ngày nhưng lại tiêu hao rất ít năng lượng và không phát huy tác dụng có lợi cho sức khỏe. Hoạt động thể lực cường độ trung bình:là các hoạt động làm tăng nhịp tim lên khoảng 60 – 70% so với nhịp tim tối đa và tăng nhịp thở. Biểu hiện của loại vận động này là làm cho người tập thở hổn hển và tim đập nhanh. Các hoạt động trong nhóm này bao gồm đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, chạy chậm… Các hoạt động thể lực nhóm này có lợi cho sức khỏe và cần thực hiện hằng ngày. Hoạt động thể lực cường độ mạnh:là các hoạt động làm tăng nhịp tim tối đa. Các hoạt động thể lực trong nhóm này bao gồm tennis, bóng đá, chạy nhanh, leo núi, đi lên cầu thang nhiều tầng… Các hoạt động trong nhóm này cũng có lợi cho sức khỏe và nên tăng cường trong tổng số các vận động thể lực trong ngày.   Các loại hình vận động thể lực Vận động hiếu khí:là các loại hình vận động mà cơ thể cần cung cấp nhiều ôxy như đi bộ nhanh, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe, các môn bóng như bóng đá, bóng ném, bơi, tennis… Vận động có sức đề kháng:là các loại hình vận động làm mạnh khối cơ như tập thể hình, hít đất, kéo co, tập tạ, chống đẩy… Những lưu ý khi vận động thể lực Hiệu quả của vận động thể lực có thể kể đến là giúp phát triển chiều cao, tăng cường thể lực, phòng ngừa thừa cân béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư vú và đại tràng, trầm cảm, duy trì khối cơ, khối xương. Vận động thể lực giúp người cao tuổi giảm suy giảm trí nhớ, té ngã, suy dinh dưỡng. Vận động thể lực còn là một trong những biện pháp điều trị một số bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, loãng xương. Vì vậy, mọi người cần chọn ít nhất một môn thể dục thể thao mà mình yêu thích và phù hợp với điều kiện sức khỏe, kinh tế của bản thân. Nên tham gia cùng nhóm người thân, bạn bè cùng nơi làm việc hoặc khu dân cư. Hạn chế đi tập một mình vì dễ “bỏ cuộc”. Có thể chia thành các đợt vận động 10, 15, 20 hoặc 30 phút, kết hợp giữa cường độ trung bình và mạnh. Nguồn: Tác giả Đỗ Thị Ngọc Báo Sức khỏe và Đời sống – Bộ Y Tế https://suckhoedoisong.vn/van-dong-the-luc-de-nang-cao-suc-khoe-169166982.htm ThS. Đỗ Minh Hải – Giảng viên Khoa Phục hồi chức năng 📚🔬💊💉🇯🇵 🇻🇳 🇾 🇰 🇭 🇴 🇦 🇹 🇴 🇰 🇾 🇴 🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳⭕8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣⭕9️⃣⭕8️⃣8️⃣🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

Định nghĩa HIV được viết tắt của cụm từ “Human Immunodeficieny Viramrus” có nghĩa là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS được viết tắt từ “Acquired Immunodeficieny Syndrom” hoặc SIDA viết tắt từ “Syndrome d’ Immunodeficiece Acquise” có nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. Đặc điểm sinh học của HIV là sau khi xâm nhập cơ thể con người, virus sẽ phát triển nhân lên trong hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào miễn dịch. Khi các tế bào miễn dịch suy giảm, sẽ tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ hội, và gây ra các triệu chứng liên quan và các bệnh lý khối u. Nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm HIV là do các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Tuy nhiên, do chưa có vaccin phòng bệnh và do những hành vi nguy cơ dẫn đến tình trạng lây lan bệnh trong cộng đồng, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của mọi quốc gia, vì vậy HIV/AIDS đang là mối quan tâm của nền y tế toàn cầu Tác nhân gây bệnh HIV là các ARN virus, thuộc họ Retroviridae Hình thể và cấu trúc: HIV có hình cầu, đường kính 80 – 120 nm, gồm 3 lớp: vỏ ngoài, vỏ trong, nhân virus Dịch tễ học Các phương thức lây truyền Lây qua đường tình dục Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm. Lây qua đường máu HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm lây nhiễm HIV. Riêng về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc. Lây truyền mẹ sang con Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm. Những đặc điểm dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS Nhiễm HIV là trùng suốt đời: Khác với các nhiễm khuẩn khác, mầm bệnh chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể, HIV một khi đã tích hợp vào bộ gen của tế bào chủ sẽ tồn tại lâu dài. Thậm chí sau khi tử vong, HIV vẫn tiếp tục sống trong tử thi vài ngày, do vậy, người nhiễm HIV vẫn có thể truyền bệnh cho người khác Dịch HIV là một dịch ẩn: Nhiễm HIV diễn biến qua nhiều giai đoạn từ sơ nhiễm qua giai đoạn cửa sổ, đến giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng, rồi hạch sưng to dai dẳng toàn thân và cuối cùng là các biểu hiện của AIDS. Thời gian trung bình khoảng 10 – 15 năm, luôn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Dịch HIV/AIDS là đại dịch của toàn cầu: Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Mỹ. Theo số liệu UNAIDS tính đến cuối năm 2021, Thế giới hiện có khoảng 38,4 triệu người nhiễm HIV. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tính đến năm 2021 có 5,7 triệu người nhiễm HIV. Trong năm 2021, có 260.000 người nhiễm mới trong đó có khoảng 14.000 là trẻ em dưới 15 tuổi, 128 ngàn người tử vong do AIDS. Đối tượng mới được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu là nam quan hệ tình dục đồng giới (chiếm 53%). Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 10/2022, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cả nước có 220.580 người nhiễm HIV hiện đang còn sống và 112.368 người nhiễm HIV đã tử vong. Dịch tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 80% số người nhiễm mới phát hiện trên toàn quốc (thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 1/4 số người nhiễm mới phát hiện trên toàn quốc) và chủ yếu ở đối tượng nam giới (trên 80%). Các giai đoạn nhiễm HIV Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ) Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn). Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính. Giai đoạn cận AIDS Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính. Giai đoạn AIDS Có các triệu chứng sau: Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ). Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng. Xuất hiện nhiều bệnh như: ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân. Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị Điều trị bằng ARV Thuốc kháng HIV (tên tiếng Anh: Antiretroviral viết tắt là ARV) là nhóm các thuốc có men sao chép ngược có khả năng ức chế sự phát triển của HIV. Sử dụng

THUV x BỆNH VIỆN KUSUMI: HỘI THẢO CHIA SẺ BÍ QUYẾT SỐNG KHỎE

Tham dự hội thảo của Bệnh viện Kusumi trực thuộc Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam để tìm hiểu về cách phòng chống ung thư và bệnh không lây nhiễm, cùng nhận những phần quà miễn phí và trải nghiệm chống oxy hóa từ chương trình. Đăng ký ngay! Bệnh Viện Kusumi Kết Hợp Với Chuyên Gia Nhật Bản Tổ Chức Hội Thảo Chia Sẻ Bí Quyết Sống Khỏe Bệnh viện Kusumi trực thuộc Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam cùng với các chuyên gia uy tín từ Nhật Bản sẽ tổ chức một buổi hội thảo mang đề tài “Bí Quyết Sống Khỏe”. Buổi hội thảo nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về phòng chống ung thư và bệnh không lây nhiễm, đồng thời giới thiệu về tác dụng của Carotenoid đối với sức khỏe. Thông Tin Chi Tiết Buổi Hội Thảo: Tầm Soát Ung Thư Đường Tiêu Hóa: Bác sĩ CK I. Lê Thị Thắm từ Bệnh viện Kusumi sẽ chia sẻ về quan trọng của việc tầm soát và phòng tránh ung thư đường tiêu hóa. Phòng Chống Bệnh Không Lây Nhiễm: Tiến sĩ BSCC. TTND. Vũ Quốc Bình từ Dr. Binh_TeleClinic sẽ giới thiệu các biện pháp phòng chống bệnh không lây nhiễm. Tác Dụng của Carotenoid Đối Với Sức Khỏe: Tiến sĩ BS. Kazutaka Yoshida từ KAGOME CO., LTD sẽ trình bày về tác dụng của Carotenoid và lợi ích của nó đối với sức khỏe. Thông Tin Về Buổi Hội Thảo: Thời Gian: 10:00 – 12:00, Thứ Bảy ngày 27/04/2024 Địa Điểm: Hội trường lớn, Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam, ST-01, KĐT Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Đăng Ký Tham Dự: Hãy đăng ký tham dự ngay hôm nay để nhận những phần quà miễn phí và trải nghiệm chống oxy hóa từ chương trình. Liên hệ qua hotline hoặc truy cập website để biết thêm chi tiết. LINK ĐĂNG KÝ: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeEQ0O9j4uYdms5_v1phrcxPxE3Es5ZGFv7BUXXXMZvMxZrYQ/viewform?pli=1 Thông Tin Liên Hệ: Bệnh Viện Kusumi – Bệnh Viện Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam Địa Chỉ: ST-01, Khu Đô Thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Website: tokyohospital.vn Hotline: 1900 86 86 90 / 0221 2206 789 Thời Gian Khám Bệnh: Từ 07h30 – 16h30 từ Thứ 2 – Thứ 6 hàng tuần #BenhvienKUSUMI #BenhvienTokyo #KUSUMIhospital #TokyoHospital #Ecopark

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP: CHUYÊN GIA VẬT LÝ TRỊ LIỆU KẾT HỢP VỚI HUẤN LUYỆN VIÊN CÁ NHÂN

Các bạn thân mến, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hiện dang đào tào 04 chuyên ngành. Đó là Điều dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học và Kỹ thuật Hình ảnh y học. Các chuyên ngành này đều thú vị và vô cùng cần thiết trong ngành Y. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ quan điểm của mình về Kỹ thuật Phục hồi chức năng kết hợp với Huấn luyện viên cá nhân giúp tăng triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Phục hồi chức năng được đánh giá là một nghề nghiệp giàu tính nhân văn khi trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh độc lập trong các sinh hoạt và công việc hàng ngày, đóng góp sức lực và trí tuệ cho gia đình, xã hội.Khi xã hội ngày càng phát triển, con người có nhu cầu quan tâm đến bản thân nhiều hơn. Trong các nhu cầu đó, nhu cầu về việc nâng cao sức khỏe và vẻ đẹp hình thể được mọi người yêu thích. Để đạt được điều này, họ thường tìm đến các huấn luyện viên cá nhân. Huấn luyện viên cá nhân – Personal Trainer (PT) – là gì? Huấn luyện viên cá nhân – Personal Trainer (PT) – là gì? PT hay huấn luyện viên cá nhân là một chuyên gia thể thao cung cấp cho khách hàng các chương trình tập luyện và huấn luyện được cá nhân hoá theo từng nhu cầu cụ thể. Các PT giúp khách hàng của họ đạt được các mục tiêu về mặt thể hình, cho dù đó là giảm cân, xây dựng cơ bắp, tăng sức mạnh hay cải thiện sức khỏe tổng thể. Họ thiết kế các kế hoạch tập luyện phù hợp với mức độ tập luyện, sở thích và giới hạn của khách hàng. Đồng thời, PT cũng có trách nhiệm theo dõi chế độ ăn uống cũng như tiến trình thay đổi của khách hàng Triển vọng nghề nghiệp của Huấn luyện viên cá nhân Thực tế là với tư cách là một huấn luyện viên cá nhân, bạn có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác của thế giới Fitness. Để làm một PT, bạn thường có kiến thức tốt về giải phẫu, vận động và các bài tập là tiền để để phát triển thêm nhiều nhánh chuyên môn khác. Ví dụ: bạn có thể bắt đầu với tư cách là một PT trong phòng tập nhưng sau đó học thêm để trở thành: Huấn luyện viên thể thao Chuyên gia vật lý trị liệu Chuyên gia phục hồi chấn thương hoặc thậm chí là y học thể thao. Nếu một nhân viên kế toán muốn trở thành chuyên gia vật lý trị liệu, lượng kiến thức cần trang bị lại từ đầu là rất lớn. Nhưng nếu là PT, bạn sẽ chỉ cần học một chút lý thuyết và tập trung vào thực hành vì lý thuyết khó nhằn nhất (như giải phẫu) bạn đã được học khi làm PT rồi. PT có thể chỉ là một bước khởi đầu để bạn xây dựng lên một sự nghiệp rộng lớn trong ngành chăm sóc sức khỏe cá nhân. Đây chắc chắn sẽ là xu hướng nghề nghiệp tuyệt vời. Hoặc trong tình thế ngược lại, nếu bạn đang có kiến thức về giải phẫu, về phục hồi chấn thương, hãy tìm hiểu sâu hơn lĩnh vực thể thao hoặc thể hình. Điều này không chỉ giúp bản thân bạn khỏe mạnh mà chắc chắn có ích và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bạn trong tương lai. Sự kết hợp giữa chuyên gia vật lý trị liệu, phục hồi chức năng với huấn luyện viên cá nhân sẽ còn hiệu quả hơn nữa khi Personal trainer đã, đang và sẽ là nghề xu hướng đi tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cá nhân. Học tập tại THUV có thể giúp bạn thực hiện kế hoạch này. Hãy cùng suy ngẫm và thực hiện nếu bạn cũng đồng tình với tôi nhé. Tài liệu tham khảo https://vpta.vn/pt-nghe-xu-huong/ Tác giả: Bùi Lan Hương Phòng hành chính tổng hợp

Không thể chữa bệnh chỉ bằng y học

Ngày 19/3/2024, Thầy Tomita, người từng giảng dạy tại THUV, đã dẫn 8 sinh viên trường Đại học Gunma Paz của Nhật Bản sang Việt Nam tham quan học tập. Mục đích của chuyến đi này là “hiểu về sự khác biệt  trong y tế giữa Nhật Bản và Việt Nam” và “giao lưu với sinh viên”. 11 sinh viên của THUV đã tham gia với các hoạt động như tham quan trường, tham quan bệnh viện, tham dự bài giảng của Bác sĩ Azumi Ishizaki, bác sĩ người Nhật có kinh nghiệm lâu năm tại Việt Nam, đồng thời có kinh nghiệm giảng dạy sinh viên tại Nhật Bản. Sau đó tất cả cùng ăn trưa với nhau. Các sinh viên THUV đã nghiêm túc tham gia chương trình cùng với các sinh viên Nhật Bản và đó là một trải nghiệm tuyệt vời để các sinh viên của chúng tôi suy nghĩ về sự khác biệt trong y tế giữa Nhật Bản và Việt Nam. Tôi rất ấn tượng với bài giảng của bác sĩ Ishizaki, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Kusumi, bệnh viện trực thuộc trường đại học của chúng tôi, nên lần này tôi muốn giới thiệu đôi chút về bài giảng. Bác sĩ Ishizaki kết thúc bài giảng của mình bằng câu nói: “Không thể chữa bệnh chỉ bằng y học”. Bài giảng không đề cập nhiều đến thực trạng y tế ở Nhật Bản và Việt Nam mà tập trung vào việc so sánh các chỉ số chung như sự biến đổi về dân số và tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản và Việt Nam, nguyên nhân tử vong, các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tật, chỉ số sức khỏe và hệ thống y tế… Khi được xem xét nền tảng của chăm sóc y tế ở Việt Nam và Nhật Bản, bác sĩ đã khẳng định  rằng “Nhật Bản và Việt Nam không khác nhau nhiều.” Tất nhiên, có sự khác biệt về số lượng cơ sở y tế và số lượng nhân viên y tế, nhưng nếu chúng ta nhìn theo theo cách khác nhau thì cách tiếp cận để giải quyết vấn đề sẽ thay đổi.  Có thể phải mất một thời gian để những sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế làm quen với điều này, nhưng thông điệp từ bài giảng là: “Đối với những bạn sắp bước chân vào lĩnh vực y tế, các bạn sẽ học được rất nhiều điều, không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn của bạn. Tôi mong các bạn sẽ có thể kết nối thông tin và có cái nhìn rộng hơn”. Thay vì dừng lại vì lý do “đây không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi” hay “đây không phải là việc tôi sẽ làm”, khi phải đối mặt với điều gì đó ngoài lĩnh vực của mình hoặc điều gì đó mà mình không quan tâm, tôi nghĩ điều quan trọng không chỉ là các nhân viên y tế phải suy nghĩ tích cực, “Đây là một cơ hội tốt để học hỏi những điều mới” và “đó là cơ hội để mở rộng tầm nhìn của bạn”. “Không thể chữa bệnh chỉ với y học.” Tại THUV, bạn sẽ được được đào tạo tiếng Nhật và có nhiều cơ hội trải nghiệm văn hóa Nhật Bản. Ngoài ra, xung quanh bạn sẽ có những người có kinh nghiệm trong môi trường y tế ở nhiều quốc gia khác nhau, bạn sẽ có cơ hội giao lưu với sinh viên từ các trường đại học đối tác ở Nhật Bản cũng như hợp tác với các công ty nước ngoài. Việc tận dụng những cơ hội đó nằm ở  chính bạn. Bạn hãy đến học tập tại Trường Đại học Y khoa Tokyo nhé. Tác giả: Junko Sugawara Trưởng phòng hành chính tổng hợp

GIỚI THIỆU VĂN HÓA NHẬT BẢN TRANH CUỘN

Thẩm mỹ là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Sự ưa chuộng cái đẹp được thể hiện ở nhiều khía cạnh trong đời sống người Nhật. Nhắc đến thẩm mỹ, không thể không kể đến hội họa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tranh cuộn. Tranh cuộn là gì? Các bạn đã từng nhìn thấy bức tranh này chưa? Đây là một bức tranh cổ của Nhật Bản gọi là tranh về muông thú. Bức tranh này thật đáng ngạc nhiên là đã hơn 800 năm tuổi, được cho là vẽ vào hậu kỳ thời Heian của Nhật Bản. Trong số những bức tranh cuộn còn lại đến hiện nay thì đó là một trong những vật cổ nhất, và được coi là quốc bảo. Emakimono (Tranh cuộn) là một loại tranh Nhật Bản được tạo ra bằng cách nối các mảnh giấy hoặc lụa để tạo ra một bức tranh kéo dài theo chiều rộng về một khung cảnh liên tục có thể nhìn từ phải sang trái. Chúng ta sẽ giữ cuộn giấy bằng tay trái và mở cuộn tranh, sau đó cuộn bức tranh đã xem xong lại bằng tay phải. Bức tranh cuộn nổi tiếng – Tranh muông thú Bạn đã từng nhìn thấy tranh cuộn trong các bộ phim anime về Ninja chưa? Thực ra tác giả của tranh muông thú không rõ ràng, vẫn không thể biết ai đã vẽ nó. Tôi đã nhìn thấy tranh thật tại một bảo tàng ở Tokyo. Tôi đã rất bất ngờ. Đó là bởi vì mặc dù nó là tác phẩm cách đây hơn 800 năm nhưng những con vật được phác họa trong đó sống động đến mức trông như thể sắp bay ra từ cuộn tranh. Tranh muông thú bao gồm bốn cuộn: Giáp Ất Bính Đinh. Trong đó nổi tiếng nhất là cuộn Giáp. Nó được vẽ bằng một màu mực đen. Tổng chiều dài của nó là khoảng 11,5m. Trong cuộn Giáp, có nhiều cảnh như thỏ, ếch và khỉ xuất hiện và chúng chơi đùa bằng cách nhảy xuống sông, đấu sumo, chơi cung tên và thậm chí rượt đuổi nhau, giống như những đứa trẻ thời đó. Hãy chú ý đến biểu cảm của các loài động vật. Có nhiều cảnh chúng cười đùa vui vẻ. Ví dụ, trong trận đấu sumo giữa thỏ và ếch, con ếch dùng chiêu xấu và cắn vào tai thỏ. Sau đó, ếch thắng nhưng bạn có thể thấy những chú ếch xung quanh đang cười lớn. Hôm nay tôi đã giới thiệu với các bạn tranh cuộn Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát thế giới quan của tranh cuộn Nhật Bản nhé. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ có những khám phá mới, chẳng hạn như sự khác biệt về văn hóa với Việt Nam và sự khác biệt về cách thể hiện trong hội họa.  Tác giả: Aoki Etsuko Giảng viên Tiếng Nhật

Giới thiệu văn hóa Nhật Bản: Lễ hội búp bê

Sau đây là series tìm hiểu văn hóa Nhật Bản qua các lễ hội. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Lễ hội búp bê Lễ hội búp bê Lễ hội búp bê là gì Nguồn gốc Lễ hội búp bê Ở Nhật Bản, Lễ hội búp bê được tổ chức vào ngày 3 tháng 3. Đó là một lễ hội truyền thống còn có tên là Momo no Sekku. Lễ hội búp bê là lễ hội dành cho các bé gái. Búp bê Hina được trang trí để cầu mong sức khỏe, hạnh phúc cho các bé gái. Nguồn gốc lễ hội búp bê Tương truyền rằng búp bê Hina bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tật và tai nạn. Ngày xưa, người ta làm búp bê Hina bằng giấy và thả trôi sông để chúng mang đi những thứ không tốt, chẳng hạn như bệnh tật hoặc thương tật. Gần đây, người ta tạo ra búp bê Hina dùng để trang trí hằng năm vào dịp lễ hội này. Búp bê Hina đại diện cho lễ cưới của một người có địa vị cao diễn ra khoảng 1.000 năm trước. Búp bê mặc kimono vì ngày xưa, người Nhật mặc kimono. Mô tả lễ hội búp bê Ở tầng trên cùng là Dairi-sama (chồng) và Hina-sama (vợ). Ở tầng thứ hai từ trên xuống có ba búp bê nữ. Họ là người chăm sóc và dạy dỗ Hina-sama. Ở tầng thứ 3 là 5 nhạc công. Họ có sáo và trống. Ở tầng thứ 4 là “Hữu đại thần” và “Tả đại thần”. Búp bê nam bên phải là vệ sĩ. Ông già bên trái là một nhà thông thái đóng vai trò thủ tướng. Tầng thứ 5 đựng giày dép, dụng cụ vệ sinh, v.v. (Các loại dụng cụ đa dạng và chúng có thể khác nhau.) Tầng thứ 6 là tủ đựng đồ, dụng cụ may vá, gương, lò than (dùng trong ngày lạnh), v.v. Tầng thứ 7 dùng để đựng kiệu, xe, dụng cụ pha trà khi đi ra ngoài.) v.v.  Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản qua lễ hội búp bê tại THUV Tại Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam chúng tôi cũng giới thiệu với sinh viên về văn hóa Nhật Bản qua các sự kiện. Hôm nay tôi đã giới thiệu một trong những lễ hội của Nhật Bản đó là Lễ hội Búp bê. Có rất nhiều lễ hội truyền thống khác ở Nhật Bản. Ở Việt Nam có những lễ hội truyền thống nào? Có lễ hội nào tương tự như ở Nhật Bản không? Có khác biệt như thế nào? Thật thú vị khi so sánh các lễ hội của nhau. Lần tới tôi sẽ giới thiệu những lễ hội khác của Nhật Bản. Các bạn hãy cùng đón xem nhé.  Tác giả: Aoki Etsuko Giảng viên Tiếng Nhật

Quản Lý An Toàn Trong Quá Trình Lấy Máu

Xin chào các bạn, Hiện nay ở Nhật Bản có rất nhiều loại dây garo sử dụng khi lấy máu. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về các loại dây garo này. Về chất liệu Dị ứng cao su do tiếp xúc với các sản phẩm cao su tự nhiên đã trở thành một vấn đề nên hiện nay các sản phẩm không chứa cao su (vật liệu silicon) đang được sử dụng. Các loại dây garo 1) Dạng ống Ưu điểm ・Có thể mua với giá thành thấp ・Dễ dàng lau sạch bụi bẩn Nhược điểm ・Khó sử dụng cho đến khi quen được với các mẹo cần thiết để cuộn lại. 2) Dây garo dạng kẹp Ưu điểm ・Dễ dàng cố định và gỡ bỏ Nhược điểm ・Có nguy cơ cắm vào da bệnh nhân. 3) Loại đai Ưu điểm ・Dễ dàng đeo vào và cởi ra, ít nguy cơ cắm vào da bệnh nhân Nhược điểm ・Đồ làm bằng vải sẽ khó lau sạch. Hiện nay, chất liệu silicone thường được sử dụng.   Ngoài ra còn có dây garo với hình các nhân vật hoạt hình để bệnh nhân nhi không lo lắng khi lấy máu. 4) Dây lấy máu dùng một lần Được sử dụng tại các khu vực có nguy cơ nhiễm trùng máu cao như phòng lọc máu và khoa cấp cứu, những nơi có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như khoa huyết học, bệnh nhân đang cần có biện pháp đối phó với lây nhiễm do tiếp xúc, v.v. Màu sắc là hồng nhạt và xanh nhạt, tạo cho người bệnh cảm giác an toàn. Nguồn: Sayara Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học nơi bạn có thể học về y tế theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Tại Nhật Bản, để đảm bảo bệnh nhân có thể được chăm sóc y tế một cách an toàn, yên tâm và thoải mái, chúng tôi đào tạo các chuyên gia y tế không chỉ đơn thuần tiếp thu các kỹ năng mà còn có thể cân nhắc đến nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng tôi đang tổ chức những giờ học về việc chăm sóc, ở cạnh bệnh nhân trong đó liên quan đến kỹ thuật lấy máu thì giao tiếp với bệnh nhân trong quá trình lấy mẫu máu như thế nào, nên sử dụng loại dây garô nào, môi trường nhiệt độ phòng bệnh, nhiệt độ tay của nhân viên y tế khi chạm vào bệnh nhân, thái độ, nét mặt và độ nhanh của câu chuyện, độ lớn của âm lượng, giọng điệu… Bạn có muốn học cùng chúng tôi tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không? Tác giả:Oguma Yoko Giảng viên khoa điều dưỡng  

Tảo cầu Marimo

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một loại Tảo cầu rất dễ thương tên Marimo. 1. Giới thiệu về Tảo cầu Marimo Tảo dạng sợi sống trong hồ tập hợp lại với nhau tạo thành hình cầu, gọi là Tảo cầu Marimo. Hình cầu trong Tiếng Nhật gọi là Mari. Các sợi tảo tạo thành hình cầu, do đó tên gọi Marimo ra đời. Marimo ban đầu có kích thước nhỏ, nhưng khi lăn tròn dưới đáy hồ, kích thước của nó dần dần tăng lên. “Marimo” lớn có thể đạt tới hơn 30 mét! ! Bạn có thể mua “Marimo” kích thước nhỏ (khoảng 1-5 cm) qua các kênh bán hàng trực tuyến. 2. Tìm Tảo cầu Marimo ở đâu? “Marimo” được cho là có nguồn gốc từ Nhật Bản. Những loài chim di cư đến những vùng lạnh giá của Nhật Bản, ăn marimo và mang chúng đến những vùng lạnh giá khác trên thế giới. Hiện nay Marimo cũng được tìm thấy ở Iceland, Bắc Âu, Nga và Bắc Mỹ. Ở Nhật Bản, nơi có nhiều Marimo sinh sống là đáy hồ Akan ở Hokkaido. Nếu bạn đi thuyền ngắm cảnh trên Hồ Akan và đến một nơi tên là Đảo Chuurui, bạn sẽ tìm thấy Bảo tàng Marimo, nơi bạn có thể nhìn thấy Marimo. Nếu bạn đến Nhật Bản, hãy đến gặp Marimo tại Hồ Akan ở Hokkaido nhé. Chúng rất đáng yêu đấy. 3. Bảo tàng Marimo trên đảo Chuurui Thực chất kem không có vị “Marimo”. Có thể nó có vị của trái cây? Tác giả: Hiroko Sato Trưởng phòng đào tạo    

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG TRONG ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG

Tại Nhật Bản, trong những năm 90 đã bắt đầu giảng dạy về quy trình điều dưỡng tại các trường đại học và hiện nay, sinh viên của tất cả các cơ sở đào tạo Điều dưỡng như đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề chuyên môn đều được học về quy trình điều dưỡng. Nhiều cơ sở đào tạo sử dụng khung nhận định của Henderson và Gordon khi hướng dẫn cách nhận định trong quy trình điều dưỡng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các chuyên ngành Điều dưỡng khác nhau, các học thuyết điều dưỡng của Orem và Roy cũng được sử dụng. Ví dụ: sử dụng học thuyết điều dưỡng Orem trong điều dưỡng tâm thần, còn trong điều dưỡng giai đoạn cấp tính lại sử dụng học thuyết của Roy. Quy trình điều dưỡng là gì? Tại Hội thảo Khoa học Điều dưỡng tại Nhật Bản, quy trình điều dưỡng được định nghĩa: “Là một trong các phương pháp thực hành điều dưỡng có tính tổ chức và hệ thống dựa trên tập hợp hệ thống hóa các kiến thức cơ bản và kinh nghiệm về điều dưỡng, để phát hiện các vấn đề sức khỏe của con người và cung cấp các chăm sóc mang tính riêng biệt, tối ưu, và là phương pháp có sự kết nối với các học thuyết điều dưỡng và các mô hình điều dưỡng.” (trích định nghĩa “Quy trình điều dưỡng” trong “thuật ngữ quan trọng cấu thành điều dưỡng học ” năm 2011 – 2011年「看護学を構成する重要な用語集」の「看護過程」の定義より一部抜粋). Quy trình điều dưỡng gồm 5 bước: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và lượng giá. Quy trình điều dưỡng rất giống với kỹ thuật giải quyết vấn đề, tuy nhiên có một sự khác nhau rất lớn, đó là, quy trình điều dưỡng không chỉ áp dụng trong trường hợp có vấn đề xảy ra mà còn xem xét cách tiếp cận đến những vấn đề có thể xảy ra và tính nguy hiểm của nó. Nói về quy trình điều dưỡng, nhiều người liên tưởng đến chẩn đoán điều dưỡng của NANDA-I, tuy nhiên, không có quy định nào bắt buộc phải sử dụng chẩn đoán điều dưỡng của NANDA-I khi chẩn đoán điều dưỡng. Nếu “các vấn đề sức khỏe / tình trạng sức khỏe” và “các yếu tố liên quan” được làm rõ, thì bất kỳ cách viết nào cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, tại bệnh viện, với một số lượng lớn nhân viên tham gia vào công tác chăm sóc, hay khi sử dụng bệnh án điện tử, thì việc sử dụng chẩn đoán điều dưỡng có tính quy tắc nhất định thì có thể triển khai quy trình điều dưỡng một cách có hiệu quả. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo “quy trình điều dưỡng” như thế nào? Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (gọi tắt là THUV) là trường đại học đào tạo các chuyên ngành chăm sóc sức khỏe theo chương trình đào tạo của Nhật Bản, được thành lập vào năm 2016 tại khu đô thị Ecopark, Hưng Yên. Bao gồm 04 chuyên ngành : “Ngành Điều dưỡng”, “Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng”, “Ngành Kỹ thuật hình ảnh y học”, “Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học”. Tại THUV, học kỳ 1 năm thứ 2 các bạn sinh viên khoa Điều dưỡng sẽ được học về “Quy trình điều dưỡng”. T Đầu tiên, ở bước nhận định, các bạn sinh viên cần phải có những kiến thức nâng cao về sự phát triển – trưởng thành của con người, tình trạng sức khỏe, cơ chế bệnh sinh, điều trị, xét nghiệm, chăm sóc. Khi gặp những vấn đề mà chưa được học, sinh viên sẽ tích cực đọc thêm tài liệu dưới sự hướng dẫn và chủ động trao đổi cùng giảng viên. Nhận định các thông tin của người bệnh để làm rõ các yếu tố liên quan là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe của người bệnh. Nhiều bạn sinh viên có xu hướng suy nghĩ rằng, bệnh này thì chắc chắn sẽ có những vấn đề như thế này đi kèm. Tuy nhiên, cần thiết phải có những nhận định cẩn thận như: có thực sự là do triệu chứng đó mà người bệnh cảm thấy đau đớn? Bệnh này thì sẽ có triệu chứng kia và nó sẽ làm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn? Hơn nữa, tại THUV, chúng tôi cũng nhấn mạnh với sinh viên rằng mục tiêu đạt được là mục tiêu của người bệnh, điều quan trọng là mục tiêu đó khi thiết lập đã dựa trên nhu cầu của người bệnh hay chưa, khi thiết lập mục tiêu đã có sự tham gia của người bệnh hay chưa… Những điều phải chú ý khi sinh viên lập kế hoạch chăm sóc là: không chỉ đề cập đến các phương pháp loại bỏ – giảm thiểu – giảm nhẹ các yếu tố liên quan đến vấn đề sức khỏe và tình trạng sức khỏe, mà còn phải có tầm nhìn đến nâng cao sức khỏe, phát huy các thế mạnh tiềm ẩn của người bệnh. Ngoài ra, không phải là viết hết tất cả các kế hoạch chăm sóc thông thường mà cần thiết phải lựa chọn kế hoạch chăm sóc hiệu quả cần thiết cho người bệnh đó. Tại THUV, khi giảng dạy quy trình điều dưỡng, giảng viên sẽ đưa ra ví dụ một người bệnh giả tưởng và triển khai quy trình điều dưỡng trên lý thuyết cho trường hợp người bệnh đó. Sau khi kết thúc tất cả các phần học lý thuyết đó, sinh viên sẽ đi thực tập lâm sàng, đảm nhận một người bệnh cụ thể và bắt đầu triển khai quy trình điều