Cẩm nang

Sinh viên ngành phục hồi chức năng làm gì sau khi ra trường?

Phục hồi chức năng là một trong những ngày cực hot hiện nay và nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ. Những kiến thức cơ bản về ngành này như ngành phục hồi chức năng làm gì, kỹ năng và kiến thức cần có của một sinh viên phục hồi chức năng cũng như lựa chọn nơi nào để theo đuổi ước mơ vào ngành là điều mà rất nhiều bạn tân sinh viên tương lai cần phải tìm hiểu. Xem thêm: Cơ hội và nghề nghiệp phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam 1. Ngành phục hồi chức năng làm gì? Học ngành phục hồi chức năng ra làm gì? Đó là câu hỏi mà bất cứ bạn trẻ nào cũng quan tâm khi tìm hiểu về ngành. Sau khi ra trường, bạn có thể làm việc tại khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện, trung tâm y tế, các trường đại học, cao đẳng y tế – phục hồi chức năng, trung tâm phục hồi chức năng, các bệnh viện y học cổ truyền, các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật hay tổ chức của chính phủ và phi chính phủ về hỗ trợ trẻ em khuyết tật. Công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng cụ thể như sau: Hướng dẫn người bệnh điều trị bằng các kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi thực hiện các quy trình. Các kỹ thuật chính được thực hiện trong ngành phục hồi chức năng là nhiệt trị liệu, điện trị liệu, laser trị liệu, xoa bóp… Thực hiện các kỹ thuật, lượng giá vật lý trị liệu phục hồi chức năng và các kỹ thuật thông thường, chuyên sâu cho người bệnh. Thực hiện lập kế hoạch điều trị và tiên lượng thời gian phục hồi cho người bệnh. Theo dõi tình hình tiến triển bệnh của bệnh nhân theo thời gian cụ thể đồng thời có những tác động vào tinh thần người bệnh như an ủi, động viên, hướng dẫn các điều trị bệnh. Phối hợp với các kỹ thuật viên phục hồi chức năng khác để thực hiện các kỹ thuật điều trị. Kiểm tra các trang thiết bị y tế trước khi đưa vào điều trị đồng thời quản lý máy móc và báo cáo cho cán bộ quản lý nếu máy móc có vấn đề trong quá trình sử dụng. 2. Những kiến thức kỹ năng nào sinh viên cần có khi học ngành phục hồi chức năng? Sinh viên học ngành phục hồi chức năng sẽ được đào tạo các kiến thức cơ sở và chuyên ngành thông qua các giờ học và thực hành. Các kiến thức cần có: Sinh viên học ngành phục hồi chức năng cần phải nắm được các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, nguyên lý kỹ thuật công nghệ cùng với các kiến thức chuyên môn để vận dụng vào thực tế trong quá trình thực hiện các kỹ thuật điều trị cho bệnh nhân. Sinh viên phải hiểu biết rõ về các quy tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị, đảm bảo thực hiện quy trình và vận hành máy móc an toàn đồng thời báo cáo cho cán bộ quản lý nếu máy móc có vấn đề, hỏng hóc. Sinh viên phải có kiến thức về phương pháp luận khoa học trong thực hành kỹ thuật, học tập, nghiên cứu khoa học. Sinh viên cần phải tìm hiểu về pháp luật và các chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân để có thể tham gia các hoạt động y tế cộng đồng, từ thiện. Sinh viên ngành phục hồi chức năng cần phải biết ngoại ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, …) để không chỉ làm việc tại Việt Nam mà còn nâng cao cơ hội làm việc tại nước ngoài sau khi ra trường. Kỹ năng: Thiết lập các kỹ thuật khám – lượng giá vật lý trị liệu phục hồi chức năng và thực hiện các quy trình một cách thành thạo, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Vận hành máy móc một cách thành thạo, cẩn thận, bảo quản trang thiết bị dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Sinh viên học ngành phục hồi chức năng cần phải có khả năng làm việc nhóm, khả năng phối hợp và chia sẻ công việc với đồng nghiệp để thực hiện các kế hoạch hồi phục cho bệnh nhân. Đây là kỹ năng mà rất nhiều sinh viên ngành phục hồi chức năng còn thiếu. 3. Trường Đại học Y khoa Tokyo – nơi chắp cánh cho ước mơ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được coi là nơi mà các bạn sinh viên có thể du học Nhật Bản ngay tại đất nước mình. Đây là ngôi trường Y khoa đầu tiên được xây dựng trên nền tảng liên kết, hỗ trợ của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Tại ngôi trường danh giá này, các bạn sinh viên sẽ được học tập và đào tạo bởi các giảng viên hàng đầu ngành y của Nhật Bản và Việt Nam, những người sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức chính xác về ngành học cùng những kinh nghiệm, kỹ năng khi vào nghề. Trường luôn chú trọng về cơ sở vật chất để các sinh viên có thể học tập trong một môi trường đầy đủ và hiện đại nhất. Hơn 80 bàn máy tính được mở trong cả giờ học và giờ tự học, phòng thực hành dụng cụ chỉnh hình, thực hành phục hồi chức năng vật lý trị liệu có đầy đủ thiết như tay, chân giả, xe đạp thể dục, thang song song đi bộ, các loại máy vận động, … giúp sinh viên được thực hành một cách

Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu?

Ngành phục hồi chức năng là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong y tế hiện nay, đây cũng là ngành rất được chú trọng đào tạo tại các trường y trong những năm gần đây. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng  nhằm giúp các em học sinh có nguyện vọng theo học ngành phục hồi chức năng sẽ có căn cứ để đưa ra quyết định chọn trường Đại học phù hợp với mình. Xem thêm: Những điều cần biết về ngành hồi phục chức năng Sinh viên ngành phục hồi chức năng làm gì sau khi ra trường? Phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam- Cơ hội và nghề nghiệp 1 Ngành phục hồi chức năng thi khối nào? Các bạn tân sinh viên muốn theo học ngành phục hồi chức năng sẽ theo thi theo 2 khối A và B.  Khối A: Toán – Lý – Hóa. Khối B: Toán – Hoá – Sinh. Cách thức xét tuyển vào ngành phục hồi chức năng của các trường Đại học sẽ căn cứ vào điểm thi của các môn học khối A và khối B của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia. Thí sinh trúng tuyển phải đạt điều kiện có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển ngành phục hồi chức năng lớn hơn hoặc bằng điểm sàn theo Quy định của Bộ GD&ĐT: Toán – Lý – Hoá, Toán – Hoá – Sinh và điểm đó phải lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của trường Đại học mà bạn nộp đơn dự tuyển. 2. Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng Mức điểm chuẩn của ngành ngành phục hồi chức năng được đánh giá là khá cao trong những năm gần đây và có sự chênh lệch từ 1-2 điểm qua các năm, giao động từ 21 – 24,25 điểm và có sự thay đổi cụ thể tại từng trường Đại học. Dưới đây là điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của một số trường Y dược từ năm 2015 – 2017: Trường Đại học Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đại học Y dược TPHCM 23,25 22 24,25 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương 22,25 21 22 Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng 21,75 22,5 23,5   3. Ngành phục hồi chức năng đại học lấy bao nhiêu điểm?       Trước khi nộp đơn dự tuyển vào một trường Đại học, Cao đẳng, chắc chắn các bạn tân sinh viên tương lai sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về ngành nghề, điểm chuẩn của trường qua các năm và so sánh với các trường trong cùng lĩnh vực với nhau. Dưới đây là bảng điềm chuẩn ngành phục hồi chức năng năm gần nhất 2017 của một số trường Y khoa nổi tiếng, những số liệu này sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo trước khi lựa chọn nộp vào ngôi trường phù hợp: STT Tên trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam A00, A01, B00, D08 18 2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh B00 24.25 3 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương B00 22 4 Đại học Quốc tế Hồng Bàng A00, B00, D09 15.5 Trong số các ngôi trường Y dược ở trên, mức điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được cho là ở mức vừa sức với nhiều bạn học sinh có học lực khá trở lên có thể đạt được. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi đã giúp các bạn học sinh và phụ huynh biết được tổng quan điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của các trường đại học Y khoa nổi tiếng tại Việt Nam để đánh giá khả năng của mình và có cơ sở để quyết định chọn ngôi trường phù hợp với chính các em.

Phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam- Cơ hội và nghề nghiệp

Xuất hiện vào đầu thế kỉ XIX, ngành phục hồi chức năng đang dần chiếm một vị thế quan trọng trong ngành y. Vậy sự phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam như thế nào? Liệu đây có phải là một ngành có tiềm năng phát triển và tạo nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ không?. 1. Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng Phục hồi chức năng là chuyên ngành nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, kỹ thuật y học, xã hộị, giáo dục nhằm cải thiện, nâng cao khả năng hoạt động của bệnh nhân sau chấn thương hoặc người khiếm khuyết, khuyết tật bẩm sinh. Có thể khẳng định rằng, nhờ có sự phát triển không ngừng của ngành phục hồi chức năng mà ngày càng có nhiều người phục hồi chức năng, trở về cuộc sống bình thường, hòa nhập với xã hội. Tuy là một ngành khá mới song trong những năm vừa qua, số lượng các trường đào tạo của ngành phục hồi chức năng đang tăng lên, có thể kể đến một số trường sau: Miền Bắc: Đại học Y khoa Tokyo; Cao đẳng Y Dược Pasteur… Miền Trung: Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng; Đại học Y dược Huế… Miền Nam: Trường Đại học Y – Dược TP. Hồ Chí Minh; Cao đẳng Y dược Sài Gòn; Đại học quốc tế Hồng Bàng… 2. Tiềm năng phát triển ngành phục hồi chức năng Sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội là yêu cầu và cũng là động lực để hệ thống trang thiết bị, phương pháp kỹ thuật ngành phục hồi chức năng phát triển theo. Tiềm năng phát triển của ngành phục hồi chức năng thể hiện ở việc hệ thống đào tạo kỹ thuật viên phục hồi chức năng đang được mở rộng và nâng cao cả về quy mô và chất lượng. Ý nghĩa nhân đạo cao cả mà ngành phục hồi chức năng hướng tới: giúp những người bị suy giảm chức năng hoạt động do tai nạn hoặc bẩm sinh có thể phục hồi các chức năng để làm việc như những người bình thường khác. Không chỉ có những liệu pháp đơn giản cổ truyền như dưỡng sinh, xoa bóp, thể dục thể thao, … mà -kỹ thuật phục hồi chức năng còn có thể chữa bệnh nhờ vào các máy móc, thiết bị công nghệ cao. Số người có nhu cầu gia tăng thì số lượng kỹ thuật viên ngành phục hồi chức năng cũng tăng lên. Tại Việt Nam, dù là một ngành khá mới mẻ trong hệ thống y khoa nhưng cũng có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp từ Bắc vào Nam đào tạo ngành này. Điều này hứa hẹn cho sự phát triển nguồn nhân lực của ngành phục hồi chức năng. 3. Nhu cầu nhân lực ngành phục hồi chức năng Chắc chắn một điều rằng, không phải ngẫu nhiên mà ngành y nói chung và ngành phục hồi chức năng nói riêng trở thành một trong những ngành thu hút nhiều sự quan tâm của thí sinh nhất mỗi kì tuyển sinh. Bởi nhu cầu về nguồn nhân lực ngành phục hồi chức năng luôn ở mức cao nên cử nhân sau khi ra trường có thể phần nào yên tâm về vấn đề “đầu ra”. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2015, trong hơn 7 tỉ người trên thế giới có tới khoảng 1 tỉ người khuyết tật cần được trị liệu. Tại Canada, một đất nước mà hàng năm có vài trăm ngàn người di dân thì rất cần sự phát triển đội ngũ kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng chính là một trong những ngành giúp bạn dễ dàng định cư nhất tại Canada. Ở Mỹ, trong bối cảnh dân số nước này đang bước vào giai đoạn già hóa, yêu cầu về nhân lực ngành phục hồi chức năng thậm chí tăng lên vào khoảng 27% trong giai đoạn 2014 – 2024. Trở lại Việt Nam, đất nước có số lượng người khuyết tật cao bậc nhất khu vực Châu Á với số lượng người khuyết tật chiếm khoảng 7.8% dân số vào năm 2015, trong khi nguồn nhân lực ngành phục hồi chức năng còn mỏng đã đặt ra yêu cầu lớn đối với ngành y trong nước. Cũng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về kế hoạch phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014 -2020, nước ta tập trung phát triển mạng lưới phục hồi chức năng toàn quốc từ tuyến xã lên đến tuyến trung ương. Có thể nói, nhu cầu về ngành phục hồi chức năng nước ta luôn ở mức rất cao. Từ những tiềm năng của sự phát triển ngành phục hồi chức năng, có thể thấy trong tương lai, những trường đại học đào tạo ngành này sẽ là điểm đến trong tầm ngắm của rất nhiều học sinh. Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo chuyên ngành phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp giao lưu trao đổi với Nhật Bản cam kết đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.

Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng

Những năm gần đây, ngành y nói chung và ngành phục hồi chức năng nói riêng luôn dành được sự quan tâm lớn từ xã hội. Tuy nhiên, không phải em học sinh, phụ huynh nào cũng hiểu rõ về chất lượng giảng dạy, học tập của các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng. Bài viết sau sẽ giúp những ai quan tâm đến ngành phục hồi chức năng có lựa chọn tốt nhất để chọn học trường phù hợp với mình.  Xem thêm: Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu? Giải đáp thắc mắc về ngành hồi phục chức năng Sinh viên ngành phục hồi chức năng làm gì sau khi ra trường? 1. Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là một trong những trường đào tạo ngành phục hồi chức năng/vật lý trị liệu tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam có 100% vốn đầu tư Nhật Bản. Với triết lý giáo dục “Mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người trên thế giới”, trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ nhu cầu của ngành phục hồi chức năng trong nước mà còn ở cả nước ngoài. 1.1. Địa chỉ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nằm gọn trong khuôn viên xanh mát tại ST-01 của khu đô thị Ecopark, nằm sát bên cầu Thanh Trì, thuộc địa phận huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trường có chương trình đào tạo và hệ thống trang thiết bị hiện đại chuẩn Nhật Bản từ văn phòng, phòng y tế, phòng thực hành, thư viện, … 1.2. Điểm chuẩn của đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Năm 2018, chỉ tiêu ngành phục hồi chức năng/vật lý trị liệu là 80 chỉ tiêu. Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xét tuyển thông qua hai hình thức: Xét kết quả THPT Quốc gia năm 2018. Xét hồ sơ phỏng vấn. Ở cả hai hình thức này, thí sinh phải nộp một bài tham luận về lý do chọn trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và ngành phục hồi chức năng cùng hồ sơ kèm theo. Năm 2017, điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng theo tổ hợp của trường A00, A01, B00, D08 là 18. 1.3. Vì sao bạn nên chọn Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam? Sinh viên trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam có cơ hội “du học tại chỗ”, được tiếp nhận nền giáo dục và kỹ thuật y tế hiện đại chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ Anh – Nhật, … Đối với riêng ngành phục hồi chức năng, sinh viên được học tập kiến thức, kĩ năng chuyên môn về phục hồi chức năng vật lý trị liệu và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để có thể công tác tại các bệnh viên, cơ sở y tế hay tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong quá trình thực tập và sau khi tốt nghiệp, trường tạo điều kiện tối đa cho sinh viên làm việc tại các bệnh viện trong nước như bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện đa khoa Gia Lâm, … hay học tập và làm việc tại nước ngoài. 2. Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Thành lập vào năm 2008, trường Cao đẳng Y dược Pasteur là ngôi trường đi đầu trong việc xây dựng bệnh viện để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân và sinh viên thực hành trong quá trình học tập tại trường được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép. 2.1. Địa chỉ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur có 02 địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Địa chỉ:  73 Văn Cao, Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ngõ 212 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. 2.2. Điểm chuẩn Năm 2018, trường Cao đẳng Y dược Pasteur tuyển sinh theo hình thức xét học bạ Trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hóa. Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng như phương án tuyển sinh của nhà trường, trường sẽ ưu tiên thí sinh nộp hồ sơ sớm và dừng tuyển sinh khi hết chỉ tiêu. Với phương châm giảng dạỵ “Sâu Y lý – Giỏi Y thuật”, trường hướng tới mục tiêu đào tạo 100% sinh viên ra trường có việc làm và mức thu nhập ổn định. Trường nâng cao số giờ học thực hành tại bệnh viện, phòng thí nghiệm hiện đại, tiên tiến của trường. Đội ngũ giảng viên tại trường giỏi, giàu kinh nghiệm, có học hàm tiến sĩ, thạc sĩ. 3. Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn là ngôi trường tiên phong đào tạo nguồn nhân lực nhóm ngành Y dược trong những năm vừa qua và là một trong số ít các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng tại khu vực miền Nam. 3.1. Địa chỉ Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn có 02 cơ sở. Cơ sở 1: Số1036 đường Tân Kỳ Tân Quý, Tổ 129, khu phố 14,  phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 2: Toà nhà PTT, Đường số 3, Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 Điểm chuẩn Năm 2018, trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tuyển sinh theo 02 hình thức: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia 2018 tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa và Toán –

145 quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng căn bản

Quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng là những kiến thức rất quan trọng trong ngành y tế mà bất cứ điều dưỡng viên nào cũng phải nắm được. Dưới đây là các nội dung có trong quy trình. Xem thêm: TOP 4 trường đại học đào tạo ngành phục hồi chức năng uy tín Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu? Những điều cần biết về ngành phục hồi chức năng  1.1. Vật lý trị liệu: kỹ thuật viên trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Điều trị bằng sóng ngắn và sóng cực ngắn Điều trị bằng vi song Điều trị bằng từ trường Điều trị bằng dòng điện một chiều đều Điều trị bằng điện phân dẫn thuốc Điều trị bằng các dòng điện xung Điều trị bằng siêu âm Điều trị bằng sóng xung kích Điều trị bằng dòng giao thoa Điều trị bằng tia hồng ngoại Điều trị bằng Laser công suất thấp Điều trị bằng tia tử ngoại tại chỗ Điều trị bằng tia tử ngoại toàn thân Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng) Điều trị bằng nhiệt lạnh (chườm lạnh) Điều trị bằng Parafin Điều trị bằng xông hơi (tắm hơi) Điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục Điều trị bằng tia nước áp lực cao Thủy trị liệu toàn thân (bể bơi, bồn ngâm) Điều trị bằng bùn khoáng Điều trị bằng nước khoáng Điều trị bằng oxy cao áp Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống Điều trị bằng điện trường cao áp Điều trị bằng ion tĩnh điện Điều trị bằng ion khí Điều trị bằng tĩnh điện trường 1.2. Vận động trị liệu: trực tiếp tập cho bệnh nhân hoặc hướng dẫn bệnh nhân Tập vận động thụ động Tập vận động có trợ giúp Tập vận động chủ động Tập vận động tự do tứ chi Tập vận động có kháng trở Tập kéo dãn Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho người bệnh liệt nửa người Kỹ thuật tập đứng và đi cho người bệnh liệt nửa người Kỹ thuật đặt tư thế đúng cho người bệnh liệt tủy Tập lăn trở khi nằm Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi Tập ngồi thăng bằng tĩnh và động Tập thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng Tập đứng thăng bằng tĩnh và động Tập dáng đi Tập đi với thang song song Tập đi với khung tập đi Tập đi với nạng (nạng nách, nạng khuỷu) Tập đi với bàn xương cá Tập đi trên máy thảm lăn (Treadmill) Tập lên, xuống cầu thang Tập đi trên các địa hình Tập đi với chân giả trên gối Tập đi với chân giả dưới gối Tập vận động trên bóng Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chi trên Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chi dưới Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chức năng Tập với thang tường Tập với ròng rọc Tập với dụng cụ quay khớp vai Tập với dụng cụ chèo thuyền Tập với giàn treo các chi Tập với ghế tập mạnh cơ tứ đầu đùi Tập với xe đạp tập Tập thăng bằng với bàn bập bênh Tập với bàn nghiêng Tập các kiểu thở Tập ho có trợ giúp Kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực Kỹ thuật dẫn lưu tư thế Kỹ thuật kéo nắn Kỹ thuật di động khớp Kỹ thuật di động mô mềm Kỹ thuật tập chuỗi đóng và chuỗi mở Kỹ thuật ức chế co cứng tay Kỹ thuật ức chế cơ cứng chân Kỹ thuật ức chế co cứng thân mình Kỹ thuật xoa bóp Kỹ thuật ức chế và phá vỡ các phản xạ bệnh lý Kỹ thuật kiểm soát đầu, cổ và thân mình Tập điều hợp vận động Tập mạnh cơ sàn chậu (pelvis floor) 1.3. Hoạt động trị liệu: trực tiếp tập cho bệnh nhân hoặc hướng dẫn bệnh nhân Kỹ thuật tập sử dụng và điều khiển xe lăn Hướng dẫn người liệt hai chân ra vào xe lăn Hướng dẫn người liệt nửa người ra vào xe lăn Tập các vận động thô của bàn tay Tập các vận động khéo léo của bàn tay Tập phối hợp hai tay Tập phối hợp mắt tay Tập phối hợp tay miệng Tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày (ADL) (ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, vui chơi giải trí, …) Tập điều hòa cảm giác Tập tri giác và nhận thức Tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày với các dụng cụ trợ giúp thích nghi 1.4. Ngôn ngữ trị liệu: hướng dẫn bệnh nhân tập Tập nuốt Tập nói Tập nhai Tập phát âm Tập giao tiếp Tập cho người thất ngôn Tập luyện giọng Tập sửa lỗi phát âm 1.5. Kỹ thuật thăm dò, lượng giá, chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng (trực tiếp làm) Lượng giá chức năng người khuyết tật Lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp Lượng giá chức năng tâm lý Lượng giá chức năng tri giác và nhận thức Lượng giá chức năng ngôn ngữ Lượng giá chức năng thăng bằng Lượng giá chức năng dáng đi Lượng giá chức năng sinh hoạt hàng ngày Lượng giá lao động hướng nghiệp Thử cơ bằng tay Đo tầm vận động khớp Đo áp lực bàng quang bằng máy niệu động học Đo áp lực bàng quang bằng cột thước nước Đo áp lực hậu môn trực tràng Đo áp lực bàng quang bệnh nhân nhi Lượng giá sự phát triển của trẻ theo tổi Lượng giá sự phát triển tâm thần kinh ở trẻ bằng tét Denver Tiêm Botulinum toxine nhóm A vào điểm vận động để điều trị co cứng cơ Phong bế thần kinh bằng Phenol để

Ngành phục hồi chức năng là gì

Phục hồi chức năng là một trong những chuyên ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong y học. Vậy ngành phục hồi chức năng là gì? Đối với các bạn tân sinh viên tương lai muốn theo đuổi ngành y, tìm hiểu về ngành phục hồi chức năng, thời gian học, các môn học của ngành là vô cùng cần thiết. Xem thêm: Tìm hiểu về lịch sử ngành phục hồi chức năng 145 quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng cơ bản TOP 4 trường đào tạo ngành phục hồi chức năng uy tín ở Việt Nam 1. Ngành phục hồi chức năng là gì? Trước đây, hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến vấn đề phòng bệnh và chữa bệnh. Tuy nhiên, khi đời sống xã hội của con người tiến bộ hơn, mọi người quan tâm chăm sóc sức khỏe của mình hơn thì ngành hồi phục chức năng ngày càng chứng tỏ vị thế quan trọng của mình trong y tế và cuộc sống. Ngành phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong y học, là phương pháp chữa bệnh sử dụng các kỹ thuật mà không dùng đến thuốc, giúp người bệnh hồi phục khuyết tật, tối đa hóa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất của bệnh nhân, giảm thiểu các hậu của của tàn tật, khiếm khuyết. Có thể nói, phục hồi chức năng vô cùng quan trọng trong khôi phục chức năng và sức khỏe toàn diện. Quá trình hồi phục chức năng giúp cho các hoạt động vốn bị cản trở, khó khăn do bệnh tật của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà bệnh nhân sau khi hồi phục chức năng có thể vui chơi, học tập, làm việc, hòa mình vào với cộng đồng, giúp họ có thái độ tích cực hơn với cuộc sống, từ đó, có thể thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với người tàn tật, khiếm khuyết. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngành hồi phục chức năng. 2. Ngành phục hồi chức năng học mấy năm Theo quyết định về chương trình đào tạo ngành phục hồi chức năng của Bộ Y tế, chương trình học phục hồi chức năng hệ đào tạo chính quy dài 4 năm. Với sinh viên trường đại học Y khoa Tokyo Nhật Bản, điều kiện tốt nghiệp là học tập tại trường 04 năm trở lên và tích lũy tối thiểu 125 tín chỉ. 3. Những môn học của ngành phục hồi chức năng Khi theo học ngành phục hồi chức năng, sinh viên sẽ được đào tạo và nghiên cứu các môn học chung, môn học cơ sở, môn học chuyên ngành để có thể áp dụng khi tác nghiệp tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Dưới đây là các môn học mà sinh viên phải trải qua khi theo học ngành phục hồi chức năng. 3.1 Các môn học chung: Giáo dục quốc phòng Chính trị Thể dục thể thao Ngoại ngữ Tin học Giáo dục pháp luật. 3.2 Các môn học cơ sở: Giải phẫu – sinh lý Vi sinh – ký sinh trùng Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu Dược lý Vệ sinh phòng bệnh Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe Tổ chức và quản lý y tế 3.3 Các môn học chuyên ngành: Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh Lượng giá chức năng vận động Vận động trị liệu Xoa bóp trị liệu Châm cứu Các phương pháp vật lý trị liệu Vật lý trị liệu nội khoa Vật lý trị liệu ngoại khoa Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Thực tập các kỹ thuật vật lý trị liệu cơ bản tại bệnh viện Thực tập vật lý trị liệ nội khoa tại bệnh viện Thực tập vật lý trị liệu ngoại khoa tại bệnh viện Thực tập tại cộng đồng Thực tập tốt nghiệp Phục hồi chức năng đang là một trong những ngành đầy tiềm năng của xã hội bởi đặc trưng của ngành này là chăm sóc cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Do đó, sinh viên theo học ngành phục hồi chức năng sẽ có cơ hội việc làm rộng mở, tích lũy được nhiều kiến thức. Ngôi trường đầu tiên được xây dựng dưới sự liên kết của Chính phủ Việt Nam – Nhật Bản với cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ giảng viên hàng đầu của hai nước, Đại học Y khoa Tokyo sẽ là nơi các bạn sinh viên được học tập, rèn luyện và thực hành kỹ năng để bước vào ngành phục hồi chức năng với đầy đủ tư trang. Mong rằng sau khi nắm được ngành phục hồi chức năng là gì, bạn đã thêm chắc chắn về tương lai của mình. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam bạn nhé.

Ngành điều dưỡng đại học

Khi xã hội phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người được cải thiện và nâng cao cũng là lúc chuyên ngành điều dưỡng đại học có những bước tiến vượt bậc. Vậy nếu muốn theo đuổi ngành này, các bạn trẻ cần nắm được những thông tin cơ bản nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé Xem thêm: Tuyển sinh ngành điều dưỡng cử nhân đại học 2018 1. Ngành điều dưỡng là gì? Ngành điều dưỡng là ngành thuộc hệ thống y khoa có nhiệm vụ chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân từ khi bắt đầu quá trình điều trị đến khi phục hồi, nhằm đảm bảo bệnh nhân không bị sang thương do điều trị, chăm sóc không đúng cách. 2. Quá trình hình thành như thế nào? Người được coi là mẹ đẻ của ngành điều dưỡng hiện đại là bà Florence Nightingale (1820 – 1910), một người phụ nữ Anh với tư chất thông minh và một trái tim giàu lòng nhân ái, xót xa trước những cảnh khổ đau của nghèo đói và bệnh tật. Florence Nightingale bắt đầu đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho ngành điều dưỡng hiện đại từ hoàn cảnh bệnh tật hoành hành trong cuộc chiến tranh “Cremean War”. Chính những đóng góp của bà đã trở thành di sản, tài liệu căn bản cho ngành điều dưỡng thế giới. Trước kia, người làm nghề điều dưỡng hay được gộp chung với y tá, song ngày nay, ngành điều dưỡng được coi như một nghề nghiệp độc lập và đặc thù. Người làm nghề điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên. Có rất nhiều vị trí điều dưỡng: điều dưỡng đa khoa, điều dưỡng hộ sinh, điều dưỡng khoa nặng, điều dưỡng nha khoa, điều dưỡng dinh dưỡng, … 2. Trường đại học nào có ngành điều dưỡng? Hiện nay, hầu hết các trường đại học y khoa tại Việt Nam đều đào tạo chuyên ngành điều dưỡng. Có thể kể đến một số trường đại học từ Bắc vào Nam như sau: Miền Bắc: Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam; Đại học Y Hà Nội; Đại học Y – Dược Hải Phòng; Đại học Thành Tây; … Miền Trung: Đại học Y Dược Huế,  Đại học Duy Tân Đà Nẵng, Đại học Đông Á,… Miền Nam: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Bách khoa Sài Gòn; Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch;  … Trong đó, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là ngôi trường đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế với 100% vốn đầu tư Nhật Bản, chương trình dạy kết hợp hài hòa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hằng năm, nhà trường đều tổ chức giao lưu trao đổi sinh viên, gửi sinh viên đi du học và thực tập tại Nhật Bản. 3. Điểm chuẩn chuyên ngành điều dưỡng có cao không? So với các ngành nghề khác, ngành điều dưỡng có điểm chuẩn khá cao. Năm 2017, điểm chuẩn ngành điều dưỡng trường Đại học Y Hà Nội là 26, Đại học Y – Dược Hải Phòng là 24, Đại học Y Dược Huế là 23.5, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh là 24.5. Năm 2017, điểm chuẩn chuyên ngành điều dưỡng trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là 16 điểm theo tổ hợp các môn A00, A01, B00, D08. 4. Xét duyệt chuyên ngành điều dưỡng đại học Y khoa Tokyo Năm 2018, trường tuyển sinh theo 02 phương thức: Xét điểm kì thi THPT Quốc gia với mức điểm chuẩn công bố tương tự năm 2017; Xét hồ sơ và phỏng vấn. Đối với hình thức thứ hai được áp dụng cho thí sinh đã tốt nghiệp hoặc dự kiến tốt nghiệp năm 2018, điểm trung bình học tập 3 năm lớp 10, 11 và 12  mỗi năm > 7 điểm. Thí sinh có Chứng chỉ A – level của Trung tâm Khảo thí Đại Học Cambridge (Anh) thì yêu cầu mỗi môn thi phải đạt từ điểm C trở lên. Thí sinh sẽ trải qua 2 vòng: Vòng 1 xét học bạ và bài tham luận về lý do chọn ngành và trường học; vòng 2 là phỏng vấn trực tiếp thí sinh. 5. Điều dưỡng đa khoa học mấy năm? Hệ đại học ngành điều dưỡng và cụ thể là ngành điều dưỡng đa khoa có chương trình học dài 4 năm. Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo ngành điều dưỡng với thời gian khóa học dài 4 năm và tích lũy từ 142 tín chỉ trở lên. 6. Ngành điều dưỡng học những gì? Để trở thành một điều dưỡng viên giỏi, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên đã được giảng dạy những kiến thức, kỹ năng nền tảng về chăm sóc sức khỏe trẻ em, người lớn, bà mẹ, người cao tuổi, … Sinh viên được trau dồi để hiểu và áp dụng các nguyên lý, kỹ thuật điều dưỡng chuyên nghiệp để có thể thực hiện nghiệp vụ điều dưỡng, lập kế hoạch điều dưỡng, quản lý, ghi chép hồ sơ bệnh án tại các bệnh viện, cơ sở y tế hay tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại địa phương. Sinh viên theo học tại trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không chỉ được đào tạo kiến thức điều dưỡng mà còn được rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ Anh – Nhật. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội học tập, thi chứng chỉ và làm việc tại Nhật Bản. 7. Học phí ngành điều dưỡng đại học là bao nhiêu? Với hệ

Ngành Cử nhân điều dưỡng

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao. Đó là lý do mà ngành điều dưỡng đại học nói chung và ngành Cử nhân điều dưỡng trong những năm gần đây hết sức phát triển, các trường cao đẳng, đại học đào tạo thu hút rất nhiều sự quan tâm của các sĩ tử. Về cơ bản, ngành điều dưỡng là một ngành độc lập thuộc hệ thống các ngành y tế có chức năng chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe, “xoa dịu” nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần cho bệnh nhân trong suốt quá trình từ điều trị đến phục hồi.  Dưới đây là một số điều cần biết về ngành điều dưỡng mà các bạn có thể tham khảo. Xem thêm: Chuyên ngành điều dưỡng đại học Tuyển sinh điều dưỡng 1. Chương trình đào tạo của ngành Cử nhân điều dưỡng Một điều dưỡng viên cần được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về nghiệp vụ điều dưỡng bao gồm: chẩn đoán và chăm sóc điều dưỡng, nguyên lý điều dưỡng, quy trình và kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên khoa, dược lâm sàng, các biện pháp chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng … Bên cạnh đó, sinh viên được trau dồi cho bản thân các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, quản lý về điều dưỡng. Trường Đại học Y khoa Tokyo Nhật Bản đào tạo ngành Cử nhân điều dưỡng với chương trình 4 năm với 142 tín chỉ, trong đó có 99 tín chỉ giảng dạy kiến thức chuyên ngành. Ngoài những kiến thức chuyên ngành điều dưỡng, sinh viên theo học tại trường còn được trang bị kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật để có thể du học và làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế nước ngoài. 2. Phẩm chất cần có của ngành Hồ Chủ tịch đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”. Để trở thành một điều dưỡng viên tốt, một trong những phẩm chất cần có của người điều dưỡng viên chính là y đức thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tấm lòng yêu thương, tận tụy với bệnh nhân. Bởi vai trò của người điều dưỡng chính là “xoa dịu” nỗi đau nên họ cần có một trái tim thấu hiểu, nhạy cảm sâu sắc với tâm tư tình cảm của bệnh nhân. Khi tiếp xúc với bệnh nhân, điều dưỡng viên phải luôn giữ thái độ chan hòa, mềm mỏng, tránh cau có khó chịu ảnh hưởng đến cảm xúc của người bệnh. Không ít tình trạng, bệnh nhân nhập viên chữa trị bệnh mà lại được “ăn mắng” hoặc gặp phải thái độ lạnh nhạt từ các nhân viên y tế. Đây là hình ảnh không đẹp của ngành y Việt Nam. Ngoài những phẩm chất đạo đức, người điều dưỡng viên cũng phải rèn luyện cho mình phẩm chất trí tuệ. Ngành Cử nhân điều dưỡng không đơn giản là giúp bác sĩ chăm sóc bệnh nhân một cách thụ động mà nên có sự linh hoạt, nhanh nhạy, am hiểu bệnh lý và tâm lý, tránh làm việc một cách máy móc. Bên cạnh đó, để làm phong phú vốn kiến thức chuyên ngành của mình, các điều dưỡng viên cần không ngừng tìm tòi, nghiên cứu phương pháp mới, đồng thời phải tuân thủ và áp dụng đúng nguyên lý cơ bản về điều dưỡng. Không chỉ vậy, khi làm việc với bệnh nhân, Cử nhân điều dưỡng phải có tác phong nghiêm chỉnh, hành xử đúng mực, trang phục gọn gàng, đúng quy định của bệnh viện. Như vậy vừa tạo được cảm giác chuyên nghiệp nơi công sở, vừa lấy được sự tin tưởng, tôn trọng từ phía bệnh nhân. 3. Cơ hội nghề nghiệp Ngành điều dưỡng nước ta và thế giới luôn trong tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng. Chính vì vậy, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên theo học ngành Cử nhân điều dưỡng là rất cao. Trung bình cứ 1 bác sĩ cần 3.5 điều dưỡng viên theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới trong khi tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ là 1.9 điều dưỡng viên trên 1 bác sĩ. Từ nay đến năm 2020, nước ta cần bổ sung 90.000 điều dưỡng viên để có thể đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang không ngừng tăng lên của cộng đồng. Hiện nay, tình trạng quá tải tại các bệnh viên, cơ sở y tế vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Riêng các trường đại học đào tạo Cử nhân điều dưỡng, tỷ lệ chọi trong những năm gần đây lên tới 1: 20, thậm chí 1:30. Số lượng người muốn theo học ngành Cử nhân điều dưỡng lớn nhưng số người đạt đủ tiêu chuẩn để học tập lại rất ít. Đó cũng chính là lý do khiến cơ hội nghề nghiệp của ngành Cử nhân điều dưỡng tăng lên rất nhiều ở nước ta. 4. Mức lương của ngành Cử nhân điều dưỡng Nếu kể tên một ngành có mức thu nhập cao và ổn định thì không thể không nhắc tới ngành Cử nhân điều dưỡng. Lương cho sinh viên ngành điều dưỡng ra trường kinh nghiệm 1-3 năm rơi vào khoảng 6-10 triệu/tháng, đứng thứ 3 trong các ngành có mức lương cao nhất Việt Nam theo khảo sát của Jobstreet Việt Nam. Đó là chưa kể đến, trên thế giới nói chung và đặc biệt là các nước như Đức, Nhật Bản, Mỹ, nhu cầu về y điều dưỡng viên rất cao. Nếu có thể làm việc tại nước ngoài, điều dưỡng viên có thể nhận được 45.00 USD/năm tại Mỹ và 26

Du học ngành điều dưỡng tại Nhật

Hiện nay, du học tại các nước có nền giáo dục chất lượng cao là một sự lựa chọn được học sinh và các bậc phụ huynh tìm đến. Trong đó Nhật Bản là một điểm đến du học mơ ước của nhiều bạn trẻ với môi trường học tập hàng đầu trên thế giới. Vậy du học ngành điều dưỡng tại Nhật liệu có phải là quyết định đúng đắn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Xem thêm: Ngành điều dưỡng đại học Ngành y tá điều dưỡng Tuyển sinh điều dưỡng 2018 1. Tiềm năng nghề điều dưỡng ở Nhật Nhật Bản được biết đến là một trong những đất nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Chính vì vậy nhu cầu nhân lực trong ngành điều dưỡng tại đây cũng tăng theo nhằm đáp ứng chế độ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Nhật Bản. Theo thống kê đến năm 2025, cứ 5 người Nhật trên 75 tuổi thì sẽ có 4 người rơi vào tình trạng thiếu điều dưỡng viên. Ước tính trong vòng 10 năm tiếp theo, Nhật Bản cần đến 400.000 – 600.000 điều dưỡng viên, hộ lý. Công việc cụ thể của điều dưỡng viên tại các bệnh viện hay viện dưỡng lão bao gồm: chăm sóc sức khỏe người bệnh, theo dõi tình trạng người bệnh và báo cáo thường xuyên với bác sĩ, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo hướng dẫn,.. Bên cạnh các nghiệp vụ chuyên môn, điều dưỡng viên cũng là người lắng nghe, chia sẻ và trò chuyện cùng người bệnh, giúp họ có được tinh thần thoải mái trong quá trình điều trị. Mức lương của điều dưỡng viên tại Nhật khá cao, rơi vào khoảng 130.000 yên đến 150.000 yên/ tháng. Đây là mức lương tối thiểu mà điều dưỡng viên có thể nhận được và nó sẽ dao động tùy theo vị trí công việc cụ thể của mỗi người. Bên cạnh đó, người điều dưỡng có thể nhận được thêm các khoản phụ cấp thêm giờ hoặc chăm sóc tại nhà, đưa đến mức thu nhập khá tốt cho điều dưỡng viên tại Nhật. 2. Cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật Cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật khá quy củ khi có thời gian làm việc cụ thể, rõ ràng. Điều này giúp bạn nhanh chóng ổn định và làm quen tốt hơn với cuộc sống tại đây. Tuy nhiên bạn sẽ gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống tại Nhật như thời tiết mùa đông lạnh giá hay đồ ăn không phù hợp. Hơn nữa, một thời gian biểu quá chặt chẽ cũng khiến nhiều người cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi. Khi làm việc ở bệnh viện, trung tâm y tế hay viện dưỡng lão tại Nhật, bạn sẽ phải tuân thủ các quy định khá khắt khe, đặc biệt đối với những người lao động nước ngoài. Bạn không được đi muộn, làm việc riêng hay nói chuyện trong giờ làm. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn với những người chưa quen thuộc với cách làm việc tại Nhật Bản. Vượt qua được những khó khăn trên, Nhật Bản là một điểm đến lý tưởng bởi môi trường chuyên nghiệp với thu nhập cao cũng mức đãi ngộ khá tốt. Đặc biệt, cơ hội thăng tiến tại Nhật Bản cũng rất lớn nếu điều dưỡng viên có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống Nhật Bản rất cao với hệ thống y tế tuyệt vời, nền giáo dục hàng đầu cùng cơ sở hạ tầng hiện đại. Con người ở đây cũng thân thiện, nhiệt tình, giúp bạn quên đi cảm giác xa nhà và nhanh chóng hòa hợp hơn. 3. Các trường điều dưỡng tại Nhật Nếu có ý định du học ngành điều dưỡng tại Nhật Bản, bạn có thể tham khảo một số trường đại học, cao đẳng uy tín có đào tạo chuyên ngành này như sau: 3.1. Đại học Osaka Học phí: 535 800 yên/năm Đại học Osaka là một trong những trường đại học danh tiếng nhất xứ sở hoa anh đào khi đây là ngôi trường được xếp hạng thứ 75 trong danh sách trường đại học có chất lượng đào tạo tốt nhất thế giới. Cũng chính vì vậy, trường có yêu cầu tuyển sinh khá cao với số lượng đăng ký đông. Nếu muốn học tập tại đây, bạn cần thực sự có năng lực học tập tốt. Website: http://www.osaka-u.ac.jp/ja 3.2. Đại học Okayama Học phí: 680 000 yên vào năm thứ nhất, 630 000 yên vào năm thứ hai. Đây là một ngôi trường có truyền thống lâu đời với khoảng 14000 sinh viên đại học và sau đại học. Trường đào tạo nhiều chuyên ngành, trong có có khoa y tế có bề dày lịch sử với hơn 150 năm thành lập. Khi theo học ngành điều dưỡng tại đây, bạn sẽ có cơ hội làm việc thực tế với các phòng thí nghiệm và bệnh viện trực thuộc trường. Website: http://www.okayama-u.ac.jp/index.html 3.3. Đại học Asahikawa Học phí: 400 000 yên/năm Trường đại học Y Asahikawa là trường đại học quốc gia Nhật Bản chuyên về đào tạo Y dược. Hệ thống cơ sở vật chất cao cấp và phương pháp dạy hiện đại sẽ giúp các bạn sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Nhờ đó, sau khi ra trường, bạn sẽ có thể làm việc ngay tại các bệnh viện hay trung tâm y tế dễ dàng. Website: https://www.asahikawa-u.ac.jp/ 3.4 Cao đẳng y tế Heisei Đây là trường đào tạo chuyên môn y tế, chăm sóc sức khỏe nằm tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Bên cạnh cung cấp các kiến thức chuyên môn, trường còn giúp sinh viên trang bị những kỹ năng cần

Ngành điều dưỡng học ở đâu?

Bên cạnh các ngành học hot, ngành điều dưỡng đang thể hiện sức hút của mình trong những năm gần đây với số lượng học sinh đăng ký xét tuyển vào ngành này ngày càng tăng cao. Một vấn đề được nhiều học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm đó là lựa chọn trường đại học đào tạo ngành điều dưỡng uy tín và chất lượng nhằm tạo tiền đề cho công việc trong tương lai. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ngành điều dưỡng học ở đâu để có được những quyết định chính xác nhất. Xem thêm: Du học ngành điều dưỡng Thông tin ngành y tá điều dưỡng 1. Ngành điều dưỡng ra trường làm gì? Điều dưỡng là một ngành thuộc hệ thống y tế với vai trò chính đó là theo dõi tình trạng bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh hiệu quả hơn. Điều dưỡng viên không chỉ cần thực hiện các nghiệp vụ y tế mà còn phải thường xuyên thăm hỏi, động viên người bệnh trong suốt thời gian điều trị. Sinh viên ngành điều dưỡng sau khi ra trường sẽ được trang bị đủ các kiến thức, kỹ năng để có thể làm việc tại các bệnh viện hay cơ sở y tế. Công việc cụ thể của điều dưỡng viên tại đây đó là kiểm tra, theo dõi tình hình bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng chỉ định; thông báo thường xuyên với bác sĩ tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp; phối hợp với bác sĩ chăm sóc người bệnh; hướng dẫn bệnh nhân và người nhà xử lý các tình huống khẩn cấp cũng như phòng ngừa tái bệnh. Điều dưỡng viên có thể lập kế hoạch và xây dựng quy trình điều dưỡng, đặc biệt đối với những người có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, họ cũng có khả năng tham gia vào hoạt động quản lý và đào tạo cán bộ điều dưỡng mới. Một vị trí khác mà các điều dưỡng viên có thể lựa chọn đó là làm việc tại các vị trí công tác y tế cộng đồng như phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình hay tư vấn, giáo dục sức khỏe cộng đồng. 2. Nên quan tâm tiêu chí nào khi chọn trường dạy ngành điều dưỡng? Để có đủ hành trang cho con đường tương lai phía trước, các bạn học sinh có mong muốn theo đuổi ngành điều dưỡng cần lựa chọn một môi trường học tập uy tín và chất lượng. Những tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quyết định trường dạy điều dưỡng phù hợp. 2.1. Chương trình đào tạo: Một trường đại học có ngành điều dưỡng tốt sẽ thể hiện ở chương trình đào tạo tại đây. Các bài học được sắp xếp hợp lý, các kiến thức được đưa vào một cách bài bản sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu và nâng cao trình độ hơn. Đặc biệt, các trường đào tạo theo giáo trình chuẩn quốc tế sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho người học. 2.2. Cơ hội thực hành Đây là một tiêu chí vô cùng quan trọng bởi thực hành là phần không thể thiếu trong ngành điều dưỡng. Bạn nên lựa chọn một ngôi trường đưa đến cơ hội trau dồi kỹ năng nghề nghiệp thực tế ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Điều này sẽ giúp sinh viên có môi trường để làm quen với công việc cũng như định hướng tốt cho tương lai. 2.3. Hệ thống cơ sở vật chất Một yêu cầu nữa khi lựa chọn nơi đào tạo điều dưỡng chính là tình trạng cơ sở vật chất. Ngôi trường bạn hướng đến cần có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, hỗ trợ tối đa cho quá trình học tập của sinh viên. 3. Ngành điều dưỡng học ở đâu? Lời khuyên dành cho các bạn học sinh đó là nên lựa chọn những trường đại học Y Dược có uy tín và được nhiều người tin tưởng. Những ngôi trường này đều có sẵn những lợi thế riêng, đưa đến nhiều ưu điểm cho người học. Trong đó, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là một địa chỉ rất đáng tin cậy với chất lượng đào tạo tuyệt vời. Đây là ngôi trường y đầu tiên được thành lập bởi Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản với sứ mệnh đào tạo những y bác sĩ giỏi cho cả hai nước. Chương trình giảng dạy của trường được lấy hoàn toàn từ Nhật, giúp việc dạy học trở nên chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sở hữu trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cùng môi trường vật chất đầy đủ từ phòng học tới phòng vi tính, phòng thực hành. Điều này đưa đến môi trường học tập cực kỳ thuận lợi cho sinh viên, hứa hẹn đào tạo ra nguồn nhân lực ngành y chất lượng cao. Đặc biệt, sinh viên tại đây còn được học cả chuyên ngành, ngoại ngữ tiếng Nhật và tiếng Anh, góp phần tăng cao khả năng cạnh tranh việc làm trong tương lai cho các bạn. Lựa chọn địa chỉ đào tạo là một bước cực kỳ quan trọng, quyết định tới hướng đi trong tương lai của các bạn học sinh. Hy vọng những chia sẻ về thắc mắc ngành điều dưỡng học ở đâu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó đưa ra sự lựa chọn thích hợp nhất.