Cẩm nang

Kỹ Thuật Phòng Ngừa Lây Nhiễm

Chào các bạn! Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về giờ học “Kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm” của sinh viên năm thứ nhất, Khoa Điều dưỡng. Phòng ngừa lây nhiễm là việc phòng ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể rồi phát triển. Trong môi trường y tế hoạt động này có liên quan đến việc chăm sóc người bị bệnh, bị thương. Ở đó sẽ tồn tại những người phát bệnh lây nhiễm và những mầm bệnh chưa được xác định. Để bảo vệ chính bản thân mình, sau đó là phòng ngừa lây truyền, lan rộng của bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế cần phải tiến hành các kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho cả hai phía bao gồm bệnh nhân (gia đình của họ), y tá (nhân sự hoạt động trong lĩnh vực y tế). Trong ảnh là giờ học về phương pháp trang bị vật dụng phòng ngừa của cá nhân. Giờ học sẽ bắt đầu từ hoạt động đánh giá về bề ngoài của mình. Đó là bề ngoài như kiểu tóc, móng tay có dài không, có đeo nhẫn hay đồ trang sức không? Trước hết, điều căn bản của phòng ngừa lây nhiễm là vệ sinh tay. Nhờ vào đảm bảo vệ sinh tay mà có thể “phòng ngừa” được việc những vi khuẩn gây bệnh có ở tất cả mọi nơi như tay nắm cửa, tay vịn… thông qua tay lây nhiễm vào cơ thể hoặc lây nhiễm cho người khác. Sinh viên đã học về các cách rửa tay, thời điểm vệ sinh tay, kiến thức cơ bản về vệ sinh tay. Nếu để tóc rối mà vô tình chạm vào tóc của mình cũng sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm. Móng tay dài, tay thô ráp, đeo nhẫn thì khi rửa tay sẽ bị rửa sót. Nếu đeo đồng hồ thì sẽ không thể rửa được đến phần cổ tay. Tiếp theo về vật dụng phòng ngừa cá nhân, đó là phuơng pháp mặc/đeo và cởi bỏ găng tay, áo choàng, khẩu trang đúng cách… Vật dụng phòng ngừa cá nhân là những thứ bảo vệ da, mắt, mũi, niêm mạc miệng, trang phục khỏi các mầm bệnh có trong máu, dịch cơ thể… Trong giờ học, sinh viên đã thực hành về phương pháp mặc và cởi bỏ găng tay, khẩu trang, tạp dề. Việc mặc/đeo vào thì đơn giản nhưng cởi vật dụng phòng ngừa cá nhận này ra để không làm phần bị bẩn tiếp xúc với tay và trang phục thì khá khó. Sinh viên cũng đã học về tính cần thiết của thời điểm và thứ tự của hoạt động mặc/đeo và cởi bỏ vật dụng phòng ngừa cá nhân để bản thân không bị lây nhiễm cũng như không trở thành người mang mầm bệnh (trung gian truyền bênh). Phòng ngừa lây nhiễm hay làm lan rộng lây nhiễm dù là hành vi chỉ của một người cũng sẽ tạo ra thay đổi lớn. Kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm là kỹ thuật hoàn toàn cần thiết trong thực tế. Trong bài giảng của mình, tôi cũng đã giới thiệu về cách ứng phó với lây nhiễm đang được tiến hành tại Nhật Bản. Có thể thấy sinh viên đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với những giờ học ngày càng mang tính chuyên môn nhiều hơn. Giảng viên Khoa Điều dưỡng: Oguma Yoko Đại học Y khoa Tokyo là trường Đại học về Y tế theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Trường có các khoa gồm: Khoa điều dưỡng, Khoa Phục hồi Chức năng, Khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học. Chúng tôi đang chờ đón các bạn.

MẸO PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI CHẠY BỘ MÙA HÈ

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để xỏ giày chạy bộ. Bộ môn này giúp tiết nhiều mồ hôi, rèn luyện tim mạch, nhịp thở. Tuy nhiên, chạy bộ hang ngày hay chạy marathon nếu không đúng kỹ thuật đều tiềm ẩn một số nguy cơ chấn thương. Dưới đây là một số mẹo giúp mọi người chạy khỏe, chạy an toàn trong những ngày nắng nóng. Chọn giày và tất chuyên dụng, giãn cơ, uống đủ nước, hạn chế nắng nóng có thể giảm nguy cơ chấn thương khi chạy vào những ngày mùa hè. Chọn đúng giày Những đôi giày cũ, bị mòn hoặc quá chật có thể dẫn đến các vấn đề như lật cổ chân, viêm gân achilles, thậm chí gãy xương do áp lực. Mọi người nên chọn đúng giày chuyên cho người chạy bộ, vừa vặn bàn chân, không kích mũi chân, đế êm và nhẹ. Nên thay giày khi đã chạy trên 500 km hoặc khi chúng bắt đầu có dấu hiệu mòn. Giãn cơ đầy đủ Giãn cơ trước và sau khi chạy giúp ngăn ngừa chấn thương. Giãn cơ làm nóng cơ bắp, cải thiện phạm vi chuyển động khi chạy. Các động tác giãn cơ tĩnh như giãn cơ gân kheo, giãn cơ đùi, nâng bắp chân cũng là động tác quan trọng với người chạy bộ. Không chạy quá sức: Bạn dễ bị mất sức hơn khi chạy vào mùa hè. Do đó, đừng đặt ra mục tiêu về số km cần chạy mỗi ngày vì có thể khiến cơ thể bị quá tải. Căng cơ dễ dẫn đến chấn thương. Người chạy cần chú ý là lắng nghe sức chịu đựng của cơ thể, bắt đầu với những quãng đường ngắn và dần dần từng ngày. Tránh mất nước Cơ thể sẽ mất nhiều mồ hôi hơn khi chạy vào mùa hè. Nếu xảy ra tình trạng mất nước, người chạy có thể bị chuột rút. Việc này làm tăng nguy cơ chấn thương như co cơ, rách cơ. Mọi người nên tăng cường uống nước trước, trong và sau khi chạy. Lượng nước khuyến khích cho người thường xuyên chạy là 200 ml sau 20 phút chạy bộ (theo very wellfit). Tránh chạy dưới trời nắng nóng Nhiệt độ quá cao làm tăng nguy cơ mất nước, say nắng cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Mọi người nên quan sát thời tiết trước khi chạy, tăng cường chạy vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi thời tiết mát mẻ hơn. Nếu bạn phải chạy dưới trời nóng, hãy đảm bảo giữ đủ nước và nghỉ giải lao khi cần thiết. Thận trọng trên các bề mặt không bằng phẳng Các bề mặt không bằng phẳng như sỏi, cát, nhiều chướng ngại vật có thể làm tăng nguy cơ trẹo mắt cá chân, ngã. Mọi người hãy cố gắng chạy trên các bề mặt phẳng như vỉa hè và đường mòn trải nhựa. Chọn tất chỉnh hình Tất chỉnh hình hay tất được thiết kế thoáng khí giúp cải thiện lưu thông máu, thoải mái và giảm nguy cơ chấn thương. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, lạc quan và tràn đầy năng lượng! Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung Cán bộ Quảng Cáo Nguồn: Tham khảo

“Kéo giãn trước khi ngủ” giúp giảm mỏi vai gáy và ngủ ngon

Khi tiến hành vận động kéo giãn (Stretch) cơ và khớp sẽ giúp giúp giảm nhẹ các triệu chứng như đau cổ vai gáy, đau lưng…. Ngoài ra kéo giãn cũng có tác dụng thư giãn nên nếu tiến hành trước khi ngủ sẽ giúp chúng ta có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn. Chúng ta đều biết vận động tốt cho sức khỏe nhưng để nó trở thành một thói quen là việc vô cùng khó khăn. Với những bạn thuộc trường hợp này hãy thử một biện pháp vô cùng đơn giản là「KÉO GIÃN TRƯỚC KHI NGỦ」nhé. Thật dễ dàng để dành thời gian trước khi đi ngủ, và nếu bạn luôn làm điều đó vào cùng một thời điểm, bạn sẽ dễ dàng biến nó thành thói quen. Hãy cùng chúng tôi RESET lại thể chất và tinh thần của bạn vào cuối mỗi ngày bằng các phương pháp dưới đây. Phương pháp 1: KÉO GIÃN CỔ TỪ TỪ Phương pháp tiến hành Bước 1: ngồi thẳng lưng trên giường hoặc ghế, hay chân chạm đất. Bước 2: giữ thân mình hướng trước như ban đầu, quay mặt từ từ sang phải. Bước 3: Sau khi quay mặt sang phía phải ta từ từ hướng khuôn mặt lên trên và xuống dưới. Lặp đi lặp lại động tác này 3 lần. Bước 4: Tiến hành tương tự với bên đối diện.   Hãy thở chậm và cảm nhận các cơ khác nhau của bạn đang được kéo căng ra.   Phương pháp 2: BƠI SẢI và BƠI NGỬA BẰNG KHUỶU TAY Phương pháp tiến hành Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế, hai chân chạm đất, hay tay để lên vai, xuay khuỷu tay phải về phía trước. Tiếp theo tiến hành xuay khuỷu tay trái. Giữ thăng bằng và tiến hành luân phiên xoay trước phải trái mỗi bên 3 lần. Bước 2: Sau khi xoay trước ta tiến hành xoay sau mỗi bên 3 lần. Lưu ý: tiến hành cử động xương bả vai một cách từ từ. Trường hợp bạn dồn sức quá nhiều hoặc làm quá nhanh sẽ gây kích thích ngược vào thần kinh giao cảm dẫn tới mất ngủ. Do vậy hãy tiến hành một cách từ từ! CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG! Nguồn: Chương trình sức khỏe Đài truyền hình NHK Nhật Bản https://www.nhk.or.jp/kenko/atc_1470.html Người dịch: ThS Đỗ Minh Hải Khoa Phục hồi chức năng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

CẢM NGHĨ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM|

Bà Kusumi Mari – Hiệu trưởng trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam từng nói: “Với triết lý giáo dục mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người trên thế giới, tôi cùng các đồng nghiệp Việt Nam và Nhật Bản sẽ nỗ lực làm việc để đào tạo nguồn nhân lực có khả năng cung cấp dịch vụ y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế”. Bước sang thế kỷ 21, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử, hóa chất với những bước phát triển vượt bậc đang trở thành “xu thế công việc”. Nhưng “hiện đại thì hại điện”, bầu khí quyển bởi vì các khí thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp dẫn đến tình trạng ô nhiễm, khói bụi. Rác thải từ những loại đồ ăn nhanh, chai lọ, túi bóng khiến nước sông đục ngầu, bốc lên những mùi hôi thối. Sức khỏe của con người đang là vấn đề đáng báo động. Đứng trước hoàn cảnh đó, trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam được thành lập.  Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam được thành lập từ tháng 9 năm 2016 tại khu đô thị Ecopark tỉnh Hưng Yên với sứ mệnh đào tạo những cán bộ y tế trình độ cao, giàu lòng nhân ái và sẵn sàng hội nhập thế giới. Tại đây, các bạn học sinh, sinh viên sẽ được học tập, rèn luyện trong môi trường giảng dạy chuyên nghiệp với các cán bộ y tế trình độ cao trong suốt hơn 60 năm của trường liên kết đào tạo – Trường đại học khoa học và tổng hợp nhân sinh Nhật Bản. (Hiệu trưởng TS Kusumi Mari, Phó hiệu trưởng TS. Kuriyama Akihiko, Cố vấn Hội đồng trường TS.BS.TTND Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Đào tạo Sato ​Hiroko, thầy Đỗ Minh Hải,…) trong các khoa: Khoa Điều Dưỡng; Khoa Phục hồi chức năng/ngành vật lý trị liệu, Ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả; Khoa xét nghiệm y học/ngành Xét nghiệm lâm sàng, Kỹ thuật hình ảnh,.. Mô hình trường học của Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam rất đa dạng và độc đáo, được chia thành nhiều các phòng ban để thuận tiện cho các bạn học sinh, sinh viên học tập và trao đổi. (Thư viện, văn phòng, phòng vi tính, phòng thực hành điều dưỡng, phòng thực hành PHCN/ Vật lí trị liệu, Phòng thực hành dụng cụ chỉnh hình tay chân giả, phòng thực hành y học cơ sở, trung tâm đào tạo y tế Nhật Việt, các tp nt trong trường, sân trường canteen, góc giao lưu – tự học,…) Văn phòng, nơi các thầy cô, nhân viên văn phòng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn học sinh, sinh viên, khách tham quan về cơ sở vật chất, học phí, chất lượng giảng dạy của nhà trường,… Thư viện trường với khoảng 5100 đầu sách tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật về nhiều chuyên ngành tạo cho các bạn học sinh cơ hội học tập và khám phá tài năng bản thân. Phòng vi tính với hơn 80 đầu máy hiện đại, chất lượng luôn mở cửa phục vụ cho các bạn học sinh trong giờ tự học. Phòng thực hành điều dưỡng với đầy đủ các mô hình cho thực tập Điều dưỡng theo tiêu chuẩn Việt Nam và Nhật Bản, tạo điều kiện cho sinh viên có thể thực tập các kỹ thuật Điều dưỡng tại trường một cách đầy đủ thiết thực nhà trường đã trang bị nhiều mô hình thực tập,… Cùng với việc đào tạo trong lĩnh vực y tế, Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và tính nhân văn, giúp trau dồi tinh thần tự lập, tương trợ lẫn nhau của đội ngũ cán bộ y tế để “mang lại sức khỏe, hạnh phúc” cho cộng đồng. Vậy nên, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam rất coi trọng động cơ nhập học, kết quả học tập trung học, thái độ sinh viên khi đánh giá nhập học bằng phương thức xét tuyển riêng của nhà trường để có thể tỏa sáng những phẩm chất cơ bản của một cán bộ y tế quốc tế. Các bạn sinh viên sau khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại Việt Nam, các bệnh viện quốc tế tại Việt Nam, làm việc tại các nước thành viên đã kí kết hiệp định hỗ trợ y tế Asean, có cơ hội du học ở Nhật Bản và cơ hội lấy quyền dự thi chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản, trở thành giảng viên, chuyên viên trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. tăng cường sức khỏe. Với triết lí tự lập, cộng sinh, nhân văn, sáng tạo, coi trọng lễ nghi, cống hiến và khát vọng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ có thể đào tạo ra các cán bộ y tế sẵn sàng hợp tác vì sức khỏe cộng đồng con người trong tương lai. CN. Nguyễn Thị Thu Hường – Cựu sinh viên Ngành Điều dưỡng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN

Kỹ thuật hình ảnh Y học (Radiological Technology, viết tắt là RT) là một chuyên ngành trong khối khoa học sức khỏe. Ở đây các sinh viên sẽ được học về những phương pháp tạo ảnh thông qua việc sử dụng các máy móc có liên quan đến tia phóng xạ như trong chụp x-quang, chụp nhũ ảnh, chụp cắt lớp vi tính, chụp can thiệp mạch, chụp y học hạt nhân và xạ trị. Ngoài ra, các phương pháp khác như siêu âm, chụp cộng hưởng từ, soi đáy mắt không giãn đồng tử, chụp ảnh nhiệt y tế cũng được giới thiệu cho sinh viên. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, các sinh viên đang theo đuổi chương trình cử nhân kỹ thuật hình ảnh Y học sẽ được học về tất cả những phương pháp nêu trên. Những bài giảng lý thuyết đến từ nhiều giảng viên người Nhật Bản cung cấp cho sinh viên khối kiến thức rộng lớn về vai trò của các giải pháp hình ảnh trong y học hiện đại. Những kiến thức theo chương trình chuẩn quốc gia của Nhật Bản được cập nhật liên tục để phù hợp với xu thế chung của thế giới. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn song song, chương trình thực tập lâm sàng tại các bệnh viện lớn hàng đầu Việt Nam như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện 108, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Ung bướu Hà Nội được triển khai cho sinh viên học tập trực quan. Ở những bệnh viện này, sinh viên của trường Đại học Y khoa Tokyo sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi các giảng viên và nhân viên giàu kinh nghiệm. Cũng tại đây, sinh viên được trang bị khối kiến thức lâm sàng phong phú, đa dạng và chi tiết. Khoa kỹ thuật hình ảnh Y học trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với nhiệm vụ đào tạo về kỹ thuật hình ảnh y học theo tiêu chuẩn Nhật Bản, giúp các sinh viên sẵn sàng hòa nhập và thích nghi với những thay đổi về công nghệ hình ảnh trên thế giới, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Mọi thông tin về trường xin tham khảo theo đường link: https://tokyo-human.edu.vn/ TS. Trần Văn Biên – Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học

HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN CỦA THẦY và TRÒ THUV

     Nghành y tế là một trong những nghành nghề cao quý, nghành nghề đem lại sức khỏe cho cộng đồng và xã hội, đối tượng của nghành là sức khỏe của con người, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của nghành y, vì vậy đối với mỗi sinh viên trường y còn đang ngồi trên ghế nhà trường và những nhân viên y tế đang làm tại các cơ sở y tế cần phải trau dồi hơn nữa các kiến thức chuyên môn trước sự phát triển liên tục của nghành y tế và tăng cường sức khỏe cho bản thân để đem lại sức khỏe cho người khác. Hồ chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, chính vì vậy yếu tố đạo đức là một phẩm chất không thể thiếu đối với nhân viên nghành y tế, lời thề Hippocrates cũng chính là một tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức đối với các Bác sĩ hành nghề y. Ngoài ra, theo Karl Marx: “Đạo đức cao nhất là làm được gì”, khái niệm đạo đức của Karl Marx vượt ra khỏi các quy chuẩn đạo đức thông thường là “gọi dạ, bảo vâng”, người có Tài, dùng cái Tài đó để cống hiến, đem nhiều lợi ích cho người bệnh, cho cộng đồng và xã hội thì sẽ là “Đỉnh cao của đạo đức”. Theo 2 quan điểm trên thì chữ Đức và chữ Tài có mối liên quan mật thiết với nhau, người hội tụ đủ 2 yếu tố này, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.       Tuy nhiên, người có Tài và có Đức chưa hẳn đã yêu công việc của mình làm, để mỗi nhân viên y tế yêu nghề, yêu công việc mình làm hơn, cho dù có gặp phải gian khổ hay khó khăn trong nghành thì phẩm chất “Yêu thương con người – thương người như thể thương thân” cũng rất quan trọng. Một người nhân viên y tế giao tiếp với bệnh nhân bằng sự bực bội riêng tư của bản thân hay chỉ là sự giao tiếp qua loa thông thường chắc chắn sẽ khác với một nhân viên y tế giao tiếp bằng lòng yêu thương con người, yêu thương bệnh nhân. Vì vậy để phát triển thêm phẩm chất yêu thương con người, sự cống hiến cho đi vô điều kiện thì các trường đại học các cơ sở y tế đang phát động các phòng trào đi thiện nguyện ở vùng sâu vùng xa, để hưởng ứng các phong trào đó thầy cô và sinh viên trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam cũng tham gia các hoạt động thiện nguyện do các nhóm, các tổ chức tự phát như nhóm “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” của bệnh viện Bạch Mai tổ chức.      Ở đây các bạn sinh viên sẽ được hỗ trợ các Bác sĩ khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, phát quà cho các hộ gia đình nghèo, phát đồ dùng học tập cho những trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tập phục hồi chức năng, thử máu test tiểu đường dưới sự hướng của các cán bộ y tế trong bệnh viện.       Qua mỗi đợt thiện nguyện các bạn sinh viên đã thấy rất nhiều ý nghĩa trong các chuyến đi thiện nguyện, thấy bản thân mình phải cố gắng hơn khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tăng khả năng giao tiếp với bệnh nhân, kết nối được với nhiều cán bộ y tế trong nghành và đặc biệt là thấy yêu thương con người nhiều hơn, biết mở lòng cho đi và cống hiến vô điều kiện . Trong tương lai trường THUV ngày một phát triển vững mạnh, sẽ có những hoạt động thiện nguyện riêng do trường tổ chức, để cho các bạn sinh viên được học tập, trải nghiệm và cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Nguồn: https://www.facebook.com/profile.php?id=100076641103775 Ths. NGUYỄN ĐĂNG KHOA – Khoa Phục hồi chức năng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Ứng dụng máy khử rung tim ngoài tự động (AED) trong công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam

           Máy khử rung tim ngoài tự động (AED) là thiết bị y tế quan trọng, được sử dụng để xử trí và cứu sống các trường hợp người bị nạn ngừng tim đột ngột trong cộng đồng. Máy AED có thể phát hiện các bất thường về nhịp tim và khôi phục chức năng tim, giúp tim tái lập nhịp tim hiệu quả trong những thời điểm cấp cứu khẩn cấp. Việc sử dụng AED kịp thời có thể tăng khả năng sống sót và giảm tỷ lệ tử vong đối với những người bị tim ngừng đột ngột.           Tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, máy AED thường được đặt tại những nơi công cộng như trường học, nhà ga, sân bay…Để có thể hỗ trợ kịp thời cho những trường hợp cần thiết. Sự nhanh chóng và chính xác trong sử dụng AED có thể là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.            Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của việc trang bị cho các em sinh viên những kỹ năng cấp cứu sơ cứu hiện đại. Sự sử dụng AED trong quá trình giảng dạy giúp sinh viên làm quen với thiết bị và được hướng dẫn cách sử dụng đúng cách, phản ứng đúng thời điểm khi cần thiết. Điều này không chỉ giúp nâng cao kỹ năng cấp cứu của sinh viên mà còn tạo cơ hội cho các em tham gia vào các hoạt động cấp cứu, hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.          Qua việc áp dụng AED trong quá trình giảng dạy, trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam mong muốn các em sinh viên hiểu được ý nghĩa và tính nhân văn khi khoác trên mình màu áo Blouse trắng. Tại THUV sinh viên không chỉ được học lý thuyết mà còn có cơ hội thực hành, trải nghiệm và phát triển những kỹ năng cần thiết để đối mặt với những tình huống khẩn cấp trong thực tế. Điều này giúp nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho các em sinh viên trở thành những chuyên gia y tế có trách nhiệm và tài năng trong tương lai. Ths. Trần Thị Thảo – Khoa Điều dưỡng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG – KHÁNH THÀNH BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM

Ngày 26/6/2023 vừa qua, Bệnh Viện Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam vừa đón nhận giấy phép hoạt động, chính thức khánh thành bệnh viện với 100% vốn đầu tư Nhật Bản đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Tới dự buổi lễ có sự tham gia của: – Ông Đỗ Xuân Tuyên – Thứ Trưởng Bộ Y Tế. – Ông Sasashi Shohei – Bí Thư Thứ Nhất, Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam. – Ông Lương Ngọc Khuê – Phó chủ tịch hội đồng Y khoa quốc gia – Cục trưởng Cục Khám Chữa Bệnh, Bộ Y Tế. – Bà Nguyễn Thị Anh – Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Hưng Yên và đại diện các sở, ban ngành, đoàn thể, cán bộ y tế các Bệnh viện trong và ngoài nước, các tập đoàn, công ty đối tác, nhân viên công ty và sinh viên trường đại học. Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh Viện trực thuộc xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể các vị khách quý đã tới tham dự và gửi lời chúc mừng kèm những lẵng hoa tươi thắm nhất tới sự kiện vừa qua. Không phụ lòng mong mỏi, sự kỳ vọng và ủng hộ từ phía Bộ y tế, UBND tỉnh, cộng đồng, xã hội, chúng tôi sẽ cố gắng hết mình trong việc thực hiện sứ mệnh cung cấp dịch vụ y tế chuẩn Nhật Bản, đào tạo cán bộ y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và quốc tế. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn! Dưới đây là một vài hình ảnh tại buổi lễ, kính mời quý vị tham khảo. 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Trở thành sinh viên Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam để có cơ hội thực hành và làm việc tại bệnh viện trực thuộc với 100% vốn đầu tư Nhật Bản. Liên hệ ngay để nhận thông tin tuyển sinh 2023 chi tiết. Website: https://tokyo-human.edu.vn/ Hotline: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Mail: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn Ban truyền thông THUV

XÉT NGHIỆM Y HỌC: TỪ GÓC NHÌN “QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG”

Những năm qua, với sự bùng nổ về tiến bộ khoa học kỹ thuật, nền y học thế giới và trong nước ngày càng phát triển mạnh. Xét nghiệm y học không nằm ngoài guồng quay của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vì có liên quan trực tiếp đến 3 lĩnh vực: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Đây cũng là một trong những ngành của y học hiện đại có sự ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối Internet vạn vật (IoT) và Big Data. Nhờ đó hiện nay phần lớn các xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch và huyết học – truyền máu, một số xét nghiệm vi sinh, di truyền – sinh học phân tử, tế bào – mô bệnh học đã và đang được tự động hóa trên các hệ thống máy hiện đại, cho ra kết quả nhanh chóng, rút ngắn rất nhiều thời gian so với trước đây. Vậy nhưng liệu rằng các xét nghiệm, dù được thực hiện bằng máy móc tự động, bán tự động hay hoàn toàn nhờ bàn tay của người kỹ thuật viên thì có thực sự cho kết quả chính xác, sai sót có thể xảy ra ở những khâu nào, làm sao để phát hiện và khắc phục? Trong ngành xét nghiệm, có một phương châm luôn được các thầy cô, các bậc tiền bối có nhiều kinh nghiệm nhắc đi nhắc lại đó là “Cần phải nhớ rằng: nếu chúng ta làm việc trong phòng thí nghiệm thì một kết quả sai sẽ dẫn đến sự phiền phức, phí thời gian, công sức và tiền bạc, và điều này phải hết sức tránh. Nhưng nếu chúng ta làm việc trong phòng xét nghiệm phục vụ chẩn đoán bệnh thì một kết quả sai sẽ liên quan đến tính mạng của người bệnh.” Giải pháp được đưa ra là cần quản lý toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Ngày 28/12/2018, Bộ y tế đã ra thông tư 49/2018/TT-BYT “Hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh”, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc quản lý hoạt động xét nghiệm gồm: Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy và kịp thời Bảo đảm an toàn phòng xét nghiệm Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm hiệu quả, tiết kiệm Quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động xét nghiệm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hiểu một cách ngắn gọn, “Quản lý chất lượng xét nghiệm” là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát của phòng xét nghiệm về chất lượng xét nghiệm, bao gồm lập kế hoạch, kiểm soát, bảo đảm và cải tiến chất lượng xét nghiệm. Đảm bảo chất lượng các xét nghiệm trở thành một mục tiêu quan trọng mà các phòng xét nghiệm uy tín luôn nhắm tới phải thực hiện, nhằm mục đích duy trì chất lượng chung của toàn bộ quá trình tạo ra các kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân. Đây là công việc xem xét tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, từ thời điểm chỉ định, yêu cầu xét nghiệm cho đến khi trả lời, báo cáo kết quả. Đã từ lâu, các xét nghiệm có một vai trò quan trọng trong nền y học. Hệ thống chăm sóc sức khỏe phụ thuộc ngày càng nhiều vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Các kết quả xét nghiệm đóng vai trò chính trong các quyết định của các bác sĩ lâm sàng, điều dưỡng và các nhân viên y tế trong toàn bộ quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Càng ngày người ta càng thấy rõ vị trí cần thiết của xét nghiệm: thiếu xét nghiệm, chẩn đoán trở thành mò mẫm, thiếu một chỗ dựa chính xác, chắc chắn, các công trình nghiên cứu thiếu một cơ sở khoa học có giá trị, thiếu những yếu tố để chứng minh cụ thể hoặc bị hạn chế, không thể phát triển được. Cũng chính vì vậy mà việc các kết quả xét nghiệm phải đạt chất lượng là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Những phòng xét nghiệm khi thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc đảm bảo và kiểm soát chất lượng sẽ mang lại cho bệnh nhân các kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí một cách tối ưu không chỉ của riêng bệnh nhân mà còn của xã hội, đặc biệt có những chi phí không thể tính toán bằng tiền, đó là sinh mạng hoặc sức khỏe của người bệnh. Muốn đạt và duy trì chất lượng xét nghiệm thì cần phải tiến hành các hoạt động quản lý chất lượng, trong đó việc quan tâm đúng mức, phát huy các thành tố cần thiết sẽ quyết định sự thành công. Vì vậy, các tổ chức quốc tế như WHO, CDC, CLSI, ISO… đã đề xuất 12 thành tố thiết yếu cần quan tâm, chúng tạo thành một mạng lưới, tương tác qua lại với nhau để tạo nên chất lượng. Trong 12 thành tố này, không như các thiết bị, cơ sở vật chất, thành tố nhân sự rất đặc biệt, khó kiểm soát nếu không có ý thức tự giác. Thành tố “nhân sự” – con người, tham gia với tính chất quyết định đối với chất lượng. Cụ thể hơn, các cán bộ phòng xét nghiệm y học bao gồm các bác sỹ xét nghiệm và đặc biệt là đội ngũ cử nhân – kỹ thuật viên xét nghiệm không chỉ đảm nhận các công việc liên quan đến vận hành máy xét nghiệm, thực hiện kỹ thuật xét nghiệm mà còn trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Nhận