Nhật ký giảng viên

Tập thể hình trong Ecopark エコパークでのトレーニング

Tôi tên là Endo. Khi tôi 30 tuổi, tôi đã sống ở Mỹ. Tôi là trợ lý giáo sư tại Đại học Chicago. Nhiều người ở MỸ rất thích tập thể hình. Tôi bắt đầu tập thể hình vì tôi đã được truyền cảm hứng từ họ. Ngày nay thì việc tập thể hình đã trở thành sở thích của tôi. Nếu bạn tới THUV, tôi sẽ giảng bài cho bạn bằng tiếng Anh, bằng tiếng Nhật và tiếng Việt. Ngoài ra, tôi có thể dạy bạn cách rèn luyện cơ thể. 私の名前は遠藤です。 私は30歳の時にアメリカに住んでいました。 私はシカゴ大学の講師をしていました。 多くのアメリカ人は運動をすることが好きです。 私は彼らに影響されて、運動を始めました。 今ではトレーニングが趣味となりました。 もしあなたがTHUVに入学すると、私はあなたに英語、日本語、ベトナム語で講義を行います。 トレーニングのやり方も教えて差し上げます。 TS. Takayuki Endo ************************************************************************ 作者紹介 Giới thiệu tác giả Thầy Endo hiện đang giảng dạy các môn chuyên ngành khoa học y tế như: giải phẫu, sinh lý học, bệnh lý học và điều trị. Tại Nhật, thầy là một bác sĩ nha khoa. Ngoài ra, thầy còn là một nhà nghiên cứu khoa học. Chuyên ngành của thầy là khoa học thần kinh, đặc biệt là chức năng sinh lý của thân não. Sau một thời gian sang Việt Nam công tác thầy đã trang bị cho mình một lượng tiếng Việt tốt để có thể giao tiếp và phục vụ công tác giảng dạy tại THUV (Phần tiếng Việt trong bài viết là do chính bản thân thầy tự viết) 遠藤先生はTHUVにて医学を教えています。解剖学、生理学、病理学などです。 日本で歯科医師をしながら、研究者も実施しています。 先生の専門は心身健康科学です。特に脳幹の生理機能の研究です。ベトナム出張のきっかけにベトナム語を習い、現在ベトナム語で日常会話・授業等も行っています(記事は筆者が書いたそのものです)   ************************************************************************ THÔNG TIN TUYỂN SINH 2019年学生募集情報 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thong-bao-tuyen-sinh-he-dai-hoc-chinh-quy/

変わりゆくベトナムの理学療法 SỰ THAY ĐỔI CỦA NGÀNH VẬT LÍ TRỊ LIỆU VIỆT NAM

Xin chào các bạn! Hơi đột ngột một chút nhưng các bạn có biết công việc của Kỹ thuật viên vật lí trị liệu là công việc như thế nào không? Tôi nghĩ hầu hết các bạn đều sẽ có câu trả lời là “KHÔNG”. Chúng tôi đã từng tiến hành các buổi giáo dục chăm sóc sức khỏe tại rất nhiều trường THPT trên địa bàn TP. Hà Nội, tỉnh Hưng Yên… Số học sinh trả lời “Có biết” vô cùng nhỏ, tỉ lệ chỉ khoảng 1-2 học sinh trong tổng số 1000 học sinh ở mỗi trường. Kỹ thuật viên vật lí trị liệu là những chuyên gia tiến hành công việc hỗ trợ những người bệnh hoặc người bị thương để họ có thể thực hiện được những vận động cơ bản thông thường như đứng lên và đi bộ… Ở đất nước có số người cao tuổi vô cùng lớn như Nhật Bản thì ngành nghề này rất được ưa chuộng. Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 3000 kỹ thuật viên vật lí trị liệu, nhưng con số này còn quá ít ỏi so với dân số Việt Nam hiện tại. Những năm gần đây, môi trường làm việc của Kỹ thuật viên vật lí trị liệu đang dần thay đổi. Thay đổi đầu tiên là sự thành lập của Hội vật lí trị liệu Việt Nam. Nhờ đó mà việc nâng cao sụ hiểu biết về KTV Vật lý trị liệu và cải thiện giáo dục đại học – đào tạo sau tốt nghiệp được kì vọng. Thay đổi thứ 2 là sự ra đời của hệ đào tạo Cao học, giúp sinh viên ngành vật lí trị liệu sau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Các bạn có biết tại sao lại có những thay đổi như vậy không? Một trong những lí do, đó là số người cao tuổi ở Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng. Người cao tuổi thường dễ bị mắc bệnh và dễ bị chấn thương, nếu như vậy số người đột nhiên gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày cũng tăng lên. Kỹ thuật viên vật lí trị liệu chính là người giúp đỡ, hỗ trợ những người như vậy. Vì thế tôi nghĩ rằng tầm quan trọng của Kỹ thuật viên vật lí trị liệu sẽ ngày càng được nâng cao hơn nữa. Đến với Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, các bạn có thể theo học chuyên ngành Vật lí trị liệu theo chương trình đào tạo giống như tại Nhật Bản. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về công việc của một Kỹ thuật viên vật lí trị liệu xin mời hãy tham dự ngày hội OPEN DAY diễn ra vào chủ nhật, ngày 8/11 nhé! Chúng tôi mong muốn được đón chào, học tập cùng thật nhiều bạn thí sinh quan tâm tới ngành vật lí trị liệu và yêu mến Trường đại học Y khoa Tokyo (THUV)! 突然ですが、理学療法士という仕事を知っていますか? 「知らない」と答えた人がほとんどだと思います。 私たちはハノイ、フンイェン省の様々な高校で健康教育をしているのですが、理学療法士を「知っている」と答える学生は、どの高校でも1000人中1~2人と非常に少ないです。 理学療法士は病気やケガをした人が立ち上がる、歩くなどの基本的な動きができるようにサポートする専門家です。 高齢者が非常に多い日本では、とても人気の高い仕事です。 ベトナムには現在3000人ほどの理学療法士がいますが、人口を考えるとまだまだ少ないです。 近年、ベトナムの理学療法士を取り巻く環境は大きく変わりつつあります。 一つ目の変化として、理学療法士の協会ができました。 これにより理学療法士の知名度アップ、大学教育・卒業教育の改善が期待されます。 二つ目の変化としてリハビリテーションを学べる大学院が誕生しました。 これにより卒業後もリハビリテーションの研究を続けることができます。 なぜこのような変化が起こっていると思いますか? 理由の一つは、ベトナムで高齢者の数が急激に増えているからです。 年を取ると人は病気やケガをしやすくなります。 そうなると当然、障害を持ちながら生活していく人も増えていきます。 そんな人たちを支えたり、助けたりできるのが私たち理学療法士なのです。 そのため、これから理学療法士の重要性はますます高まると私たちは考えています。 THUV私たちの大学では日本と同じ教育レベルで理学療法を学ぶことができます。 理学療法士の仕事をもっと知りたいという人はぜひ8月11日(日)のOPEN DAYに来てください。 たくさんの人が理学療法士という仕事、そしてTHUVに興味を持ち、一緒に勉強できることを楽しみにしています。 山本啓太 Yamamoto Keita ************************************************************************ 作者紹介 Giới thiệu tác giả Thầy Yamamoto Keita là một Kỹ thuật viên vật lí trị liệu. Thầy có kinh nghiệm làm việc 2 năm tại bệnh viện của Nhật Bản và 3 năm kinh nghiệm làm việc trong các Cơ sở y tế chăm sóc người già. Từ năm 2015, trong 3 năm liên tiếp thầy đều tham gia vào Hoạt động y tế tình nguyện tại tỉnh Tây Ninh – Việt Nam (mỗi đợt 1 tuần) 理学療法士 日本の病院で2年間、高齢者リハビリ施設で3年間勤務 Tay Ninh省で2015年から3年間(各1週間)医療ボランティアの経験があります   ************************************************************************ THÔNG TIN TUYỂN SINH 2019 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thong-bao-tuyen-sinh-he-dai-hoc-chinh-quy/

HỌC TẬP NGOẠI NGỮ TẠI THUV

     Ngày nay, ngoại ngữ đã trở nên vô cùng phổ biến, dù bạn học bất kì Ngoại ngữ nào đi chăng nữa thì đó cũng sẽ là chìa khóa giúp bạn mở rộng cánh cửa đến với những thế giới mới. Đối với các bạn sinh viên Ngoại ngữ là một công cụ đắc lực giúp sinh viên có những cơ hội nghề nghiệp tốt cũng như một tươi lai tươi sáng.      Tuy nhiên,việc học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khiến bạn gặp vô vàn những khó khăn như: không nhớ được từ vựng, học mãi cũng không thấy tiến bộ, học mãi không giao tiếp được. Hoặc với những bạn đã giao tiếp được nhưng vốn từ vựng còn thiếu đặc biệt là thuật ngữ chuyên ngành sẽ khiến bạn gặp những khó khăn trong công việc của mình.      Tất cả những khó khăn đó sẽ được giải quyết khi bạn đến với trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) một cơ sở đào tạo cán bộ y tế 100% vốn Nhật Bản. Tại THUV ngoài nội dung giảng dạy tiếng Nhật – tiếng Anh cơ sở bắt buộc, sinh viên sẽ được gò mình vào trong một môi trường giáo dục y tế với phần lớn giảng viên là người nước ngoài. Và mục tiêu của các bạn sinh viên khi tốt nghiệp cũng được thầy cô theo sát và hỗ trợ ngay từ khi mới nhập học. Ngoài học phần tiếng Nhật cơ bản sinh viên được tham gia các học phần tiếng Nhật chuyên ngành, những buổi giao lưu ngoại khóa với thầy cô cũng như các bạn sinh viên tới từ Nhật Bản. Tại THUV chúng tôi chú trọng tới hoạt động làm việc theo nhóm, và đào tạo cho sinh viên có thể thuyết trình bằng tiếng Nhật, điều này giúp các bạn sinh viên củng cố thêm nền ngữ pháp, vốn từ vựng, cách phát âm và đặc biệt là kỹ năng khi đứng trước đám đông. Bên cạnh đó, với đội ngũ giảng viên quốc tế cũng như giảng viên người Việt Nam  có kinh nghiệm sống và làm việc nhiều năm tại Nhật Bản sẽ tạo một môi trường giúp sinh viên có thể sử dụng ngoại ngữ một cách tự nhiên và thuần thục nhất.      Hãy đến với THUV, để trải nghiệm, để học tập và hơn nữa là để tạo cho mình một tương lai tốt đẹp hơn các bạn nhé! Nguyễn Thị Phượng ******************************************************************************* Giới thiệu tác giả Giảng viên làm việc tại khoa điều dưỡng. Có kinh nghiệm làm việc 3 năm tại bệnh viện Nishitama- Tokyo- Nhật Bản. ******************************************************************************* THÔNG TIN TUYỂN SINH 2019 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thong-bao-tuyen-sinh-he-dai-hoc-chinh-quy/

7月7日は何の日? BẠN CÓ BIẾT CÂU CHUYỆN CỦA NGÀY 7 THÁNG 7 KHÔNG?

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn văn hóa của đất nước Nhật Bản nhé! Ở Nhật, ngày 7 tháng 7 được gọi là Lễ hội Tanabata. Tương truyền, đây là ngày duy nhất trong năm Ngưu Lang và Chức Nữ vốn bị chia cách ở hai đầu dải Ngân Hà có thể được hội ngộ. Lãng mạn quá các bạn nhỉ! Nếu ngày hôm đó thời tiết đẹp,  bạn hãy ngắm bầu trời đêm đó nhé! Bạn có thể sẽ nhìn thấy dải Ngân Hà đấy. Vào ngày lễ Tanabata, mọi người sẽ viết lên giấy những nguyện ước của mình rồi treo lên cành tre để lời cầu nguyện có thể thấu đến các vì sao trên trời. Trên cành tre, ngoài những tờ giấy điều ước, người ta còn để nhiều hình trang trí giúp cành tre thêm nổi bật và đẹp mắt. Ngày 7/7/2019, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam của chúng tôi cũng sẽ tổ chức Lễ hội Tanabata. Bạn đang mong ước điều gì? Còn gì tuyệt hơn khi điều ước thành hiện thực, bạn nhỉ! Ngày 7/7/2019 cũng chính là ngày hội OPEN DAY của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Các bạn đến tham dự cùng chúng tôi nhé! Chúng tôi luôn chào đón tất cả các bạn!   こんにちは! 今日は日本の文化を紹介します.   7月7日は「七夕」です. 天の川で隔てられた織姫と彦星が年に一度だけ,デートをするといわれています. ロマンティックですね 天気がよければ,夜空を眺めてみましょう! 天の川が見えるかもしれません.   七夕には,短冊に願いごとを書いて笹の葉につるして,星にお祈りをします. 笹は,短冊の他にも色々な飾りがつけられて,とてもきれいです.   東京健康科学大学ベトナムでも七夕を行います. 皆さんの願いは何でしょう? 叶うといいですね!   7月7日はOpen Dayを開催します. お待ちしています!     鈴木敦子 TS. SUZUKI ATSUKO ******************************************************************************* 作者紹介 Giới thiệu tác giả Cô Suzuki Atsuko bắt đầu công tác tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam từ tháng 4 năm 2018. Chuyên môn của cô là ngành Sinh lý học. Ngoài công việc viết sách, cô còn là giảng viên môn Sinh lý học giàu kinh nghiệm và được Hội sinh lý học Nhật Bản công nhận là Nhà giáo giảng dạy Sinh lý học ưu tú. 2018年の4月から東京健康科学大学ベトナムに勤めています. 専門は生理学で,教科書を執筆している他,日本生理学会から生理学エデュケーターに認定されています. ******************************************************************************* THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2019 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thong-bao-tuyen-sinh-he-dai-hoc-chinh-quy/

MỘT GÓC NHẬT BẢN

     Xin chào các bạn !      Tôi là Trương Thị Thùy Linh, hiện đang công tác tại Phòng Hành chính nhân sự – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.      Trước khi tôi đặt chân tới Nhật, Nhật Bản chỉ gói gọn trong phạm vi của một thế giới với những chiếc máy vi tính hiện đại mà tôi ước ao có được. Nhờ có người thân đi du học mà tôi đã có cơ hội được gửi mua một chiếc máy tính xách tay Fujitsu, trị giá khoảng 12 triệu. Máy tính Nhật quả là tốt, vì sau đó 3 năm tôi lại vác nó từ Việt Nam quay trở lại Nhật nó vẫn chạy tốt và sau 3 năm miệt mài đèn sách tại đất nước mặt trời mọc Nhật Bản tôi lại có cơ hội sử dụng nó vào một có ý nghĩa của cuộc đời đó là viết luận văn tốt nghiệp.      Khi còn học tiếng Nhật tại Việt Nam, để chuẩn bị cho việc đi du học, tôi đã cố gắng để có thể nói chuyện nhiều nhất với các thầy cô người Nhật. Các bạn sinh viên ơi, các bạn đã thử mời thầy cô về nhà mình chơi và trải nghiệm một bữa ăn gia đình tại Việt Nam chưa? Còn tôi, tôi đã mời các thầy cô của tôi về nhà cùng trải nghiệm và thưởng thức hương vị quê hương Việt Nam rồi đó. Các thầy cô đều rất thích món ăn Việt, còn tôi thì tha hồ mà bô lô ba la tiếng Nhật. Những kỉ niệm đó thật thú vị và tôi nghĩ nó cũng là một phương pháp tốt để giúp mình tự tin hơn khi giao tiếp với người nước ngoài.      Tôi thích người trung tuổi hay người già ở Nhật vì họ luôn thân thiết và rất tốt bụng. Khi bạn tặng họ một cái gì đó, ví dụ như một món quà sinh nhật hay là làm món ăn cho họ, nhất định bạn sẽ được nhận lại món quà lớn hơn những gì bạn tặng. Và nhiều người Nhật có một văn hóa rất hay là lưu lại kỉ niệm bằng những tấm ảnh. Khi tôi tới nhà người Nhật chơi, họ chụp ảnh mọi người, và sau đó họ sẽ in và gửi cho tôi những tấm ảnh trong đó có mặt tôi. Cũng bởi vì ảnh hưởng văn hóa như vậy, hay cũng vì ở Nhật có quá nhiều cảnh đẹp mà tôi chụp rất nhiều ảnh ở Nhật. Có lẽ tất cả những ai đã từng tới Nhật đều khá giống nhau ở điểm này.      Điều tôi thích nữa, là sự giản dị và tôn trọng tự do cá nhân của mỗi người. Các bạn có thấy là các thầy cô người Nhật ăn mặc rất giản dị không? Thậm chí là xuyềnh xoàng. Điều đó khiến cho tôi cảm thấy mình không bị lạc lõng và có thể nói chuyện một cách tự nhiên với bất cứ ai.      Ở Nhật, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng lợi ích mà đức tính CẦN CÙ mang lại. Dù bạn không phải là thông minh xuất sắc trong thành tích học tập ở trường, bạn vẫn có cơ hội để nhận được một trong số rất nhiều loại học bổng. Quan trọng là bạn phải nỗ lực tự tìm hiểu và thể hiện sự cố gắng của bản thân mình. Ở Việt Nam, hãy chuẩn bị hành trang tiếng Nhật thật tốt, tham gia nhiều hoạt động tập thể ngoài thời gian học trên lớp. Sang Nhật, dù học tập hay công việc bận rộn tới đâu, bạn cũng hãy cố gắng tham gia các hoạt động của trường, của địa phương nơi bạn sinh sống, các hoạt động tình nguyện. Nhất định những thành tích này sẽ đem lại cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời ở Nhật và đó cũng là những tài liệu tham khảo quan trọng giúp bạn có thể xin được nhưng học bổng phù hợp với bản thân mình.      Học tập tại Trường Đại học Y khoa Tokyo là một bước đệm để các bạn sinh viên có thể tiến gần hơn với môi trường làm việc tại Nhật Bản. Chúng tôi có đội ngũ Giảng viên giàu kinh nghiệm người Nhật – người Việt luôn nhiệt tình trong công việc giảng dạy cũng như hoạt động ngoại khóa. Các bạn sinh viên đang học tập tại Trường hãy tự hào là sinh viên THUV nhé! Và hãy chung sức để Trường đại học của chúng ta ngày càng lớn mạnh! Còn các bạn thí sinh, các bạn đang phân vân trong việc lựa chọn cho mình con đường hướng tới tương lai ?! Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, tư vấn cho một sự lựa chọn, cho một tương lai tươi sáng. Trương Thị Thùy Linh *********************************************************************************************************************** Giới thiệu tác giả Cô Trương Thị Thùy Linh hiện đang làm việc tại phòng Hành chính nhân sự – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Cô đã có kinh nghiệm 4 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản. Trong thời gian sắp tới đây cô Linh sẽ hỗ trợ các bạn sinh viên nâng cao năng lực tiếng Nhật. Mục tiêu là các bạn sinh viên sẽ trở nên yêu thích bộ môn tiếng Nhật thông qua những giờ học vui vẻ, thoải mái. *********************************************************************************************************************** THÔNG TIN TUYỂN SINH 2019   https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thong-bao-tuyen-sinh-he-dai-hoc-chinh-quy/

統一試験お疲れ様でした CHÚC MỪNG CÁC BẠN HỌC SINH ĐÃ HOÀN THÀNH KÌ THI THPT QUỐC GIA!

      Xin chào các bạn! Tôi tên là Kuriyama, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Đối với các bạn học sinh THPT, kì thi THPT quốc gia diễn ra vào 3 ngày vừa qua quả thực là một kì thi cực kì quan trọng. Có lẽ không hề nói quá khi cho rằng 3 ngày này quyết định và ảnh hưởng đến cả cuộc đời của các bạn. Các bạn thực sự đã cố gắng hết sức mình trong những ngày qua. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam của chúng tôi mới được thành lập chưa lâu, còn chưa được nhiều người biết đến. Chính bởi vậy mà tất cả các Giảng viên và cán bộ trong trường nhân cơ hội này đã tới các địa điểm thi để quảng bá thông tin về Trường tới thật nhiều phụ huynh học sinh. Chúng tôi gửi tới các vị phụ huynh học sinh những hình ảnh, thông tin về Trường với mong muốn mọi người có thể hiểu biết thêm về chế độ đào tạo của Trường và có thêm một sự lựa chọn cho dự định tương lai của mình. Một lần nữa, xin chúc mừng các bạn thí sinh đã vượt qua vũ môn! (^^)V! こんにちは、副学長の栗山です。 月曜日から本日までMOETによる統一試験が行われており、高校生の皆さんにとっては、とても重要な日であることと思います。人生を左右する3日間であるといっても過言ではないでしょう。受験生の皆さんはベストを尽くし頑張っていました。 ベトナムにおいて本大学の開設はまだ日が浅く知名度も低いため、教職員たちは多くの受験生とそのご両親の皆さんへ知っていただきたく、会場前でパンフの配布を行いました。 受験生の皆さんは、パンフどころではないようでしたが、ご両親の皆様には多少なりとも興味を持っていただき、ぜひ本校への後入学をご検討いただければ幸いです。 受験生の皆さんお疲れ様でした(^^)V!     東京健康科学大学ベトナム副学長 博士 栗山明彦 Tiến sĩ Kuriyama Akihiko Phó hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ********************************************************************************************************************* Giới thiệu tác giả 作者紹介文       Thầy Kuriyama Akihiko hiện đảm nhiệm chức vụ Hiệu phó kiêm Trưởng khoa Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Chuyên ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả ở Việt Nam còn chưa được nhiều người biết tới, nhưng trong phục hồi chức năng, đây là kiến thức y học rất quan trọng. Thầy mong muốn sẽ được đón thật nhiều các bạn sinh viên trong năm học tới. 副学長、義肢装具学科学科長を兼任してます栗山明彦と申します 専門は義肢装具学で、ベトナムではあまり聞き慣れないかと思いますが、リハビリテーションにおいては重要な医療系の学問です。 本校への多くの入学生をお待ちしております https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thong-bao-tuyen-sinh-he-dai-hoc-chinh-quy/

HỌC VĂN HÓA QUA ẨM THỰC BÁNH KẸO NHẬT BẢN TẠI THUV

Xin chào các bạn! Tôi là Thanh Thủy, hiện đang công tác tại trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV). 2019 đánh dấu mốc năm thứ 3 tôi gắn bó và làm việc tại THUV với rất nhiều học hỏi, trong đó bao gồm cả ấn tượng về văn hóa Nhật Bản nỏi chung và “văn hóa bánh kẹo Nhật Bản” nói riêng. Nói về đồ ăn Nhật, tôi luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào chất lượng cũng như hương vị mà nó đem lại. Sau mỗi chuyến công tác Nhật Bản, những cán bộ giảng viên THUV đều mang về những phần quà nhỏ xinh mà trong đó chủ yếu là đặc sản bánh kẹo Nhật. Đó có thể là hộp bánh Mochi đa sắc màu, những chiếc bánh chuối Tokyo với mùi thơm quyện giữa chuối và sữa, hay bánh Baumkuchen mềm thơm… và rất rất nhiều loại bánh kẹo khác nữa. Ngoài ra, bánh que Poky hay kẹo Kitkat vị trà xanh cũng là loại bánh tôi rất thích. Tôi được biết người Nhật rất ưa chuộng trà xanh và các sản phẩm từ trà xanh vì lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Đó chính là lý do tại sao trà xanh thường được cho vào các loại bánh đặc trưng. Từ người mù tịt ẩm thực Nhật, tôi có thể tự tin vì “kho tàng bánh kẹo” mà mình đã được thưởng thức giúp tôi không chỉ được “có lộc ăn” mà còn hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản. Đây quả thật là những dư vị không thể quên. Một chia sẻ nhỏ với các bạn có cơ hội đến Nhật thì hãy mua thật nhiều bánh kẹo về làm quà vì sẽ luôn là không đủ để thỏa mãn cơn nghiền và thực sự bạn sẽ nhớ hương vị của chúng và muốn ăn thêm đấy! . Các bạn hãy đến học tập, làm việc và trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản trong lòng THUV nhé! Lê Thanh Thủy *********************************************************************************************************************** Giới thiệu tác giả Cô Lê Thị Thanh Thủy đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành khoa học sức khỏe thể chất và tinh thần tại Nhật Bản. Cô có kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện trung ương của Việt Nam. Hiện nay cô đang công tác tại Phòng Hành chính nhân sự, ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam. ********************************************************************************************************************* Thông tin tuyển sinh 2019 Ấn vào đây để xem  

KHUNG CẢNH GIỜ THỰC HÀNH HÓA PHÂN TÍCH 化学検査学実習の授業風景

     Trong tiết học của ngành Xét nghiệm Y học chúng tôi sử dụng rất nhiều trang thiết bị – máy móc khác nhau.      Buổi thực hành hôm nay, các bạn sinh viên học phương pháp đo nồng độ protein bằng sắc kế (máy so màu).      Các bạn sinh viên năm hai nghiêm túc thao tác với các ống hút (Pipet).     Để tiến hành đo trước tiên các bạn sẽ thực hiện thao tác trộn cho màu trong các mẫu trở nên đồng nhất.      Sau đó sinh viên sẽ đo bước sóng của màu, từ độ dài bước sóng của màu mà các em có thể tính được nồng độ protein.      Khi mới nghe có lẽ bạn sẽ cảm thấy thao tác thật là khó nhưng các bạn hãy yên tâm, học tập Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam các bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn tỉ mỉ từng bước, từng bước để các bạn có thể thực hiện được tất cả các thao tác như thế này! 臨床検査学科では、さまざまな器具を使用します。 本日は、比色計を使い蛋白濃度の測定方法について勉強しています。 2年生の生徒達はピペット操作を真剣に行っています。 まず、色の濃度が均一になるように、混ぜてから測定します。 次は色の波長を測定し、波長から濃度を計算します。 難しく感じるかもしれませんが、東京健康科学大学ベトナムの教員はひとつひとつ丁寧に教えていきますので、ご安心ください。     中井 裕子 なかいゆうこ Nakai Yuko *********************************************************************************************************************** 作者紹介 Giới thiệu tác giả MT学科担当の中井裕子です。 癌細胞を見つける、スクリーナーの資格を持っています。 一緒にミクロの世界と検査を勉強しましょう。 Cô Nakai Yuko hiện đang phụ trách giảng dạy tại Khoa Xét nghiệm y học. Cô có chứng chỉ chuyên ngành về xét nghiệm tầm soát tế bào ung thư. “Hãy cùng học xét nghiệm và khám phá thế giới siêu vi” là thông điệp cô muốn gửi tới các bạn thí sinh của chúng ta. ********************************************************************************************************************* Thông tin tuyển sinh 2019 Ấn vào đây để xem     THUV

THUV – KHÔNG PHẢI LÀ MỘT LỰA CHỌN, ĐÓ LÀ ĐỊNH MỆNH THUV

Chào các bạn Tôi là Ngọc Bích, hiện đang công tác tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV). Có lẽ khi lướt qua tiêu đề bạn sẽ thắc mắc tại sao với tôi THUV lại là định mệnh chứ  không phải một lựa chọn thông thường trong các ngã rẽ cuộc đời. Tôi biết đến THUV trong một chiều đông Nhật Bản, khi đang ngập ngừng giữa việc đi hay ở, nhớ – quên, nắm – buông. Rồi tất cả như được số mệnh sắp đặt, tôi quyết định đến với THUV chỉ sau một ngày gặp gỡ trao đổi với cô Hiệu trưởng, TS. Kusumi Mari. Và cũng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn làm việc với các dồng nghiệp thân thiện, tiếp xúc với các bạn sinh viên dễ thương mỗi ngày, tôi yêu THUV lúc nào không hay.         Ngoài những điều hiển nhiên như đây là ngôi trường 100% vốn Nhật Bản, trang thiết bị hiện đại, thầy cô giáo tận tình, có lẽ điều đặc biệt nhất là chúng tôi luôn dành tình cảm cho nhau như đối với các thành viên trong gia đình. Không khuôn mẫu, giáo điều, không nghiêm khắc gay gắt, mỗi THUVer không phân biệt là cán bộ giảng viên hay các bạn sinh viên, chúng tôi luôn hỗ trợ nhau hết mình, sẵn sàng hướng dẫn, chỉ bảo, cũng như cùng nhau chỉnh sửa những lỗi sai để cùng nhau trưởng thành hơn mỗi ngày.          THUV còn rất nhiều rất nhiều những câu chuyện nữa, mà tôi tin rằng nếu bạn đến đây, trải nghiệm cùng chúng tôi, bạn cũng sẽ hiểu “yêu từ cái nhìn đầu tiên” là điều rất thật. Đậu Phan Ngọc Bích ********************************************************************************************************************* Giới thiệu tác giả Cô Đậu Phan Ngọc Bích hiện đang làm việc tại phòng Truyền thông – Hành chính Nhân sự tại trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam. Cô đã tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Truyền thông – Tâm lý Xã hội tại Nhật Bản, từng sống và làm việc 7 năm tại Nhật Bản.

NGƯỜI BẠN LỚN CỦA CHÚNG TỚ

Nhắc đến tiến sỹ, chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh cặp kính trễ, mái tóc hoa râm. Tôi đã từng như vậy, cho đến khi tôi gặp cô, tiến sỹ Suzuki Atsuko. Ấn tượng đầu tiên cô là một người nhỏ nhắn, xinh đẹp và nụ cười luôn thường trực trên môi. Cô Suzuki không chỉ nổi bật bởi sự giản dị, thân thiện mà còn bởi sự tận tâm, chân thành xuất phát từ trái tim. Trong công việc, cô luôn nghiêm khắc với chính mình để có thể xây dựng một bài giảng hay và thiết thực. Đâu đó trong văn phòng lại bắt gặp một hình ảnh một người giảng viên cặm cụi ngồi nghiên cứu tài liệu, quên thời gian, quên đi cái nóng của đất trời Hà Nội. Không chỉ miệt mài trong giảng dạy, tiến sỹ Suzuki Atsuto còn tích cực tham gia nghiên cứu và là đồng tác giả của 9 cuốn sách nổi tiếng tại Nhật Bản. Đóng góp vào nguồn sách quý báu cho y học Nhật bản nói riêng và y học thế giới nói chung. Nghiêm khắc với bài giảng là vậy nhưng đối với sinh viên cô Suzuki lại hết sức khiêm nhường. Cô thường cúi chào thật thấp và nở nụ cười thật tươi chào đón các em sinh viên. Cô nhanh nhẹn chạy đến tận nơi chỉ bảo thật tận tình khi có sinh viên cần giải đáp. Chính vì lẽ đó, các sinh viên của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam thường chia sẻ rằng, được học tập dưới sự chỉ bảo của cô, các bài học thật dễ hiểu và hấp dẫn. Các em được thoải mái được thể hiện sự sáng tạo của bản thân và tiếp thu kiến thức thật tự nhiên. Bạn thấy đấy, đâu đó vẫn có những người thầy tận tâm và thân thiện đến vậy. Bạn có muốn được tham gia tiết học cùng tiến sỹ Suzuki không nào??? Đặng Thị Hồng Vân