Cẩm nang

SUY NGHĨ VỀ CÂU HỎI TẠI SAO? VÌ SAO なぜ?どうして?・・・考えること。

Đây là hình ảnh biển tên được đặt tại công viên trong Khu đô thị Ecopark. Đây cũng là con đường về mà tôi thường xuyên đi qua. Một bức ảnh chụp chính diện và một bức ảnh chụp từ góc hơi nghiêng một chút. Bức ảnh chụp từ góc nghiêng vì được ánh sáng mặt trời chiếu vào nên có những chỗ sáng lấp lánh rất đẹp. Thế nhưng tại sao màu sắc được chiếu sáng lại khác như vậy nhỉ? Đó là bởi vì, khi có ánh sáng mặt trời phản chiếu, bước sóng của ánh sáng thay đổi nên màu sắc mà con người nhìn thấy cũng thay đổi. Ví dụ như bước sóng của màu xanh dương là 400 nm, màu xanh lá cây là 500nm, màu vàng là 600nm, màu đỏ là 700nm… Bước sóng của ánh sáng chính là một trong những kiến thức khi học về tia phóng xạ. Vậy tia bức xạ có bước sóng bao nhiêu nanomet bạn có biết không? Nếu bạn tham dự các giờ học theo phong cách Nhật Bản tại Khoa kĩ thuật hình ảnh Y học của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, hẳn là bạn sẽ hiểu về rất nhiều hiện tượng xung quanh đấy! Các bạn có cảm thấy hứng thú học tập về những tia bức xạ mà mắt thường không nhìn thấy không? エコパーク内にある公園の看板です。 いつもの帰り道です。 「正面から写した写真」と「少し斜めから写した写真」です。 少し斜めから写した写真は、太陽の光が反射して、所々光っています。 とてもキレイです。 でも、なぜ光る色が違うのでしょうか? それは太陽の光が反射して、光の波長が変わることで人が見える色が変わります。 青は400 nm、緑が500 nm、黄色が600nm、赤が700nmなど 放射線を学ぶことの一つに光の波長があります。 では、放射線は、何nmなのでしょうか? THUVの診療放射線学科で日本式の授業を学ぶといろんな事象がわかるようになるかもしれませんね。 目に見えない放射線・・・興味わきませんか?   栗山巧 Kuriyama Takumi Khoa kỹ thuật hình ảnh y học ************************************************************************ 作者紹介 Giới thiệu tác giả Thầy Kuriyama Takumi trực thuộc Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Thầy chủ yếu đảm nhiệm các giờ học giảng dạy liên quan đến tia bức xạ. Thầy nói rằng, thầy đang tận dụng thời gian để học tiếng Việt nhưng tiếng Việt rất khó. Cũng bởi vậy mà thầy có thể cảm nhận một cách thấm thía độ khó của việc học tiếng Nhật đối với các bạn sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Ước muốn của thầy là một ngày nào đó có thể nói chuyện bằng tiếng Việt với mọi người. Hẹn gặp lại các bạn nhé! 診療放射線科の栗山巧(くりやまたくみ)です。 主に放射線に関連した授業を行っています。 寝る間を惜しんで、ベトナム語を勉強していますが、とても難しいです。 THUVの学生が日本語を勉強する難しさを身に染みて感じています。 いつか皆さんとベトナム語で話せるようになることが夢です。 再見・・・いゃいゃ、Hẹn gặp lại   ************************************************************************ GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học

Mùa lá đỏ tại Nhật Bản

Khi nhắc đến Nhật Bản mọi người thường nghĩ ngay đến hoa anh đào. Nhưng ở Nhật, ngoài hoa anh đào ra thì còn có nhiều điều thú vị khác. Tùy thuộc và thời gian trong năm mà nhưng điều thú vị đó cũng thay đổi. Và hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về mùa lá đỏ ở Nhật. Mùa thu ở Nhật bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12, đây cũng là mùa lá đỏ ở Nhật. Vào thời gian này, người dân Nhật thường hẹn nhau đi ngắm lá đỏ và ăn bánh momiji. Các bạn biết tại sao lại có lá đỏ không? Theo tôi được biết: lá đỏ là hiện tượng cây thiếu ánh sáng nên chất dinh dưỡng hấp thụ được không đủ để nuôi dưỡng cây mà phần dinh dưỡng ít ỏi thu được dùng để tập trung nuôi các bộ phận cốt yếu của cây. Phần lá không được cung cấp dinh dưỡng sẽ bị úa màu và rụng đi. Chính vì vậy mà sinh ra mùa thu lá vàng ở Việt Nam và mùa lá đỏ ở Nhật đấy các bạn ạ. Tại sao ở Nhật lại là lá đỏ mà không phải lá vàng giống Việt Nam nhỉ?! Đó là vì Nhật Bản có nhiều cây Phong, là loại cây có đặc điểm là phát triển lá theo chu kì của năm (lá cùng đỏ và cùng rụng trong một thời gian nhất định) và là cây có chứa nhiều anthocyanin (một loại chất tạo màu an toàn được dùng trong thực phẩm ) giúp tạo nên sắc đỏ của lá. Đến đây các bạn đã thấy được điều thú vị về cây lá đỏ rồi đúng không nào ? Nếu muốn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, về Nhật Bản, mời bạn hãy đến thăm quan trường tôi, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nhé! Đinh Thị Liễu ********************************************************************** Giới thiệu tác giả Cô Liễu tốt nghiệp Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương năm 2013 Năm 2014 cô tham gia vào chương trình EPA, chương trình hợp tác kinh tế giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản. Từ 2015 – 2019 cô công tác tại Viện dưỡng lão thuộc tỉnh Kagawa – Nhật Bản. Tháng 3-2019 cô đã đạt được Chứng chỉ hành nghề quốc gia của Nhật Bản. Hiện tại cô đang làm giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng tại Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam. ********************************************************************** GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO Ngành Điều dưỡng

Một ngày của điều dưỡng viên tại Nhật Bản

Chào các bạn sinh viên THUV!  Xin gửi lời chào đặc biệt tới các bạn chuyên ngành điều dưỡng!  Chắc hẳn trong số các bạn đang học tập tại trường sẽ có những bạn có mong muốn, nguyện vọng được trải nghiệm cuộc sống cũng như công việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên các bạn hẳn sẽ gặp phải những thắc mắc như: Công việc tại Nhật Bản sẽ như thế nào? Có áp lực quá không? Một ngày, một điều dưỡng viên phải làm những công việc như thế nào? Có giống hoàn toàn với cách làm việc của các bệnh viện tại Việt Nam hay không? Thật may mắn cho tôi khi từng có cơ hội làm việc với tư cách là một điều dưỡng viên tại đất nước mặt trời mọc, hôm nay tôi sẽ chia sẻ một chút về công việc trong một ngày của một điều dưỡng viên tại Nhật Bản nhé. Cũng giống như ở Việt Nam, để nắm bắt được tình trạng cũng như số lượng bệnh nhân, buổi sáng sẽ bắt đầu với việc giao ban giữa các điều dưỡng trực ca đêm với nhóm điều dưỡng làm ca ngày. Có lẽ đây luôn là thời điểm mà tôi nhớ nhất, vì có những bệnh nhân, chiều ngày hôm trước vẫn còn chào hỏi vẫn hẹn ngày mai gặp lại, nhưng họ mãi mãi ra đi vào đêm hôm đó và chẳng có cái ngày mai ấy nữa. Tiếp đó các bạn sẽ trở lại phòng bệnh mà mình được phân công để thực hiện các công việc chăm sóc bệnh nhân, đó là chăm sóc răng miệng, đo dấu hiệu sinh tồn, quan sát kiểm tra toàn trạng bệnh nhân, phát thuốc – tiêm truyền, thực hiện các thủ thuật theo y lệnh của bác sỹ… Có những ngày bạn sẽ không nghĩ rằng buổi trưa lại tới nhanh đến thế… Buổi trưa các bạn sẽ hỗ trợ phát khay cơm cũng như trợ giúp bệnh nhân ăn uống (đối với những bệnh nhân không thể tự ăn được), đồng thời thực hiện cho bệnh nhân ăn qua ống sonde đối với những bệnh nhân phải sử dụng phương pháp ăn qua ống sonde dạ dày. Buổi chiều sẽ bắt đầu với việc hỗ trợ bệnh nhân đi vệ sinh khi cần thiết, sau đó là ghi chép điều dưỡng, các công việc hành chính liên quan, và cuối ngày là đi nhận thuốc từ khoa dược để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Trên đây là một ngày làm việc của một điều dưỡng viên tại Nhật Bản dựa trên kinh nghiệm thực tế tại bệnh viện tôi đã từng công tác, mong rằng sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn về công việc của một điều dưỡng viên tại Nhật Bản. Nguyễn Thị Phượng *********************************************************************** Giới thiệu tác giả Cô Phượng hiện đang là giảng viên làm việc tại Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam. Cô có kinh nghiệm làm việc 3 năm tại bệnh viện Nishitama – Tokyo, Nhật Bản. ***********************************************************************

NHỮNG NHÂN VẬT NỔI TIẾNG TẠI TRƯỜNG CHÚNG TÔI (Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam)

Các bạn thân mến, Chúng tôi vừa cập nhật ranking (bảng xếp hạng) mới nhất về những họ thường gặp nhất của người Nhật. Mời các bạn hãy cùng xem trường chúng tôi có những thầy cô giảng viên mang họ nổi tiếng trong bảng xếp hạng mới nhất nhé!   順位 Thứ tự xếp hạng 名字 Họ tiếng Nhật     Phiên âm tiếng Việt 順位 Thứ tự xếp hạng 名字 Họ tiếng Nhật       Phiên âm tiếng Việt 1位 佐藤 SATO 11位 吉田 YOSHIDA 2位 鈴木 SUZUKI 12位 山田 YAMADA 3位 高橋 TAKAHASHI 13位 佐々木 SASAKI 4位 田中 TANAKA 14位 山口 YAMAGUCHI 5位 伊藤 ITO 15位 松本 MATSUMOTO 6位 渡辺 WATANABE 16位 井上 INOUE 7位 山本 YAMAMOTO 17位 木村 KIMURA 8位 中村 NAKAMURA 18位 林 KOBAYASHI 9位 小林 KOBAYASHI 19位 斎藤 SAITO 10位 加藤 KATO 20位 清水 SHIMIZU   Bảng xếp hạng những họ thường gặp nhất của người Nhật (Nguồn tham khảo: https://myoji-yurai.net/prefectureRanking.htm) Cô SATO HIROKO: Hiện cô là Trưởng phòng đào tạo tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô từng là giảng viên của Khóa đào tạo Giảng viên Điều dưỡng nhằm giúp đối tượng tham gia học đạt được Chứng chỉ giảng viên Điều dưỡng tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh của Nhật Bản. Bên cạnh đó, cô cũng từng là giảng viên điều dưỡng tại nhiều trường đại học cao đẳng tại Nhật Bản cũng như có nhiều kinh nghiệm điều dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện tại Nhật Bản. Cô rất vui tính và nếu các bạn học cô sẽ thấy cô đi tới đâu là không khí lớp học sáng bừng tới đó. Cô SUZUKI ATSUKO: Chuyên môn của cô là ngành Sinh lý học. Ngoài công việc viết sách, cô còn là giảng viên môn Sinh lý học giàu kinh nghiệm và được Hội sinh lý học Nhật Bản công nhận là Nhà giáo giảng dạy Sinh lý học ưu tú. Cô Suzuki vô cùng hiền. Tại trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh Nhật Bản, cô đã được phong chức danh tiến sỹ. Nhưng khác với những chức danh cô có được, bạn sẽ cảm thấy cô thật gần gũi và yêu quý sinh viên. Nếu có vấn đề thắc mắc về chuyên môn hay việc học ở trường, hãy tới gặp cô Suzuki để được giải đáp nhé! Chắc chắn các bạn sẽ có được câu giải đáp tuyệt vời. Thầy YAMAMOTO KEITA: Thầy Yamamoto Keita là một Kĩ thuật viên vật lí trị liệu. Thầy có kinh nghiệm làm việc 2 năm tại bệnh viện của Nhật Bản và 3 năm kinh nghiệm làm việc trong các Cơ sở y tế chăm sóc người già. Đặc biệt, từ năm 2015, trong 3 năm liên tiếp thầy đều tham gia vào Hoạt động y tế tình nguyện tại tỉnh Tây Ninh – Việt Nam đấy các bạn ạ. Vì thầy rất trẻ nên các bạn sinh viên của chúng ta cũng sẽ dễ gần gũi, dễ giao tiếp và không chỉ học chuyên môn mà còn học được rất nhiều về tiếng Nhật đấy. Bật mí với các bạn là tiếng Anh của thầy cũng rất siêu nhé! Cô MATSUMOTO SACHIKO Cô hiện đang giữ chức vụ Hiệu phó Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Trước khi công tác tại Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam, cô đã có thời gian dài giảng dạy về chuyên ngành Điều dưỡng tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh tại Nhật Bản. Cô Matsumoto có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các bệnh viện với vai trò là Điều dưỡng trưởng, làm công tác quản lý. Cô nói, nguồn năng lượng của cô chính là việc mỗi ngày đều có thể nhìn thấy nụ cười trên gương mặt của các bạn sinh viên. Cô rất thích gặp gỡ nói chuyện với sinh viên đấy, nên các bạn hãy tận dụng cơ hội nói chuyện với cô bất cứ lúc nào để tăng khả năng hội thoại tiếng Nhật nhé! Ngoài ra, còn rất nhiều thầy cô khác đã, đang và sẽ tới Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam để thực hiện công tác nghiên cứu, giảng dạy. Thầy cô nào cũng có những thành tựu vô cùng nổi bật trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Hãy tham gia vào đội ngũ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam của chúng tôi để có thể học tập dưới sự giảng dạy của đội ngũ những thầy cô ưu tú, đầy năng lực và vô cùng nhiệt tình nhé! Chúc các bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho mình để có một tương lai vững chắc nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý phụ huynh, học sinh có mong muốn, nguyện vọng nhập học tại trường. Hãy gọi cho chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể: Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01, Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên (Cạnh làng gốm Bát Tràng- Hà Nội) Hotline: 086-821-7406 Tel: 024-6664-0325 ********************************************************************** Giới thiệu tác giả Cô Trương Thị Thùy Linh hiện đang làm việc tại phòng Hành chính nhân sự – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Cô đã có kinh nghiệm 4 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản. Cô Linh đảm nhiện giảng dạy bộ môn ngoại ngữ tiếng Nhật cho sinh viên năm 1, hỗ trợ các bạn sinh viên nâng cao năng lực tiếng Nhật. Mục tiêu là các bạn sinh viên sẽ trở nên yêu thích bộ môn tiếng Nhật thông qua những giờ học vui vẻ, thoải mái. ********************************************************************** TUYỂN SINH BỔ SUNG NĂM HỌC 2019 TUYỂN SINH BỔ SUNG 2019

KINH NGHIỆM ĐỂ HỌC TỐT TIẾNG NHẬT

Làm thế nào để học được, học tốt các môn ngoại ngữ là câu hỏi có nhiều lời giải đáp. Các bạn đã và đang học ngoại ngữ như thế nào? Có hiệu quả không? Bạn có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ mình đang học không? Mỗi người có một kinh nghiệm học ngoại ngữ khác nhau, trong bài viết này mình xin phép được chia sẻ với các bạn một chút kinh nghiệm học ngoại ngữ – học tiếng Nhật của mình. Mình bắt đầu theo học tiếng Nhật từ năm 2005 năm mình 23 tuổi. Cảm giác thiếu tự tin và có phần hơi ngượng ngùng khi học cùng các em nhỏ tuổi hơn mình. Tiếng Nhật sao mà phức tạp vậy, nào là Hiragana (chữ mềm), Katakana (chữ cứng) rồi cả hán tự nữa. Khác với chữ cái của các nước sử dụng hệ A-B-C… chữ cái trong tiếng Nhật khác từ hình dáng, cách đọc tới số lượng chữ cái. Mỗi bảng chữ Hiragana và Karakana có 46 chữ cái đơn và một cơ số âm ghép các bạn ạ. Nhớ lại khi mới học chữ tiếng Việt có hơn 20 chữ cái (29 chữ thì phải) mà bị cô giáo nhắc lên nhắc xuống vì tội không thuộc rồi giờ nghĩ tới tiếng Nhật với 46 chữ cái mà lại có những 2 bảng thấy oải thật. Nhưng cũng thật may mắn vì mình được học trong môi trường đào tạo tiếng Nhật gồm nhiều thầy cô tâm huyết và đặc biệt có những người bạn – người em chăm chỉ học tập với quyết tâm lên tới x00%. Nếu mình nói là mình đã học tiếng Nhật trong môi trường học mà tiết học bắt đầu từ 6h sáng tới 11~12h đêm các bạn có tin không? Không tin phải không các bạn nhưng quả thực thì nó là như vậy. Dĩ nhiên không phải lúc nào thầy cô cũng dạy mà phần nhiều là bọn mình tự học với nhau các bạn ạ. Học một mình thì khó nhưng học với những người ĐỒNG CHÍ thì tiếng Nhật trở lên đơn giản hơn rất nhiều. Cũng chẳng nhớ rõ là 2 cái bảng chữ cái đó chúng mình mất bao nhiều thời gian để găm nó vào óc nữa nhưng mà mình nhớ là nó nhanh hơn mình tưởng. Học và nhớ được bảng chữ cái Hiragana và Katakana đã khó nhưng mà cái mà người học cảm thấy mới lạ nữa và khó nữa là HÁN TỰ. Hán tự hay nói cách khác là chữ Hán, chữ có nguồn gốc từ anh bạn láng giềng Trung Quốc các bạn ạ. Nếu các bạn có cơ hội đi ra các chùa thì sẽ thấy có những câu đối bằng thứ chữ mà các bạn chưa thể đọc được thì đa phần là HÁN TỰ các bạn nhé. Hán tự khó vậy học sao bây giờ ?! Mỗi người sẽ tự tìm cho một cách học phù hợp còn mình thì học theo cách phổ thông nhất được dạy là đọc âm HÁN – VIỆT ghi nhớ nghĩa và ngắm mặt chữ. Còn nhớ khi bọn mình học HÁN TỰ mỗi anh em cầm một cuốn sổ Hán tự và chăm chú đọc như thể đang tụng kinh các bạn ạ. Đọc đêm đọc ngày đọc bất cứ khi nào có thể ở bất cứ nơi đâu rồi copy các bảng chữ dán trên tường, trần nhà, cửa ra vào…cửa nhà WC và bất cứ nơi nào trong phòng có thể dán được. Anh em bảo nhau cố gắng tạo ra một môi trường mà quay đi bất cứ hướng nào chúng ta cũng gặp HÁN TỰ. Bọn mình cứ học và học tới mức HÁN TỰ xuất hiện một cách tự nhiên ngay trong sinh hoạt hàng ngày, khi thi đấu cũng mang HÁN TỰ ra để làm chủ đề so tài. Bằng khối kiến thức cơ bản đó sau này khi được sang xứ sở Hoa Anh Đào du học mình thấy nó hiệu quả thật. Hiệu quả là ở chỗ mình có thể nhìn và đoán nghĩa được các biển hiệu chỉ dẫn hay các nội dung hướng dẫn đơn giản. Nói là vậy chứ do chủ yếu học từ vựng, ngữ pháp ít được giao tiếp (một phần do mặc cảm vì tiếng Nhật kém) nên khi mới qua Nhật mình hầu như không hiểu người Nhật đang nói gì. Cảm giác mặc cảm, ngại ngùng và thấy bế tắc. Nhưng chính điều đó đã giúp mình nhận ra là học ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở việc học từ vựng, ngữ pháp mà hội thoại là thứ không thể thiếu. Học hội thoại thế nào cho tốt bây giờ ?! Các bạn sẽ nghĩ ngay tới việc là giao tiếp với người bản địa càng nhiều càng tốt phải không?! Đúng là vậy nhưng không phải ai cũng làm được, mình cũng thuộc dạng đó. Mặc cảm vì trình độ tiếng Nhật còn hạn chế thành ra ngại giao tiếp ngay cả với giáo viên của mình (một phần giấu dốt ?). Sau một thời gian học tập tại Nhật Bản từ vựng và ngữ pháp vẫn tốt còn hội thoại thì cứ như chú rùa ấy mãi không chịu lên, đi làm thêm cũng chỉ vì nghe hiểu kém mà bị đưa vào những nơi bán sức lao động lấy tiền. Mình chợt nhận ra rằng nếu mình không vứt bỏ được sự mặc cảm kia, mình không tự vượt ra hoàn cảnh này thì chắc sẽ mãi mãi thế này thôi, và sau nhiều lần đấu tranh tâm lý mình đã lấy hết dũng khí bước ra ÁNH SÁNG. Việc đầu tiên là chủ động nói chuyện với các thầy cô dạy tiếng cho mình “nói thật là mỗi lần nói chuyện tim cứ đập rộn ràng như làm quen với bạn gái nào

Lễ hội pháo hoa Nhật Bản – HANABI

Cứ mỗi dịp hè về, bầu trời đêm Nhật Bản lại được tô điểm bằng những chùm pháo hoa rực rỡ. Cùng với lễ hội Obon – lễ hội có ý nghĩa tương tự như lễ Vu Lan tại Việt Nam, thì lễ hội pháo hoa – Hanabi – được người Nhật hưởng ứng và coi nó là hương vị đặc trưng của mùa hè. Pháo hoa  bắt nguồn từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản. Tuy nhiên pháo hoa Nhật Bản đã phát triển một cách mạnh mẽ và mang những nét rất riêng của đất nước mặt trời mọc này. Lễ hội pháo hoa tại Nhật Bản được tổ chức mùa hè hàng năm, vào dịp cuối tháng 7 và đầu tháng 8 dương lịch. Lễ hội pháo hoa xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Edo cũ (nay là Tokyo), khi nạn đói năm 1733 đã cướp đi sinh mạng gần 900.000 người. Chính quyền khi ấy đã quyết định tổ chức 1 lễ hội với hi vọng những linh hồn không may mắn sẽ được siêu thoát. Khác với Việt Nam, người Nhật dùng pháo hoa để tưởng nhớ đến những linh hồn đã khuất. Bởi với người Nhật, “Lửa” mang ý nghĩa xoa dịu, an ủi linh hồn của những người đã mất. Thêm vào đó, Hanabi – pháo hoa trong tiếng Nhật – có nghĩa là “hoa lửa”, giống như là thời gian nở của hoa anh đào có thời gian rất ngắn, pháo thăng thiên lóe sáng một cách tráng lệ chỉ trong một khoảnh khắc thoáng qua rồi tan vào không khí.  Cũng như có một số người cảm nhận sinh mệnh chỉ tồn tại trong phút chốc như pháo hoa. Bởi những lẽ đặc biệt đó, lễ hội này sau đó được nhân rộng ra toàn nước Nhật. Sau sự kiện tháng 8 năm 1945, khi 2 quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki làm hàng trăm nghìn người tử vong, lễ hội thường được tổ chức vào tháng 8 hàng năm. Hanabi là sự kiện đại chúng, người dân thường mặc yukata (Kimono mùa hè), mang uchiwa (quạt) để xem pháo hoa vào những đêm hè oi bức. Trong khi ngắm những bông pháo nở tung rực rỡ trên bầu trời đêm mùa hạ đầy ánh sao, mọi người sẽ tổ chức ăn uống cùng gia đình và bạn bè. Nếu có dịp ghé thăm Nhật Bản, các bạn hãy dành thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bông hoa lửa đặc biệt này nhé! Dương Thị Thu Hương ******************************************************************* Giới thiệu tác giả Cô Dương Thị Thu Hương hiện đang là giảng viên khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô có kinh nghiệm 2 năm làm việc tại Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông – Tp Vinh – Nghệ An và 3 năm làm việc tại Bệnh viện Showa – thành phố Shimonoseki – tỉnh Yamaguchi – Nhật Bản. ******************************************************************* TUYỂN SINH BỔ SUNG 2019 https://tokyo-human.edu.vn/info/thong-bao-diem-xet-tuyen-bo-sung-dot-1-he-dai-hoc-chinh-quy/

Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Nơi các bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên ngay trong lớp học.

Tọa lạc tại nơi được mệnh danh “ Lá phổi xanh” của Hà Nội, chỉ cách trung tâm thủ đô khoảng 30 phút đi xe, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là một môi trường học tập quốc tế nhưng lại vô cùng gần gũi với thiên nhiên. Trường là nơi mà văn hóa Nhật Bản và Việt Nam có sự giao thoa, gắn kết chặt chẽ. Ngay từ phía ngoài, trường Đại học Y khoa Tokyo đã nằm gọn trong khuôn viên xanh mướt của khu đô thị thương mại và du lịch Ecopark. Bước chân đến đây, bạn sẽ thấy một khí hậu mát mẻ, dễ chịu, không khí tươi mát, khác hoàn toàn với hình ảnh bụi bặm nóng nực nơi hà thành. Con đường đến trường trải dài là những hàng cây và những khóm hoa xinh xắn. Bước vào trường, ấn tượng đầu tiên các bạn sẽ thấy là một hình ảnh yên bình, hòa hợp giữa văn hóa Nhật – Việt, tất cả được chau chuốt từ tổng thể đến chi tiết. Từ lối đi dài phối sỏi hai bên, đến tiểu cảnh được sắp đặt độc đáo, từ trần nhà trang trí hạc giấy đến cửa sổ tròn truyền thống của Nhật Bản và đặc biệt  nhất phải kể đến tấm bình phong “độc, lạ” nơi mà các bạn đứng mỗi bên sẽ nhìn thấy hình ảnh khác nhau về quốc kỳ hai nước. Trong kiến trúc của trường mỗi góc nhỏ, từng lớp học bạn đều có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Các lớp học luôn tràn ngập ánh sáng, với màu sắc tươi vui và sạch sẽ. mỗi mùa xuân bạn có thể ngắm nhìn những nụ hoa anh đào chúm chím khoe sắc. Nhắc đến không gian học tập, không chỉ trong phòng học, phòng thực hành, phòng tự học, thư viện cũng là nơi yêu thích của các bạn sinh viên. Mỗi phòng tự học của nhà trường như một tiệm cà phê đầy màu sắc, là nơi các bạn có thể tự tin thoải mái trao đổi các bài tập nhóm cùng bạn bè. Thư viện lại là nơi các bạn có thể thư thái đắm chìm vào những cuốn sách trong một không gian mở, thoáng đãng mà không biết mệt mỏi. Tất cả tạo lên nét đặc sắc, ấn tượng về nơi đây mà khi đã đến một lần bạn không khỏi vương vấn. Một sinh viên trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã từng nói: “Em đã yêu trường THUV” ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tình yêu ấy không chỉ đến từ vẻ đẹp về mặt kiến trúc. Mà còn đến từ sự sâu sắc trong ý tưởng thiết kế và cái tâm của người lãnh đạo. Với thiết kế chính gồm hai khối giảng đường, trong đó khối giảng đường thứ nhất xây dựng trên hình tượng tổ chim với mong muốn sẽ là nơi ấp ủ, nuôi dưỡng, chắp cánh cho ước mơ của các bạn sinh viên Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Còn khối giảng đường thứ hai lại là một bệ phóng vũ trụ, với những chuyến du hành vào không gian với hi vọng thế hệ trẻ khi được bồi dưỡng tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam có thể vươn cánh bay xa, thực hiện được ước mơ của mình không chỉ trong nước, tại Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Bà Kusumi Mari, hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam chia sẻ: “Tôi mong muốn tạo ra môi trường học tập này xuất phát từ quan điểm chú trọng đào đạo các thế hệ sinh viên khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần và sẽ nuôi dưỡng “ý chí thực hiện ước mơ và hy vọng”, “tinh thần dũng cảm đương đầu với mọi thử thách”, “nỗ lực không ngừng để đạt được thành công”, “tinh thần biết ơn làm nền tảng của giao tiếp” đối với cán bộ y tế”. Với thiết kế đẹp, ý tưởng độc đáo và sâu sắc, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã được vinh danh trên website kiến trúc hàng đầu thế giới Archdaily (Mỹ).   Hãy cùng đến học tập và trải nghiệm cùng chúng tôi trong ngôi trường này nhé! Đặng Thị Hồng Vân ************************************************************************ Giới thiệu tác giả Cô Đặng Thị Hồng Vân là giảng viên khoa Phục hồi chức năng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Từng nhiều năm tham gia giảng dạy và điều trị lâm sàng ở các cơ sở giáo dục khác nhưng cô chia sẻ: “Hạnh phúc lớn nhất của mỗi người là được làm công việc mà bản thân mình yêu thích. Ở Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, cô không chỉ được hòa mình với thiên nhiên và kiến trúc tuyệt đẹp mà còn được cháy hết mình trong sự nghiệp giảng dạy”. Bạn thấy đấy, được học tập trong môi trường với những giảng viên nhiệt huyết thật tuyệt vời đúng không?   ************************************************************************ TUYỂN SINH BỔ SUNG NĂM 2019 Thông báo điểm xét tuyển bổ sung đợt 1 – Hệ đại học chính quy

NGUỒN GỐC LỄ HỘI OBON NHẬT BẢN

Lễ hội Obon (Ô BÔN) hay còn có tên gọi khác là lễ hội Bon hay lễ hội của những con thuyền. Người Nhật tin rằng vào ngày này những người chết sẽ trở về dương gian thăm gia đình mình. Lễ hội này đã có cách đây khoảng 500 năm và xuất phát từ một câu chuyện có liên quan đến Phật giáo. Nguồn gốc của lễ hội Obon bắt nguồn từ một người tên là Mokuren. Ông là một đệ tử Phật giáo sau nhiều năm đã tu hành đắc đạo, ông muốn tìm về linh hồn của người mẹ mất sớm để báo hiếu công sinh thành của bà. Khi gặp được linh hồn của mẹ ông mới biết rằng mẹ mình bị đày xuống địa ngục chịu rất nhiều đau khổ. Mokuren đã tìm đến Đức Phật để hỏi cách giải thoát cho linh hồn của mẹ mình.Thấu hiểu lòng hiếu thuận của Mokuren, Đức Phật đã chỉ cho ông một cách đó là chuẩn bị lễ vật để cúng cho các nhà tu đang tu hành trong dương gian vào đúng ngày 15 tháng 7. Sau khi Mokuren làm theo và khi hoàn thành lễ cúng thì linh hồn của mẹ ông được siêu thoát có thể trở lại nhân gian gặp người thân. Vì quá vui mừng, Mokuren đã nhảy múa khi gặp lại được linh hồn của mẹ. Câu chuyện về lòng hiếu thảo của Mokuren được rất nhiều người biết đến. Từ đó về sau, cứ hàng năm người dân Nhật Bản lại tổ chức lễ hội Obon (lễ hội Bon) để thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ và đối với linh hồn của những người đã mất. Điệu nhảy mà Mokuren nhảy múa khi được gặp lại mẹ của mình cũng được người Nhật học theo và đặt tên là điệu múa Bon hay Bon Odori. Trong ngày lễ Obon người Nhật đón cũng dâng lên tổ tiên của mình những chiếc bán khảo làm từ bột gạo nhiều màu sắc, cùng những giỏ hoa quả trình bày rất đẹp mắt. Tiếp đến là nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Người Nhật sẽ thả thuyền hoa đăng trên sông. Bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng một dòng sông sáng lấp lánh, thơ mộng. Đây được thay cho lời chào tạm biệt để các linh hồn tổ tiên trở về thế giới riêng của họ sau chuyến viếng thăm con cháu. Trong lễ hội Obon, người ta thường mặc trang phục truyền thống Yukata, một loại Kimono với chất liệu vải mỏng và mát và cùng nhau đi dạo ngoài trời hay chơi các trò trơi dân gian rất sôi nổi và náo nhiệt như đập dưa hấu, câu cá… . Sau cùng lễ hội sẽ kết thúc với những màn biểu diễn pháo hoa đẹp mắt. Hiện nay với nhịp sống quá bận rộn mà mỗi người chúng ta đều rất ít có dịp được gặp gỡ trò chuyện vui vẻ, thoải mái bên cạnh gia đình. Và chính những dịp lễ truyền thống này là cơ hội để mọi người gác lại những bộn bề lo toan bên ngoài, trở về nhà tận hưởng không khí lễ hội, đồng thời bày tỏ lòng thành kính tri ân đến ông bà, cha mẹ. Ngô Thị Thanh Hà ********************************************************************* Giới thiệu tác giả Hiện đang  công tác tại phòng đào tạo của trường Đại học y khoa nhật bản. Cô đã có kinh nghiệm  từng sinh sống và làm việc bên Nhật Bản 6 năm. ********************************************************************* TUYỂN SINH BỐ SUNG NĂM 2019 Thông báo điểm xét tuyển bổ sung đợt 1 – Hệ đại học chính quy

チーム医療・チームTHUV Nhóm y tế – Nhóm THUV (Tokyo Human Health Sciences University Vietnam)

Các bạn ơi, Các bạn có biết công nghệ “Projection Mapping” (công nghệ chiếu sáng 3D) không? Projection Mapping do công ty cổ phần teamLab sản xuất trở thành chủ đề nóng hổi, vì vậy nhân dịp trở về Nhật Bản tôi đã đi trải nghiệm nó. Trong không gian tối, đứng trong những hình ảnh rực rỡ đang chuyển động được chiếu lên tường, sàn nhà, trần nhà làm cho ta có cảm giác mình như đang hợp nhất với bức tranh nghệ thuật. Công ty tạo nên những hình ảnh đẹp này là một nhóm nơi tập hợp rất nhiều những chuyên gia như lập trình viên, kĩ sư, nhà toán học, kiến trúc sư, họa sĩ, nhân viên thiết kế trang web… Những tập thể tập hợp những chuyên gia như vậy quả là tập thể có sức mạnh và năng lực sáng tạo đúng không các bạn?! Trong lĩnh vực y tế cũng vậy, khái niệm “NHÓM Y TẾ” cũng đang nhận được rất nhiều sự chú ý. Nhóm y tế là quan điểm mà ở đó các nhân viên y tế trong quá trình thực hiện công việc của mình sẽ cùng phản hồi góp ý cho nhau để hướng tới việc thực hiện dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất. Các bạn sinh viên ơi! Các bạn là một thành trong NHÓM THUV (Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam), sinh viên của 5 khoa các bạn hãy vừa học tập, vừa cùng nhau chia sẻ những kiến thức chuyên môn nhé. Các bạn sinh viên ơi, sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ làm việc ở đâu? Việt Nam? Nhật Bản? Hay khắp các quốc gia trên thế giới? Chắc hẳn các bạn sẽ làm việc tại các Cơ sở y tế (nhóm y tế) đúng không nào? Chúng tôi rất kỳ vọng vào những hoạt động của các bạn trong tương lai. 「Projection Mapping」って知っていますか? teamLab Inc. が作るProjection Mappingが話題になっていたので、日本に一時帰国した時に行ってきました。 真っ暗な空間の中で壁・床・天井に映し出された鮮やかで動く映像の中にいると、自分がアートと一体化した感覚になります。 この綺麗な映像を作った会社は、プログラマ、エンジニア、数学者、建築家、画家、ウェブデザイナーなどいろんな専門家が集まったチームによる会社です。 専門家が集まった集団って、ものすごいパワーや創造力があるんですね。 医療の世界も、いま「チーム医療」が注目されています。 チーム医療とは、それぞれの医療従事者が互いにフィードバックしながら医療を行うという、最善の医療を施すための考え方です。 学生は、まずはチームTHUVの一員として、医療従事者を教育する5学科それぞれが、互いの専門を理解し、共有しながら一緒に学びます。 学生が卒業して、今度はベトナムの?!日本の?!世界各国の!!医療機関(チーム医療)で活躍するんでしょうね♪学生たちの活躍する日が楽しみです。 Ryoke Yukako ********************************************************************** 作者紹介 Giới thiệu tác giả Năm nay bước sang năm thứ 3 cô Ryoke công tác tại Bộ phận Hành chính – tổng hợp Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam (THUV). Cô chia sẻ với mọi người rằng, ở Việt Nam tuy thời tiết có nóng bức, nhưng vẫn dễ chịu hơn mùa hè ở Nhật. THUVに着任して3度目の夏を迎えます。ベトナムの夏は暑いですが、東京の夏より過ごしやすいです。 ********************************************************************** Thông báo điểm trúng tuyển và hướng dẫn thủ tục xác nhận nhập học năm 2019 Thông báo điểm trúng tuyển và hướng dẫn thủ tục xác nhận nhập học năm 2019

Festival of my town春日部の夏祭り LỄ HỘI QUÊ HƯƠNG TÔI – LỄ HỘI MÙA HÈ KASUKABE

Tôi tên là Kobori Junko, giảng viên chuyên ngành điều dưỡng. Tôi sống ở thành phố Kasukabe thuộc tỉnh Saitama với dân số 250.000 người, cách thủ đô Tokyo khoảng 30 km. Nơi đây chính là quê hương của nhân vật hoạt hình nổi tiếng thế giới Crayon Shinchan. Tôi chắc rằng, trong số các bạn hẳn sẽ có bạn là fan của bộ phim hoạt hình này và biết về địa danh Kasukabe đấy. Thành phố Kasukabe hơn 150 năm trước, thời thủ đô Tokyo có tên gọi là Edo là một thị trấn phát triển thịnh vượng, còn ngày nay Kasukabe trở thành một khu phố yên tĩnh, là nơi dành cho cư dân sinh sống. Thế nhưng cứ mỗi dịp Lễ hội hoa tử đằng (Fuji), Lễ hội thả diều, Lễ hội mùa hè, du khách đến Kasukabe nhiều không đếm xuể và những thời điểm ấy người ta thấy cả khu phố lại trở nên nhộn nhịp. Nhân đây tôi xin giới thiệu với các bạn về Lễ hội mùa hè tại quê hương tôi. Vào buổi chiều, già trẻ gái trai mặc áo Happi (lễ phục của Nhật Bản), khiêng chiếc kiệu được trang trí thật đẹp theo kiểu thủ công truyền thống, cùng hò reo giữa đường phố những điệu hò của lễ hội,  lúc thì nhảy lên, lúc lại hò theo nhịp 3-3-7, đi bộ vòng quanh khu phố, khiến lễ hội trở nên vô cùng sôi động. Trong lễ hội có 24 chiếc kiệu, những chiếc kiệu được rọi đèn sáng toát lên sự uy nghiêm, tràn ngập không khí huyền ảo. Quả thật rất đáng để chiêm ngưỡng cảnh tượng những chiếc kiệu lần lượt được khiêng qua trước mắt. Trên các đường phố khắp mọi nơi, các quầy hàng nối nhau tỏa ra hương vị thơm ngon của món ăn. Đâu đây còn nghe thấy tiếng sáo, tiếng trống, những tiếng hò reo, tiếng gọi chút gió trời đêm khiến tâm trạng thật nhẹ nhàng thoải mái. Tôi thì một tay cầm cốc bia và thưởng thức các món ăn bán ở các quầy! Trong lễ hội có đủ các món như bạch tuộc nướng, thịt gà chiên giòn, mực nướng, bánh xèo Nhật, bánh mì Kebap…Niềm vui của tôi là cùng hưởng ứng không khí sôi nổi, sức nóng của lễ hội với những người khiêng kiệu và du khách thập phương. Ở Nhật Bản có 4 mùa xuân hạ thu đông, trong 1 năm ở khắp mọi nơi đều diễn ra các lễ hội. Và mọi người đều rất hào hứng đón đợi những khoảng thời gian lễ hội sôi nổi, nhộn nhịp ấy. Các bạn sinh viên Việt Nam ơi, nếu các bạn có muốn thử trải nghiệm văn hóa truyền thống của Nhật Bản hãy thử trải nghiệm các lễ hội của Nhật Bản xem sao.  看護教員をしております小堀純子と申します。  私は、東京から北へ約30㎞離れた、人口25万人程の埼玉県の春日部市に住んでいます。 世界の?「クレヨンしんちゃんの Home Town」としてアニメファンの方はご存知の方もいらっしゃるのではないでしょうか。 春日部市は、東京が江戸と呼ばれた150年以上前には、宿場町として栄えましたが、現在は東京のベッドタウンとなり静かな街です。 しかし、藤まつり、大凧まつり、夏祭りには、数えきれない人が春日部に訪れて街は大いに賑わいを見せるのです。 その中で、夏祭りを紹介させていただきます。 夕方になると。法被姿(ハッピ姿)の老若男女が、伝統的な美しい細工で全面が飾られた神輿(みこし)を担ぎ、街中を祭り特有の掛け声をかけあい、時には飛び跳ね、時には三三七拍子(さんさんななびょうし)で祭りを盛り上げながら練り歩きます。神輿は24基あり投光器のライトに映し出された神輿は厳かで、幻想的な雰囲気が漂い、次々と目の前にやってくる神輿を見るだけでも一見の価値があります。 街には、至る所に屋台が並び、美味しそうな香りが充満して、どこからともなく聞こえる笛の音、太鼓の音、様々なかけ声が夜風と共に心地よい気分を誘います。 私はビールを片手に屋台で買い食い! たこ焼き、唐揚げ、イカ焼き、お好み焼き、ケバブなどなど、祭りは、神輿とその担ぎ手達の熱気と観客達と皆で盛り上げて楽しむのです。 日本は、春夏秋冬、津々浦々、1年を通して様々な地域で「祭り」が行われ、人々はその賑わいを楽しみます。ベトナムの皆様も、日本の伝統文化に触れてみたいと思われたら、日本の祭りを体験してみてはいかがでしょう? 小堀純子 Kobori Junko *********************************************************************** 作者紹介 Giới thiệu tác giả Cô Kobori phụ trách giảng dạy bộ môn Điều dưỡng cơ sở, Điều dưỡng người trưởng thành. Cô có nhiều kinh nghiệm làm điều dưỡng viên tại các bệnh viện thuộc trường đại học, bệnh viện đa khoa trước khi trở thành giảng viên điều dưỡng. Hiện tại, công việc chính của cô tại Nhật Bản là giảng dạy tại các khóa đào tạo giảng viên điều dưỡng. Ngoài ra, cô còn đảm trách bộ môn Thực tập điều dưỡng dành cho học viên muốn trở thành nhân viên y tế trong các trường học. 私は、ベトナム校では基礎看護学、成人看護学を担当致しました。 大学病院、総合病院などで看護師として勤務してから看護教員になりました。 現在、日本での主な仕事は、看護学校の先生になる看護師さんの教育を行っています。 また、養護教諭の先生になる学生さんの「看護実習」なども担当しています。   *********************************************************************** ĐIỂM CHUẨN ĐẦU VÀO NĂM 2019