Cẩm nang

NỒNG ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DUNG DỊCH CỒN SÁT KHUẨN

Dung dịch có nồng độ cồn 70% (Chính xác là cồn Etylic) đang được chúng ta sử dụng làm dung dịch cồn sát khuẩn. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đều đã được học tại trường THPT kiến thức đó là cồn vì nhẹ hơn nước nên tùy vào sự điều chỉnh mà ý nghĩa về phần trăm (%) nói đến ở đây là khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta hãy cũng suy nghĩ xem, 70% dùng để sát khuẩn là giá trị được điều chỉnh như thế nào. Vì tổng dung lượng kết hợp giữa 70 cồn và 30 nước (đơn vị tính mL) nhỏ hơn 100mL, nên không đạt được % mong muốn. Điều này cũng sẽ sai khác ít nhiều tùy vào nhiệt độ. Việc thêm nước vào 70mL cồn (Etylic) để biến tổng thể tích thành 100mL được gọi là 70% cồn và được hiển thị dưới dạng v/v%. Mặt khác, nếu điều chỉnh tỷ lệ cồn và nước theo trọng lượng thì nó sẽ là phần trăm trọng lượng (w/w%). Nồng độ của cồn sát khuẩn chủ yếu được hiển thị ở dạng v/v%, còn Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization / WHO) lại đang áp dụng nồng độ cồn có hiệu quả trong việc sát khuẩn là 60~80 v/v%. Tuy nhiên, không phải cứ là cồn 70% thì có tác dụng sát khuẩn đối với tất cả các loại vi khuẩn, virus. Trong thế giới vi khuẩn và virus, có những loại được bao phủ bởi một lớp màng rất cứng và cồn không thể thâm nhập vào bên trong lớp màng này. Do vậy, cồn không có hiệu quả đối với những loại vi khuẩn, virus như vậy. Những loại vi khuẩn này được gọi là “Vi khuẩn hình thành nha bào (Spore-forming bacteria), bao gồm các loại như Vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), Vi khuẩn gây bệnh đường ruột (Clostridium difficile), Vi khuẩn gây ngộ độc (Clostridium botulinum), Vi khuẩn than (Bacillus anthracis). Ở virus thì có Norovirus là loại virus có khả năng truyền nhiễm cao và đặc trưng của nó là gây ra bệnh tiêu chảy. Loại virus này được bao phủ bởi một lớp màng cứng không có vỏ bọc nên cồn cũng không có hiệu quả với nó. Cũng có độc giả đặt ra câu hỏi rằng vậy những loại cồn có nồng độ cao có hiệu quả với những loại vi khuẩn, virus này hay không? Nếu nồng độ cồn quá cao sẽ làm đông cứng protein của màng tế bào và protein tồn tại bên trong tế bào. Khi hiện tượng này xảy ra, sự xâm nhập vào bên trong của cồn bị cản trở, dẫn đến làm giảm hiệu quả sát khuẩn. Đối với những loại vi khuẩn, virus cồn không mang lại hiệu quả thì người ta hay sử dụng dung dịch Natri hypoclorit 0,02~0,1%. Hiện nay, để thực hiện đối sách cho Covid-19, thì việc khử trùng tay bằng cồn đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nếu chúng ta yên tâm với việc sử dụng cồn để sát khuẩn tay thì có thể nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột và bệnh tiêu chảy sẽ tăng cao. Đừng chỉ an tâm với việc sát khuẩn tay mà hãy thực hiện rửa tay để bảo vệ bản thân nhé. TS.Shukoh Yamadate – Trưởng khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI TIÊM PHÒNG

Sau khi tiêm phòng vaccine, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Đây là cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, phản ứng tạo miễn dịch của cơ thể có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn và tùy từng mức độ mà cần có sự can thiệp nhanh chóng của nhân viên y tế. Do vậy, sau khi tiêm phòng chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây: 1. Nghỉ ngơi tại cơ sở y tế 30 phút: + Nếu thấy có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp trống ngực, khó thở cần báo ngay cho nhân viên y tế. + Nếu sau 30 phút không có triệu chứng bất thường gì thì có thể ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà. 2. Theo dõi sức khỏe tại nhà: + Theo dõi nhiệt độ cơ thể: Nếu không cảm thấy sốt thì đo nhiệt độ vào buổi sáng và buổi chiều theo thời gian cố định. Trường hợp sốt, cần đo nhiệt độ thường xuyên hơn. Chi tiết theo bảng sau: Nhiệt độ cơ thể Cách xử trí tại nhà 36°C ~ 37,4°C Sinh hoạt như bình thường, tránh hoạt động, lao động nặng nhọc. 37,5°C ~ 38,4°C – Theo dõi nhiệt độ 2h/1 lần. – Nghỉ ngơi nhiều hơn, chỉ làm các công việc cần thiết một cách nhẹ nhàng. – Uống nhiều nước (Ưu tiên các loại nước có nhiều điện giải, vitamin như nước dừa, nước cam…) – Ăn thêm nhiều hoa quả, thực phẩm dễ tiêu hóa. – Nếu tay chân không có cảm giác lạnh thì chườm mát tại trán, nách, bẹn…giúp tạo cảm giác thỏa mái và giúp hạ nhiệt. Trên 38,5°C – Dùng thuốc hạ sốt thông thường (Nếu không có tiền sử dị ứng) – Đo lại nhiệt đô sau 30 phút. + Nếu giảm sốt thì thực hiện như khi sốt 37,5°C – 38,4°C + Nếu sốt duy trì 38°C ~ 38,9°C, tiếp tục theo dõi thêm 30 phút, nếu sốt không giảm thì cần đến cơ sở y tế. + Sốt vẫn tiếp tục tăng: Ngay lập tức đến cơ sở y tế. – Nghỉ ngơi nhiều hơn, chỉ làm các công việc cần thiết một cách nhẹ nhàng – Uống nhiều nước (Ưu tiên các loại nước có nhiều điện giải, vitamin như nước dừa, nước cam…) – Ăn thêm nhiều hoa quả, thực phẩm dễ tiêu hóa. – Nếu tay chân không có cảm giác lạnh thì chườm mát tại trán, nách, bẹn…giúp tạo cảm giác thỏa mái và giúp hạ nhiệt.   + Đau đầu, đau cơ, đau hoặc sưng nhẹ vị trí tiêm: Không cần xử lý gì đặc biệt, chú ý không vận động mạnh cánh tay tiêm. Khi tắm gội không nên xối nước, cọ xát mạnh, trách va đập, tì đè lên vị trí tiêm. Đăc biệt, không nên đắp các loại lá, củ lên vị trí tiêm vì có nguy cơ gây viêm nhiễm tại chỗ. + Đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu sau: tê xưng quanh môi, lưỡi, run chân tay tự phát, buồn nôn, đau quặn bụng, sưng to hoặc đau buốt vị trí tiêm, ngứa tăng lên, nổi mẩn, choáng váng mà chưa gặp trước đó, hồi hộp trống ngực, khó thở, ý thức giảm… và các dấu hiệu bất thường khác. Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam hiện đang đào tạo các chuyên ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật xét nghiệm y học. Hãy đến tham quan trường chúng tôi và trải nghiệm môi trường học tập mang phong cách Nhật Bản nhé. Chúng tôi luôn chào đón bạn!                                                                 Tác giả:Cô Đinh Thị Liễu- Giảng viên khoa Điều dưỡng 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Điều dưỡng

⛅⛅⛅KHI MÂY CHUYỂN MÀU

Tháng 12 hàng năm ở Nhật Bản rất lạnh. Ngày xưa mọi người thường ngồi cạnh lò sưởi và ăn quýt còn trào lưu bây giờ là ngồi cạnh lò sưởi và ăn kem các bạn ạ. Có một câu nói rất hay mà chắc các bạn đã từng nghe là “ÔN CỐ TRI TÂN – Onkochishin”. Nó có nghĩa là ôn lại cái cũ, cái đã qua để có thể biết thêm, hiểu rõ thêm về cái mới, cái hiện tại. Những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật tính năng chụp ảnh trên các điện thoại di động ngày càng được nâng cao, vì vậy người ta có thể chụp được rất nhiều những bức ảnh đẹp. Có rất nhiều người có sở thích chụp ảnh mây, nhưng màu của mây là màu gì? Màu trắng, màu đỏ, màu đen hay các sắc màu của cầu vồng? Vô cùng kỳ diệu phải không các bạn? Màu của mây là màu trắng nhưng màu này có thể thay đổi. Lý do là vì có ánh sáng mặt trời. Nhà toán học người Anh- Einstein đã giải thích về bước sóng của năng lượng và tốc độ của ánh sáng. Nếu học về bước sóng của ánh sáng, các bạn có thể hiểu được về tia bức xạ. Một trong những điều cần tìm hiểu về bức xạ là bước sóng của ánh sáng. Vậy, bước sóng của tia bức xạ là bao nhiêu nm? Nếu theo học các tiết học theo phong cách Nhật Bản tại khoa kỹ thuật hình ảnh y học thuộc THUV, các bạn có lẽ sẽ hiểu hơn về rất nhiều hiện tượng như vậy. Các bạn có hứng thú với những thứ ánh sáng vô hình, những tia bức xạ- thứ không thể nhìn thấy được bằng mắt thường không? Hãy đến với THUV để chúng ta cùng khám phá nhé. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn mong chờ được gặp bạn. Tôi đang tự học tiếng Việt, nhưng tôi thấy tiếng Việt rất khó. Vì vậy tôi cũng hiểu được rằng các bạn sinh viên THUV đang học tiếng Nhật cũng rất khó khăn. Tôi mong rằng một lúc nào đó có thể nói chuyện với các bạn bằng tiếng Việt. Hẹn gặp lại các bạn!                                                      TS. Kuriyama Takumi- Giảng viên khoa kỹ thuật hình ảnh y học                                                           Chủ yếu giảng dạy nội dung liên quan đến tia bức xạ 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học

NHỮNG ĐIỀU TUYỆT VỜI CỦA NHẬT BẢN KHIẾN DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI NGẠC NHIÊN (Phần 1)

1. Văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử của người Nhật Bản vốn đã rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Đó là việc coi luật lệ nơi công cộng là nguyên tắc tuân thủ số 1, ví dụ như “Trong đám đông nhất định phải xếp hàng và giữ trật tự trong khi chờ đợi”, hay “Luôn giữ trật tự khi ở trên tàu điện”, “Giữ sạch chỗ bàn ăn của mình sau khi ăn xong tại một quán ăn nào đó”… 2. Thái độ phục vụ của nhân viên cửa hàng Người Nhật Bản có xu hướng quan niệm một cách đương nhiên về phương châm “Chất lượng dịch vụ tốt được đánh giá chính từ thái độ phục vụ của nhân viên”, nhưng khi họ đi ra nước ngoài, chính họ và tất cả chúng ta đều nhận thấy điều đó thật tuyệt vời. Người ta tự hỏi, liệu tư tưởng “Khách hàng là thượng đế” có phải là bắt nguồn từ Nhật Bản? Khách du lịch nước ngoài có mức độ hài lòng cao đối với thái độ phục vụ của nhân viên tại các cửa hàng ở Nhật Bản. Điều thú vị nữa là không chỉ các cửa hàng cao cấp mà các cửa hàng bình thường như siêu thị, nhà hàng trên đường phố ít hay nhiều đều mang tinh thần phục vụ này. 3. Đường phố sạch sẽ Có nhiều ý kiến ​​từ khách du lịch nước ngoài cho rằng lề đường ở Nhật Bản rất sạch sẽ và không có rác. Quả thực, Nhật Bản có rất ít thùng rác. Hàng trăm triệu người dân Nhật Bản sinh sống trên diện tích lãnh thổ nhỏ hẹp nhưng gần như không có rác vứt bừa bãi. Ở Nhật, đôi khi chúng ta cũng nhìn thấy ai đó vứt rác vào giỏ xe đạp, hoặc nhìn thấy trường hợp vứt rác không đúng quy định, nhưng dù vậy đi chăng nữa thì so với nhiều nước khác, Nhật Bản vẫn sạch sẽ hơn nhiều. 4. An ninh tốt Điều này thì ngay cả người Nhật cũng công nhận về đất nước của mình. Việc nữ giới đi bộ một mình trên đường vào buổi đêm khuya một cách an toàn mà không xảy ra sự cố gì, hoặc tìm thấy ví đã đánh rơi có vẻ như rất khó tin đối với du khách nước ngoài. Xét về mức độ an ninh ở Nhật Bản, điều này là bình thường, nhưng nó cũng cho chúng ta thấy rằng nếu gặp phải trường hợp tương tự tại các nước khác thì sẽ rất nguy hiểm. 5. Phương tiện giao thông công cộng chạy đúng giờ Người Nhật coi việc tàu điện chạy đúng theo giờ trong lịch trình là việc đương nhiên. Nếu tàu chạy chậm một vài phút, bạn sẽ được phát Giấy chứng nhận muộn tàu (Chienshomeisho). Trong khi đó, các bạn cũng biết là ở các nước khác sẽ ngược lại, việc chậm muộn ít phút là chuyện bình thường, thậm chí việc dừng tàu cũng là chuyện có thể thường xuyên xảy ra. 6. Món ăn ngon và đẹp mắt Có rất nhiều du khách nước ngoài cảm nhận món ăn Nhật Bản ngon. Thực tế, món ăn Nhật Bản cũng được coi là di sản thế giới và Tokyo là thành phố đạt nhiều sao Michelin nhất (Được ví như Oscar của điện ảnh hay Grammy của âm nhạc). Ngoài ra còn có những món ăn đặc trưng của những địa phương mà bạn phải tới tận nơi mới thưởng thức được và nó làm cho bạn cảm thấy ăn không bao giờ chán. Điều này có lẽ là do người Nhật dành sự quan tâm lớn tới ẩm thực. Đặc biệt, các loại bánh kẹo tuyền thống của Nhật (Wagashi) và các món ăn theo nghệ thuật ẩm thực truyền thống Kaiseki thường rất cầu kì về màu sắc và hình dáng. Đối với nhiều du khách nước ngoài, mặc dù đồ ăn Nhật Bản còn lạ lẫm và trong khi họ không biết chính xác họ đang ăn thứ gì thì họ vẫn cảm thấy nó thật ngon và được trang trí vô cùng đẹp mắt. 7. Bốn mùa tuyệt đẹp Người Nhật coi một năm có bốn mùa là lẽ tự nhiên. Nhưng chúng ta có thể thấy ít có quốc gia nào như Nhật Bản khi bạn có thể ngắm hoa anh đào vào mùa xuân, tắm biển vào mùa hè, lá chuyển vàng vào mùa thu và đắp nhà tuyết vào mùa đông, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. Cũng bởi vậy, du khách nước ngoài có tới 4 dịp trong năm để tới tham quan và du lịch Nhật Bản. (Còn nữa)                                                     Sưu tầm & biên dịch- ThS. Trương Thị Thùy Linh                                                   Giảng viên bộ môn Tiếng Nhật                                                  Nguồn tham khảo: https://inbound-pro.com/article/3708/#i Các bạn có thấy Nhật Bản là một đất nước tuyệt vời không? Hãy đến với Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam để trải nghiệm môi trường văn hóa Nhật Bản, môi trường học tập hiện đại và thêm cơ hội đặt chân tới Nhật Bản nhé! Hãy theo dõi những thông báo mới nhất của chúng tôi để nắm bắt lịch tham quan và trải nghiệm các ngành học tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam! Chúng tôi chờ đón các bạn! 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 (ĐÃ TUYỂN XONG) TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN TIẾNG NHẬT🇯🇵 日本語教員(専任)募集

HÓA THỰC VẬT PHYTOCHEMICAL

Hóa thực vật Phytochemical là những hợp chất tự nhiên có sẵn trong các loài thực vật. Một trong số đó quyết định màu sắc, mùi, vị, chất nhầy…mà các loài thực vật tiết ra để tự bảo vệ khỏi tia cực tím, côn trùng…Ví dụ như màu của các loại củ, quả hay mùi của tỏi. Thuật ngữ này tuy thường được sử dụng để chỉ những hợp chất có ý nghĩa sinh học, ví dụ như chất chống oxy hóa, nhưng không được xem như là các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chúng có tính chất như thực phẩm chức năng trong việc duy trì và tăng cường sức khỏe con người. Các chất này hiện diện trong rau quả và hoạt động như dược liệu với mục đích ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh và bảo vệ cơ thể. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 10.000 chất phytochemical khác nhau có khả năng tác động đến các bệnh như ung thư, đột quỵ hoặc hội chứng chuyển hóa. Ví dụ: Salicin có đặc tính chống viêm và giảm đau ban đầu được chiết xuất từ vỏ của cây liễu trắng và sau đó sản xuất tổng hợp thành thuốc Aspirin. Một số Phytochemical trong trái cây và rau có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra nó còn được dùng để tổng hợp ra một số thuốc chống ung thư như Taxol (paclitaxel)… Cách bảo tồn Phytochemical trong thực phẩm và chế biến: Mỗi loại phytochemical, thực phẩm khác nhau cần những cách chế biến phù hợp để bảo tồn. Đa số chúng có thể bị phá hủy hoặc bị loại bỏ sau khi thu hoạch hoặc sau khi chế biến như nấu chín. Vì vậy các thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng Phytochemical thấp hơn so với các thực phẩm tươi sống. Sự vắng mặt hoặc thiếu hụt các chất phytochemical trong thực phẩm chế biến sẵn có thể góp phần làm tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm. Đa số các thực phẩm chứa phytochemical nên được ăn sống hoặc lấy nước ép sống hơn là nấu chín như củ dền đỏ, bông cải xanh… Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ như Lycopene không những không bị phá hủy, mà nồng độ càng tăng, giúp cơ thể có thể dễ dàng hấp thu và hoạt tính sinh học xuất hiện khi đã qua chế biến như nấu cà chua với một ít dầu, hoặc chế biến thành cà chua cô đặc. Trên đây là một trong những kiến thức mà các bạn sẽ được học và trải nghiệm tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Nếu cần chúng tôi hỗ trợ điều gì xin vui lòng liên hệ Hotline 0869 809 088 hoặc 024 6664 0325 nhé.                                                                      Thầy Nguyễn Văn Hiếu- Bệnh viện Kusumi                                                                          Bệnh viện thuộc trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/7324-2/

❄️❄️❄️ĐÔNG CHÍ❄️❄️❄️

Chào các bạn, hôm nay tôi xin được giới thiệu đến các bạn phong tục ngày đông chí của Nhật Bản. Đông chí của năm 2021 (Ngày có đêm dài nhất trong 1 năm) là ngày 22/12/2021. Ở Việt Nam, vào ngày đông chí các bạn có làm điều gì đặc biệt không? Ở Nhật Bản, mọi người sẽ ăn bí đỏ và tắm Yuzu. Phong tục ăn bí đỏ được bắt đầu từ thời Edo. Ở Nhật Bản, mùa của bí đỏ là mùa hè, nhưng vì có thể bảo quản được lâu nên vẫn có thể ăn được bí đỏ tới tận ngày đông chí. Thời đó, bí đỏ đọc chữ Hán là “Nankin”, chữ “n” có nghĩa là “Mang theo vận may tới” nên nếu ăn bí đỏ, thì được cho là “Sẽ có điều tốt lành tới”. Ngoài ra, người ta cho rằng sau ngày đông chí, mặt trời sẽ được tái sinh và vận may sẽ tới. Trong từ Nankin, chữ “n” xuất hiện 2 lần nên vào ngày đông chí mọi người thường ăn bí đỏ và cầu mong sự may mắn sẽ đến với mình. Tắm Yuzu là để nguyên cả quả hoặc cắt quả Yuzu cho vào bồn tắm rồi tắm bằng nước đó. Nước Yuzu có mùi rất thơm vừa giúp thư giãn, vừa có tác dụng làm ấm cơ thể. Những thứ có mùi thơm giống như Yuzu được cho là xua đuổi được tà khí. Thời điểm khi mặt trời tái sinh mọi người thường thanh lọc cơ thể bằng việc tắm nước Yuzu, xua đuổi tà khí cầu mong bình an vô sự (sức khỏe).                                                                                                                    Tác giả: TS. Suzuki Atsuko                                                                                                         Giảng viên bộ môn Khoa học cơ sở 💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮💮 Q&A

LẦN ĐẦU TRẢI NGHIỆM LÀM BÁNH WAGASHI NHẬT BẢN- NÉT ĐẸP CỦA TỰ NHIÊN

Bạn có biết loại bánh truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản- Wagashi không? Với thế hệ 8x như tôi, có lẽ ít nhất cũng đã từng một lần mê mẩn trước vẻ đẹp ngọt ngào của những chiếc bánh truyền thống Nhật Bản trong bộ phim “Cô thợ làm bánh Asuka”. Khi đó, tôi đã rất kinh ngạc khi chỉ bằng những dụng cụ làm bánh đơn giản như: kéo, đôi đũa, thanh gỗ… lại có thể tạo ra những chiếc bánh đẹp như vậy. Mãi tới gần đây, khi tôi lướt qua một video trên Youtube, tôi lại bắt gặp hình ảnh những người thợ làm bánh Nhật Bản tạo ra những chiếc bánh Wagashi nhiều màu sắc với các hình dáng khác nhau. Lần này, không dừng lại ở việc chỉ biết mê mẩn trước sự xinh đẹp của những chiếc bánh, tôi đã quyết định thử làm món bánh này. Tôi chuẩn bị các nguyên liệu theo hướng dẫn bao gồm: đậu trắng, đậu đỏ, nước đường trắng và màu thực phẩm. Ngoài ra, để tạo hình bánh, cần có các dụng cụ bao gồm kéo, đũa, dụng cụ rây bột mỳ, thanh gỗ. Tôi gặp một chút khó khăn khi không có thanh gỗ hình tam giác như hướng dẫn nên đã quyết định thay thế cạnh của thanh gỗ bằng dụng cụ cắt bột mỳ mà tôi có sẵn. Khi xem video hướng dẫn tôi đã có phần tự tin vì thấy cách làm khá đơn giản, tuy nhiên đến khi làm thực tế, tôi nhận ra mình đã nhầm. Hạt đậu trắng, sau khi ngâm với nước lạnh 5 giờ, cần phải được luộc sơ qua để lớp vỏ bên ngoài mềm ra. Sau đó, bóc vỏ từng hạt đậu để lấy đi phần vỏ bên ngoài này. Chưa dừng lại ở đó, hạt đậu trắng tiếp tục được ninh nhừ và làm nhuyễn rồi đem sên với nước đường trắng để tạo ra lớp vỏ màu trắng bên ngoài của những chiếc Wagashi mà chúng ta thường thấy. Đối với đậu đỏ, sau khi ngâm nước lạnh 5 giờ, ninh nhừ và làm nhuyễn rồi sên với nước đường trắng để tạo ra được phần nhân bên trong của bánh. Để có được màu sắc hài hòa giữa các lớp bánh, cần phải phối màu vào đậu trắng phù hợp để màu không bị đậm quá hay nhạt quá. Do vậy, tôi đã cẩn thận trộn màu từng chút một vào đậu trắng để có thể dễ dàng điều chỉnh màu sắc. Đậu đỏ được dùng để làm nhân, nên chỉ cần viên lại thành hình tròn tỷ lệ bằng 1.5 lần lượng đậu trắng là được.Cuối cùng cũng đến công đoạn tạo hình. Tôi đã rất hồi hộp khi tạo hình chiếc bánh đầu tiên. Thật vui vì kết quả ngoài mong đợi khi ngay từ lần đầu tôi đã có thể làm thành công. Cứ như vậy, tôi thực hiện với những chiếc bánh tiếp theo với hình dáng khác nhau. Kết thúc việc làm bánh, tôi thưởng thức thành quả của mình cùng với một tách trà và thấy chúng rất hợp vị với nhau. Có thể việc làm bánh Wagashi đối với ai đó chỉ là sở thích cá nhân của mỗi người, nhưng đối với tôi, một người yêu thích nấu ăn, đó là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Bởi vì khi làm nó, tôi được trải qua cảm xúc từ háo hức không biết sản phẩm cuối cùng có được như mong đợi hay không, đến muốn dừng lại vì nó mất rất nhiều thời gian và cầu kỳ. Rồi đến khi cho ra thành phẩm là những chiếc bánh xinh xắn ngoài mong đợi trong niềm vui thích. Còn bạn thì sao? Bạn đã lựa chọn cho mình một định hướng học tập sau khi tốt nghiệp cấp 3 chưa? Hãy đến với Trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam để cùng tôi khám phá thêm nhiều nét văn hóa đặc biệt của đất nước Nhật Bản bên cạnh những ngành học đang rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như: Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học. Hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 0869 809 088 để được tư vấn các bạn nhé! Tác giả: Nguyễn Thị Huệ- Phòng Quảng cáo 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Thông tin khái quát

BẠN CÓ BIẾT: Ở NHẬT BẢN KHÔNG HỀ CÓ NGÀY TÔN VINH NHÀ GIÁO

Dạy học là một nghề cao quý và đóng vai trò then chốt đưa nhân loại tiến bộ. Hàng năm, nhiều nước trên thế giới kỷ niệm ngày hiến chương nhà giáo để tôn vinh những con người đã ngày đêm miệt mài bên giáo án vì sự nghiệp đào tạo. Mỗi quốc gia tổ chức kỷ niệm theo những sắc thái khác nhau, tùy thuộc vào lịch sử và nền văn hóa đặc trưng. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc – UNESCO – đã quy định lấy ngày 5/10 hàng năm là Ngày Nhà giáo thế giới từ năm 1994, với mục đích thu hút sự chú ý của xã hội đến tình trạng của các nhà giáo, vai trò của họ trong việc hình thành và phát triển xã hội, đồng thời huy động sự hỗ trợ cho các giáo viên và để đảm bảo rằng các nhu cầu của các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục được các giáo viên đáp ứng. Hiện nay, khoảng 100 quốc gia tham gia kỷ niệm Ngày Nhà giáo thế giới. Mỹ – Tổ chức giáo dục Liên bang (National Education Association – NEA) đã chọn ngày 6/5 hàng năm để tôn vinh những người làm công việc “gõ đầu trẻ” tại đất nước này. Thậm chí, tuần lễ xuất hiện ngày 6/5 cũng được coi là Tuần Nhà giáo Hoa Kỳ. Nga – Đất nước có diện tích lớn nhất thế giới vốn quy định ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 10 sẽ là ngày học sinh, sinh viên tổ chức 1 lễ kỷ niệm dành cho các thầy cô giáo trong giai đoạn 1965-1994. Sau năm 1994 thì chính quyền quốc gia này quyết định kỷ niệm ngày Nhà giáo quốc gia sẽ trùng với ngày Nhà giáo thế giới. Ấn Độ – Quốc gia đông dân thứ 2 thế giới đã chọn ngày 5/9 để dành cho những người làm trong ngành giáo dục những sự kính trọng và biết ơn với họ. Trung Quốc – Đầu tiên ngày nhà giáo được kỷ niệm vào ngày 27/8 hàng năm và nhiều người coi đây cũng là ngày sinh của Khổng Tử. Mãi đến năm 1952, sau khi nghiên cứu kỹ về ngày sinh của Khổng Tử thì chính quyền mới đổi qua ngày 28/9. Hàn Quốc – Lúc đầu, chính phủ Hàn Quốc quy định sẽ có lễ kỷ niệm vào ngày 26/5/1963 nhưng đến năm 1965 thì lại đổi qua ngày 15/5. Tại Thái Lan, ngày của giáo viên được tổ chức vào ngày 16/01. Trong ngày này, tất cả các trường đều cho học sinh nghỉ học và tổ chức mít-tinh, biểu diễn văn nghệ chào mừng. Điều bất ngờ là tại một quốc gia lớn như Nhật Bản, ngày Nhà giáo lại không thịnh hành và rất ít người quan tâm. Người Nhật quan niệm nếu tổ chức ngày Giáo viên thì sẽ khơi dậy trong dư luận sự đố kỵ giữa các nghề nghiệp khác. Không chỉ có nghề giáo mà còn nghề Y, nghề Luật sư, Kỹ sư… cũng đáng vinh danh. Ở Nhật Bản không có ngày Nhà giáo, vì bất kì ngày nào cũng là ngày Nhà giáo! Tất cả những người làm giáo viên luôn luôn được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh, vào bất kì thời gian hay địa điểm nào. Việc đầu tiên mỗi ngày mà các học sinh Nhật làm khi đến trường, lớp là cúi chào thầy cô thật lễ phép. Tư thế cúi gập người 90 độ bày tỏ sự tôn trọng với thầy cô của mình. Thầy cô giáo “sensei” nhưng một tấm gương làm chuẩn cho các học sinh của mình, gương mẫu, sống chuẩn với đạo đức. Tại Việt Nam ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo là một ngày kỷ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20/11. Đây là ngày hội của ngành giáo dục và là ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy, cô đã và đang dạy dỗ mình. Ngày 20/11 của bạn thế nào? Hãy dành tặng cho thầy cô của mình những bông hoa tươi thắm và những lời chúc tốt đẹp nhất nhân ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo nhé!                                                                                              Nguồn tham khảo: khoahoc.tv Người tham khảo: Dương Thị Kim Dung-Phòng Giáo vụ 💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐 Giới thiệu về các phòng ban/trang thiết bị

ĐỔI MỚI TẦM NHÌN VỀ SỰ TẬN TÂM

Hôm nay, tôi muốn truyền tải tới các bạn công việc và sự tồn tại của những Kỹ thuật viên hình ảnh y học. Bạn có biết ? Bạn đã từng nghe ? hay đây là lần đầu tiên bạn nghe nói về công việc này?…Chúng ta thường bắt gặp những câu hỏi như vậy. Trong số ngành nghề y tế mà người dân biết đến thì Bác sĩ và Điều dưỡng viên là hai lựa chọn hàng đầu phải không các bạn. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ đến các bạn nội dung công việc của Kỹ thuật viên hình ảnh y học, ngành nghề liên quan đến bản thân tôi. Tôi là một Kỹ thuật viên hình ảnh y học đã từng công tác trong thời gian dài tại một bệnh viện trực thuộc trường Đại học quốc lập của Nhật Bản. Trong gần 40 năm công tác, tôi nhận thấy thiết bị và kỹ thuật y tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Và hiện tại nó vẫn tiếp tục phát triển không ngừng. Tại Nhật Bản, nếu không có giấy phép/chứng chỉ hành nghề Quốc Gia thì bạn không thể tiến hành công việc này. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do không có chế độ thi chứng chỉ hành nghề quốc gia như vậy nên sinh viên sau khi theo học và tốt nghiệp tại các trường đại học chuyên ngành có thể thực hiện công việc luôn. Tại các nước tiên tiến, đang triển khai y tế ứng dụng những thiết bị y tế tiên tiến nhất vào trong lĩnh vực y tế.Tại Việt Nam, lĩnh vực y tế cũng đang được chỉnh bị, những năm gần đây đã dần bắt kịp với hệ thống y tế giống như các nước phát triển. Ở đó nhân viên y tế đầu tiên xem xét hình ảnh bệnh của người bệnh không phải là Bác sĩ mà chính là các Kỹ thuật viên hình ảnh y học. Do vậy, kỹ thuật viên hình ảnh y học có vị trí, trách nhiệm vô cùng quan trọng. Trong y tế, chẩn đoán và điều trị là hai trụ cột chính. Trong chẩn đoán nhất định sẽ sử dụng các thông tin về hình ảnh để chẩn đoán, sau đó mới can thiệp điều trị, nên chẩn đoán hình ảnh là thông tin bắt buộc phải có. Chẩn đoán hình ảnh bắt đầu từ việc sử dụng tia X để tạo lên các hình ảnh X quang, CT đến MRI, siêu âm, hay xét nghiệm y học hạt nhân như PET… Vậy IVR (Interventional Radiology – X quang can thiệp) mà các bạn ít có cơ hội được nghe tới thì sao. Đây là kỹ thuật can thiệp điều trị vào vùng bệnh được tiến hành dựa trên thông tin hình ảnh theo thời gian thực, là lĩnh vực kết hợp giữa chẩn đoán và điều trị. Tôi nghĩ nhiều người đang dần cảm nhận được rằng phương pháp điều trị X quang can thiệp (IVR) sẽ dần thay thế cho phương pháp phẫu thuật ngoại khoa truyền thống tới thời điểm hiện tại để giảm bớt ghánh nặng cho người bệnh. Vậy còn trị xạ thì sao? Đây cũng là kỹ thuật điều trị ung thư … dựa trên thông tin hình ảnh, lập kế hoạch điều trị và chiếu xạ. Trong những năm gần đây, việc trích xuất chính xác các vùng đích điều trị dựa trên thông tin hình ảnh phân tử trở thành một yêu cầu. Những kỹ thuật này đều là những kỹ thuật y tế tiến hành dựa trên thông tin hình ảnh y học và nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang áp dụng các kỹ thuật của Nhật Bản vào đất nước mình. Hiện tại việc áp dụng công nghệ trong nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh bức xạ được tiến hành thường xuyên liên tục. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi có môi trường đào tạo về xử lý hình ảnh dựa với kỹ thuật tiên tiến, nuôi dưỡng nguồn nhân lực có thể phát triển những kiến thức thông tin hình ảnh y học ở trình độ cao. Chúng tôi kết hợp phong phú giữa học thuật và nghệ thuật giao tiếp trong truyền tải kiến thức tới sinh viên. Mời các bạn đến tham quan và giao lưu với khoa kỹ thuật hình ảnh y học nhé. Chúng tôi luôn chào đón các bạn!                                                                                                                                                                                                            Phó giáo sư – Minoru Ishifuro Khoa kỹ thuật hình ảnh y học- Trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam 🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷🌷 Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học

BẠN BIẾT GÌ VỀ NHUỘM HEMATOXYLIN VÀ EOSIN (HE)?

Tại ngành Kỹ thuật xét nghiệm trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, các bạn sẽ học về kỹ thuật nhuộm HE được sử dụng trong khám bệnh chữa bệnh. HE là kỹ thuật nhuộm Hematoxylin and Eosin. Dù có nói như vậy, thì các bạn cũng chưa thể hình dung được cụ thể nó là gì phải không. Những trang phục mà các bạn mặc được nhuộm bởi rất nhiều màu sắc khác nhau. Với những trang phục giá rẻ, có thể xảy ra hiện tượng phai màu. Tuy nhiên, hầu hết đều không bị phai màu dù chúng có được giặt nhiều lần đi chăng nữa. Nhuộm HE là hình thức nhuộm tế bào của con người để có thể dễ dàng nhìn thấy các tế bào đó. Trong tế bào có nhân tế bào, xung quanh nhân tế bào có các tế bào chất. Ngoài ra, còn có các mạch máu, hồng cầu và tiểu cầu chảy qua đó.Người ta sẽ thực hiện nhuộm màu vào đó. Nhân là Hematoxylin và có màu tím, tế bào chất là Eosin và có màu đỏ, hồng cầu là Eosin có màu đỏ tươi, tùy từng chất mà ngay cả khi nhuộm cùng một dung dịch nhưng vẫn đưa ra sự biến đổi màu sắc khác nhau. Và tại khoa kỹ thuật xét nghiệm y học, các bạn sẽ được học kỹ thuật làm thay đổi màu sắc như thế. Vậy tại sao lại cần phải có sự phân biệt màu sắc như vậy? Bởi vì trong một tổ chức, nếu không có màu sắc thì sẽ rất khó nhìn phải không? Chính vì vậy mà bằng việc thực hiện nhuộm màu vào tổ chức đó, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện sự thay đổi hơn. Có thể các bạn sẽ khó hình dung, nhưng chúng tôi sẽ đào tạo cho các bạn từng bước, từng bước một thật cẩn thận nên các bạn hãy yên tâm học tập nhé. Nếu các bạn quan tâm đến Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, hãy bớt chút ghé thăm trường chúng tôi nhé.                                                             ThS.Nakai Yuko – Giảng viên khoa kỹ thuật xét nghiệm y học 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học